------------oo0oo--------------
Trang Sưu tầm dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.
-------------oo0oo--------------
6 hiểm họa đe dọa sức khỏe từ thức ăn
1/- Món gan luộc chưa chín kỹ - nguồn bệnh viêm màng não.
Gần đây, các nhà khoa học Ba Lan đã phát hiện ra rằng, loại khuẩn trùng Campylobacter không chỉ sống trên bề mặt của các loại thịt đỏ mà còn nằm sâu trong gan động vật. Campylobacter bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, song nếu gan chưa được nấu chín kỹ thì chúng vẫn có khả năng gây bệnh. Campylobacter được phân lập từ máu và phân ở những bệnh nhân nhiễm trùng tiêu hóa lần đầu tiên vào năm 1938. Chúng không chỉ gây bệnh tiêu chảy tiêu chảy, sốt, nôn mà có thể gây ra tình trạng du khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc hoặc viêm màng não. Do vậy, khi chế biến món gan, cần thái thành miếng nhỏ rồi mới luộc hay rán. Sau khi chín, đậy vung đun nhỏ lửa khoảng 2 - 3 phút để gan chín kỹ, để nhiệt độ cao thâm nhập tới từng thớ gan, tiêu diệt hết loại trùng khuẩn nguy hiểm này.
2/- Chế biến rau xanh - cạn kiệt nguồn vitamine
Các nghiên cứu mới đây tại Viện Thực phẩm và Dinh dưỡng Ba Lan cho thấy, rau xanh chế biến ở nhiệt độ trên 70 độ thì vitamine C bị phân hủy hầu như hoàn toàn. Chỉ cần luộc trong vòng 5 phút rau cải xanh giàu vitamine C, lượng vitamine C bị tiêu hủy 90%. Khi cho tỏi đã giã vào chảo nóng chỉ trong vòng 1 phút hợp chất allyl sulfocyanate bị phân hủy hoàn toàn. Hợp chất này là thành phần quý của tỏi có tác dụng chống ung thư. Để bảo đảm nguồn vitamine không bị tiêu hủy hoàn toàn, cần luộc rau bằng cách cho rau vào nước đang sôi có pha muối hoặc luộc cách thủy. Các nhà khoa học Ba Lan cho biết, rau cải xanh luộc cách thủy chỉ mất 10% các vitamine. Xào rau ngập trong dầu cũng là cách bảo tồn lượng vitamine ít bị thất thoát. Còn đối với tỏi, để hợp chất allyl sulfocyanate không bị tiêu hủy, nên giã tỏi và để 15 phút cho hợp chất ổn định bền vững mới cho vào chảo.
3/- Chảo chống dính - nguồn gây ung thư tiềm tàng
Việc chọn lựa son, chảo chế biến thực phẩm đặc biệt có ý nghĩa đối với sức khỏe. Cái thời dùng các đồ bằng nhôm đã đi vào dĩ vãng. Bởi lẽ, khi nhôm bị đun nóng sẽ giải phóng những hợp chất độc hại cho sức khỏe con người. Dùng đồ tráng men an toàn, tuy nhiên khi bị xước bề mặt hay bong vẩy men thì lại trở thành nguy hại cho sức khỏe. Các bà nội trợ đua nhau mua chảo không dính (non stick). Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học Toronta (Canada) cho biết, khi chảo chống dính ở nhiệt độ 360 độ thì giải phóng những phân tử có tên PTFE có khả năng gây ung thư. Các chuyên gia thuộc Tổ chức chống ngộ độc quốc tế (TFLC) cho rằng, để tránh hiểm họa cho sức khỏe, tốt nhất nên dùng những đồ nấu bằng inox.
4/- Cơm nguội... ổ vi khuẩn
Theo báo cáo của Trung tâm An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đã từng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại hai trường mẫu giáo (tiểu bang Virginia) do ăn cơm rang thịt gà chế biến từ cơm nguội nhiễm khuẩn Bacillus cereus. Các cháu phải nhập viện với các triệu chứng nôn mửa, đau quặn bụng và tiêu chảy. Sau đó các chuyên gia y tế đã phát hiện ra nguyên nhân vụ ngộ độc là do nhân viên cấp dưỡng của trường đã nấu cơm từ tối hôm trước, để nguội ở điều kiện nhiệt độ trong phòng, sau đó cho vào tủ lạnh và rang lại cho các cháu ăn vào bữa trưa hôm sau. Theo cơ quan Food Standards Agency của Vương quốc Anh, cơm nguội, dù về cảm quang không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu - thậm chí đã rang lại - vẫn có thể gây ngộ độc.
Thủ phạm là vi khuẩn Bacillus cereus có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch. Quá trình nấu cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã chuyển sang dạng bào tử. Nếu cơm được ăn nóng ngay sau khi bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại và tiết ra một số độc tố gây ngộ độc cho người ăn. Thời gian để cơm nguội ở nhiệt độ trong phòng càng lâu thì lượng độc tố và vi khuẩn càng nhiều. Dù có rang hay hâm nóng cũng không loại bỏ được các độc tố, cũng như không tiêu diệt được vi khuẩn Bacillus cereus. Nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cơm nguội, song lại bị bỏ qua vì nghỉ là ngộ độc do thức ăn.
5/- Món tái và nướng - những trái bom bệnh
Nhiều món thịt tái đang trở thành đồ nhậu khoái khẩu của các đệ tử ma men. Song cần cẩn thận, trong miếng thịt tái chứa đầy hiểm họa. Gần đây, Viện Sức khỏe Cộng đồng Ba Lan đã phát hiện trong món tái thịt dê, bò, lợn có nhiễm loại vi khuẩn chủng loại Yersinia enterocolitica. Triệu chứng khi ăn phải loại vi khuẩn trong các món tái là tiêu chảy, sốt cao và đau quặn bụng dưới. Nhiều trường hợp đã chẩn đoán nhầm là bị đau ruột thừa, đưa bệnh nhân lên bàn mổ. Theo tiến sĩ Jolanta Szych thuộc Viện Sức khỏe Cộng đồng Ba Lan, các món tái nhiễm khuẩn Yersinia enterocolitica còn chứa đựng nguy cơ bệnh tự miễn dịch, khi đó cơ thể con người coi các tế bào của chính mình là kẻ ngoại nhập. Lúc đó người bệnh sẽ đối mặt với căn bệnh viêm khớp kèm theo viêm đường tiết niệu.
Những món nướng được mọi người ưa thích cũng nằm trong tầm cảnh báo của các chuyên gia an toàn thực phẩm. Những giọt mỡ chảy xuống bếp than, bốc hơi bám vào đồ nướng sẽ biến thành thứ độc tố gây tổn thương DNA và cũng là yếu tố tiềm tàng gây ung thư.
6/- Tủ lạnh có an toàn cho sức khỏe?
Nhiều người lầm tưởng rằng, tủ lạnh sẽ là kho dự trữ thực phẩm lý tưởng cho gia đình. Tuy nhiên bạn nên nhớ hai điều: Thứ nhất - không có loại tủ lạnh nào giúp cho thực phẩm kéo dài được thời hạn sử dụng, thứ hai - thực phẩm có thể bị lây nhiễm đủ loại vi khuẩn độc hại từ một số sản phẩm.
* Đối với thịt tươi, trứng tươi: Những loại vi khuẩn từ thịt tươi, trứng gia cầm nhanh chóng nhiễm sang các loại thực phẩm khác và trở thành mối đe dọa cho sức khỏe. Thế nên, thịt tươi hay trứng gia cầm cần đựng trong túi hay hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ.
* Đối với các loại đồ hộp: Không nên để những thực phẩm đóng hộp kim loại đã mở vào tủ lạnh, mà nên cho sang hộp nhựa. Nên vứt bỏ thực phẩm đóng hộp khi đã bị phồng rộp. Lý do: Đó là dấu hiệu sản phẩm đã bị nhiễm khuẩn độc hại.
source: email from readers.
-------oo0oo-------
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.
Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội