tittle


bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

 

Buổi Hội Luận giữa Nhà Báo Huỳnh Lương Thiện, với Biệt Hải Nguyễn Trâm, trách nhiệm biên tập cuốn
"Bóng Đêm & Sứ Mạng" .

Vì thời lượng hạn chế, nên cuộc phỏng vấn trên Đài không được đầy đủ. Do vậy, chúng tôi cho đăng lại toàn văn buổi Hội Luận giữa Nhà Báo Huỳnh Lương Thiện, phụ trách chương trình phát thanh Tiếng Nói Cộng Đồng Bắc Cali hàng tuần trên Đài Radio Bolsa AM 1430 với Biệt Hải Nguyễn Trâm, trách nhiệm biên tập cuốn “Bóng Đêm & Sứ Mạng”, ghi lại những hoạt động chiến tranh ngoại lệ của Lực Lượng Biệt Hải và Kỹ Sư Nguyễn-Tấn Thọ, Trưởng Ban Tổ Chức Buổi Ra Mắt Sách BÓNG ĐÊM & SỨ MẠNG sẽ tổ chức lúc 2giờ 00 chiều, Ngày Chủ Nhật 28/11/2010.

Buổi Hội Luận thực hiện vào Thứ Sáu 19/11/2010 trên làn sóng đài Radio Bolsa AM 1430.

 

 

Ra Mắt Sách BÓNG ĐÊM & SỨ MẠNG

tại Hội Trường Khu Hội CTNCT Bắc California

Thực hiện: Huỳnh Lương Thiện

 

NB Huỳnh Lương Thiện (HLThiện): Kính thưa quý thính giả của Đài và quý đồng hương, trong chương trình hôm nay chúng tôi có cuộc Hội Luận với Kỹ Sư Nguyễn-Tấn Thọ, một khuôn mặt hoạt động cộng đồng tích cực tại miền Bắc Cali, là Trưởng Ban Tổ Chức buổi Ra Mắt Sách cuốn sách “Bóng Đêm & Sứ Mạng” vào chủ nhật tuần này 28/11/2010 tại Khu hội CTNCT Bắc Cali, Thành Phố San Jose, và Biệt Hải Nguyễn Trâm, tác giả cuốn sách “Bóng Đêm & Sứ Mạng” nói về những hoạt động chiến tranh ngoại lệ của Lực Lượng Biệt Hải. Đây là cuốn tự truyện, hồi ký viết về những công tác điệp vụ, hoạt động âm thầm với nhiều tình tiết ly kỳ và hấp dẫn. Do vậy, chúng tôi muốn giới thiệu với đồng hương về cuộc phỏng vấn này nhằm thông tin đến quý vị những chi tiết liên quan đến buổi Ra Mắt Sách nói trên.

 

Trước hết, kính chào anh Nguyễn Trâm và Kỹ Sư Nguyễn-Tấn Thọ. Bây giờ, kính mời anh Nguyễn Trâm lên tiếng chào quý thính giả của Đài Radio Bolsa tại Bắc Cali.

 

BH Nguyễn Trâm (NgTrâm): Tôi là Nguyễn Trâm, trước hết trân trọng kính chào quý thính giả của đài Radio Bolsa, quý đồng hương, và quý bạn trẻ tại miền Bắc Cali. Cũng không quên, kính chào NB Huỳnh Lương Thiện và Kỹ Sư Nguyễn-Tấn Thọ.

 

NB HLThiện: Mời Kỹ Sư Nguyễn-Tấn Thọ lên tiếng chào thính giả của Đài.

 

 KS NTThọ: Vâng, tôi rất vui mừng được gởi lời chào trân trọng đến quý thính giả của chương trình phát thanh Tiếng Nói Cộng Đồng Bắc Cali của đài Radio Bolsa, quý đồng hương, và quý bạn trẻ đang nghe Đài. Và cũng xin chào NB HLThiện và Biệt Hài Nguyễn Trâm.  

 

 

NB HLThiện: Câu hỏi mở đầu dành cho BH Nguyễn Trâm. Được biết, đây là lần đầu tiên anh về San Jose . Thưa anh, anh có thể cho thính giả của Đài và đồng hương biết cảm nghĩ của anh trong chuyến đi này, để giới thiệu cuốn sách Bóng Đêm & Sứ mạng mà anh đã tâm huyết viết ra. Anh cũng có thể cho biết vắn tắt động lực nào hay hoàn cảnh nào thôi thúc anh viết cuốn sách nói trên hoặc kể lại những mẫu chuyện trong sách.

 

BH NgTrâm: Thưa Nhà Báo Huỳnh Lương Thiện và quý thính giả cũng như quý đồng hương tại San Jose, chúng tôi rất vui mừng được KS Nguyễn Tấn Thọ đã đứng ra tổ chức buổi RMS tác phẩm Bóng Đêm & Sứ Mạng, hoạt động chiến tranh ngoại lệ Lực Lượng Biệt Hải cho chúng tôi ngày 28. 11. 2010 tại Thành Phố San Jose, đồng thời được nhiều Hội Đoàn và nhiều cơ quan Truyền Thanh Truyền Hình và Báo Chí địa phương cũng hết lòng bảo trợ chúng tôi. Cảm nhận đầu tiên là sự cảm kích của anh em chúng tôi khi có dịp về một thành phố mang tên thung lũng tình yêu, thung lũng hoa vàng với đúng nghĩa của nó, vì mấy hôm nay tôi đã được nhận nhiều cú phone gọi cho biết sẽ đến tham dự buổi RMS sau khi nhận được Thiệp Mời. Nhân cơ hội này, vì không biết hết danh sách và tên tuổi của quý vị, nên xin mượn dịp này để kính mời tất cả quý vị đến tham dự buổi RMS mà chút nữa đây KS Nguyễn-Tấn Thọ sẽ nói rõ hơn về ngày giờ địa điểm.

Thưa Nhà báo Huỳnh Lương Thiện và quý đồng hương. Sau 35 năm tỵ nạn tại Hoa Kỳ, cá nhân tôi nhận thấy đã có nhiều bất công và sự cố ý xuyên tạc của một số Nhà Văn Nhà Báo ngoại quốc thiên tả, và những thành phần a dua đã viết nhiều cuốn sách cho rằng QLVNCH không chịu chiến đấu, hèn nhát, chỉ dựa vào Quân Lực Hoa Kỳ và Đồng Minh, nên đã không giữ được đất nước của mình. Vì danh dự người lính VNCH từng một thời cầm súng chiến đấu, để bảo vệ miền Nam Việt Nam, đã thúc đẩy tôi trong thời gian gần 5 năm để sưu tầm: tài liệu, hình ảnh về các chuyến hoạt động công tác Biệt Hải tại miền Bắc, và trong các mật khu Việt Cộng tại miền Nam, bằng “người thật, việc thật”, của những người hiện còn sống sót để hoàn thành tác phẩm Bóng Đêm & Sứ Mạng này.

 

NB HLThiện: Chào KS Nguyễn-Tấn Thọ, có thể cho biết nguyên nhân nào mà KS nhận lời làm Trưởng Ban Tổ Chức buổi Ra Mắt Sách “Bóng Đêm & Sứ Mạng” này, và xin cho quý thính giả của Đài và quý đồng hương biết chi tiết cụ thể về buổi RMS nói trên.

 

KS NTThọ: Tuy là một câu hỏi riêng tư, nhưng rất chân tình. Tôi cám ơn NB HLThiện cho tôi cơ hội trình bày những cảm nhận của mình. Đựoc một người bạn quý ở Nam Cali gởi tặng cuốn sách “Bóng Đêm & Sứ Mạng” và ngỏ ý nhờ tôi giúp tổ chức một buổi RMS tại San Jose . Nhận thấy đây là tác phẩm tâm huyết của anh em trong Lực Lượng Biệt Hải, viết để chia xẻ những kinh nghiệm máu xương mà mình đã trải qua, những hiểu biết mà mình thu lượm được trong thời gian hoạt động. Tác giả là BH Nguyễn Trâm đã viết lại hay kể lại những chuyện thật, việc thật và người thật 100%, và như là… viết cho thế hệ mai sau có thêm kinh nghiệm và hiểu rõ thực chất cuộc chiến…

Đúng vậy, nhiều câu chuyện kể về những hoạt động gian khổ, hiểm nguy, cận kề cái chết v.v… của các chiến sĩ Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải - Nha Kỹ Thuật, cho chúng ta thêm khâm phục việc chấp nhận vào sinh ra tử với lòng quả cảm, hy sinh lớn lao của một thế hệ thanh niên miền Nam trong cuộc chiến VN vừa qua. Tôi  nghĩ rằng, sau khi đọc xong và gấp cuốn sách lại, độc giả sẽ phải ngẩn ngơ nuối tiếc vì những hy sinh vô bờ bến ấy đã không được trả giá xứng đáng, khiến cho những người lính VNCH mãi mãi không nguôi về sự thất trận tức tưởi trước những chia chác quyền lợi của các thế lực quốc tế trong cuộc chiến này. Và vì thế “Bóng Đêm và Sứ Mạng” chính

là nỗi ngậm ngùi cho cả một thế hệ thanh niên Việt ở miền Nam cách đây 35 năm.

 

Kính trọng và tâm đắc với những đóng góp và hy sinh ấy nên tôi chấp nhận lời đề nghị đứng ra tổ chức buổi Ra Mắt Sách. Tôi xem đây như là một vinh dự được góp phần nhỏ bé của mình, trong việc quãng bá phổ biến tác phẩm có giá trị này đến với độc giả và quý đồng hương.

 

Điều mà BTC chúng tôi mong mỏi là hy vọng sẽ có nhiều quan khách và đồng hương, nhất là các bạn trẻ đến tham dự buổi ra mắt sách này tại San Jose, Bắc California .

Chương trình RMS sẽ khai mạc đúng 2giờ 00 chiều Chủ Nhật, Ngày 28 Tháng 11 Năm 2010, tại địa điểm: Hội Trường Khu Hội CTNCT Bắc Cali, số 775 N. đường số 10, Thành Phố San Jose, CA 95112.

 

Qua làn sóng của chương trình này, chúng tôi gởi lời mời trân trọng đến quý vị trưởng thượng, quý vị nhân sĩ, quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, Tổ Chức Chính Trị, cùng quý đồng hương và các bạn trẻ đến tham dự buổi RMS nói trên.

 

NB HLThiện: Thưa BH Nguyễn Trâm, theo tìm hiểu, tôi được biết Lực Lượng Biệt Hải luôn luôn đối đầu với nhiều gian khổ, hiểm nguy. Có rất nhiều anh đã hy sinh trong lúc thi hành điệp vụ, nhiều người bị bắt và bị tù đày khổ sở. Những người may mắn sống sót như anh cũng đã từng chịu quá nhiều truân chuyên khổ nạn, mà cuối cùng đất nước vẫn rơi vào tay giặc thù! Anh nghĩ gì về những đóng góp kể cả sự hy sinh của anh cũng như các anh em trong Lực Lượng Biệt Hải? Anh có thể cho biết thêm về ước nguyện của anh cũng như anh em Biệt Hải tại hải ngoại này với số anh em trong nước ra sao?

 

BH NgTrâm: Thưa NB Huỳnh Lương Thiện và quý thính giả, trong cuộc chiến trước năm 1975 tại Việt Nam, Lực Lượng Biệt Hải cũng như tất cả Quân Binh Chủng của QLVNCH vì lý tưởng tự do đã hết lòng chiến đấu để bảo vệ phần đất tổ quốc thân yêu miền Nam Việt Nam, và bảo vệ người dân miền Nam được sống trong tự do hạnh phúc. Rất tiếc, người lính QLVNCH ở trong tư thế của một nước nhược tiểu, nên đã bị các thế lực ngoại bang bức tử, ép buộc buông súng đầu hàng. Cộng Sản Bắc Việt nhân cơ hội ấy cưỡng chiếm miền Nam với sự tiếp sức hà hơi của Trung Cộng và Liên Bang Xô Viết. Với tư cách là một người cầm súng, một thời chiến đấu quyết tâm để bảo vệ quê hương, trong hàng ngũ của thế hệ trước. Chúng tôi xin cúi đầu tạ lỗi, vì đã không làm tròn trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, nên đã để mất quê hương vào tay giặc thù Cộng Sản phương Bắc. Đồng thời xin nhắn gởi lại thế hệ mai sau, hãy lấy kinh nghiệm đau thương của thế hệ trướ,c để làm bước hành trình tiếp nối công cuộc đấu tranh cho tự do, nhân quyền và giải thoát cho hơn 85 triệu dân trong nước, đang phải chịu cảnh bóc lột hà hiếp của đảng Cộng Sản Bắc Việt Cai trị như hiện nay. Khi được biết số phận của anh em Biệt Hải kẹt lại trong nước cũng hết sức đau buồn, về mặt tinh thần luôn bị dằn vật vì thường hay bị công an phường khóm theo dõi khiến cuộc sống gia đình trở nên vất vả. Đời sống của anh em vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thiếu thốn hơn vì bệnh tật và thương tật cũng như tuổi già ngày càng chồng chất khó tìm kiếm kế sinh nhai. Bởi vậy chúng tôi xin kêu gọi đồng hương yểm trợ mua tác phẩm Bóng Đêm & Sứ Mạng để giúp chúng tôi có phương tiện gởi về giúp đỡ cho các quả phụ và anh em Biệt Hải thiếu thốn quê nhà.

 

NB HLThiện: Trở lại với KS Nguyễn-Tấn Thọ. Để thính giả có một cái nhìn tổng quát về cuốn sách “Bóng Đêm & Sứ Mạng”, tạo tiền đề hấp dẫn đồng hương đến tham dự buổi RMS càng đông hơn, xin KS có thể tóm tắt một số nét chính về tác phẩm này.

 

KS NTThọ: Cám ơn câu hỏi rất hay của anh HLThiện. Chúng tôi nghĩ rằng nhận định của chính mình sẽ dễ bị cho là chủ quan. Do vậy, để có cái nhìn khách quan hơn, chúng tôi xin đơn cử tóm tắt một số ý kiến sau đây:

 

Cựu DB Nguyễn Lý-Tưởng:

 …Có một đơn vị quân đội không có danh xưng, không công khai hợp pháp, hoạt động trên đất địch, hoàn toàn tự nguyện, âm thầm chiến đấu không vì quyền lợi vật chất, chấp nhận mọi nguy hiểm, chấp nhận thiệt thòi, chấp nhận hy sinh cả tính mạng vì lý tưởng chống Cộng Sản... Sau cuộc chiến họ đã bị bỏ quên! Có người bị tù tội, có người đã chết. Có người còn sống tại quê nhà, trong nghèo đói, ốm đau và thương tật! Có người vượt ngục, vượt biển ra được nước ngoài...nay họ đã đến được các miền đất tự do và họ đã lên tiếng, đã nói lên sự thật!”

 

NB Nguyên Huy:

…Bóng Đêm & Sứ Mạng” là một cuốn sách viết về những hoạt động chiến tranh ngoại lệ (bất quy ước) trong cuộc chiến VN trước năm 1975 trong đó có Lực Lượng Biệt Hải.

 

NB Đỗ Tiến Đức:

Biệt Hải là người lính được huấn luyện để đương đầu một hình thái chiến đấu không giống ai, nên gọi là “cuộc chiến tranh ngoại lệ”.

… Khi đi vào cuộc chiến, họ không có phi cơ, pháo binh hay các đơn vị bạn yểm trợ.

… Chiến sĩ Biệt Hải lầm lũi trong bóng đêm chỉ với năm ba đồng đội.

… Họ viết sách là muốn soi sáng cho lịch sử một phần sự thật của cuộc chiến đã qua.

… Nhưng, họ viết sách cũng còn một lý do khác, đó là họ không thể im lặng trước những ai coi thường họ. Lý do thứ ba mà họ viết cuốn sách này là để tưởng niệm đồng đội đã hy sinh và để chia sẻ những tâm tư tình cảm với các Biệt Hải âm thầm sống ở quê nhà.

... Họ đã được bóng đêm che chở thoát khỏi ánh mắt của quân thù để bình an trở về sau mỗi chuyến công tác.

 

BK Lâm Ngọc Chiêu:

… Bóng Đêm & và Sứ Mạng là một tài liệu trung thực 100% cho thấy sự quật cường, gan dạ chiến đấu oanh liệt của những anh em Biệt Kích Nha Kỹ Thuật nằm trong tập thể của QLVNCH…

Bóng Đêm & Sứ Mạng là một tư liệu lịch sử hòan tòan có thật được viết bằng máu xương của những Biệt-Kích Nha-Kỹ-Thuật / Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không những nói lên được một phần oan khiên, uất ức của QLVNCH, mà còn nói lên được nỗi oan khiên của cả một dân tộc.

 

NB Thanh Phong:

… Công tác một đi khó trở lại đó được giữ kín đến phút chót, dù có thắng lợi đến đâu hay thiệt hại cỡ nào, cũng không được tiết lộ, không được ca ngợi. Những chiến sĩ can trường đó là Lực lượng Biệt Hải, và chiến tranh họ tham dự được gọi là chiến tranh không qui ước, hay chiến tranh ngoại lệ.

 

NB Đỗ Dũng:

… “Bóng Đêm & Sứ Mạng” còn có ý định xóa tan quan điểm của báo chí cánh tả Hoa Kỳ và để cho các thế hệ mai sau biết sự thật cuộc chiến như thế nào.

 

NB Đỗ Tiến Đức:

…Không ai có quyền quên họ. Chúng ta hãy thắp nén hương lòng tưởng niệm những chiến sĩ Biệt Hải đã chết và chúng ta hãy vỗ tay thật lớn thay cho tiếng pháo, vinh danh dù muộn màng, những chiến sĩ Biệt Hải đang sống âm thầm ở quê nhà hay đang sống kiếp lưu vong ở hải ngoại sau khi đã hoàn thành sứ mạng mà tổ quốc Việt Nam đã trao cho họ.

NB HLThiện: Tiếp tục với Biệt Hải Nguyễn Trâm, anh có thể kể cho thính giả của Đài nghe một mẫu chuyện ly kỳ nhất trong các chuyến công tác của anh. Vì là Lực Lượng do Hoa Kỳ huấn luyện và hoạt động có lợi cho Hoa Kỳ ví dụ như giải cứu tù binh Mỹ v.v.. Sau khi chiến tranh kết thúc, lực lượng Biệt Hải có yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cho hưởng qui chế cựu chiến binh Mỹ không? Biệt Hải và Biệt Kích khác nhau thế nào? Biệt Hải có hưởng quyền lợi gì hay được trả cho một số tiền như Lực Lượng Biệt Kích đã có trước đây không?

 BH NgTrâm: Thưa NB HLThiện, Các toán biệt kích được phương tiện máy bay chở ra ban đêm, nhảy dù xuống các vùng rừng núi hoặc các tỉnh miền Bắc và ở lại hoạt động nằm vùng, để thi hành công tác dài hạn, được gọi là Biệt Kích Sở Bắc. Còn Biệt Hải thuộc đơn vị đặc trách các cuộc hải vận của Sở Phòng Vệ Duyên Hải được tàu PTF của Hải Tuần chở ra ban đêm xâm nhập từ vĩ tuyến 17 trở ra đến vĩ tuyến 20 Bạch Long Vĩ tỉnh Thanh Hóa đánh phá các cơ sở quân sự, tấn công các đồn bót, phá hoại các cầu đường, phá hoại các tàu chiến của hải quân Bắc Việt đậu tại các cửa biển, tìm bắt tù binh cung cấp mục tiêu cho Hạm Đội 7 bay vào oanh tạc hoặc thực hiện các công tác tâm lý chiến của đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Đài Tiếng Nói Tự Do và phải thanh toán xong mục tiêu trong vòng 4, 5 tiếng đồng hồ và phải tìm đường trở ra điểm hẹn trong đêm trước khi mặt trời mọc.

Đối với công tác Biệt Hải thì chuyến nào cũng đều nguy hiểm như nhau, vì mỗi chuyến công tác chỉ có 5, 7 người xâm nhập vào mục tiêu trên phần đất địch ban đêm và không được sự yễm trợ của các đơn vị bạn, anh em trong toán chỉ biết trông cậy vào khả năng của mình cộng với tinh thần đồng đội để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Tuy các toán Biệt Hải đã được các cố vấn Navy Seal Team và Thủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ yểm trợ cũng như huấn luyện chiến thuật, để xâm nhập các công tác miền Bắc; vì tính chất đặc biệt của nó, Sở Phòng Vệ Duyên Hải là một đơn vị tác chiến độc lập không có sự tham dự của binh sĩ Hoa Kỳ và Hoa Kỳ chỉ cung cấp phương tiện vận chuyển, vũ khí và các trang bị đặc biệt theo nhu cầu của mỗi chuyến công tác. Như đã trình bày, tất cả nhân viên Biệt Hải phải ký khế ước và chấp nhận đi công tác bất cứ nơi nào khi tình hình đòi hỏi theo điều lệ trong đơn trước khi gia nhập. Thời gian đầu phải ký một năm sau đó tiếp tục 6 tháng một lần. Một số anh em sau vài năm công tác vượt tuyến, thấy nhiều bạn bè hy sinh hay bị mất tích, cảm thấy cống tác Biệt Hải thập phần nguy hiểm, nên xin rút lui lúc mãn khế ước. Sau ngày 30. 4. 75 Cộng sản cưỡng chiếm được miền Nam và Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua điều luật, những nhân viên làm việc cho chính phủ Mỹ phải đủ thời hạn 5 năm hoặc ở tù cộng sản 3 năm  trở lên mới được cứu xét. Vì lý do đó, đa số anh em Biệt Hải đã không đủ tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ ấn định. 

NB HLThiện: Vì thì giờ sắp hết, chúng tôi có câu hỏi cuối cùng với KS Nguyễn-Tấn Thọ. Xin anh cho biết những mong ước gì mà BTC nhắm đến trong lần RMS này, và có thể cho biết thêm những tin tức về BTC để đồng hương cần liên lạc trước khi đến tham dự.

 

KS NTThọ: Cám ơn NB HLThiện về câu hỏi rất hay này. Ước mong của BTC chúng tôi là được đón tiếp đông đủ quý vị trưởng thượng, quý vị nhân sĩ, quý cựu chiến sĩ quốc gia các cấp, các ngành, các đơn vị trong QL VNCH, cùng quý đồng hương và các bạn trẻ đến tham dự buổi RMS cuốn “Bóng Đêm & Sứ Mạng”. Đây là cơ hội quý báu để chúng ta được nhìn thấy tận mặt những chiến sĩ Biệt Hải bằng xương bằng thịt hiện diện. Và được nghe chính họ, những người trong cuộc kể lại, chia xẻ những công tác gian khó, hiểm nguy, những mưu chước để hoàn thành sứ mạng cam go mà tổ quốc giao phó, với rất nhiều tình tiết ly kỳ và hấp dẫn bởi sự sống như mành chỉ treo chuông. Thêm nữa, đây là dịp chúng ta được biết rõ ràng hơn về một đơn vị hoạt động ngoại lệ trong cuộc chiến âm thầm ít ai biết tới. Với hy vọng thế hệ trẻ sau này, khi biết về sự chiến đấu anh hùng của những người đi trước, chắc chắn sẽ giúp thêm kinh nghiệm để chiến thắng trong cuộc tranh đấu hiện nay là giải trừ chế độ cộng sản tại quê nhà.

 

Xin phép được nói lại về địa điểm tổ chức: Chương trình RMS cuốn “Bóng Đêm & Sứ Mạng” sẽ khai mạc lúc 2giờ 00 chiều Chủ Nhật, Ngày 28 Tháng 11, 2010, tại địa điểm Hội Trường Khu Hội CTNCT Bắc Cali, số 775 N. đường Số 10,  Thành Phố San Jose. Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với chúng tôi qua những số điện thoại sau: KS NTThọ (209) 430-9178 hoặc BH Nguyễn Trâm (714) 839 -3124.

 

NB HLThiện: Xin cám ơn BH Nguyễn Trâm và KS Nguyễn-Tấn Thọ đã dành cho thính giả Đài Radio Bolsa, và đồng hương những chia xẻ tâm tình, và những tin tức cần thiết liên quan đến việc tổ chức buổi Ra Mắt Sách. Kính mời BH Nguyễn Trâm và KS NT Thọ nói vài lời trước khi tạm biệt đồng hương.

 

BH NgTrâm: Từ trong thâm tâm, tôi hết sức cám ơn sự ưu ái của Đài Radio Bolsa và NB HLThiện đã cho tôi cơ hội trình bày một vài nét về cuốn sách và tâm tư của mình Tôi xin gởi lời chào trân trọng đến quý thính giả và đồng hương miền Bắc California đã lắng nghe buổi hội luận. Hẹn gặp quý vị trong buổi Ra Mắt Sách để đích thân tôi nói lời cảm tạ trước quý vị kính mến. Trân trọng kính chào

 

KS NTThọ: Trước hết chân thành cám ơn quý thính giả và quý đồng hương đã theo dõi buổi hội luận giữa chúng tôi. Đặc biệt cho chúng tôi chuyển lời cám ơn đến BGĐ Đài Radio Bolsa và NB HLThiện đã giúp cho cơ hội tiếp xúc và gởi lời mời trân trọng đến quý đồng hương tham dự buổi RMS qua đài. Xin gởi lời chào tạm biệt quý vị và chúc một ngày vui vẻ với nhiều thuận lợi . Trân trọng kính chào.

 

 

Những Bài Viết về BÓNG ĐÊM & SỨ MẠNG

Cảm Nghĩ… Tôi viết lên đây (và không thể là không viết) dù với tính cách cá nhân, không dám đại diện cho ai, nhưng thâm tâm tôi biết khá chắc chắn có rất nhiều anh chị em NKT nói riêng, cũng như anh em trong QLVNCH và những người Việt tị nạn nói chung rất đồng ý với tôi khi đọc cuốn Bóng Đêm & Sứ Mạng do anh em Biệt-Hải/Nha Kỹ Thuật viết, và anh Nguyễn Trâm con chim đầu đàn của gia đình Biệt-Hải NKT là người chịu trách nhiệm gom góp bài vở và phát hành. Sở dĩ tôi có thể mạnh dạn nói lên điều này vì anh em Biệt-Hải đã nói dùm cho anh em NKT chúng ta, những ngừơi chiến sĩ VNCH vô danh, đã có một thời âm thầm hoạt động trong bóng tối, trên rừng sâu cũng như trong nhưng vùng biển cả mênh mộng, những người đã có thời cầm súng cho NKT với những chuyến đi không hẹn ngày về bên kia vùng biên giới , hay trên lãnh thổ miền bắc xa xôi bên kia vĩ tuyến 17, hay trong vùng đất thánh, bất khả xâm nhập của quân thù. Việc ra được một tác phẩm nêu trên, có thể xem là một '' best seller '' đầu tiên của Nha-Kỹ-Thuật, không phải chỉ là niềm hãnh diện của NKT chúng ta, mà còn là niềm hãnh diện của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, của cuộc chiến đấu chính nghĩa Quân Dân, Cán, Chính Miền Nam. Bóng Đêm & và Sứ Mạng là một tài liệu trung thực 100% cho thấy sự quật cường, gan dạ chiến đấu oanh liệt của những anh em Biệt Kích NKT nằm trong tập thể của QLVNCH, đã có thời góp công bảo vệ vẹn tòan lãnh thổ, mà còn bảo vệ các hải đảo Hòang Sa, và Trường Sa Việt Nam với bao máu đào của anh em Biệt-Hải NKT đã đổ ra trước khi Hòang Sa và Trường Sa thất thủ vào tay Trung Cộng năm 1974. Bóng đêm và Sứ Mạng còn cho thấy không phải nói đến Biệt-Kích Việt nam là nói đến sự bỏ rơi, bị thua trận, là nỗi thất bại của QLVNCH, hay Biệt Kích chỉ có nghĩa là lấy sự cầm tù làm chiến công, để tìm chút thương hại của tha nhân, mà đã cho thấy những chiến công kinh hồn đã được hòan tất, qua những nhiệm vụ không tưởng (missions imposible) đã được hòan thành, có gía trị cao cho QLVNCH, và người lính VNCH nói chung đã tự chiến đấu cho quê hương mình, không phải là hòan tòan dựa dẫm vào quân đội Mỹ, và ngay khi quân đội đồng minh có mặt tại Việt Nam cũng không có thể làm được những chiến công, như anh em Biệt-Hải NKT đã làm, một công việc mà trước đây khi nước chưa mất không được ai biết đến. Bóng Đêm & Sứ Mạng, cho thấy một số quân nhân Hoa-Kỳ được anh em Nha Kỹ Thuật nói riêng, và anh em Bộ Binh trong QLVNCH nói chung cứu mạng, và giúp đỡ... nhưng khi về đến được nơi an tòan, vì một lý do nào đó ... đã có những lời phủ nhận, phũ phàng người đã cứu mình. Thật là tội nghiệp cho người lính VNCH chúng ta biết bao ! Bóng Đêm & Sứ Mạng là một tư liệu lịch sử hòan tòan có thật được viết bằng máu xương của những Biệt-Kích Nha-Kỹ-Thuật/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không những nói lên được một phần oan khiên, uất ức của QLVNCH, mà còn nói lên được nỗi oan khiên của cả một dân tộc, Việt Nam Cộng Hòa bị bán đứng và bị bỏ rơi tàn nhẫn, là một tài liệu qúy gía nói về cuộc chiến đấu hào hùng của Quân Dân Miền Nam Việt Nam cho thế hệ con cháu chúng ta mai sau, hiểu thế nào là sự thật để suy xét và phán đóan, không phải lệ thuộc vào những bài viết từ phía người phản chiến Hoa-Kỳ, hay từ những bài viết của phía kẻ xâm lăng đem đau khổ , tang tóc đói nghèo, lạc hậu cho cả dân tộc trong nhiều thế hệ. Sau cùng Bóng Đêm & Sứ Mạng là việc rất đáng ca ngợi và cám ơn về cả tinh thần (vì cuốn sách không phải do ông ''Tây'' viết mà đã do chính Biệt-Kích NKT viết), lẫn vật chất (tiền bán sách là chút phương tiện giúp đỡ anh em, Thương binh, qủa phụ NKT bên quê nhà) từ những đồng đội thuộc các Sở của Nha Kỷ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Anh em Biệt-Hải đã làm một việc rất ý nghĩa và cần thiết, và là gương sáng cho mọi anh em còn tự hào về màu cờ, sắc áo của NKT noi theo , đó là '' Khôn ngoan đối đáp người ngòai '', và mong rằng tiếp sau cuốn sách đầu tiên Bóng Đêm & Sứ Mạng , dày 580 trang + hình ảnh + tài liệu về chiến tranh bất quy ước này sẽ có thêm một số anh em NKT khác tiếp nối với một số sách tiếp theo viết về Nha-Kỹ-Thuật, một đơn vị đầy huyền thọai, vì trong NKT ai được trao phó công việc việc gì thì người ấy chỉ biết việc làm của mình mà thôi ... không ai võ đóan có thể nói mình biết hết việc làm của NKT... Bóng Đêm & Sứ Mạng đã chứng minh một phần nhỏ, có mấy ai trong anh em chúng ta biết rõ về việc làm của anh em BH như thế nào ... Trân trọng, Lâm Ngọc Chiêu Cựu Liên Toán Trưởng (CCC), Sở HQ TB/ BCH NKT.

Lược Ghi Ý Kiến của Ông Đỗ Tiến Đức

… Biệt Hải là ai ? Trước hết, Biệt Hải là những chiến sĩ tình nguyện. Mà dù tình nguyện cũng chưa chắc được chấp thuận. Theo Biệt Hải Nguyễn Trâm thì khóa của ông khi vô có 38 người khi ra chỉ còn 26 (trang 103). Thứ hai, phải có tinh thần chống cộng quyết liệt và dũng cảm. Đó là lý do mà rất nhiều chiến sĩ Biệt Hải là dân Bắc Kỳ di cư, có đạo thiên chúa hay người Nùng. Sau khi mãn khoá, phải ký một hợp đồng phục vụ chiến tranh ngoại lệ ra ngoài lãnh thổ của Miền Nam Việt Nam và phải đi hoạt động bất cứ chỗ nào trên lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Lý tưởng của người chiến sĩ Biệt Hải được Biệt Hải Mọc A Tài viết như sau : “Ai nấy đều hết sức phấn khởi, đặt hết niềm tin vào tương lai đất nước và mong hai miền Nam Bắc sẽ  có một ngày thống nhất dưới chính thể Việt Nam cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Qua thời gian học tập, thú thật lúc ấy tuổi trẻ chúng tôi chẳng biết lo sợ là gì ! Thâm tâm cứ mong đến ngày ra đi để được làm tròn phận sự (trang 71). Người chiến sĩ Biệt Hải phải trải qua một chương trình huấn luyện vô cùng cam go thử thách với những huấn luyện viên Hoa Kỳ sắt đá. Nhiều người còn được huấn luyện ở ngoại quốc. Quân trang quân dụng cũng do Cố vấn Hoa Kỳ cung cấp ( trang 100). Lý do là họ được huấn luyện để đương đầu một hình thái chiến đấu không giống ai, nên gọi là “cuộc chiến tranh ngoại lệ”. Những danh xưng của tổ chức Biệt Hải và ngay cả tên anh em Biệt Hải cũng được ngụy trang. Địa bàn hoạt động của Biệt Hải là trong vùng địch nên hầu hết hoạt động ban đêm (trang 108). Một Biệt Hải đã viết rằng họ là sinh vật của bóng tối. Khi đi vào cuộc chiến, họ không có phi cơ, pháo binh hay các đơn vị bạn yểm trợ. Họ không hành quân với cấp đại đội, tiểu đoàn như các đơn vị khác của quân lực Việt Nam cộng hòa. Chiến sĩ Biệt Hải lầm lũi trong bóng đêm  chỉ với năm ba đồng đội.Và vì hoạt động trong vùng địch nên Biệt Hải thường sử dụng khí giới của địch như súng AK 47. Họ cũng mặc quân phục Việt cộng, đội nón tai bèo hoặc áo quần bà ba đen hoặc nâu. Theo Biệt Hải Bắc Bình Kiên Trì thì từ năm 1964 đến năm 1968 Biệt Hải đã hoạt động hàng trăm chuyến tại miền Bắc và hầu hết gặt hái những kết qủa mong đợi. Họ đã bắt trên 500 người vừa dân vừa cán bộ của miền Bắc mang về Đằ Nẵng khai thác tin tức về các mục tiêu quân sự để cung cấp cho Hạm đội 7 Hoa Kỳ oanh tạc, khai thác tin tức liên quan đến chính trị tôn giáo, xã hội cho công tác tâm lý chiến của Đài Tiếng Nói Tự Do, Đài Gươm Thiêng Ái quốc của Nha Kỹ Thuật. Một số người bị bắt đó còn được huấn luyện làm mật báo viên và được đua trở lại miền Bắc. Công tác miền Bắc của Biệt Hải gồm ba loại khác nhau: Thứ nhất là xâm nhập vào bờ, mà Biệt Hải gọi là Cado mục tiêu là đột kích, bắn phá đồn bót, cơ sở, cầu cống. Năm 1964 Biệt Hải đã đổ bộ Đồng Hới, phá được nhà máy nước Bầu Tró. Biệt Hải còn bắt được nhiều cán bộ Bắc Việt dọc bờ biển từ Đồng Hới, Quảng Bình ra đến Nghệ An, Thanh Hoá.Thứ hai là công tác kiểm soát ghe thuyền ở bờ biển miền Bắc để bắt du kích, cán bộ cộng sản. Thứ ba là giả dạng làm ngư dân miền Bắc bắt những người khả nghi hay cán bộ CSBV. Ngoài ra, Biệt Hải còn công tác xâm nhập mật khu địch dọc bờ biển từ vĩ tuyến 17 tới Hà Tiên, chủ yếu là tìm kiếm, giải cứu tù binh Hoa Kỳ. Người lính Biệt Hải đều nhận thức được rằng, chỉ có hai con đường lựa chọn khi đã bước chân xuống tàu ra công tác miền Bắc : Một là hoàn tất nhiệm vụ trở về, hai là bị địch bắt sống và bị tù tội suốt đời. Nếu có trốn được thì cũng không có đường để thoát. (trang 104). Người lính Biệt Hải nào cũng ý thức số phận của họ : “Buổi chiều thấy còn nhưng đêm đã khuất” (trang 497). Vậy mà không một người Biệt Hải nào sợ hãi bỏ cuộc. Một trường hợp đáng nhớ là trong chuyến đột nhập miền Bắc ngày 29 tháng 6, 1962, đi 16 người, về chỉ còn một mình Biệt Hải Nguyễn Ngọc. Nhưng,  anh vẫn hăng hái tiếp tục tình nguyện xâm nhập miền Bắc (trang 156)…

Tính nhân bản của người lính Biệt Hải:

Quy luật khắc nghiệt của người lính Biệt Hải là “bắn chậm thì chết”, là  “bảo mật tuyệt tối dù phải tàn nhẫn” để bảo vệ mục tiêu của công tác. Nhưng, chính vì để bảo mật mục tiêu công tác mà Biệt Hải cố giữ tối đa để không phải nổ súng. Vì thế sẽ không ngạc nhiên khi đọc trong sách, chúng ta thấy người lính Biệt Hải có một tâm hồn vô cùng nhân hậu. Với Biệt kích Thế Phong Nam Tiến thì trong lúc chờ đổ bộ vào bờ biển miền Bắc, tâm trạng của ông như sau : “ Đầu óc tôi cứ dấy lên những suy nghĩ vẩn vơ, mơ ước sau khi đất nước chấm dứt chiến tranh, được trở về sống dưới mái gia đình với đàn con bên cạnh người vợ thân yêu...” (trang 427). Biệt kích Nguyễn Trâm viết : “Suy nghĩ cho cùng thì chiến tranh qủa tình tàn ác thật. Tử thần lúc nào cũng rình rập, sẵn sàng cướp mất niềm vui tuổi trẻ của cả hai phía “Bạn và Thù” và không hề báo trước. Chính những thứ vũ khí từ ngoại bang mang đến Việt Nam đã giết chết bao nhiêu dân lành vô tội, trong đó có hàng ngàn hàng vạn thanh niên nam nữ trên khắp mọi miền đất nước thân yêu của Tổ quốc Việt Nam” (trang 116) Tính nhân bản nổi bật với trường hợp Biệt Hải TrầnVăn Trạch.  Anh Trạch bắn chết một tên du kích Việt cộng khi hắn đã tới sát bên anh, ném lựa đạn vào tàu của anh, thế mà anh “bị ám ảnh nhiều đêm”. Anh tâm sự rằng “Nỗi ám ảnh ấy vẫn cứ đeo đuổi tôi đến cuối cuộc đời” (trang 197) Một trường hợp khác là hai Biệt hải Mọc A Tài và Vòng Mẳn Biu được thả vô bờ biển miền Bắc làm tiền sát, rồi bị kẹt lại, phải lẩn trốn trong rừng. Chịu đói khát được 4 ngày, hai anh đành phải bò vào xóm làng kiếm cơm nước. Hai anh đã vào một nhà có hai bà cháu, theo quy luật bảo vệ an toàn thì phải khống chế hai người này nhưng hai anh đã cởi sợi dây chuyền vàng trên cổ xin đổi đồ ăn. Biệt hải Vòng Măn Biu trong khi nấu ăn, liếc mắt thấy hai bà cháu đứng lấp ló sau cửa nhìn ra theo dõi. Linh tính cho biết trước sau cũng bị bại lộ nếu không nhanh  tay hành động. Tuy nghĩ vậy, nhưng vì lòng nhân đạo,  nên  đã không nhẫn tâm gây thương tích hoặc bắt trói cả hai bà cháu trước khi rời nhà”. Vì tấm lòng nhân đạo đó mà hai Biệt hải này đã phải trả giá từ 15 đến 19 năm tù …

Phỏng Vấn Biệt Hải Nguyễn Trâm Về cuốn sách “Bóng Đêm & Sứ Mạng” Thanh Phong Viễn Đông: Thưa anh, động cơ nào thúc đẩy anh gia nhập Biệt Hải? BH. Nguyễn Trâm: Gia đình tôi cũng như gần một triệu người dân miền Bắc di cư, vì chán ghét chế độ Việt Minh tàn ác đã trốn chạy vào miền Nam năm 1954, để tìm không khí tự do và gia đình tôi định cư tại Đà Nẵng bên kia sông Hàn, trong họ đạo toàn người di cư thuộc các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Năm 1962 Lực Lượng Biệt Hải bắt đầu tuyển mộ người để đi ra miền Bắc hoạt động. Lúc đó xứ đạo Nhượng Nghĩa, chỗ gia đình tôi sinh sống, có một số đông thanh niên ghi danh tình nguyện. Sau mỗi lần về phép, tôi thấy họ trong bộ đồ beo biệt kích đầu đội nón đỏ rất hùng dũng, nghe nói các toán Biệt Hải đã được tàu chở ra miền Bắc, để ban đêm từngoài biển lội vào bờ đánh phá các mục tiêu bộ đội Cộng sản Bắc Việt dọc vùng duyên hải; nhận thấy công tác anh em hết sức nguy hiểm, khiến tôi lấy làm nể phục và xem họ là những Kinh Kha thời đại; rất thích hợp với bản tính mạo hiểm của tôi, thích cảm giác mạnh, nên tôi đã quyết định gia nhập Lực Lượng Biệt Hải. Viễn Đông: Lúc vào Biệt Hải anh đã lập gia đình chưa? Nếu đã có, anh có bàn bạc với chị Trâm không? Có được chị đồng ý hay ngăn cản? Nếu chưa lập gia đình, bố mẹ anh có biết ý định của anh? Các cụ có chấp nhận hay ngăn cản? BH. Nguyễn Trâm: Thưa anh, lúc gia nhập Biệt Hải tôi được 19 tuổi chưa lập gia đình, và đa số anh em gia nhập Biệt Hải lúc đó cũng đều độc thân tại chỗ như tôi. Trước khi có ý định gia nhập Biệt Hải, tôi đã cho Bọ (Bọ, Mẹ danh từ người Hà Tĩnh) tôi biết, nhưng ông hết sức ngăn cản và khuyên tôi xin vào Dân Sự Chiến Đấu để canh gác doanh trại Sở Phòng Vệ Duyên Hải cho an toàn. Lý do lúc đó bọ (Ba) tôi đang phục vụ Trung Đội Dân Sự Chiến Đấu nhiệm vụ canh gác giữ gìn an ninh Trại 9 Biệt Hải. Hằng ngày ông thấy các toán Biệt Hải tập luyện hết sức khổ cực, cũng như chứng kiến một số nhân viên Biệt Hải lúc ra hoạt động miền Bắc, đã bị bắt hay bị chết mất xác, nên hết sức lo lắng cho tôi; nhưng với quyết tâm của tôi, cuối cùng ông phải miễn cưỡng đồng ý. Một lý do nữa, tôi cần sự giúp đỡ của ông, vì đơn ghi danh xin học khóa Biệt Hải, phải những người phục vụ trong Sở mới xin đơn được; đồng thời phải có hai nhân viên của Sở chứng nhận, sau khi đã biết rõ lý lịch của gia đình tôi thuộc thành phần chống Cộng thì họ mới ký, những người ngoài Sở không được. Sau khi mãn khóa ra trường, khóa sinh Biệt Hải nào đầy đủ khả năng được chọn, thì phải ký hợp đồng và chấp nhận hoạt động bất cứ nơi nào ra ngoài lảnh thổ miền Nam, theo yêu cầu của cấp trên, được gọi công tác “hoạt động chiến tranh ngoại lệ”. Lý do đề phòng trường hợp lúc thi hành công tác bị bắt, và nhà cầm quyền Cộng sản không có lý do để tuyên truyền, những nhân viên Biệt Hải này đã bị chính quyền miền Nam ép buộc thi hành các công tác nguy hiểm. Viễn Đông: Thưa anh, Biệt Kích và Biệt Hải khác nhau điểm gì? BH. Nguyễn Trâm: Các toán Biệt Kích được phương tiện máy bay từ miền Nam chở ra ban đêm, nhảy dù xuống các tỉnh miền Bắc và ở lại hoạt động nằm vùng, để thi hành công tác dài hạn, được gọi là Biệt Kích Sở Bắc. Còn Biệt Hải thuộc đơn vị đặc trách các cuộc hành quân hải vận của Sở Phòng Vệ Duyên Hải/Nha Kỹ Thuật (Coastal Security Service). Sở Phòng Vệ Duyên Hải có hai Lực Lượng tác chiến chính là Lực Lượng Hải Tuần (Sea Patrol Force) và Lực Lượng Biệt Hải (Sea Commando Force). Lực Lượng Hải Tuần cung cấp các phương tiện tiếp vận để chở Lực Lượng Biệt Hải xâm nhập, hoặc đổ bộ vào đánh phá các cơ sở quân sự tấn công các đồn bót, phá hoại các cầu đường, phá hoại các tàu chiến của hải quân Bắc Việt đậu tại các cửa biển; hoặc bắt tù binh, thực hiện các công tác Tâm Lý Chiến của đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Đài Tiếng Nói Tự Do... dọc duyên hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 trở ra. Vì công tác xâm nhập vào bờ trong đêm và đột kích chớp nhoáng vào các mục tiêu của địch, sau đó trở ra tàu được gọi là công tác ngắn hạn, do các toán Biệt Hải thi hành. Viễn Đông: Qua những bài viết của các anh, nhất là những bài viết về đổ bộ bằng tàu, bằng thuyền cao su vào các tỉnh ven biển bắc vĩ tuyến 17, không thấy anh nào đề cập tới việc truy kích của tàu, thuyền Cộng sản? Không lẽ Biệt Hải có hằng trăm lần xâm nhập bằng đường biển, mà bọn Cộng sản lại không cho tàu bè của chúng phục kích? BH. Nguyễn Trâm: Thưa anh, các bài viết hoạt động công tác Biệt Hải trong cuốn sách Bóng Đêm & Sứ Mạng chúng tôi đã đề cập đến hải quân của Bắc Việt. Hải quân Bắc Việt lúc đó rất yếu kém so với tàu PTF Hải Tuần/SPVDH miền Nam về vũ khí lẫn tốc độ, đã có những lần hải quân Bắc Việt dùng các Tiểu đỉnh Swatow do Nga viện trợ chạy ra chặn đầu hải chiến với tàu PTF Hải Tuần, nhưng tất cả đều bị thất bại và bị PTF của Hải Tuần bắn cháy hoặc thua bỏ chạy. Một phần Sở Phòng Vệ Duyên Hải trước khi đi ra công tác miền Bắc, đã được các Cố vấn Hoa Kỳ thông báo cho Hạm Đội 7 biết trước để giúp yểm trợ khi cần. Phải nói trong thời gian Hoa Kỳ oanh tạc Bắc Việt khắp trên toàn lảnh thổ và vùng duyên hải miền Bắc, không chỗ nào là nơi an toàn. Ngày đêm đều có các phi vụ ngoài Hạm Đội bay vào thả bom, nhiều chuyến công tác mật của Biệt Hải khi vào đến bờ phải hủy bỏ lội trở ra, vì không thể di chuyển dưới ánh sáng, mùi hương và tiếng động, gây ra bởi bom đạn cùng hỏa châu từ trên máy bay bắn ra tỏa sáng một vùng, với mục đích để vô hiệu hóa một số hỏa tiễn phòng không tầm nhiệt của bộ đội Bắc Việt dưới đất bắn lên. Tại hải ngoại, tình cờ năm 2009, chúng tôi đã gặp được một người tổ trưởng dân quân tuần duyên của xã Quảng Xuân, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình trong thập niên 60, sang du lịch Hoa Kỳ thăm thân nhân, và ông ta cho biết những điều chúng tôi viết trong sách Bóng Đêm & Sứ Mạng hoàn toàn đúng; nguyên văn “nhắc đến bộ đội hải quân Bắc Việt tàu bè ngoài nớ (đó) súng đạn trang bị kém cỏi lắm, không đủ sức đương đầu với tàu của các ông trong Nam ra mô (đâu), một phần sợ máy bay nhìn thấy thả bom, ban ngày ban đêm họ đều tìm chỗ để nép (trốn). Tóm lại suốt trên 4 năm hoạt động miền Bắc, hai Lực Lượng Hải Tuần và Biệt Hải đã hoàn toàn kiểm soát vùng duyên hải Bắc Việt bất cứ lúc nào”. Viễn Đông: Trong bài “Chuyến đột kích tấn công đồn công an Quảng Bình”, tác giả là anh No Sơn viết: “Đặc biệt lần này, ngoài vũ khí cá nhân ra, mỗi nhân viên còn trang bị thêm ba khẩu M-72…”. Thiết nghĩ M-72 là loại súng không nhỏ, một nhân viên đã ôm súng cá nhân và đạn dược rồi, bây giờ thêm 3 khẩu M-72; đeo vào chỗ nào? Làm sao di chuyển khi gặp địch? Tác giả có quá lời không anh? BH. Nguyễn Trâm: Thưa anh, toán Biệt Hải trước khi nhận lãnh để thi hành một mục tiêu nào ngoài miền Bắc, tất cả nhân viên trong toán được học tập hết sức kỹ lưỡng, có khi phải huấn luyện ngày lẫn đêm suốt hai, ba tuần lễ liên tiếp. Trong lúc huấn luyện, Ban cố vấn và Trưởng toán luôn luôn theo dõi khả năng và tinh thần của từng nhân viên, đồng thời nghiên cứu những loại vũ khí nào thích hợp cho toán mang theo, để triệt phá mục tiêu nghiên cứu lộ trình di chuyển, cách ăn mặc và dụng cụ trang bị, v.v.. Đặc biệt phòng hành quân thường phối hợp với huấn luyện viên đi tìm một địa điểm trong miền Nam, giống như mục tiêu của miền Bắc và đưa toán ban đêm đến đó huấn luyện tập làm quen địa thế. Trước giờ ra đi, lần cuối tại phòng thuyết trình, anh em được Trưởng toán chỉ dẫn những chướng ngại vật thiết trí trên sa bàn như: nhà cửa, đường sá, sông rạch, đồng thời cho xem các không ảnh U-2 chụp được trong mục tiêu. Cuối cùng cho biết địa điểm đêm nay toán sẽ đổ bộ vào tỉnh nào, ngoài duyên hải miền Bắc. Sau đó mọi người cùng hành lý lên xe bịt bùng do tài xế cố vấn Hoa Kỳ chở xuống cầu tàu. Nhiều chuyến công tác toán được lệnh đưa súng 57 ly không giật, súng cối 60 ly và mang đạn lội vào bờ, đặt bắn phá nhà máy nước hoặc pháo kích vào các đồn bót Công an Cộng sản biên phòng Bắc Việt. Tất cả mục tiêu miền Bắc đã được phòng hành quân và các cố vấn nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng, trước khi cho toán khởi hành. Viễn Đông: Theo tài liệu trong sách, LL/Biệt Hải được Hoa Kỳ huấn luyện và hầu hết các cuộc đổ bộ ngoài Bắc, nhất là giải cứu tù binh Hoa Kỳ, đều có chiến hữu Hoa Kỳ đi theo. Vậy sau khi chiến tranh kết thúc, lực lượng Biệt Hải có yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cho hưởng qui chế cựu chiến binh Mỹ không? LL/Biệt Hải có yêu cầu Hoa Kỳ trả cho một số tiền như LL/Biệt Kích đã làm trước đây không? BH. Nguyễn Trâm: Tuy các toán Biệt Hải đã được các cố vấn Navy Seal Team và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ yểm trợ, cũng như phụ trách huấn luyện chiến thuật, để xâm nhập các công tác miền Bắc; vì tính chất đặc biệt của nó, Sở Phòng Vệ Duyên Hải là một đơn vị tác chiến độc lập, không có sự tham dự của binh sĩ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ chỉ cung cấp phương tiện vận chuyển, vũ khí và các trang bị đặc biệt theo nhu cầu của mỗi công tác, phụ trách lái xe để chở toán xuống cầu tàu đi công tác và sau công tác thì chở về lại trại 9 của Biệt Hải. Còn công tác miền Nam, các cố vấn đi theo để giúp phương tiện tải thương cũng như giúp toán yểm trợ khi cần. Như đã trình bày, tất cả nhân viên Biệt Hải phải ký khế ước theo điều lệ ấn định trong đơn trước khi gia nhập. Thời gian đầu ký khế ước một năm sau đó 6 tháng một lần. Một số anh em sau vài năm công tác vượt tuyến, thấy nhiều bạn bè hy sinh hay bị mất tích, cảm thấy công tác của Biệt Hải thập phần nguy hiểm, nên xin rút lui lúc mãn khế ước. Sau ngày 30-4-1975, Cộng sản cưỡng chiếm được miền Nam và Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua điều luật, những nhân viên làm việc cho chính phủ Mỹ phải thời hạn 5 năm hoặc ở tù Cộng sản phải 3 năm trở lên, thì mới được cứu xét. Vì lý do đó, đa số anh em Biệt Hải đã không đủ tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ ấn định. Viễn Đông: Thưa Anh, hiện nay có còn chiến sĩ Biệt Hải nào bị Cộng sản đang giam cầm? BH. Nguyễn Trâm: Một số toán Biệt Hải ra hoạt động miền Bắc bị bắt vào những năm 60, sau thời gian dài giam giữ bị cán bộ cai tù Cộng sản hành hạ, có người chịu không nổi đã chết trong tù, hoặc khi thả về đến nhà thì chết, và một số ít anh em Biệt Hải trốn thoát được sang Mỹ tỵ nạn, hiện sinh sống các tiểu bang Hoa Kỳ. Viễn Đông: Từ trước đến nay, LL/Biệt Hải đã tổ chức họp mặt chung lần nào chưa? Nếu có, tại đâu ngày giờ nào qui tụ được bao nhiêu chiến hữu? BH. Nguyễn Trâm: Thưa anh, ngày 4-7-1998 (July Fourth, Quốc Khánh Hoa Kỳ), chúng tôi qui tụ được một số anh em Biệt Hải định cư các tiểu bang Hoa Kỳ họp mặt và tổ chức được một Lễ Giỗ đầu tiên, để tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh cho Tổ quốc, có sự hiện diện của Cố Đại Tá Ngô Thế Linh CHT/Sở, một số Cố vấn Hoa Kỳ (Soa) và Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Robert K. Dornan tham dự. Lễ Giỗ lần II năm 2000, có sự tham dự của Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ, bà Loretta L. Sanchez và một số đồng hương; hai lần này được tổ chức tại nhà tôi (Nguyễn Trâm). Lễ Giỗ năm 2002, 2004, 2007 tổ chức ngoài Cộng đồng, được cơ quan truyền thanh truyền hình và báo chí yểm trợ; đặc biệt có Thị Trưởng - bà Margie Rice và các nghị viên của thành phố Westminster, Thị Trưởng thành phố Garden Grove, ông Bruce Broadwater, và nhiều đồng hương tham dự. Viễn Đông: Biệt Hải là một lực lượng luôn luôn đối đầu với hiểm nguy, nhiều anh đã hy sinh, những người may mắn sống sót như anh cũng từng chịu quá nhiều gian khổ, nhưng cuối cùng đất nước vẫn rơi vào tay giặc thù! Có khi nào anh nghĩ sự hy sinh của anh cũng như anh em uổng phí không? BH. Nguyễn Trâm: Thưa anh, trên hơn bốn năm, hai Lực Lượng Biệt Hải và Hải Tuần ra hoạt động ngoài vùng duyên hải miền Bắc và thi hành trên hằng trăm chuyến công tác đủ loại, đã bắt gần 500 người vừa cán bộ Cộng sản vừa những người tình nghi đưa về Nam khai thác tin tức. Có lẽ không ai hiểu được, cuộc sống người dân sống dọc vùng duyên hải và của các ngư phủ miền Bắc dưới chế độ Cộng sản bằng anh em chúng tôi, vì hằng ngày trên vùng biển duyên hải, chúng tôi thường chạy cặp tàu PTF vào các ghe thuyền để lục soát, và đã thấy nhiều ngư phủ không đủ quần áo che thân, người nào có quần áo vá chằng vá đụp đã là loại sang khi bắt lên tàu chúng tôi hỏi họ, thì họ cho biết: Theo chế độ hộ khẩu nhà nước Cộng sản, mỗi năm một người mua được bốn thước vải lúc có lúc không, có người suốt cuộc đời không biết kem và bàn chải đánh răng là gì! Vì đời sống dân chúng miền Bắc đã bị chế độ Cộng sản Bắc Việt kềm kẹp hết sức khổ sở. Rất tiếc nhân viên phải tuyệt đối bảo mật các công tác vượt tuyến không tiết lộ ra ngoài. Sau năm 1975, khi Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được miền Nam và đã để lộ nguyên hình sự tàn ác của chế độ, đến nỗi nhiều người than thở nếu cột đèn biết đi cũng đi vượt biên. Tất cả nhân viên Biệt Hải được tôi luyện để đối đầu với mọi hiểm nguy, dù gặp hoàn cảnh khó khăn nào, thì lập trường chống Cộng của anh em vẫn không lay chuyển và không hối hận những việc mình làm trước đây.

