Home Page Vietlist.us

Trang Bạn Đọc dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.

Trang Bạn Đọc - Vietlist.us




NHỮNG NẺO ĐƯỜNG VIỆT NAM.

“Đường Việt Nam …. Ôi vô tận”, có những đường cao tốc mỗi bên hai làn xe và cũng có những con hẻm chỉ vừa đủ cho một người lách qua một cách chật vật. Đường Việt Nam có những ổ gà sống trâu, có những quán cà phê và bãi rác ngay trên mặt đường nhưng đường Việt Nam cũng có những quãng đường sạch và đẹp như tranh vẽ. Những rãnh nước bẩn thỉu với những đống rác hôi thối hai bên những con đường chật hẹp nơi phố cổ ở Hà Nội mà người của đất ngàn năm văn vật phải bịt mũi rùng mình khi phải đi qua. Quãng đường từ thành phố Bà Rịa đi tới thị xã Vũng Tầu với hoa lá được chom nom cắt tỉa rất kỹ lưỡng và đẹp mắt là một hãnh diện. Quốc lộ 1A từ Sài Gòn xuống tận Cà Mâu thì lại nhếch nhác hỗn độn.


Những nẻo đường Việt Nam

Miền Tây ngày nào với hoa lá xum xuê bây giờ hai bên đường chỉ tòan là nhà, rất khó tìm được một mảng xanh. Nhà cao nhà thấp, cái nhô ra cái thụt vào nhưng gần như nhà nào cũng là một cửa hàng buôn bán. “Nhà mặt phố, bố làm to” vẫn là một tiêu chuẩn của những ước mơ. Đường Sài Gòn bây giờ còn đâu ngọn xanh ngọn đỏ. Mùa mưa thì nước ngập quá bánh xe, mùa nắng cát bụi mù mịt. Mùa nào cũng đầy những gian nan khổ ải.

Nước Việt Nam đất hẹp người đông. Nhà cầm quyền không có khả năng họach định và tiên liệu, cũng chắc là vì túi tham nên cho nhập cảng xe ô tô và xe máy một cách bừa bãi. Thằng anh Trung cộng chế tạo xe máy với giá rẻ nhưng bắt dân chạy xe đạp hay đi xe búyt để giữ gìn môi trường và trật tự giao thông. Lâu lâu kêu gọi dân tự nguyện mang xe máy ra bãi đất trống đốt. Những cái xe máy Made in China xuất xưởng ào ạt đã có thằng em Việt cộng lãnh đủ. Của ôi của thối từ phương Bắc đã có bọn cán bộ đầu nậu ở Hà Nội lo. Vừa phụng dưỡng thằng anh cho đầy tình môi hở răng lạnh vừa kiếm tí lãi mua cái nhà ở California cho ấm bụng.


Những nẻo đường Việt Nam

Chỉ những người tiêu thụ là dân nghèo phải dốc hầu bao ra để làm giầu cho cả bọn Trung cộng lẫn Việt cộng. Các cháu ngoan của ông Hồ có thể giỏi về đặc công pháo kích nhưng lại mù tịt về một kế họach quản trị đô thị và một chữ bẻ làm đôi về những nguyên tắc căn bản phát triển kinh tế cũng không có. Một ngày nào đó số xe máy ở Việt Nam sẽ bằng nửa dân số. Lúc đó người ta mang xe ra đường, nổ máy, rồi … nhìn nhau ngẩn ngơ.


Những nẻo đường Việt Nam

Theo luật lệ giao thông, người đi xe máy mỗi khi ra đường phải đội nón bảo hiểm, nhiều người nhất là giới phụ nữ mặt bịt kín khẩu trang trông như Tạc-Dzăng về thành. Người nào cũng phải vật lộn với từng tấc đất. Cãi nhau, chửi nhau, bấm còi, rồ máy xe cũng chẳng giải quyết được gì. Cái rừng xe máy với đủ lọai tiếng còi xe chẳng biết ai ra hiệu cho ai. Những tiếng quát tháo chửi bới lạc lõng đâu đó cũng chẳng biết ai chửi ai. Người nào cũng hùng hục quẹo sang bên phải, lách qua bên trái để cố nhích lên nửa vòng bánh xe. Xe ô tô nằm đường là chuyện như cơm bữa. Anh tài xế taxi gác chân lên tay lái ngủ một giấc ngon lành, lúc tỉnh dậy nhìn một rừng xe gắn máy bao bọc chung quanh, chửi thề vài tiếng như là một thói quen rồi ngủ tiếp.

Người Việt xa quê được bọn cầm quyền Hà Nội dán cho cái nhãn hiệu “khúc ruột ngàn dặm” về tới Sài Gòn việc đầu tiên là phải mua ngay một cái mũ bảo hiểm. Đi xe taxi nhiều khi rẻ hơn xe ôm nhưng mà bị kẹt cứng giữa cái rừng xe máy thóat ra không được. Hẹn bạn sáu giờ chiều gặp nhau nhưng tám giờ tối vẫn đang ngồi lọt thỏm trong xe taxi. Anh tài xế vui tính nói: “ Chú cứ ngủ đi, lúc nào đến cháu đánh thức.” Ngồi xe ôm, gặp tay lạng lách giỏi cũng có thể đến chỗ hẹn đúng giờ nhưng cái mũ bảo hiểm của chủ xe đã qua bao nhiêu lớp mồ hôi cáu bẩn chua lè khét lẹt. Không đội mũ là phạm luật. Thầy phú lít tu húyt đưa cho cái giấy phạt hai trăm ngàn đồng ông Hồ.


Những nẻo đường Việt Nam

Bởi vậy dù chỉ lang thang ở phố phường Sài Gòn cũng nên sắm lấy cái mũ bảo hiểm, muốn đi đâu nhẩy lên xe ôm và sẵn cái mũ bảo hiểm mới mua cũng có phần an tòan. Nói là có phần an tòan thôi vì chất lượng của những cái mũ bảo hiểm bầy bán ngòai đường phố rất kém. Có trường hợp người đi xe máy đụng xe, chiếc mũ bị bể nát và một mảnh nhựa vỡ ra từ cái mũ sắc như con dao nhọn đâm thấu vào đầu, nạn nhân chết tại chỗ. Các cô gái đứng đường thướt tha trong chiếc áo dài nhưng cũng phải có cái mũ bảo hiểm cầm tay. Gặp tay hảo hán đến đón đi mà không có cái mũ là kể như bể độ. Các cô đã phải ra đứng đường thì tất nhiên không phải là một chọn lựa của dân có “xế hộp”.

Cô gái áo dài mầu thiên thanh, quần mỹ a đen nhánh, tay cầm cái mũ bảo hiểm đứng dưới cột đèn chờ “đi khách” cũng là một hình ảnh rất quen thuộc của người Sài Gòn. Nhìn không được đẹp mắt nhưng đồ nghề ngòai mấy cái bao cao su thì bắt buộc phải có cái mũ bảo biểm. Ngày xưa Tú Bà dậy dỗ chỉ bảo cho cô Kiều “Vành ngoài bẩy chữ vành trong tám nghề” nhưng ngày này ngòai những chiêu độc ấy thì Tú Bà chắc không quên nhắc nhở cô Kiều mang theo cái mũ bảo hiểm.


Những nẻo đường Việt Nam

Nghề chạy xe ôm ở Sài Gòn không còn là một độc quyền của giới mày râu. Bây giờ nhiều cô dáng dấp yểu điệu thục nữ cũng chạy xe ôm. Các cô than thở là “hết đường binh” nên phải mang cái xe cà rịch cà tàng ra đường kiếm cơm. Chẳng lẽ ở nhà ôm bụng đói chờ chết sao. Khách hỏi rằng: “ Tôi ngồi sau là phải ôm cô chặt cứng chứ lọang quạng xe nhẩy vào cái ổ gà là tôi rớt xuống chết mất xác”. Người đẹp xe ôm cười nhỏ nhẹ: “ Chú cứ thỏai mái mà”. Buổi tối trời không mưa, xe cộ đã thưa dần, ôm eo người đẹp chạy lòng vòng… sướng lắm chứ!. Các cô chạy xe ôm coi vậy nhưng cũng là những bà thầy tướng số chuyên nghiệp. Nhìn mặt mũi thằng ba trợn có vẻ cướp bóc thì khéo léo từ chối là đang đợi khách quen. Khách là một ông già chân cẳng có vẻ “Việt kiều” thì “anh đi đâu em cũng tới luôn”. Ngồi sau ông xe ôm mồ hôi mồ kê hôi rình. Ngồi sau cô xe ôm mồ hôi mồ kê nhễ nhại lại là một “thú đau thương”.


Những nẻo đường Việt Nam

Ngày nào báo chí trong nước cũng đăng tải những tin tức về tai nạn xe cộ. Trung bình mỗi tháng có khỏang một ngàn người ôm chân bàn thờ ông bà vì đụng xe hay bị xe đụng. Đa số các tài xế xe tải hay xe khách vì phải cầm tay lái có khi đến hai mươi giờ một ngày đã không còn đủ năng lực để điều khiển chiếc xe, gây ra những tai nạn thảm khốc. Các yêng hùng xe máy lại coi trời bằng vung nên có xá gì tính mạng của người khác và ngay chính mạng sống mình. Ở Hoa Thịnh Đốn người ta chạy xe bên tay phải, ở Luân Đôn chạy bên tay trái, nhưng ở Sài Gòn người ta chạy xe cả hai bên. Những tín hiệu đèn xanh đèn đỏ hay các bảng hướng dẫn giao thông chỉ là những thứ trang trí cho có vẻ văn minh tân tiến. Hai ba anh cảnh sát giao thông đứng ngay góc đường còn chẳng làm nên cơm cháo gì thì cái đèn xanh đỏ lơ lửng trước mắt nào có nghĩa chi. Người Sài Gòn nói chuyện tầm phào: Đèn đỏ mà đứng lại là Việt kiều. Đèn đỏ mà chạy luôn là Việt cộng !


Những nẻo đường Việt Nam

Cái đèn đỏ vô tri vô giác coi vậy chứ cũng là cái thước đo mức độ văn minh tiến bộ của con người. Học sinh từ lớp mẫu giáo lên tới đại học chỉ biết chúi mũi học lịch sử đảng nhưng lại không được chỉ dẫn học tập luật lệ giao thông. Dân chúng dỡn mặt luật pháp và khinh thường các viên chức cán bộ nên phản ứng bằng cách vi phạm những luật lệ của nhà nước. Đơn giản vì họ nghĩ rằng những viên chức cán bộ là những nhân tố tạo dựng nên một cái bình phong gọi là nhà nước đã không xứng đáng dành được một sự kính trọng tối thiểu của người dân. Viên chức thì ngu dốt, cán bộ thì hối lộ tham nhũng. Bọn người này kết hợp với nhau dùng súng đạn và nhà tù để trấn lột áp bức dân chúng. Người dân tin rằng luật lệ được áp đặt để bảo vệ đảng và phục vụ quyền lợi của đảng viên mà thôi. Do vậy phản ứng và chống đối lại bằng tất cả những gì có thể làm được kể cả chạy xe vượt đèn đỏ.

DuongVN
Những nẻo đường Việt Nam

Người dân đứng ngòai vòng của đảng cộng sản công khai gọi là đảng cướp nhìn vỉa hè của những con đường ngay trung tâm, phía trước nhà hát thành phố Sài Gòn mà “hết ý”. Những viên gạch chỗ có chỗ không, lồi lõm gập ghềnh. Nói chuyện thì mới biết nhà thầu phải chia phần trăm cho các cán bộ nên công trình không đạt chất lượng tối thiểu. Nhà cầm quyền lại không thể có biện pháp chế tài hay trừng phạt nhà thầu vì sợ đụng chạm đến các ông to bà lớn. Cây cầu vừa mới hợp long, đọan đường vừa mới cờ quạt chiêng trống khánh thành, thế mà chỉ vài tháng sau là đã tan xác pháo. Viên chức cán bộ người nào cũng đã có phần nên ba cái lẻ tẻ đó chỉ là chuyện nhỏ. Vụ PMU 18 rồi cũng hòa cả làng. Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng chỉ là những tên lính Trường Sơn. Chỉ mấy năm sau khóac cái ba lô rách về nhà, đục khóet các công trình làm cầu đường trong một thời gian ngắn đánh cá độ bóng đá với bọn đĩ bợm quốc tế, thua vài triệu Mỹ kim coi như gãi ghẻ.


Những nẻo đường Việt Nam

Nguyễn Việt Tiến đã ra khỏi “nhà nghỉ mát”, tiền bạc vung vít đến mấy đời cũng không hết. Bùi Tiến Dũng nằm chờ ngày đặc xá. Mang những tên này ra tòa chúng nó khai hụych tọet cả một hệ thống từ anh tổng bí thư cho đến anh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội là cả đám vỡ mặt. Hùynh Ngọc Sĩ bỏ túi dần một triệu Mỹ kim của dự án đường Đông Tây, ra tòa chỉ bị phạt tượng trưng ba năm tù. Bọn viên chức cán bộ cấu kết với nhau bằng cái thẻ đảng tha hồ tự tung tự tác. Những công trình làm đường xây cầu mượn vốn của Nhật với lãi xuất nhẹ sẽ bám chặt vào cái sổ nợ của nhiều thế hệ con dân nước Việt. Mượn tiền của Nhật không phải là chuyện dễ. Người Nhật rất chi li với những điều kiện trói buộc con nợ không thể nào thóat ra khỏi tầm kiểm sóat của họ và tất nhiên họ luôn luôn nắm chắc những lợi lộc, ngay cả những chương trình mang tên từ thiện bác ái.


Những nẻo đường Việt Nam

Đường phố Sài Gòn lúc nào cũng chật ních một rừng xe máy. Những xe cứu hỏa hay cứu thương cũng phải nằm vạ giữa đường, không lối thóat. Đám cháy vẫn đỏ lửa một góc trời, người đau ốm nằm chờ chết. Những chiếc xe máy thay vì tìm cách mở đường cho xe cứu hỏa cứu thương thì lại ngang nhiên đánh vật với tiếng còi hụ. Ý thức của người dân trong cuộc sống cộng đồng hầu như hòan tòan trống vắng. Nhà nước chỉ tìm đủ mọi phương cách để củng cố quyền lực cho một nhóm người và như vậy đã xô đẩy khối tuyệt đại đa số người dân vào thế bất hợp tác và chống đối.


Những nẻo đường Việt Nam

Họ không những chỉ vượt đèn đỏ nhưng lại cũng không biết cùng nhau dẹp một khỏang trống cho các xe cứu hỏa cứu thương.Tầng lớp của xã hội Việt Nam hiện nay là người trong đảng và ngòai đảng. Viên chức và cán bộ xa hoa phung phí bằng mồ hôi và nước mắt của người dân. Những người ở ngòai đảng nhìn bọn đảng viên với ánh mắt căm thù, trông chờ ở một cuộc đổi đời.

Đường Việt Nam không còn những con đường đất rợp bóng tre, không còn những vạt hoa dại đủ mầu sắc hai bên. Đường Việt Nam bây giờ là bãi phóng uế từ nhữngchiếc xe máy của bọn đĩ bợm quốc tế và đám chức quyền Hà Nội.

TRƯƠNG PHÚ THỨ.


Con đường bên Nhật . Ảnh Panacida .


Mùa Thu bên Nhật.


Home Page Vietlist.us