Home Page Vietlist.us

Trang Bạn Đọc dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.

Trang Bạn Đọc - Vietlist.us




Giọt Nước Mắt Tuổi Xế Chiều.

Những mẩu chuyện chỉ có thế có trong "Thiên Đường Cộng Sản".

Đằng sau hình ảnh những cụ già gầy yếu ngồi co ro ăn xin bên lề đường hoặc ngồi lọt thỏm trong chiếc xe đẩy, lê lết khắp hang cùng ngõ hẻm bán vé số... là một hệ thống chân rết của những kẻ chăn dắt ăn bám người già.

tuoigia
Lưng còng sát đất nhưng đêm đêm các cụ phải bán vé số đến khuya mới được về nghỉ ngơi - (Ảnh: Đ.D.)

20 giờ tối. Đây là lúc “ông chủ” tên C. (quê Thanh Hóa) “áp giải” các ông lão, bà lão “cái bang” từ một khu nhà trọ ở ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, ra các ngả đường “hành nghề” ăn xin. Tập trung chủ yếu ở đường Nguyễn Văn Linh, Q.7, Saigon.

Vắt kiệt tuổi già

Từ thời gian này đến quá nửa đêm, nhiệm vụ của những cụ ông, cụ bà 70-80 tuổi là phải ngồi trên đường để xin tiền. Rất nhiều người đi đường thấy những hình ảnh thương tâm này đã bỏ tiền vào chiếc nón trên những đôi tay gầy gò, run rẩy của các cụ. Không ai có thể ngờ phía sau các cụ, từ trong một góc tối gần đó, C. ngồi trên xe rung đùi quan sát và nhẩm tính số tiền sẽ thu được.

Đến khoảng 22 giờ, C. bắt đầu xuất hiện, vòng xe một lượt rồi chở một số cụ “hoán đổi” địa điểm ngồi xin tiền. 24 giờ đêm, C. vòng xe chạy ngược chiều đại lộ Nguyễn Văn Linh dồn các cụ lên xe gắn máy chở về phòng trọ.

“Đại bản doanh” của đường dây cái bang người cao tuổi này là căn nhà trọ xập xệ mà các cụ chen chúc nhau ngả lưng mỗi đêm. Số tiền xin được của người đi đường, các cụ đều phải nộp cho C. để đổi lấy những bữa ăn qua ngày. “Cơ sở” cái bang này tồn tại đã lâu, thỉnh thoảng C. lại về Thanh Hóa “tuyển” thêm các cụ có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn để đưa vào .

Giọt mồ hôi cuối đời

Tụ điểm chăn dắt người già của “ông chủ” N.N.H., quê Phú Yên, ở đường Phạm Văn Hai, phường 5, Q.Tân Bình. Đường dây này đã tồn tại hơn hai năm nay với hàng chục ông cụ, bà cụ già yếu chuyên đi bán vé số phục vụ “ông chủ”.

Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, hiện H. đưa các cụ tới một căn nhà trọ nằm sâu trong con hẻm trên đường Phạm Văn Hai. Nơi đây, gần 30 cụ già ốm yếu từ 60-80 tuổi cùng nhiều người khỏe mạnh đẩy xe cho các cụ chen chúc nhau ở trong một gian nhà trọ chật hẹp. Những tháng cao điểm “làm ăn” tại đây có gần 60 cụ.

Phương thức hoạt động của đường dây này là một số người khỏe mạnh đẩy xe cho các cụ già đi bán vé số. “Ông chủ” và những người này ăn chia nhau số tiền lời thu được từ việc bán vé số của các cụ già.

Cụ bà Đ.T.Y., 72 tuổi, vừa ngồi bóp chân vừa đếm lại xấp vé số để bắt đầu một ngày rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm, kể: “Mỗi ngày tui đi bán từ 5g chiều đến 1-2g sáng thì về. Cách ăn chia với chủ là nếu bán được 100 Giọt Nước Mắt Tuổi Xế Chiềuvé số loại 10.000 đồng/vé, tiền lời là 100.000 đồng thì chủ lấy 30.000 đồng, tui còn 70.000 đồng. Trừ chi phí cho người đẩy xe, tiền lời còn lại sau một ngày rong ruổi khoảng 20.000-30.000 đồng”.

tuoigia
Đã quá nửa đêm, cụ bà trên 70 tuổi này vẫn ngồi co ro giữa gió lạnh, sương đêm để ăn xin, phía sau cụ già là những người chăn dắt vẫn dõi theo (ảnh chụp lúc 22g ngày 19-11) - (Ảnh: Đ.T.)

Ở Phú Yên, cụ Đ.T.Y. cũng có con cháu nhưng: “Thấy tụi nó nghèo khó quá tui ngồi không không đành. Nghe trong xóm có nhiều người theo chú H. vào Sài Gòn bán vé số cũng kiếm được đồng một đồng hai sống qua ngày, tui cũng xin theo. Tui tính đợt này nghỉ vì không đi nổi nữa nhưng nhà cửa của con cháu ngoài quê tan tành theo bão lũ nên tôi nuốt nước mắt đi bán tiếp để tự nuôi thân” - cụ Y. vuốt những giọt nước mắt trên hai gò má già nua, tâm sự.

Nỗi ảm ảnh lớn nhất của các cụ già tại đây là những tên lưu manh giật vé số. Hầu như ngày nào cũng có cụ bị trường hợp này. Mặc dù có “ăn chia” và mấy vòng giám sát của “ông chủ” cùng người đẩy xe nhưng khi mất vé số thì chỉ có các cụ phải chịu bồi thường. Sau những lần bị giật vé, số nợ của các cụ với H. lại tăng. Thậm chí theo chính lời của H., có những cụ già đến chết vẫn còn mắc nợ tiền vé số của anh ta.

“Ở cái tuổi 70-80 của tụi tui chắc cũng không sống được bao lâu nữa. Chắc những giọt mồ hôi, nước mắt này là những giọt mồ hôi, nước mắt cuối đời. Tụi tui biết mình bị ăn chặn đầu này đầu kia nhưng cũng đành vì ít ra mình cũng còn lại chút đỉnh đủ để nuôi thân” - một bà cụ nghẹn ngào.

Chân dung những "ông chủ"

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn Saigon hiện có hàng chục đường dây chuyên chăn dắt người già đi ăn xin và mua bán vé số dạng này. Có đường dây 5-10 cụ nhưng cũng có nơi tập trung đến 40-50 cụ. Mỗi đường Giọt Nước Mắt Tuổi Xế Chiềudây đều do một “ông chủ” quản lý. Các “ông chủ” như H., C., M., T.... hầu hết ở lứa tuổi 30-40, có người xuất thân cũng từ dân bán vé số dạo hoặc người từng sống lang thang khắp nơi, cũng có người từng là “phụ tá”, giúp việc cho các “ông chủ” khác rồi sau đó ra “hành nghề” riêng.

tuoigia
Trên 25 cụ già trong đường dây của N.N.H. ngồi chờ ”chủ” phát vé số để đi bán - (Ảnh: Đ.D.).

Chiêu thức chung của các “ông chủ” này thường là lợi dụng những người già neo đơn, cuộc sống khó khăn là dân đồng hương của họ ở các vùng Phú Yên, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Thanh Hóa... cả tin vào người cùng quê để chiêu dụ vào Sài Gòn bán vé số, ăn xin sẽ được bao ăn ở và cho một số tiền phòng thân, gửi về cho con cháu ở nhà.

Sau đó, những cụ già này sẽ được gom về tập trung ở những căn phòng trọ và ứng vốn cho đi bán vé số, tiền lãi sẽ nộp lại cho “ông chủ”, tỉ lệ ăn chia tùy theo “chủ” quyết định. Khắc nghiệt hơn, những cụ già trong các đường dây ăn xin thường được “tuyển” từ người già cô độc, có hoàn cảnh khó khăn nhất mà nếu không phục vụ cho “ông chủ” thì sẽ không có khoản thu nhập nào để sinh sống. Những người già này phải nộp hoàn toàn tiền ăn xin cho “chủ” chỉ để đổi bữa ăn qua ngày.

Mỗi năm, các “ông chủ” thường về quê 2-3 lần để “tuyển” người già vào đường dây chăn dắt của mình. Cá biệt như M. ở Tân Bình, C. ở quận 5... còn đưa cả cha mẹ ruột của mình đi ăn xin.



Home Page Vietlist.us