“Biệt Hải” những người lính trong cuộc chiến tranh không quy ước ¨¨¨ L ược ghi bài của Nguyên Huy … “Bóng Đêm & Sứ Mạng” là một cuốn sách viết về những hoạt động chiến tranh ngoại lệ (bất quy ước) trong cuộc chiến VN trước năm 1975 trong đó có Lực Lượng Biệt Hải. Sách không do một cá nhân viết mà do một nhóm anh em Biệt Hải từng trực tiếp tham dự vào những hoạt động bí mật và âm thầm của người lính VNCH trên đất Bắc và trong những Mật Khu Việt Cộng. Biệt Hải là một lực lượng chiến đấu đơn độc trong đất địch (hoàn toàn không có sự yểm trợ của quân bạn cũng như của Đồng Minh), thực hiện những công tác tình báo chiến lược và chiến thuật của Nha Kỹ Thuật. Biệt Hải trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải mà sở này là một trong những tổ chức tình báo chiến lược của Nha Kỹ Thuật-Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH gồm có nhiều sở như Sở Tâm Lý Chiến, Sở Không Yểm, Sở Công Tác (gồm các chiến đoàn, các toán biệt kích ra Bắc dài hạn), Sở Liên Lạc (gồm các toán biệt kích ngắn hạn và các chiến đoàn). Mỗi sở còn có nhiều phần hành như Sở Tâm Lý Chiến có Đài Tiếng Nói Tự Do (The Voice of Freedom với công suất lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ), Đài Gươm Thiêng Ái Quốc, Ban Lừa Địch, Ban Thư Tín, Ban Truyền Đơn và một thư viện lớn sưu tầm được rất nhiều tài liệu của các nước cộng sản...) Biệt Hải Nguyễn Trâm, trưởng nhóm biên tập cuốn sách, cho biết: “Trong nỗ lực tình báo quân sự nhằm ngăn chặn làn sóng Đỏ tràn xuống từ phương bắc, các toán Biệt Kích Người Nhái, còn được gọi là Biệt Hải, thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, trực thuộc Nha Kỹ Thuật-Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH- đã âm thầm tình nguyện thi hành các công tác thám sát, biệt kích bắt người và đánh phá các mục tiêu của địch ngay tại các tỉnh miền duyên hải bắc phần. Dù Lực Lượng Biệt hải phải chiến đấu trong hoàn cảnh đơn độc và nguy hiểm ngay trong phần đất địch, nhưng họ luôn chu toàn trách nhiệm mà thượng cấp đã giao phó. Tất cả các công tác đều đã được thi hành một cách tuyệt đối bí mật. Không một ai, ngoại trừ nhân viên toán và cấp chỉ huy Biệt Hải biết được kết quả các chuyến công tác của họ tại miền Bắc.” Nói về mục đích của anh em Biệt Hải khi soạn thảo cuốn sách này, Nguyễn Trâm cũng cho biết: “Trong tình thương dân tộc và sự tưởng niệm đến các chiến sĩ của QLVNCH trong đó có nhân viên các toán Biệt Hải đã vị quốc vong thân, hy vọng cuốn sách này sẽ được mọi người , nhất là thế hệ trẻ hiện tại và mai sau ưu ái đón nhận như một món quà lưu niệm của những người đã trực tiếp góp phần vào công cuộc giữ vững miền Nam suốt 21 năm chiến tranh.” Giới thiệu về cuốn sách, cưụ Dân Biểu Nguyễn Lý-Tưởng đã viết:“Có một đơn vị quân đội không có danh xưng, không công khai hợp pháp, hoạt động trên đất địch, hoàn toàn tự nguyện, âm thầm chiến đấu không vì quyền lợi vật chất, chấp nhận mọi nguy hiểm, chấp nhận thiệt thòi, chấp nhận hy sinh cả tính mạng vì lý tưởng chống Cộng Sản...Đồng Minh đã chối bỏ họ! Thậm chí cả Chính Phủ và Quân Đội VNCH cũng đã chối bỏ họ! Sau cuộc chiến họ đã bị bỏ quên! Có người bị tù tội, có người đã chết. Có người còn sống tại quê nhà, trong gnhèo đói, ốm đau và thương tật! Có người vượt ngục, vượt biển ra được nước ngoài...nay họ đã đến được các miền đất tự do và họ đã lên tiếng, đã nói lên sự thật!” Một Biệt Hải trong Ban Biên Tập cho biết: “Những bài viết trong cuốn sách này là “Người Thật, Việc Thật” đều do những người trước đây đã từng là những người hoạch định kế hoạch hành quân, khai thác tù binh, các hạm trưởng, các sĩ quan trưởng toán hoặc chính các quân nhân và các biệt kích đã từng tham dự các cuộc hành quân đó kể lại bên cạnh các tài liệu mật đã được bạch hoá.” Và đại diện cho nhóm Biên Tập, Biệt Hải Nguyễn Trâm bày tỏ: “Mục đích của cuốn sách nhỏ này cũng chỉ muốn trả lời cho một số nhà báo ngoại quốc thiên tả cũng như một vài giới chức Mỹ và những thành phần a dua đã cho rằng QLVNCH không chịu chiến đấu, hèn nhát, chỉ dựa vào Quân Lực Hoa Kỳ nên đã không giữ được đất nước của mình chứ không phải vì QLVNCH phải chiến đấu trong lúc bị trói tay, trói chân...Cuối cùng phải thất trận một cách bi thảm như đã xẩy ra.” Cuốn “Bóng Đêm & Sứ Mạng” dày gần 600 trang không thể gọi “cuốn sách nhỏ” nếu so với các cuốn cùng loại. Sáu trăm trang in trên giấy vàng tốt với bìa cứng gói ghém tâm tình của 27 tác giả Biệt Hải trong 39 bài viết thật giá trị về những trận chiến đấu đơn độc trong cuộc chiến tranh bí mật và âm thầm. Qúy độc giả sẽ được biết về Nha Kỹ Thuật, một danh xưng che giấu cho một cơ quan tình báo chiến lược tối mật của QLVNCH được đặt dưới quyền ccchỉ huy trực tiếp của Đại Tướng Cao văn Viên, tổng tham mưu trưởng QLVNCH. Mặc dù bài viết chưa đi sâu được vào các cơ cấu hoạt động của nha nhưng cũng tương đối đầy đủ về sự hình thành tổ chức và hoạt động. Nhiều bài viết mô tả sự hoạt động của các chiến sĩ Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải-Nha Kỹ Thuật cho chúng ta thêm khâm phục sự hy sinh vô bờ bến của một thế hệ thanh niên miền Nam trong cuộc chiến VN vừa qua để, khi gấp cuốn sách lại , chúng ta phải ngẩn ngơ  nuối tiếc rằng những hy sinh vô bờ bến ấy đã không được trả giá xứng đáng, khiến cho những người lính VNCH mãi mãi không nguôi về sự thất trận tức tưởi trước những chia chác quyền lợi của các thế lực quốc tế trong cuộc chiến này.

Sổ Tay: “Bóng Đêm và Sứ Mạng” Biệt Hải - Chiến Tranh Ngoại Lệ Lược ghi bài của Vũ Ánh Người ta gọi chiến tranh ngoại lệ hay chiến tranh phi qui ước là một loại chiến tranh trong bóng tối, chiến tranh không tuyên chiến, chiến tranh tình báo và có thể là chiến tranh phá hoại. Định nghĩa như thế mới nghe có vẻ giản dị, nhưng thực hiện một cuộc chiến tranh trong bóng tối hết sức phức tạp. Trước đây, một số nhà phân tích chiến tranh lạnh thường cho rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến ý thức hệ, nhưng một số khác lại gọi cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến, một cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Cách phân tích thứ hai có vẻ ước lệ và bị nhiều người phản đối. Nhưng rõ ràng nhất là lực lượng Miền Bắc đại diện cho khối Cộng Sản và nhận viện trở súng đạn từ Nga và Trung Cộng để thực hiện kế hoạch nhuộm đỏ Việt Nam và sau đó là đến những quốc gia Đông Nam Á, và lực lượng của Miền Nam Việt Nam đại diện cho khối tự do mà Mỹ là quốc gia được coi như lãnh đạo. VNCH được mệnh danh là tiền đồn của Thế Giới Tự Do có nhiệm vụ ngăn làn sóng đỏ, được Mỹ và đồng minh yểm trợ vũ khí, đạn dược và gởi quân sang chiến đấu ở Miền Nam Việt Nam. Như vậy, một số nhà phân tích gọi cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối tự do và cộng sản xem ra đúng với thực tế hơn… Trải dài trong 580 trang sách, in ấn rất mỹ thuật với bìa cứng và một phần bộ sưu tập những ảnh kỷ niệm của các chiến sĩ trong Lực Lượng Biệt Hải thời còn trai trẻ và lòng còn đầy nhiệt huyết. Khi nói đến cuộc Chiến Tranh Ngoại Lệ, chúng ta nên hiểu rằng đây là một cuộc chiến với cơ cấu rất phức tạp và bí mật đến nỗi trong một số trường hợp, bộ phận hoạt động nọ không biết hoạt động của bộ phận kia. Cuốn “Bóng Đêm và Sứ Mạng” tuy là một tác phẩm chung của những chiến sĩ trong Lực Lượng Biệt Hải, nhưng nó cũng có những trang mô tả khá chi tiết cơ cấu của cuộc Chiến Tranh Ngoại Lệ nói trên từ những năm 1955, 1956, 1957 cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Dĩ nhiên cuộc chiến ngoại lệ được VNCH thực hiện ở Miền Bắc Việt Nam không kéo dài quá lâu đến như thế và những năm cuối của thập niên 60, cuộc Chiến Tranh Ngoại Lệ đã chuyển hướng sang những mục tiêu khác. Tuy nhiên, dấu ấn của cuộc chiến tranh trong bóng tối ở Miền Bắc Việt Nam rơi vào những năm giữa của thập niên 50 và gần trọn thập niên 60. Cách đây khoảng 10 năm, trong cộng đồng đã có một cuộc tranh luận khá gay go về các lực lượng tham gia cuộc chiến không qui ước là bởi vào thời gian đó, vẫn chưa có nhiều tài liệu được giải mật để có thể đối chiếu với những nhân chứng còn đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng, Biệt Hải chính là một bộ phận công tác của Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Ở trang (26), tác giả Trần Kim Khánh và Bùi Thượng Khuê viết: “Tháng 3 năm 1961, để chuẩn bị cho một chuyến công tác dài hạn xâm nhập Miền Bắc, Sở Bắc gởi một điệp viên đơn độc là Vũ Công Hồng, bí danh Hirondelle vượt sông Bến Hải qua Vùng Phi Quân Sự hoạt động dọc theo vĩ tuyến 17. Hai tuần lễ sau, điệp viên Hirondelle trở lại Miền Nam cùng với một số tin tức về đường đi nước bước và hệ thống an ninh của Miền Bắc. Chuyến công tác này coi như thành công để đến Tháng Tư/1961, một điệp viên đơn độc khác của sở Bắc là Phạm Chuyên bí danh Ares hay Hạ Long được Thuyền Nautilus-1 đưa ra vùng biển Quảng Ninh rồi sau đó chèo xuồng đổ bộ vào một làng đánh cá gần Cẩm Phả, Hòn Gai (Bắc Việt) khởi sự thi hành một công tác dài hạn. Khoảng 2 tuần sau, điệp viên bí danh Ares đã gởi bức điện văn đầu tiên cho Sở Bắc và cơ quan CIA tại Saigon. Chuyến xâm nhập coi như thành công. Sau đó, điệp viên Ares gởi thêm 22 bản báo cáo nữa cho đến tháng 6 năm 1961 thì đột nhiên mất tích. Nhưng ngày 8 tháng 8 năm 1961, Sở Bắc lại nhận được một điện văn nữa của Ares sau gần 2 tháng mất liên lạc, cắt nghĩa về sự vắng mặt của mình và yêu cầu gởi tiếp tế. Từ đó, thỉnh thoảng điệp viên Phạm Chuyên vẫn liên lạc với trung ương tại Saigon báo cáo những tin tức quan trọng về nhà máy điện Uông Bí, hệ thống cầu cống, đường xe lửa, hệ thống xa lộ và hải cảng Hải Phòng cho đến mãi năm 1968 mới mất hẳn liên lạc...” Phải nói rằng, những hoạt động trong chiến tranh ngoại lệ thay đổi nhiều lúc đến chóng mặt. Điều này cũng có thể hiểu được, bởi vì chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến mà tốc độ thay đổi của tình hình lên cao nhất. Do đó mà sau khi Sở Phòng Vệ Duyên Hải thuộc Nha Kỹ Thuật được chính thức thành lập, thì sở được tổ chức như sau: trước hết là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, thứ hai là Lực Lượng Hải Tuần và thứ ba là Lực Lượng Biệt Hải. Lực lượng Biệt Hải có quân số khoảng trên 200 người và được phân phối vào các phần hành như hành động, yểm trợ và huấn luyện. Phải nói một cách thẳng thắn là cho đến khi có dịp tham dự một lễ giỗ dành cho các đồng đội Biệt Hải đã âm thầm hy sinh vì tổ quốc tại nhà riêng của Biệt Hải Nguyễn Trâm cách đây trên một thập niên, tôi cũng vẫn chưa hiểu rõ công việc của từng toán thuộc thành phần hành động của Biệt Hải. Sự lẫn lộn giữa lực lượng Biệt Hải và các lực lượng khác tham gia cuộc chiến tranh trong bóng đêm ở miền Bắc Việt Nam là điều khó tránh nổi nếu không có những tài liệu dẫn giải khả tín. Trên nguyên tắc, những chuyện này thuộc về quá khứ. Người ta có thể nghĩ rằng, chiến tranh đã kết thúc lâu rồi, thì cũng không cần gì phải quan tâm quá đáng đến tổ chức của một thành phần trong cuộc chiến bí mật. Nhưng cá nhân, tôi nghĩ khác. Khi những điều mà dư luận và người Việt Nam chưa biết được giải mã thì quá khứ ấy trở thành hết sức quan trọng. Nó biện hộ cho cuộc chiến tự vệ của Miền Nam Việt Nam, nhưng đồng thời nó còn cho thấy trong cuộc chiến tự vệ ấy, chúng ta không chỉ chống trả mà còn tấn công vào nguồn gốc cuộc chiến tranh được những người Cộng Sản đẩy vào Miền Nam Việt Nam. Quan điểm ấy không có gì sai với bản chất của cuộc chiến mà chúng ta điều hành với điều kiện có thể đối chiếu kho dữ kiện được giải mật với những nhân chứng còn sống. “Bóng Đêm và Sứ Mạng” góp một phần không nhỏ vào những hiểu biết của chúng ta về cuộc chiến ngoại lệ hay còn gọi là cuộc chiến không qui ước. Thực tế, khi nói về tổ chức của Biệt Hải trong cuốn “Bóng Đêm và Sứ Mạng”, chúng ta có thể gặp những điều phức tạp vì mỗi toán là một nhiệm vụ. Nhưng khi nói tới các công việc của Biệt Hải trong cuộc chiến tranh ngoại lệ vào thập niên 60 thì suốt trong 580 trang sách, chúng ta có thể nhớ hết những người hùng vô danh, người hùng trong bóng tối vào thời ấy. Họ hy sinh cho lý tưởng quốc gia, với lòng nhiệt thành và trung thành tuyệt đối. Gần nửa thế kỷ sau, những người lính ấy mới được biết tới. Những thiệt thòi của những người lính chiến hoạt động trong bất cứ một cuộc chiến tranh bí mật nào đều là điều khó tránh được. Ở trang 151 của hồi ức “Bóng Đêm và Sứ Mạng”, tác giả Kim Cương Hoàng Trọng cho chúng ta biết một phần nhỏ cuộc chiến đấu của những người lính Biệt Hải: “Thế rồi việc gì đến đã đến. Chiếc tầu ô mang ám số N:1 (Nautilus) có thủy thủ đoàn gồm 9 hay 10 người và ông Hoàng Ngô được giao trách nhiệm thuyền trưởng (nay đã qua đời) và thuyền phó là ông Hoàng Mường. Hướng dẫn viên là ông Hoàng Hoa còn thợ máy là Nguyễn Phương (Dụ). Nhìn lại thủy thủ đoàn như tôi còn có Trần Đình Thiện, Nguyễn Bút, Đậu Kính, Hoàng Điều và Nguyễn Khồng. “Khoảng tháng 2 năm 1962, sau khi mọi người trên thuyền N:1 đã thực tập khá chu đáo tất cả các vấn đề như hải trình, hải bàn, nhiệm vụ và địa điểm công tác. Sau đó kiểm soát lại vũ khí, quân trang và chú ý đặc biệt đến cách thức ngụy trang như thế nào để khi chiếc thuyền vào vùng hoạt động mà hải quân CSBV và ngư dân Miền Bắc không thể nào phát giác. Toán thủy thủ chiếc thuyền N:1 được lệnh của chỉ huy trưởng Đỗ Văn Tiên (bí danh Phan) tới tọa độ 334 vĩ Bắc, xuyên qua vĩ tuyến 17. Chuyến này có nhiệm vụ chở một điệp viên bí danh Tâm (sau này tôi được biết tên thật của anh là Nguyễn Châu Thanh). Anh bị bắt và chết tại trại Quyết Tiến, thường được gọi là Cổng Trời thuộc tỉnh Hà Giang. Tôi không nắm vững địa điểm đổ điệp viên Tâm vì không phải trách nhiệm của mình. Nhưng chuyến đi bất thành vì thuyền đã bị một trận bão kinh hồn thổi tới. Trong lúc chịu đựng gió bão kinh hồn như vậy, nhưng điệp viên Nguyễn Châu Thanh không tỏ ra nao núng. Anh cùng thủy thủ đoàn chúng tôi hết sức chiến đấu đã thoát được cơn bão và đưa con thuyền trở lại Miền Nam bình yên". Chuyến đổ điệp viên Tâm lần thứ nhất bất thành, trở về nghỉ ngơi và sau đó thuyền Nautilus N:1 lại lên đường để hoàn thành công tác dang dở. Tác giả Kim Cương Hoàng Trọng viết tiếp ở trang 152: "Qua hai đêm 1 ngày, khi thuyền chạy qua khỏi đảo Cồn Cỏ phía ngoài khơi biển Đồng Hới và Cửa Ròn thuộc Quảng Bình tôi đã thấy tất cả cảnh vật nằm lại phía sau thuyền mình khá xa. Khi đã cân nhắc kỹ càng, hướng dẫn viên Hoàng Hoa liền ra lệnh: đổ bộ! Lúc đó khoảng độ 10 giờ 40 phút khuya (giờ Hà Nội). Thuyền trưởng bảo tài công cho bẻ vòng tay lái 90 độ kinh Tây. Trên thuyền nhìn vào bờ mọi người đã thấy dãy Hoành Sơn trên đó có Đèo Ngang thuộc tỉnh Hà Tĩnh mờ mờ trong đêm. Tôi bắt đầu thao tác làm bổn phận cùng với Nguyễn Khồng, Trần Đình Thiện, và Đậu Kính cho bơm xuồng cao su. Sau khi thuyền lớn đã bỏ neo đậu ở ngoài khơi, chúng tôi phụ giúp đẩy chiếc xuồng cao su nhỏ có điệp viên Tâm trên đó. Anh có dáng dấp như một Kinh Kha của thời đại mới, không chút xao xuyến, sợ hãi. Ngày nay, nhìn lại sự việc của anh mà cứ tưởng như mới hôm qua. Tôi không khỏi ngậm ngùi khâm phục sự can đảm và lòng hăng say với nhiệm vụ của người điệp viên Miền Nam Việt Nam đã được huấn luyện kỹ càng để gởi ra Miền Bắc hoạt động...Chuyến đầu tiên, thủy thủ đoàn chúng tôi (trên thuyền N:1) đã làm tròn nhiệm vụ, nhưng người anh hùng Nguyễn Châu Thanh thì vĩnh viễn đi vào lịch sử". Sau công tác đổ điệp viên Tâm thành công, thủy thủ đoàn của chiếc Nautilus N:1 đổi sang Nautilus N:4 để đổ những điệp viên khác vào vùng đèo ngang, trong đó có một điệp viên sau này rất nổi tiếng đó là Trần Quốc Định tức Đặng Chí Bình (tác giả Thép Đen). Tác giả Kim Cương Hoàng Trọng cho biết dáng dấp của Đặng Chí Bình rất thư sinh, nhưng ý chí của anh cao vợi. Chuyến đổ Đặng Chí Bình cũng thành công, nhưng đến chuyến N:4 đổ Toán Vulcan Biệt Hải tại sông Gianh, Quảng Bình ngày 29 tháng 6 năm 1962 thì thất bại nặng. Chuyến đi này, Toán Vulcan được trao một nhiệm vụ khá quan trọng: đổ bộ vào cửa sông Gianh Quảng Bình để tập kích phá các tầu Swatow của Hải Quân CSBV đang đậu tại đó. Theo mô tả của tác giả Kim Cương Hoàng Trọng thì thuyền N:4 có thủy thủ đoàn gồm 12 người kể cả thuyền trưởng Nguyễn Văn Tình và Vi Tiến Anh, thuyền phó. Trên thuyền có 4 nhân viên toán Vulcan (Hỏa Thần) trong đó một số vừa học xong khóa học Người Nhái thì được gởi qua huấn luyện tại Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc). Vừa về nước họ đã được Trung Ương gởi ra toán Vulcan để đổ bộ vào cửa Sông Gianh, Quảng Bình ban đêm, rồi lặn vào để triệt hạ các tầu Swatow. Vẫn theo lời tác giả, Toán Vulcan gồm các Biệt Hải hành động: Nguyễn Văn Chuyên, trưởng toán, Nguyễn Hữu Thảo, Lê Văn Kinh và Nguyễn Ngọc. Toán Vulcan làm xong được nhiệm vụ, nhưng trong số 16 con kình ngư trên chiếc N:3, chỉ có một mình Biệt Hải Nguyễn Ngọc là sống sót trở về. Tác giả nhấn mạnh ở trang 156 của "Bóng Đêm và Sứ Mạng" như sau: "Đa số chúng ta chẳng biết Nguyễn Ngọc ở đâu và tổ quốc sau bao thăng trầm có lẽ đã quên tên anh, kể cả những người đã hy sinh trong chuyến công tác năm đó...Kẻ viết bài này được biết anh đang sốn bên cạnh chúng ta với cuộc sống hết sức âm thầm đúng với tinh thần của người biệt kích không khoe khoang tự mãn". Câu chuyện mà Nguyễn Ngọc kể lại gồm nhiều chi tiết khiến chúng ta phải bàng hoàng. Những ai có cuốn "Bóng Đêm và Sứ Mạng" trong tay có thể đọc câu chuyện đầy tính bi hùng tráng này từ trang 157 cho đến 160 để hiểu thêm vai trò của những người lính Biệt Hải trong cuộc chiến tranh ngoại lệ, cuộc chiến trong bóng đêm giữa lòng đất địch. Dĩ nhiên, những cựu binh trong lực lượng Biệt Hải không muốn và cũng không được phép dương danh suốt trong thời kỳ chiến tranh. Trong bài “Ước muốn trở thành chiến sĩ Biệt Hải” ở trang 90 của tác phẩm hồi ức “Bóng Đêm và Sứ Mạng,” tác giả Nguyễn Trâm đã kể lại rất chi tiết khóa học của anh và nhiệm vụ của Biệt Hải sau này. Theo tác giả, những người lính Biệt Hải đều là lính tình nguyện và nhấn mạnh rằng dù những hoạt động của Biệt Hải diễn ra ngay trong lòng đất địch là công tác rất nguy hiểm, nhưng gia nhập Biệt Hải không phải là điều dễ dàng. Ưu tiên gia nhập chỉ dành cho những ai phục vụ trong đơn vị và người ký giấy chứng nhận đơn khóa sinh cũng phải là người hoạt động trong Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Gia nhập đã khó, nhưng trải qua được giai đoạn huấn luyện càng khó hơn. Nguyễn Trâm viết ở trang 101 của “Bóng Đêm và Sứ Mạng” về khóa 1/68 Biệt Hải như sau: “Khóa này có 36 khóa sinh tình nguyện, đa số là dân chính ở các giáo xứ. Số còn lại gồm một số anh em thuộc đơn vị Dân Sự Chiến Đấu trên Đồi Hoa Sim, cộng thêm với số nhân viên trong Nha Kỹ Thuật gởi ra học dưới sự hướng dẫn của các thông dịch viên và huấn luyện viên Người Nhái (Seal Team) của Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. 36 khóa sinh cùng các thông dịch viên luân phiên xếp hàng hai chạy ra tập họp ở bãi biển trước Trại 9 khoảng 500 mét. Tại đây, chúng tôi học bài học về thể dục cơ bản của Biệt Hải. Trong 3 ngày tuần đầu tiên, mọi người còn hăng hái, sau giờ huấn về phòng còn cười nói hết sức thoải mái, lòng đầy tự tin. Nhưng bước sang ngày thứ tư thì tứ chi bải hoải, đau nhức lạ thường. Các bắp thịt trong người đã bắt đầu chuyển động và nở nang đến nỗi khi nuốt nước miếng cũng đau. Tất cả khóa sinh đâm ra biếng ăn, biếng nói giống như gà mắc dịch cúm vậy. Mỗi lần ra đến bãi tập là chúng tôi mong cho mau hết giờ để về phòng nghỉ ngơi. Nhưng qua được tuần lễ đầu thì mọi người đã thích ứng được với hiện tượng nở nang và đau đớn cơ thể. Sang tuần lễ thứ nhì thì cơ thể bắt đầu trở lại bình thường. Bấy giờ các cố vấn Hoa Kỳ mới bắt đầu giảng dạy các kiểu bơi lội, rồi khóa sinh được chở ra khơi để thả và tập bơi vào bờ... Thấm thoát chúng tôi bước vào tuần lễ thứ 6 tức là Tuần Lễ Địa Ngục (Heel Weeks). Trong tuần lễ này, tất cả các khóa sinh đều phải có mặt tập luyện ngoài bờ biển 24 giờ mỗi ngày. Các huấn luyện viên thay phiên nhau dùng nhiều 'độc chiêu' để hành xác hầu tập cho khóa sinh sự cứng cỏi. Khóa sinh nào yếu thể chất và tinh thần rất dễ bỏ cuộc. “Ngoại trừ 10 phút cho mỗi bữa ăn và từ 40 cho đến 50 phút để ngủ vào ban đêm. Thời gian còn lại được dành hết cho phần huấn luyện và thực tập. Trong giai đoạn này, khóa sinh phải ngủ dưới nước ban đêm, nằm lăn lộn trong đống cát biển, sóng gió thổi vào khiến hai lỗ tai lúc nào cũng dính đầy cát. Người nào nâng đầu lên khỏi mặt sóng là bị huấn luyện viên đạp xuống sâu hơn. Khi về phòng, huấn luyện viên còn hành xác các khóa sinh thêm, bằng cách lấy những cục nước đá to cỡ viên bi, bỏ đầy người khiến chúng tôi bị lạnh không tài nào ngủ được. Có một số chịu được ba bốn ngày đầu nhưng rồi sau đó đuối sức, không chịu nổi và đành chấp nhận bỏ cuộc nửa chừng... Kết thúc tuần địa ngục, chúng tôi có 4 ngày nghỉ phép dưỡng sức. Về đến nhà, mọi người đều nhìn tôi ngạc nhiên khi thấy thân hình tôi ốm đen, hai mắt lõm sâu vì thiếu ngủ... Cuối cùng khóa 1/68 Biệt Hải chỉ còn 26 khóa sinh trụ lại được cho những ngày mãn khóa.” Những đoạn mà tôi trích dẫn từ cuốn “Bóng Đêm và Sứ Mạng” của lực lượng Biệt Hải/VNCH chỉ là cái cớ để một lực lượng tác chiến mà trong thời chiến ít có người biết tới vì cuộc chiến mà họ phải đương đầu là một chiến bí mật hay là cuộc chiến ngoại lệ. Trong suốt trong 580 trang sách, người đọc có cơ hội khám phá ra được những tài liệu quí giá, những đánh giá thẳng thắn của những nhân chứng. Ký ức của nhân chứng, cộng với những tài liệu được giải mật đã giúp cho người ta có thể hiểu được một phần thực chất của cuộc chiến tranh ngoại lệ ở Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ. Những ai có trong tay cuốn “Bóng Đêm và Sứ Mạng” tất sẽ đọc được nhiều câu chuyện khác được viết ra từ trong ký ức của những Biệt Hải còn sống tại Hoa Kỳ, hay ở các nước khác và ngay tại Việt Nam. Những ký ức chất chứa trong mỗi trái tim của người Biệt Hải nay mới có cơ hội được bộc lộ ra cho những thế hệ sau biết được cha ông họ thời trai trẻ đã sống và chiến đấu như thế nào cho tổ quốc Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt Nam cách đây 35 năm, mỗi con người miền Nam yêu nước chiến đấu bằng những con đường khác nhau để phục vụ cho một cuộc chiến thông thường hay còn gọi là cuộc chiến qui ước. Tuy nhiên, trong sử sách không thiếu những bằng chứng cho thấy, cuộc chiến ngoại lệ trong nhiều trường hợp đã quyết định chiến trường. Vì thế cuộc chiến tranh ngoại lệ tuy chỉ là một cuộc chiến phụ, nhưng lại giữ vai trò quan trọng. Khi mở cuộc xâm nhập miền Nam, Hà Nội đã đưa chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Họ tin rằng hậu phương miền Bắc của họ sẽ tiếp tục “bình yên” và bất khả xâm phạm. Niềm tin của Hà Nội không phù hợp với sự thật, bởi vì Việt Nam Cộng Hòa đã mở cuộc chiến tranh ngoại lệ, tuy không có khả năng lật đổ chế độ miền Bắc, nhưng cũng đủ lũng đoạn, gây ra một tình trạng bất ổn thường xuyên ở hậu phương của họ. Những người lính Biệt Hải, những điệp viên do Sở Bắc thả vào miền Bắc Việt Nam bị tử trận hay sa cơ là một niềm đau cho miền Nam Việt Nam, nhưng đồng thời cũng gây cho Hà Nội sự hoảng sợ. Cho đến khi Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ quyết định oanh tạc vào những vị trí quân sự ở miền Bắc, rõ ràng niềm tin vào sự an toàn của hậu phương miền Bắc bị phá vỡ hoàn toàn. Chúng ta chỉ tiếc một điều là người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã giúp chúng ta dựng lên một cơ cấu hoạt động hữu hiệu ngay trong lòng đất địch, nhưng chính sách và kế hoạch của cuộc chiến ngoại lệ do Hoa Kỳ chủ trương lại chỉ có tính chất nửa vời và hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Washington. Không đủ viện trợ, ngân sách ngoại viện bị cắt, viện trợ quân sự giảm dần cho nên các hoạt động của chiến tranh ngoại lệ tại Việt Nam Cộng Hòa bị ảnh hưởng rất nặng nề. Cho nên, nếu đọc hết 580 trang của tác phẩm “Bóng Đêm và Sứ Mạng” của cựu chiến binh Biệt Hải, người đọc mới thấy thương những người lính chiến đấu trong bóng tối này. Lòng yêu nước, nhiệt tình và khả năng của họ không thua bất cứ một người lính nào của các quốc gia khác trong cuộc chiến tranh ngoại lệ. Ấy thế mà chỉ vì sự thay đổi ở Washington và tầm nhìn rất ngắn của những nhà lãnh đạo đầu sỏ ở Việt Nam Cộng Hòa, nhiệm vụ của tất cả những người lính can trường trong cuộc chiến tranh ngoại lệ nói chung trở thành dang dở, dang dở cũng như chính tuổi thanh xuân bất hạnh của họ. Những người lính ấy chiến đấu âm thầm nhưng lẫy lừng biết bao! Cho nên, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm về những dang dở ấy của tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có lực lượng Biệt Hải?  (V.A.)


-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom