tittle


top


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 1)

Thứ sáu, 17 Tháng 12 2010 22:30
Viết bởi Ngọc Trân, thông tín viên RFA

Còn chưa đầy một tháng nữa, Đảng CSVN sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần XI.

Trong dự thảo văn kiện đại hội đảng lần này, đảng vẫn khẳng định con đường đi lên CNXH là đúng đắn và tiếp tục dẫn dắt cả nước Việt Nam “tiến lên” CNXH.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như: CNXH mà chúng ta đang đi tới là gì? Vì sao Việt Nam phải kiên định con đường đi lên CNXH? Bao nhiêu năm nữa thì Việt Nam xây dựng thành công CNXH? Và vì sao các khái niệm liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội…phải gắn với “định hướng XHCN”? Rất nhiều người lo ngại, phải chăng ĐCSVN đang tiếp tục dẫn dắt dân tộc đi chệch hướng.

Để làm rõ thêm một số khái niệm, mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm một số quan điểm trong dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XI, cũng như các ý kiến phản bác của giới trí thức và các đảng viên cao cấp.

“Kiên định” đường lên CNXH

Cũng như các đại hội trước, đại hội đảng lần thứ XI vẫn tiếp tục “khẳng định tính đúng đắn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Mặc dù đưa các dự thảo văn kiện với mục đích lấy ý kiến của dân, thế nhưng trong “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng không còn hỏi ý kiến của dân nữa, mà đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư ĐCSVN cũng đã khẳng định, rằng: “Chúng ta khẳng định một lần nữa luận điểm đúng đắn mà Đảng ta đã nêu lên trong Cương lĩnh năm 1991: ‘Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử’.”

Liên quan đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô cũ và các các nước Đông Âu, dự thảo cương lĩnh này cho rằng: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội”.

Do ĐCSVN “kiên định với lập trường XHCN”, cho nên trong hướng dẫn lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội XI, Ban Tuyên giáo Trung ương đã yêu cầu: “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Đảng viên cao cấp phản bác

Bởi do nhận thấy, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác-Lê nin hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế mà Việt Nam và các nước đã trải qua, cho nên mặc dù Ban Tuyên giáo Trung ương đã ngăn cản mọi góp ý, phản bác về con đường mà đảng đã áp đặt cho cả dân tộc, thế nhưng trên thực tế, đảng không thể ngăn chặn những tiếng nói phản biện rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Hai tháng trước, Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đã tổ chức hội thảo góp ý cho Văn kiện Đại hội XI. Hội thảo này có sự tham dự của rất nhiều trí thức, các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, cùng các nhà khoa học và các cán bộ nghiên cứu từ Văn phòng Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng.

Cũng tại hội thảo này, GS Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đã đưa ra nhận xét về CNXH và chủ nghĩa Mác-Lênin trong dự thảo cương lĩnh của đảng như sau: “Ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào. Thế mà cương lĩnh của ông, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin, thì chủ nghĩa Mác-Lênin có điều đúng và có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác và Lênin về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”!

Phát biểu tại hội thảo này, PGS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế, TP HCM đã nói: “Về cương lĩnh, vấn đề thứ nhứt là vấn đề kim chỉ nam, tôi cho rằng cứ kiên định, cứ khăng khăng giữ lấy kim chỉ nam như chúng ta giữ trong thời gian qua cho đến nay là không ổn, vì học thuyết Mác-Lênin cho đến nay, cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng. Có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc, học thuyết Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động”.

Về mô hình XHCN, ông Đào Công Tiến cho rằng, đã đến lúc VN nên đoạn tuyệt với nó và thay thế bằng một nền kinh tế thị trường hiện đại, cùng với một xã hội dân chủ và pháp quyền: “Đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và pháp quyền, thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền”.

GS Trần Phương thì cho rằng, đảng đã sai lầm khi chọn chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng của đảng. GS Trần Phương đã phát biểu như sau: “Thất bại thì rõ ràng rồi! Ông nói chế độ công hữu, thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản, thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung, cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Đó là một sự thất bại rõ ràng rồi, thế thì ông nói cái gì đây? Cho nên, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của đảng ta, thì tôi không hiểu, xác định nền tảng tư tưởng, thì cái gì là nền tảng, còn cái gì không là nền tảng chứ”?

“Tôi muốn nói thêm là hiện nay người Việt Nam chúng ta, thích nói một cách, làm một cách. Thế tôi hỏi ông là bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây? Thế ông không nói chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu? Cái chuyện đó xa xôi, với các nhà học thuật thôi. Có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì, mà ông nói là nền tảng của ông”?

Trong khi Đảng CSVN vẫn kiên định con đường đi lên CNXH thì giới trí thức, các nhà khoa học và các đảng viên cao cấp ở Việt Nam vẫn không hiểu cái CNXH mà đảng đang dẫn dắt cả dân tộc đi tới đó là cái gì. Ý kiến của những người đã từng nắm giữ trọng trách trong bộ máy đảng về “CNXH” và “định hướng XHCN” ra sao? Mời quý vị đón theo dõi.

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 2)

Chủ nghĩa xã hội mà Đảng CSVN đã và đang dẫn dắt cả dân tộc đi tới đó là cái gì?

Câu hỏi này được đặt ra bởi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, cũng như nhiều trí thức đảng viên cao cấp, những người từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước. Phải chăng Đảng CSVN đang tiếp tục dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đi sai đường?

Mời quý vị nghe Ngọc Trân trình bày tiếp những mối lo ngại của các cựu lãnh đạo đảng.

Chủ nghĩa Xã hội chỉ để “bịp thiên hạ”?

Sau khi xem qua các bản dự thảo văn kiện ĐH đảng của BCH Trung ương, rất nhiều đảng viên cao cấp đã bày tỏ mối lo ngại khi nhận ra rằng, Đảng CSVN vẫn tiếp tục dẫn dắt cả nước đi lên CNXH.

Tại cuộc hội thảo góp ý cho văn kiện ĐH XI, GS Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, đã nêu lên những câu hỏi về CNXH như sau: “Bây giờ trong cái cương lĩnh này, ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN.

Nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất. Tôi hỏi ông, CNXH bây giờ là cái gì, tôi đố ông trả lời được đấy.

Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị, còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân và thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi”.

GS Trần Phương cho rằng, khái niệm CNXH được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ. GS nói tiếp: “Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?

Có nhiều người bảo rằng, thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông, đấy không phải CNXH!

Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không có xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi.

Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh’ mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!”

GS Trần Phương cho rằng, những người viết “Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” đã không hiểu hết những điều họ viết. Điều này thật là nguy hiểm bởi đây là cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong tương lai.

Ông Trần Phương phát biểu: “Cho nên tôi đề nghị là nếu ông muốn trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi, nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí.

Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa cho tôi: cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm?

Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả. Ông làm chả khác gì nó, thậm chí kém hơn nó.

Ngay đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là, định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản như vậy mà họ không làm nổi”.

“Định hướng XHCN” là gì?

Cũng như khái niệm CNXH, khái niệm “định hướng XHCN” đã gây thắc mắc cho nhiều vị là đảng viên cao cấp.

Trong một bài phát biểu, ông Nông Đức Mạnh cho rằng: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.

Mặc dù trong các bài phát biểu, lãnh đạo Đảng CSVN đều nói về “định hướng XHCN”, thế nhưng khi được hỏi về khái niệm này, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, trả lời báo Vietnamnet hôm 5 tháng 10 rằng, cho đến nay ông vẫn chưa hiểu “định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì.

Có cùng thắc mắc với ông Nguyễn Trung, GS Trần Phương cũng không rõ cái ‘định hướng XHCN’ mà đảng và nhà nước đề ra, đó là cái gì.

GS Trần Phương cho biết: “Đại hội X, tôi đã nói trước Bộ chính trị, tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là cái gì? Cũng không ai trả lời.

Rồi tôi hỏi là ông nói định hướng XHCN, thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây, là các ông cũng không trả lời được. Có phải không? Ông nói về định hướng XHCN, thì định hướng của ông là cái gì đây, ông nói cho tôi nghe?”

Trong khi các đảng viên cao cấp không hiểu “định hướng XHCN” là gì, thì ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng CSVN giải thích rằng: “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là: thứ nhất, thực hiện mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’. Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn”.

GS Trần Phương cho rằng, xóa đói, giảm nghèo không thể là ‘định hướng XHCN’: “Ông bảo là xóa đói giảm nghèo, xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên Hiệp Quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó, thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.

Cho nên tôi cảm thấy là, viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là ‘nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin’, lúc nào cũng là ‘định hướng XHCN’ rồi ‘xây dựng CNXH’, và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là chúng ta đang ‘quá độ lên CNXH’”.

Cũng như ông Nguyễn Trung và GS Trần Phương, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc NHNN VN cũng không biết cái ‘định hướng XHCN’ là gì.

Bà Hương cho biết: “Trong cương lĩnh, viết thì rất hay, nhưng đưa ra rất nhiều khái niệm mà tôi chẳng hiểu được, như khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN’.

Riêng ngân hàng, không biết ‘kinh tế thị trường có định hướng XHCN’ trong hoạt động ngân hàng, là cái gì?

Ngoài ra lại còn phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’. Không biết công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao phải có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’?

Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Đúng là ngày xưa học về Mác – Lênin có câu ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’. Thế nhưng, tôi thì tôi nghĩ, dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đấy là dân chủ. Xã hội nào cũng thế, lại còn cái dân chủ XHCN nữa.

Cho nên, từ công nghiệp hiện đại, cũng theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN, thì tôi không hiểu nó là cái gì cả”.

Việt Nam đang theo “Kinh tế thị trường” hay “định hướng XHCN”? Đảng CSVN thực sự có còn đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động như đảng tuyên bố hay không? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

Nguồn: RFA
Bản tin đài RFA (Đài Á Châu Tự Do)

 

-----------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom