tittle


top


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Một Cái Nhìn Về Đại Hội XI Đảng CSVN

Hoàng Duy Hùng

Cuối năm 2010, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về những thay đổi nhân sự cũng như chính sách của ĐCSVN trong Đại Hội XI được tổ chức vào tháng Giêng năm 2011. Thời điểm này nóng bỏng khi vụ phá sản của Vinashin (hãng đóng tàu Việt Nam) bùng nổ và ai nấy cho rằng trách nhiệm là của nội các Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhiều người cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn nắm giữ được quyền lực sau Đại Hội XI của ĐCSVN. Ngạc nhiên thay, ngày 16 tháng 12, báo Asahi Shinbum tiết lộ họ có bản dự thảo trong tay của Hội Nghị Trung Ương Khóa 14 cho biết ông Nguyễn Phú Trọng sẽ lên làm Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn ở lại chức Thủ Tướng, ông Trương Tấn Sang làm Chủ Tịch Nhà Nước thay cho ông Nguyễn Minh Triết, và ông Phạm Quang Nghị (bí thư Hà Nội) sẽ là Chủ Tịch Quốc Hội.

Dư luận càng xôn xao hơn nữa khi cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An trả lời báo Tuần Việt Nam với những góp ý chính trị đối với Đại Hội. Ông Nguyễn Văn An cho rằng những góp ý của ông có nhiều đoạn “khó nghe” hoặc “cần phải tranh luận thêm” với đảng viên Cộng Sản. Nhưng ông thẳng thắng góp ý vì hiện nay “người ta có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.” Có nhiều đoạn ông phê bình rất nặng cho rằng cơ chế chính trị của Việt Nam hiện nay là sai từ gốc đến ngọn mà ngôn từ cùa ông là “lỗi hệ thống.” Ba điểm chính ông góp ý: 1. Công nhận sở hữu tư nhân; 2. Bãi bỏ chế độ “đảng chủ” để áp dụng cơ chế tam quyền phân lập; 3. Thành lập luật lệ trong Đảng và tranh cử ngay trong nội bộ của Đảng để Đảng có nhiều khuynh hướng và như thế đối với ông mới chính là “tự do dân chủ trong Đảng.”

Ông Nguyễn Văn An có bàn đến cách sinh hoạt đa đảng của những quốc gia khác trên thế giới, nhất là ở Âu Châu và Hoa Kỳ. Nhưng ông Nguyễn Văn An vẫn khẳng định lấy học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chi Minh là kim chỉ nam hoạt động và chỉ có một đảng lãnh đạo và đó chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Độc giả có cảm giác hình như ông Nguyễn Văn An và ngay chính trong nội bộ của ĐCSVN đang lấn cấn, lúng túng, hoặc tự mâu thuẫn chính mình trước những sự lựa chọn trong Đại Hội XI này. Để hiểu rõ hơn những “lấn cấn” này, chúng ta thử nhìn bức tranh toàn diện của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay, nhất là sức ép của hai đại siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như những tiếng nói đấu tranh của người Việt ở hải ngoại và Lực Lượng Dân Chủ ở trong nước.

I. Vi Trí Chiến Lược: Việt Nam ở vi trí chiến lược giao điểm của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Từ xưa, cả thế giới chú ý đến vị trí này của Việt Nam, từng gọi Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông nên mọi thế lực đã tìm cách có ảnh hưởng hoặc khống chế Việt Nam. Việt Nam, ở dưới chế độ nào, dầu là quân chủ, Cộng Hòa hay Xã Hội, nếu không biết khéo léo ngoại giao đu dây thăng bằng giữa các thế lực thì sẽ trở thành nạn nhân của các thế lực, y như một cô gái đẹp bị nhiều chàng trai vây quanh lấy và nếu cô gái này chỉ cần tỏ ý nghiêng hẳn về một chàng trai nào thì lập tức cô gái sẽ bị những đòn thù của những chàng trai khác.

Việt Nam càng quan trọng hơn trong vấn đề ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Lịch sử 5000 năm giữa hai quốc gia đã chứng minh cách hùng hồn. Dầu là anh em Xã Hội Chủ Nghĩa, cuộc chiến năm 1979 giữa Việt Nam và Trung Quốc tái khẳng định “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” cho nên Trung Quốc đừng có mà ỷ thế đại cường hiếp đáp quá mà “cắn” vào Việt Nam thì ê răng liền. Dẫu thế, lịch sử Đại Việt cũng cho thấy một khi thắng được Trung Quốc, các vua quan Việt Nam như Lê Lợi, Quang Trung, v.v., đều phải triều cống tùng phục xưng “thần” chỉ vì Việt Nam vẫn là một tiểu quốc so với đại quốc Trung Hoa. Thế đứng “đại huynh” trong lịch sử của Trung Quốc đã trở thành một dấu ấn, một hội chứng (syndrome) cho cả Trung Quốc, Việt Nam, và những tiểu quốc lân cận khó mà xóa nhòa nên trong thời chiến thì các tiểu quốc ứng xử cách khác và trong thời bình thì các tiểu quốc lúc nào cũng phải biết cân nhắc “nhẫn nhịn” và “thăng giảm dây đàn” để mua sự hòa bình.

Trong 100 năm qua, Hoa Kỳ trỗi dậy như một đại siêu cường ở bên kia quả địa cầu làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu. Thời đại toàn cầu hóa và với kỹ thuật hiện đại của khoa học, cả quả địa cầu này trở nên nhỏ hẹp lại và các quốc gia dầu có xa xôi cũng trở thành láng giềng. Hoa Kỳ ở xa nhưng nhiều quốc gia muốn Hoa Kỳ trở thành “đồng minh” hoặc “bạn” vì họ muốn nhờ Hoa Kỳ như một thế lực cân bằng lại những áp lực kề cận, và với khả năng khoa học, quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là “nước xa cứu lửa gần” cho họ. Các tiểu quốc như Triều Tiên, Nhật, Afghanistan, Pakistan, Thái Lan, đương nhiên là Việt Nam, và ngay cả Ấn Độ không thể nào bỏ qua yếu tố “liên minh với Hoa Kỳ” để giải quyết áp lực nặng nề của Trung Quốc.

II. Cạnh Tranh Kinh Tế, Kỹ Thuật và Nhiên Liệu: Thời đại này thế giới không những chạy đua về chính trị và quân sự mà còn chạy đua về kinh tế, kỹ thuật, và nhiên liệu.

1. Về kinh tế, thương hiệu nào mở cửa trước và càng có quá trình lâu dài thì càng có kinh nghiệm và uy tín thu hút khách hàng. Nếu chỉ vì sự khác biệt ý thức hệ chính trị (political affiliation) để rồi tạo sự ngăn cách không mở cơ hội cho các dịch vụ kinh tế phát triển thì về lâu về dài sự thiệt hại không phải chỉ cho những đảng chính trị mà cho cả dân tộc thì đó là một điều đau lòng vô cùng. Một quốc gia được xây dựng trên ba chân: Kinh tế - kỹ thuật, quân sự - quốc phòng, và chính trị. Ba chân này đan kẻ lẫn nhau khó tách rời ra được. Khi kỹ thuật và khoa học chưa phát triển, cái “chân” kinh tế khó thoát ra khỏi ý thức hệ chính trị, nhưng từ đầu thế kỷ 21, cái “chân” này hầu như đã vượt ra khỏi phạm vi kềm tỏa chính trị và trở thành một “tiên phong” thay đổi hệ thống chính trị ở nhiều quốc gia. Thí dụ, Chủ Nghĩa Cộng Sản đặt nặng kinh tế tập trung nhưng giờ đây không còn quốc gia Cộng Sản nào thi hành kinh tế tập trung nữa. Chính sự chuyển hóa trong kinh tế thị trường đang thay đổi dần các cơ chế chính trị độc tài ở nhiều quốc gia trong đó các quốc gia Cộng Sản. Nhận định điều này nên người Hoa Kỳ thường nói “mở cửa kinh tế thì đương nhiên sẽ tiến tới mở cửa chính trị.”

Kinh tế Việt Nam phát triển khoảng 8% trong những năm qua, nhưng sự phát triển này tập trung ở các dịch vụ và công nghệ nhẹ hơn là công nghệ nặng nên về lâu về dài Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam là phá sản các công ty nội địa.

2. Về kỹ thuật, các khoa học gia và nghiên cứu sinh mở rộng tầm nhìn hơn để đưa đến sự sang tạo làm cho kỹ thuật ngày càng hoàn hảo. Những khoa học gia và nghiên cứu sinh này chỉ phát huy đến cực điểm khi họ thoải mái thong dong không bị áp lực, nhất là những áp lực đòn thù chính trị. Thật ra, trong lịch sử loài người, những khoa học gia bậc thày của loài người là những khoa học gia không hoạt động chính trị hoặc dính líu vào đảng phái chính trị. Các chính trị gia không nên dùng quyền lực của mình làm áp lực với các khoa học gia hoặc nghiên cứu sinh vì hai phạm trù khác nhau, đôi lúc chính áp lực chính trị sẽ làm cho các khoa học gia và nghiên cứu sinh phải thốt lên: “Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình.” Kỹ thuật của thế kỷ 21 là tin học và nhiều đại công ty hốt bạc tỷ nhờ kỹ thuật cao như Microsoft, Samsung v.v Việt Nam có tiềm năng phát triển mặt này, nhưng đáng tiếc Việt Nam còn ở đàng sau nhiều quốc gia như Ấn Độ chỉ vì khả năng Anh văn còn hạn chế và hệ thống chính trị còn quá đông cứng không tạo sự dễ dàng cho các nhân tài quốc gia. Trong khi đó, anh láng giềng khổng lồ Trung Quốc nhạy bén về sao chép và làm giả hàng hiệu và nếu Việt Nam không có một chính sách nâng đỡ nhân tài thì về lâu về dài Việt Nam khó mà có những kỹ thuật sáng tạo.

3. Về nhiên liệu, dân số con người càng ngày càng gia tăng, tất cả các sự phát triển đều cần đến nhiên liệu và nhiên liệu hàng đầu của thế giới hiện nay là dầu hỏa và khí đốt (gas). Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những kho dự trữ nhiên liệu hàng đầu của thế giới. Ngoài dầu hỏa và khí đốt, vùng này còn có tài nguyên phong phú về hải sản. Vì thế, chắc chắn Trung Quốc sẽ không dễ dàng nhả Hoàng Sà và Trường Sa ra và Hoa Kỳ cũng không dễ dàng gì để cho Trung Quốc nuốt trửng một mình tạo sóng gió trên thị trường nhiên liệu.

III. Áp Lực Nội Bộ Người Việt: Ngoài việc phải chịu áp lực chính trị của thế giới, nhất là hai đại siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc, lãnh đạo ĐCSVN còn phải chịu áp lực nội bộ của người Việt gồm có người Việt hải ngoại, Lực Lượng Dân Chủ, và nhất là các đảng viên.

1. Người Việt hải ngoại: Hiện nay người Việt ở các nước ngoài lên tới khoảng 3 triệu và nhiều nhất là ở Hoa Kỳ. Hàng năm người Việt hải ngoại trở về nước lên tới vài trăm ngàn người. Họ còn gởi tiền về cho thân nhân lên cả hàng chục tỷ Mỹ Kim. Chính người Việt ở hải ngoại là nguồn vốn lớn cho Việt Nam và nếu trong nước có một chế độ đúng ý thì người Việt hải ngoại không những yểm trợ tài chánh mà còn yểm trợ kỹ thuật khoa học và nhiều phương diện khác. Người Việt hải ngoại không có một lực lượng chính trị thuần nhất chỉ huy từ trên xuống dưới nhưng đại đa số đều đồng một quan điểm là Việt Nam phải có tự do & dân chủ. Khi nói đến tự do & dân chủ thì mọi người đồng hóa cơ chế chính trị đa đảng và họ cho rằng đây là cây đũa thần giải quyết mọi vấn nạn của Việt Nam.

Khuynh hướng đấu tranh của người Việt hải ngoại rất nhiều và phức tạp. Vẫn có những người chủ trương đấu tranh bạo lực lật đổ nhà nước Cộng Sản. Cũng có những người thề “bất cọng đái thiên” không gặp mặt hoặc ngồi cùng bàn với những người Cộng Sản hoặc với những ai họ cho rằng là thân Cộng. Nói chung, lòng yêu nước của họ rất cao, họ đấu tranh theo cảm tính hơn là theo sự tính toán mức độ thành công phương thức đấu tranh của họ. Nhà cầm quyền CSVN quan tâm đặc biệt và tìm cách khai thác tiềm năng kinh tế và kỹ thuật của những người Việt hải ngoại. Lấn cấn lớn ở đây đó là nhà cầm quyền Hà Nội khó có thể khai thác tiềm năng này đúng mức và ở thành quả cao khi mà cơ chế chính trị vẫn còn độc đảng.

2. Lực Lượng Dân Chủ: Trong thập niên qua, lực lượng này ngày càng phát triển và họ càng ngày càng công khai những sinh hoạt của họ. Tuy con số này hiện nay không đủ sức để làm thay đổi chế độ, con số này đang là lực lượng tiên phong thay đổi ánh nhìn chính trị của đất nước. Nhiều nhà cách mạng lão thành của ĐCSVN tham gia vào lực lượng này nói lên những trăn trở và “bức xúc” của mình đối với hiện trạng đất nước làm cho lãnh đạo CSVN không thể nào nhắm mắt làm ngơ được.

3. Đảng viên Cộng Sản: Họ là đảng duy nhất đang cầm quyền có nhiều bổng lộc thì khuynh hướng tự nhiên họ phải bảo vệ lấy đảng, vì, ăn cây nào rào cây đó. Có nhiều người Cộng Sản đồng ý tự do và dân chủ là điều tất yếu phải đến, nhưng tự do & dân chủ không có nghĩa là đồng hóa với đa đảng. Đối với họ, đa đảng chưa chắc là dân chủ và nhiều khi còn là mầm móng của xáo trộn như tình trạng mafia ở Mexico, ở Colombia và gần đây xáo trộn ở Thái Lan. Những đảng viên nào mà có những ý kiến trái ngược thì khó lòng mà bước lên ở vị trí cao nhất trong đảng.

IV. Sự Chọn Lựa và Những Lấn Cấn: Trong bối cảnh Hà Nội cần phải đu dây giữa hai thế lực Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng như phải đối diện với nhiều áp lực khác, Đại Hội XI của ĐCSVN được diễn ra thì những nhân sự được chọn lựa của Đại Hội này phải làm mát lòng Hoa Kỳ nhưng cũng không được làm cho Trung Quốc quá bẽ mặt. Đó chính là “lấn cấn” của Đảng Cộng Sản khi chọn nhân sự ở thượng tầng.

Vụ Vinashin làm cho uy tin của ông Nguyễn Tấn Dũng sa sút trầm trọng, nhưng ông Dũng có nhiều liên hệ với Hoa Kỳ, những chính khách và thương gia gộc của Hoa Kỳ còn ủng hộ ông Dũng rất nhiều, nên ông Dũng không lên làm Tổng Bí Thư được (lúc đầu nhiều người đoán ông làm Tổng Bi Thư) thì ông vẫn ở lại ghế Thủ Tướng.

Cương vị của Đảng Cộng Sản hay của bất kỳ của đảng nào cũng vậy, người đứng đầu đảng thường là người có khả năng dung hòa được nhiều khuynh hướng trong nội bộ và trong giai đoạn này ĐCSVN không tìm ra ai hơn được ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng là người không làm phật lòng các phe nhóm trong Đảng nên ông làm Tổng Bí Thư để giữ lấy chữ “hòa.” Cũng chính chữ hòa này nên Trung Quốc “không phản đối” để ông Trọng làm Tổng Bí Thư. Vì Trung Quốc không phản đối ông Trọng làm Tổng Bí Thư nên nhiều người ngộ nhận ông Trọng là phe của Trung Cộng. Thật ra ông Trọng không nói được tiếng Trung Quốc nên theo lời Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng thì không có bằng chứng nào để khẳng định ông Trọng là “người” của Trung Quốc được. Có những nguồn tin cho rằng vì tuổi ông Trọng đã 67, ông Trọng chỉ là giải pháp tạm thời cho 2 năm, sau 2 năm người ta sẽ chọn người khác. Điều đó cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai!

Kỳ này ông Trương Tấn Sang chạy đua ráo riết với ông Trọng vào chức Tổng Bí Thư, gây ra một không khí khá hồi hộp căng thẳng. Cuối cùng ông Sang cũng phải chịu cho ông Trọng và ông Sang đồng ý nhận chức Chủ Tịch Nhà Nước thay cho ông Nguyễn Minh Triết. Nhiều người cho rằng ông có triển vọng lên làm Tổng Bí Thư kỳ sau. Nhiều đảng viên Cộng Sản cho rằng ông Trương Tấn Sang “chủ chiến” với Trung Quốc để giành hậu thuẫn của Hoa Kỳ cũng như “tranh thủ quyền lợi của Quốc Gia.” Điều đó cũng chưa được rõ nét vì những ký kết trong các phiên họp mật giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa chưa công bố ra ngoài nên khó mà có sự đánh giá chính xác.

Ông Phạm Quang Nghị, bí thư Hà Nội, lên làm Chủ Tịch Quốc Hội cũng là một hiện tượng chia đều quyền lực ra trong các phe nhóm của Đảng. Đâu có thể nào những ghế quan trọng nhất cứ ở trong tay những người xuất thân từ miền nam (Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang) và miền trung (Nguyễn Phú Trọng) mà miền bắc lại không được gì!
Nhìn qua những khuôn mặt chóp bu của Đảng thì người ta thấy khá rõ phe thân Hoa Kỳ thắng thế trong Đại Hội XI. Có lẽ dự trù được điều này nên ngày 11 tháng 12, 2010, Tổng Thống Obama tuyên bố chọn nhà ngoại giao chuyên nghiệp về châu Á là ông David Shear qua làm Đại Sứ ở Hà Nội. Chọn một đại sứ chuyên nghiệp về châu Á sành sỏi tiếng Trung Quốc và Nhật Bản sang Hà Nội là đã cho thấy Hoa Kỳ muốn nâng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lên thêm một bước cao hơn và có tính chiến lược hơn.

Tuy nhiên, sự chọn lựa 4 nhân sự nêu trên trong guồng máy lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước cho thấy một sự mâu thuẫn nữa đó là người dân hầu như không có tiếng nói gì trong guồng máy Nhà Nước, Đảng đã quyết định tất cả! Đảng đã chỉ định ai làm Chủ Tịch Nước, ai làm Thủ Tướng, ai làm Chủ Tịch Quốc Hội rồi thì việc bầu bán về sau chỉ là hình thức chiếu lệ đóng ấn triện vàng lên trên quyết định này của Đảng mà thôi. Như thế đó có phải thật sự là bầu cử dân chủ hay không?

Trong bối cảnh áp lực của thế giới, của người Việt hải ngoại, của Lực Lượng Dân Chủ và nhu cầu bảo vệ quyền lợi của đảng viên thì đương nhiên những đóng góp tư duy có tính cách chiến lược cho Đảng một phần nào đó đáp ứng với nhu cầu cởi mở, đáp ứng với nguyện vọng của người Việt hải ngoại và Lực Lượng Dân Chủ, nhưng một phần nào đó cũng phải giữ lại bản sắc của Đảng và làm hài lòng các đảng viên. Đó chính là động lực để ông Nguyễn Văn An viết bài góp ý với Đảng với những ý tưởng mới lạ nhưng không vượt qua nổi cái ải độc đảng.

Lời Kết:

Tôi rất ưng ý đoạn văn sau đậy của ông Nguyễn Văn An: “Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách Mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển.” Ông Nguyễn Văn An quan niệm dân chủ tự do trong độc đảng thì đối với tôi đó mới chỉ là mở lồng cho chim bay ra trong căn phòng nhưng chim cũng chưa được bay ra bầu trời bao la. Theo tôi, Việt Nam chỉ phát triển nhanh chóng khi nào có sự phối hợp giữa người Việt hải ngoại và người Việt trong nước, và để điều này xảy ra, cơ chế chính trị trong nước phải đa đảng, vì chỉ có đa nguyên chính trị mới giảm bớt được các tệ nạn tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực v.v. và như thế bông hoa dân chủ & tự do mới thực sự nở rộ toàn hảo trên quê hương chúng ta, và như thế thì mới là mở toang cửa phòng cho chim bay vào bầu trời mênh mông. Hy vọng trong thâm tâm ông Nguyễn Văn An đồng ý với tôi quan điểm này./.

Hoàng Duy Hùng


 

-----------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom