Home Page Vietlist.us

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.

--------------oo0oo----------------

http://www.tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8734

Việt Nam: nơi giáo đồ đang sống trong sợ hãi
Gửi vào ngày Thứ Sáu, 05 Tháng 3, 2010.

Việt Nam: nơi giáo đồ đang sống trong sợ hãi

Nhà báo Johnny Blades tìm hiểu những căng thẳng trong vấn đề tôn giáo tại một thành phố, ở nơi mà người dân có thể bị phạt nặng nếu tổ chức tụ tập cầu nguyện không có phép, kể cả việc đối xử hà khắc trong nhà tù và các trại "trại cải tạo".

--------------oo0oo----------------

thapnen
Một lễ thắp nến hiệp thông của giáo dân công giáo ở miền Bắc (Ảnh Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Hôm đó là một ngày Chủ nhật êm ả trên một con đường bụi bặm tại thành phố lớn nhất nước, và cô Nguyễn Hồng rất lo lắng. Là một trong những người thường nhóm các buổi cầu nguyện tại thành phố Hồ Chí Minh, cô ta có đủ lý do để lo sợ.

Hình phạt cho những ai tổ chức các buổi cầu nguyện chui rất là nặng, kể cả việc bị giam trong những nhà tù khắc nghiệt hoặc các "trại cải tạo".

Đối với nhiều người trong số 8 triệu giáo dân Thiên Chúa Giáo ở quốc gia này, thì ngày Chủ Nhật là khoảng thời gian dùng để tôn vinh Chúa và suy gẫm, thì giờ đây pha lẫn với thận trọng và lo âu, cầu nguyện trong lén lút.

Trước tiên là thông báo qua email, rồi nhắn tin qua điện thoại cầm tay thông báo địa điểm tụ tập để cầu nguyện. Kế đến là các thành viên nhóm lại để cầu nguyện trong một căn nhà kho nào đó.

"Trước đây giáo khu của chúng tôi thường nhóm rất vui vẻ, cầu nguyện và ca hát với nhau. Nhưng bây giờ thì chúng tôi phải trốn chui trốn nhủi và giữ im lặng".

Cô Hồng còn cho biết rằng các buổi nhóm nguyện phải nhanh chóng. Trong khi phải hạ giọng đến mức thấp nhất thì đôi mắt của cô Hồng lúc nào cũng hướng về phía cánh cửa canh chừng.
Chỉ chờ đến khi thành viên cuối cùng trong nhóm bước ra khỏi cửa thì Hồng mới thở phào nhẹ nhỏm.

Các nhóm tôn giáo chui nở rộ trong mấy năm qua sau khi nhà nước Việt Nam thay đổi luật pháp với ngụ ý cho phép rộng rãi hơn trong vấn đề tự do tôn giáo nhưng phải đóng khung trong vòng kiểm soát của nhà nước. Bà Sophie Richarson, Giám đốc phân bộ Á Châu của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) nói rằng lập trường về tôn giáo của nhà nước Việt Nam lúc nào cũng có vấn đề. Bà còn nói "Tự do tôn giáo được xem là một đặc ân Xin-Cho của nhà nước chứ không phải là một quyền tự do căn bản của con người. Nhìn vào các tôn giáo khác nhau, đặc biệt là các tôn giáo lớn, Nhà nước cộng sản luôn lo sợ là họ không kiểm soát nổi, xem đó là một thách thức lớn đối với họ".

Tại Việt Nam, quốc gia mà đa số người dân theo đạo Phật, việc xin giấy phép hoạt động cho một nhà thờ rất là khó khăn. Ở phía Bắc, hiện có đến 1,000 giáo đoàn Tin Lành của các sắc tộc thiểu số, cũng như hàng chục nhóm tu tập Phật giáo khác nhau, đã nộp đơn xin hoạt động nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

dongchiem

Việc cấp giấy phép thường được dựa vào yếu tố là nhóm/tổ chức đó có bị xem là mối đe dọa đến đảng cầm quyền hay không, hoặc có các yếu tố "lực lượng phản động nước ngoài" hay không.

Bà Richardson còn nói rằng "chính phủ Hà Nội sử dụng các luật lệ khắt khe để ức chế, trừ tiệt các nhóm tôn giáo độc lập nằm ngoài các tổ chức quốc doanh".

Nói đến việc trấn áp tôn giáo thì phải nói đến cơ quan an ninh A41 của Bộ Công an, còn được gọi là "công an tôn giáo". Cơ quan này giám sát các tổ chức tôn giáo mà nhà nước cho là "nguy hiểm".

Theo các báo cáo nhân quyền thì hiện có hàng trăm người bị giam trong các nhà tù tại Việt Nam chỉ vì tín ngưỡng tôn giáo. Họ bao gồm hơn 300 người Thượng, các thành viên giáo phái Cao Đài, tối thiểu 5 thành viên Hòa Hảo, một Mục sư Tin lành và hàng chục giáo dân Công giáo bị bắt năm ngoái trong những vụ biểu tình ôn hòa.

Mới đây Hà Nội còn ký một thỏa thuận hợp tác tôn giáo với Miến Điện. Nguyên bản thông cáo báo chí được đăng tải trên trang báo điện tử của TTXVN có nói đến việc đôi bên hợp tác để "dẹp tan các ảnh hưởng từ bên ngoài nhằm sử dụng tôn giáo để gây mất ổn định trật tự".

Một giáo dân Hòa Hảo ẩn danh sống ở TP.Hồ Chí Minh nói rằng "thỏa thuận này thật đáng lo ngại cho tất cả Phật tử". Vị này còn nói rằng Phật Giáo Hòa Hảo là một giáo phái được công nhận, nhưng hiện nay giáo dân bị buộc phải phục tùng ban đại diện do nhà nước công cử để theo dõi tất cả các hoạt động của họ.

Một giáo dân có can đảm nói thẳng rằng "chúng tôi phải được tự do hành đạo mà không bị đe dọa".

dongchiem

Mặc cho các diễn biến đang xảy ra, nhà nước Việt Nam đang cố gắng nhích gần lại La Mã hơn. Mới đây, chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết đã gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican trước dịp Giáng Sinh. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên kể từ khi cộng sản nắm quyền ở miền Bắc vào năm 1954.

Đôi bên đều thận trọng cân nhắc trong việc tái thiết lập bang giao. Nhiều nguồn tin cho rằng Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy tạo cơ hội để giáo hội Công giáo Việt Nam có thể tham gia vào các công tác từ thiện, chăm sóc y tế sức khoẻ và ngành giáo dục học đường.

Tuy nhiên, theo bà Richardson thì "Trong khi có một ít tiến triển trong vấn đề tự do tôn giáo cho những giáo đồ chịu tu tập với các giáo phái được nhà nước công nhận, thì vẫn còn tồn tại nhiều áp bức".

Cũng là một trùng hợp hôm chúng tôi gặp cô Hồng, vì hôm Chủ nhật đó cũng là ngày của vị Thánh khổ hạnh Anthony. Cô Hồng cho rằng con người ta phải học hỏi gương của vị thánh khổ hạnh này.

Hồng nói một cách mỏi mệt, "Ngài nói đến tầm quan trọng của việc kiên trì đối với đức tin. Cho nên chúng tôi phải tiếp tục công việc này".

Báo điện tử Guandian Weekly số ra ngày Thứ Tư, 3 tháng 3 năm 2010
(Lê Minh lược dịch)
Bản dịch của TNTDDC

http://www.tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8734

--------------oo0oo----------------

Vietnam's religious living in fear

VietCatholic News (06 Mar 2010 04:38)

Johnny Blades looks at religious tensions in a city where the penalties for hosting religious gatherings without government permission can be severe, including lengthy stints in prison and “re-education centres"

Wednesday March 3rd 2010 - It’s a quiet Sunday on a dusty backstreet in Vietnam’s ­largest city and Hong Nguyen is scared. As an organiser in one of scores of underground Christian groups operating in Ho Chi Minh City, she has ­reason to be.

The penalties for hosting religious gatherings without government permission can be severe, including lengthy stints in prison and “re-education centres”.

For many of Vietnam’s 8 million Christians, Sundays – once simply a time of celebration and reflection – are now mixed with caution and fear, worshipping in secret.

dongchiem

First came the email, then a text message notifying of the rendezvous. Then members of the congregation slipped into a small warehouse for their clandestine meeting.

“Our parish used to be very happy, praying and singing together,” says Hong. “Now, we hide and are quiet.”

The service must proceed quickly, she says. The tone is hushed and it’s hard not to notice Hong’s eyes darting constantly towards the door.

It was only after Hong had ushered the last member out of the room that she could begin to relax.

The proliferation of underground services in Vietnam follows several years in which government-shaped legislation has purported to increase religious freedoms but – between the fine print – spelled out a warning that no dissent will be tolerated.

Human Rights Watch’s Asia director of advocacy, Sophie Richardson, says Vietnam’s official stance towards religion is problematic.

“Religious freedom is seen as a privilege to be requested from and granted by the government, rather than a fundamental human right,” Richardson says. “The government views many religious groups, ­particularly popular ones that it fears it can’t control, as a challenge to the Communist party’s authority.”

dongchiem

Attaining a licence to register officially as a church is difficult in the mainly Buddhist country. There are around 1,000 ethnic minority Christian congregations in northern ­Vietnam, but also dozens of non-aligned Buddhist groups that have lodged unsuccessful applications. The determining factor is often whether an organisation is perceived to be a threat to the ruling party or representing “hostile foreign forces”.

Richardson says the government in Hanoi uses “restrictive regulations to harass or eradicate certain independent religious groups who practice their faith outside of state-sanctioned institutions”.

The harassment has been linked to the A41 police, a unit within the ministry of public security known as “religious police”. It monitors groups the government considers as religious “extremists”.

Hundreds of people are in prison in Vietnam for their religious beliefs, according to human right’s groups and press reports.

They include over 300 Montagnard Christians, members of the Cao Dai faith, at least five Hoa Hao Buddhists, a Mennonite pastor, and dozens of Catholic parishioners arrested last year for peacefully protesting.

dongchiem

Hanoi recently signed an agreement on religious cooperation with Burma. References were made to working together to “thwart external influences from using religion to destabilise society”, according to an official release, which was run in full by the state-run Vietnam News Agency.

“The agreement is [a] worry for all Buddhist people, a bad sign,” says one follower in Ho Chi Minh City of Hoa Hao Buddhism, who asked not to be identified. Hoa Hao Buddhism is a recognised sect, but one he says is under pressure to affiliate with the government-appointed committees that oversee their religious affairs.

“We must be free to practise without denunciation,” said the follower, who was one of only a few prepared to talk openly about the matter.

Despite such moves, efforts are under way to normalise ties with Rome. Vietnam’s president, Nguyen Minh Triet, met Pope Benedict XVI at the Vatican before Christmas, the first such visit since 1954, when the communists swept to power in the north.

Both sides are cautiously moving towards reconciliation. Pope Benedict is believed to have asked the Vietnamese government for more opportunities for the country’s Catholic church to become involved in humanitarian, healthcare and educational activities.

Nevertheless, Richardson says, “While there has been some improvement in religious freedom for many Vietnamese citizens who are willing to worship in government-registered institutions, significant abuses remain.”

It was fitting for Hong Nguyen that the Sunday we met was the day of Saint Anthony the Abbott. She sees special significance in the teachings of a man who was the first known ascetic.

“He spoke of the importance of persevering in our faith,” Hong says wearily, “so that’s what we will ­continue to do.”

(Source: http://www.guardianweekly.co.uk/?page=editorial&id=1488&catID=17)

Johnny Blades / Guardian Weekly

http://www.vietcatholicnews.com/News/Html/77597.htm

 

--------------oo0oo----------------

hoangsa

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.

Home Page Vietlist.us