Trang Bạn Đọc dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.
ĐẠI-DƯƠNG
Tin tức từ hệ thống truyền thông quốc doanh cho biết số lượng Việt kiều về nước trong năm 2004 lên đến 400,000 người.
Phan Văn Khải, Thủ tướng cộng sản Việt Nam trong buổi họp mặt mừng xuân Ất Dậu với 600 Việt kiều tại dinh Thống Nhất hôm 30-01-05 đã phát biểu "Người Việt Nam ở nước ngoài dù đi đâu, ở đâu, dù đi ra nước ngoài vì bất cứ lý do gì, họ cũng là máu của máu VN, là thịt của thịt VN".
Cộng đồng người Việt hải ngoại phức tạp hơn bất cứ sắc dân nào sinh sống ở 90 quốc gia khắp thế giới thuộc nhiều thành phần khác nhau về lý tưởng, về mục đích qua nhiều biến cố lịch sử.
Nhóm đệ nhị thế chiến đa số có thiện cảm với Việt Minh vì uất ức với cách cư xử kiểu thực dân của người Pháp.
Nhóm lẫn tránh chiến tranh miền Nam qua chương trình du học, hoặc có liên hệ với chính phủ nước ngoài nên sinh sống ở ngoại quốc suốt thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Một số tham gia các phong trào phản chiến một chiều nên chỉ chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh tham chiến tại Đông Dương. Không mấy ai trong số họ tình nguyện trở về sinh sống tại quê cha đất tổ khi hòa bình tái lập với đảng cộng sản thống trị toàn cỏi Việt Nam.
Nhóm tị nạn quốc gia gồm du học sinh Việt Nam Cộng Hòa mang tinh thần quốc gia; những viên chức ngoại giao VNCH không muốn rơi vào tay cộng sản sau năm 1975.
Nhóm tị nạn cộng sản năm 1975 khoảng 200,000 người vượt hẵn số lượng Việt kiều từng sinh sống ở ngoại quốc. Đa số chống cộng quyết liệt vì từng gánh vác trọng trách bảo vệ dân chúng miền Nam vĩ tuyến 17. Sự xuất hiện bất ngờ của nhóm này đã làm thay đổi quan điểm của người ngoại quốc cũng như người Việt hải ngoại về đảng cộng sản Việt Nam, về cuộc chiến tranh Đông Dương mà từ trước từng bị bóp méo bởi truyền thông thế giới cũng như guồng máy tuyên truyền của Đệ Tam Quốc Tế.
Sự tương đồng lý tưởng đã kết hợp hai nhóm tị nạn quốc gia và tị nạn cộng sản thành một lực lượng chống cộng vượt trội trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhờ thế, người ngoại quốc và cộng đồng người Việt hải ngoại đã xem xét cuộc chiến Đông Dương tương đối chính xác hơn.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Nhóm thuyền nhân bao gồm những người Việt đi tìm tự do từ cuối thập niên 1970. Sự ra đi ồ ạt của thuyền nhân Việt trên các phương tiện thô sơ trải qua những hiểm nguy do công an cộng sản, hải tặc, biển cả ... đã làm thức tĩnh lương tâm nhân loại trước một vấn nạn to lớn của thế kỷ 20. Cộng đồng quốc tế, kể cả lực lượng chống cộng đã ra sức cứu vớt, cưu mang hơn một triệu thuyền nhân. Hơn 600,000 thuyền nhân bất hạnh đã mất mạng trên đường tìm tự do.
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi làn sóng thuyền nhân với khát vọng tự do tỏa khắp thế giới. Nhóm thuyền nhân mang nhiều ấn tượng thương đau dưới chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hòa nhập vào lực lượng chống cộng ở hải ngoại làm thành đa số tuyệt đối trong cộng đồng hải ngoại.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Nhóm tị nạn cộng sản bất đắc dĩ khi Đông Âu là Liên Xô sụp đổ vào năm 1989 và 1991 vì hợp đồng lao động không còn hiệu lực và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa không thực tâm đưa toàn bộ về nước. Trong khi đó, những người đi lao động hợp tác và du học sinh, nghiên cứu sinh cũng không muốn trở về quê hương vì nhiều lý do khác nhau. Một số chê chủ nghĩa cộng sản sau nhiều năm trường bị nhồi nhét những điều không tưởng. Số khác vì lý do kinh tế dù cho phải làm những việc bất hợp pháp để kiếm sống nơi xứ người.
Nhóm cựu tù nhân chính trị được Hoa Kỳ cho phép tái định cư từ cuối thập niên 1980 mang theo những vết thương chí mạng về vật chất lẫn tinh thần do cộng sản gây ra đã bổ sung thêm sức mạnh cho lực lượng chống cộng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Được sự cưu mang của các quốc gia sở tại, cộng đồng người Việt đã biểu thị tinh thần lá lành đùm lá rách để cùng nhau hội nhập và vươn lên trong xã hội tạm dung. Đồng thời, cũng không quên giúp đở cho thân bằng quyến thuộc bất hạnh tại quê nhà và kiên trì đấu tranh cho nước Việt Nam tự do dân chủ phú cường.
Sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt hải ngoại không liên hệ gì đến các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trái lại, từ Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho chí các nhà ngoại giao Hà Nội và truyền thông quốc doanh đã không tiếc lời sỉ nhục người Việt tị nạn cộng sản.
Cho tới nay, hầu hết người Việt tị nạn đều mang quốc tịch nước ngoài và cộng đồng người Việt hải ngoại đã có một tiềm lực kinh tế và chất xám dồi dào. Cộng đồng này không liên hệ gì đến Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt pháp lý cũng như trên phương diện xây dựng và phát triển.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Nhóm Việt kiều tạm thời chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, tuy cho chiều hướng gia tăng trong những năm tới, nhưng cũng sẽ chiếm tỉ lệ không đáng kể ở nước ngoài. Tiến trình hội nhập với thế giới văn minh tạo điều kiện cho Hà Nội tung cán bộ chính trị, kinh tế, văn hóa đi khắp nơi, tăng cường số du học sinh, nghiên cứu sinh và lực lượng lao động ra nước ngoài, du lịch tìm việc ... Số người này chịu sự quản lý chặt chẽ của Đại sứ quán và Lãnh sự quán cộng sản. Hầu hết còn mang quốc tịch Việt Nam. Nhóm này chẳng hề và cũng không cần góp chút sức nào vào sự phát triển và phồn thịnh của cộng đồng người Việt hải ngoại vì chỉ lưu lại ở nước ngoài trong một thời gian ngắn.
Tiềm năng kinh tế và chất xám của cộng đồng người Việt hải ngoại đã khơi dậy tham vọng của Hà Nội muốn khống chế, kiểm soát và điều khiển nguồn tài nguyên này nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến lược của đảng cộng sản. Nghị quyết 36 của Hà Nội được ban hành giữa năm 2004 đã không che dấu ý đồ này.
Hà Nội biết rõ không thể vận dụng đa số người Việt hải ngoại ủng hộ mục tiêu chiến lược của đảng cộng sản Việt Nam nên dùng phương pháp nhập nhằng.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng ba nhóm Việt kiều: thân cộng, phản chiến và tạm thời làm đại diện cho ý nguyện của người Việt hải ngoại. Tức là lấy thiểu số đại diện cho đa số.
Trong dịp Tết Ất Dậu, chính phủ Hà Nội đã đài thọ cho các tổ chức và cá nhân Việt kiều hoạt động cho đảng cộng sản về thăm quê hương để ca tụng chính sách của Nhà nước như Trịnh Cao Sơn, Việt kiều Thái-lan; Lê Thiết Hùng, được cử đi đào tạo tại Ba Lan, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan Ðoàn kết và Hữu nghị; Hoàng Thị Phương, Việt kiều Lào, 56 tuổi đảng; Phạm Thanh Thủy, Ủy viên Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Campuchia; Đinh Thúy Nga, Việt kiều Thái-lan; Tiến sĩ Đoàn Hồng Hải, nguyên Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Mỹ. Họ đều là những cán bộ do cộng sản phái đi làm công tác ở nước ngoài. Họ là những Việt kiều giả.
Nguyễn Ngọc Thạch du học ở Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 1968 được hãng Siemens cử về làm đại diện tại VN từ năm 1993; Cao Văn Phú, Việt kiều Pháp cùng gia đình về nước làm ăn, sinh sống từ cuối năm 1990; Hoàng Ngọc Phan, Việt kiều Mỹ, Giám đốc Cty Liên Việt Mỹ là một trong 5 Việt kiều được Bộ Ngoại giao cấp bằng khen. Họ đều là Việt kiều giả vì lý do không còn trực tiếp sinh hoạt trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
TS Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ; TS Trần Văn Khê, Việt kiều Pháp; TS Đặng Lương Mô, Việt kiều Nhật đều hồi hương. Như thế, họ cũng thuộc loại Việt kiều giả bởi đã tách rời với cộng đồng người Việt hải ngoại.
Nguyễn Lương Mô phát biểu trên tờ Tuổi Trẻ 04-02-05 "Tôi quyết định hồi hương vì sự kêu gọi của tình cảm quê hương ... trong khi đất nước mình đang cần mình thì lại đem kiến thức làm việc cho nước ngoài thì thật là vô lý".
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Suốt đời họ bán kỹ năng cho ngoại quốc, nhất là ở độ tuổi sung mãn để có địa vị, danh vọng. Nay, đến tuổi hưu lại muốn tiếp tục bán kỹ năng cuối đời cho cộng sản. Ai cũng có quyền tự do buôn bán kỹ năng của mình, nhưng người có lương tri không nên che đậy bằng những lời lẽ yêu nước, thương dân.
Qua phát biểu của những Việt kiều giả trên hệ thống truyền thông quốc doanh đã phản ảnh thái độ cam chịu làm nô lệ cho đảng cộng sản.
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Báo Lao Động 08-01-05 ghi nhận đề nghị của Nguyễn Đăng Hưng "Tôi nghĩ muốn thu hút chất xám về Việt Nam thì Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hơn tinh tế hơn và hiệu quả hơn ... cần có một diễn đàn nào đó để trao đổi thông tin, để Việt kiều có thể hiến kế".
Kế do Việt kiều hiến sẽ được Ban Nghiên cứu khoảng 30 người của Thủ tướng duyệt xét. Ban này gồm toàn những gạo cội cộng sản cở tuổi trên 70 Đào Xuân Sâm (chuyên về lý luận), Trần Việt Phương (nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chuyên về văn hoá xã hội), Vũ Quốc Tuấn (nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chuyên về cải cách doanh nghiệp), Vũ Đại Lược (về chiến lược), Nguyễn Thiệu (về tài chính ngân hàng), nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (về cải cách hành chính), Lê Đăng Doanh (về kinh tế vĩ mô) ...
Chất xám của người Việt hải ngoại sẽ bị những chuyên gia xã hội chủ nghĩa sàng lọc làm cho biến chất. Trong khi đó, Hà Nội rất trân trọng đối với chất xám không mang dòng máu Việt Nam ...
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.
Hoàng Ngọc Phan bị Bộ Văn hóa Thông tin chơi một vố khi duyệt phim Bẫy tình làm mất khá nhiều tiền mà chỉ "nén tiếng thở dài ... không dám trách móc gì Bộ VHTT ... đầu tư vào điện ảnh ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều thủ tục phiền hà và phiêu lưu mạo hiểm quá".
Cao Văn Phú phát biểu "Khi trở về quê hương sinh sống, đầu tư, chúng tôi xác định, về không phải là để thắc mắc, đòi hỏi, chúng tôi hiểu, đất nước còn khó khăn ... đừng kêu nữa mà hãy cứ làm đi".
Những nhà đầu tư này cứ cúi đầu vì đồng tiền bất chấp tư cách con người, như thế khác nào công cụ lao động của đảng cộng sản.
Kiều hối trong năm 2004, theo tin của Hà Nội, lên trên 3 tỉ mỹ kim, xấp xỉ tiền tài trợ của cộng đồng quốc tế Việt Kiều Thật - Việt Kiều Giả(3.4 tỉ); bằng 3/4 vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (4.2 tỉ). Đó là 3 nguồn tài chính quan trọng nhất của Việt Nam .
Số kiều hối tại TP Saigon trong năm 2004 gần 1.9 tỉ mỹ kim, nhưng đưa vào đầu tư có 2%. Đa số nằm trong két sắt hoặc ngân hàng.
Tượng đài Thuyền nhân được thiết lập ở Nam California đế tưởng nhớ đồng bào
bỏ mình trên đường trốn chạy khỏi chính thể bạo tàn Cộng Sản. Hình ảnh hãi hùng, tuyệt vọng của thuyền nhân được diển tả dựa và Tượng đài Thuyền nhân ở Nam California.
Người Việt hải ngoại nên suy xét lại giá trị kinh tế của kiều hối.
Thứ nhất, tại sao với số tiền tương tự, mà các nhà tài trợ quốc tế buộc Hà Nội phải thực hiện nhiều cải cách quan trọng, kể cả lĩnh vực nhân quyền, trong khi người Việt hải ngoại không hề đặt một điều kiện nào cả?
Thứ hai, tiền gửi cho thân nhân nhiều chỉ đọng trong ngân hàng hoặc két sắt, gầm giường là những đồng tiền thiếu hiểu quả kinh tế. Nên lưu lại ở ngoại quốc để đầu tư sẽ được bảo đảm và sinh lợi. Gữi vừa chi tiêu đơn giản cho gia đình phải chăng là một sự tính toán khôn ngoan?
Những người muốn đầu tư chất xám cũng nên tự vấn.
Một là, khi bán kỹ năng cho người ngoại quốc tại các xứ tạm dung đều được tôn trọng và được quyền gián tiếp quyết định hướng đi của xã hội. Được tự do chất vấn chỉ trích chính quyền. Tại sao khi về Việt Nam lại bị khinh thường và tự tướt bỏ quyền tự do ngôn luận?
Hai là, đem chất xám về Việt Nam để làm thay đổi xã hội hay làm nô lệ cho đảng cộng sản?
Tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ
Hà Nội muốn sử dụng thiểu số Việt kiều giả để đại diện cho tiếng nói chung của cộng đồng người Việt hải ngoại trong mục tiêu phục vụ cho chiến lược lâu dài của đảng cộng sản mà ai cũng biết.
Tuy nhiên, có sụp bẫy hay không còn tùy thuộc vào sự sáng suốt và thận trọng của người Việt hải ngoại vốn có quá nhiều kinh nghiệm với cộng sản.
ĐẠI-DƯƠNG
------------oo0oo--------------
Cộng Sản Việt Nam đã nhiều lần lén lút bán nước cho Trung Cộng . Ngày nay người ta tìm thấy các văn kiện bán nước nầy được ngụy trang dưới nhiều danh nghĩa khác nhau: thư riêng, nghị định, hiệp ước v.v... Dù ẩn dấu dưới hình thức nào thì hậu quả cũng như nhau: đàn anh Trung cộng lấn chiếm đất liền, hải đảo, vùng trời, vùng biển ... của dân tộc Việt Nam mà cha ông ta đã bao phen đổ máu giử gìn .
Văn kiện bán nước do Phạm Văn Đồng ký dưới hình thức thư riêng.
------------oo0oo--------------
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.