Home Page Vietlist.us

lacomau
-------------oo0oo---------------

- VƯỢT QUA VẠN LÝ TƯỜNG LỬA -
Bức tường ngăn chặn INTERNET ở Hoa Lục.

source: email from reader.

KHÁCH HÀNG TRONG QUÁN CÀ PHÊ Ở THƯỢNG HẢI DÙNG LAPTOP LÊN INTERNET.

ND
(Hình: Philippe Lopez/AFP/Getty Images)

BẮC KINH (LA Times) - Zhang Shan chưa hề chú ý đến việc kiểm duyệt Internet ở Trung Cộng. Người thư ký phòng triển lãm nghệ thuật nói, điều đó không liên hệ gì đến cuộc sống hằng ngày của cô.

Thế rồi năm ngoái, cô không vào được một số trang mạng cô yêu thích. Ðầu tiên là Youtube, rồi đến Twitter, sau đó là Facebook.

Ðây là nét cọ đáng nhớ đầu tiên của cô về cái gọi là Vạn Lý Tường Lửa (Great Firewall) của Trung Cộng, một trong nhiều cơ chế hùng hậu của nhà cầm quyền dùng để ngăn chận những đề mục họ cho là nhạy cảm đối với 384 triệu người sử dụng Internet.

Ðứng bên ngoài một khu thương xá đông đúc ở Bắc Kinh, cô Zhang nói, “Thật tình mà nói tôi không ưa chuyện này chút nào.”

Rồi cô thận trọng hạ giọng xuống và tiếp, “May mà một người bạn cho tôi một nhu liệu, đem cài vào máy tôi có thể vào lại tất cả các trang mạng nói trên. Nhiều bạn khác của tôi cũng đang dùng nhu liệu này.”

Tuần này Google dọa sẽ rút chân ra khỏi Trung Cộng, tiếp sau một loạt vụ tin tặc tấn công vào dịch vụ e-mail do công ty cung cấp, điều này nhiều người cho là có bàn tay của nhà cầm quyền Bắc Kinh, là một nhắc nhở rõ ràng cho thấy có sự hạn chế tự do Internet ở quốc gia này.

Nhưng nếu việc kiểm duyệt mạng ở Trung Cộng là một trò chơi mèo bắt chuột không bao giờ kết thúc, thì chuột sẽ sinh sản thật nhanh. Mặc dù nhà cầm quyền ngày càng áp dụng những biện pháp gay gắt để siết chặt luồng thông tin, và để bắt giữ những người tình nghi chống đối, dân lên mạng vẫn tìm cách luồn lách để né tránh sự giới hạn đó.

Ðược biết với tên fanqiang, hay “trèo tường,” công việc này là đi vòng bằng cách vào một máy chủ khác nằm bên ngoài Trung Cộng, xa hẳn tầm kiểm soát của nhà cầm quyền. Mặc dù những hành động này nằm trong phạm vi hiểu biết về kỹ thuật của các bloggers và sinh viên học sinh Trung Cộng, tuy nhiên lời đồn lan nhanh về cách thức làm thế nào để vào được các trang mạng bị cấm kỵ.

Nếu Google thật sự sẽ giã từ Trung Cộng, thì theo nhiều chuyên gia đây là một chiến thắng đối với Bắc Kinh dù rằng họ phải trả với một giá đắt. Google cảnh cáo họ sẽ rút khỏi Trung Cộng hơn là chấp nhận ngày càng bị kiểm duyệt nhiều hơn, điều này được một số dân mạng ở đây hết sức ca ngợi. Hằng triệu người trước đây chỉ biết trông nhờ ở dịch vụ này để tìm kiếm thông tin, nay trở nên phải chịu thách thức nhiều hơn trước việc kiểm soát của nhà cầm quyền, và càng phải tích cực hơn trong việc tìm cách luồn lách qua Vạn Lý Tường Lửa.

Những cuộc bố ráp gần đây trên các trang mạng thuộc hệ thống xã hội đã khiến có thêm một số người dân thường căm ghét, những kẻ trước đây ít quan tâm đến việc nhà cầm quyền hạn chế tiếp xúc những thông tin có tính cách đồi trụy hoặc nhạy cảm chính trị.

Xiao Qiang, giám đốc của Dự Án Internet Trung Cộng ở UC Berkeley nói, “Hình thức kiểm duyệt hay nhất là kiểm duyệt mà bạn không biết đến. Nhưng với những vấn đề xảy ra gần đây, vấn đề trở thành đại chúng. Ðiều này tự nó làm phá hỏng mục đích của sự kiểm duyệt. Nó khiến cho người ta ngày càng thay đổi quan điểm.”

Nhà cầm quyền bắt đầu siết chặt Internet ở Trung Cộng kể từ năm 2008, khi có cuộc nổi dậy ở vùng "tự trị" Tây Tạng ở phía Tây. Việc bố ráp leo thang sau cuộc nổi loạn chủng tộc bùng nổ ở tỉnh Xinjiang bất kham, hồi mùa Hè năm ngoái, khi Twitter và một dịch vụ tương tự của Trung  Cộng có tên Fanfou bị ngăn chận. Facebook, được biết có đến 400,000 người dân Trung Cộng ghi danh đầu năm ngoái cũng bị cấm vào. Tất cả hiện vẫn còn bị giới hạn ở Trung Cộng (TC).

Tuy nhiên Vạn Lý Tường Lửa là lỗ hổng được ưa chuộng nhất. Bất cứ ai muốn tránh khỏi bị giới hạn có thể tìm đến một proxy server, hay một virtual private network, thường nghe quen với tên tắt VPN. (proxy server là một máy chủ hay một hệ thống máy điện toán phục vụ yêu cầu của thân chủ bằng cách chuyển tiếp yêu cầu qua những máy chủ khác.)

Chúng vận hành bằng cách nhập (log-in) máy điện toán ở TC vào một máy chủ ở nước ngoài, là máy có thể tự do vào mạng Internet. Khi dữ kiện dội ngược về máy ở TC, chúng được che giấu theo một cách khiến chúng có thể lọt được qua lưới lọc của nhà cầm quyền.

Kỹ thuật này rất cần thiết đối với các công ty nước ngoài hoạt đông ở Trung Cộng, như ngân hàng là ngành kinh doanh cần sự an ninh an toàn để làm ăn, đây là lý do vì sao mà nhà cầm quyền Trung Cộng cho phép họ sử dụng. Tuy nhiên cũng ngày càng có thêm nhiều người tuồng như lợi dụng cơ hội này để vào Internet và thoát khỏi mạng lưới kiểm soát.

Có chừng một triệu người ở Trung Cộng sử dụng Hotspot Shield, một VPN miễn phí mà số người ghi danh khắp thế giới là 7.5 triệu, theo lời một nữ phát ngôn viên của Hotspot Shield.

Bill Bullock, chủ tịch điều hành của dịch vụ VPN, thuộc công ty WiTopia, Inc., cho biết số người sử dụng WiTopia ở TC tăng gấp đôi mỗi năm, đặc biệt là sau khi nhà cầm quyền bố ráp trên mạng.

Michael Anti, một nhà hoạt động Internet nổi tiếng TC vẫn tỏ vẻ khích lệ rằng, việc kiểm duyệt đang bị thất thế dần. Ðối với ông, không có ví dụ nào cụ thể hơn việc gia tăng sử dụng Twitter ở Trung Cộng.

Trước khi mạng bị chận hồi Tháng Bảy năm ngoái, Anti nói, 1,000 người đã theo chân đường tắt của ông được biết qua tweets. Nay ông có đến 12,000 thành viên, hết hai phần ba trong số này mà ông tin là đang ở TC, đã sử dụng nhu liệu này để vượt tường lửa.

Anti nói, “Sự kiểm duyệt ở TC được làm nhắm vào nhu liệu Web 1.0, nhưng bây giờ tất cả đều xài Web 2.0 rồi.”

Ông Xiao ở UC Berkeley nói, có 30,000 người sử dụng dịch vụ Twitter ở TC trước khi nó bị liệt kê vào sổ đen. Con số này vọt lên thêm 10,000 sau khi nhà cầm quyền chận mạng này, và từ đó vọt lên 50,000. Anti thì phỏng chừng con số là 100,000.

Xiao tiếp, “Chỉ xét về Twitter mà nói thôi thì rõ ràng Vạn Lý Tường Lửa đã thất bại..”

Công ty Twitter đã không đáp ứng yêu cầu xác nhận về các con số nói trên.

Mặc dù một số người TC có kiến thức về kỹ thuật đã vượt được Vạn Lý Tường Lửa một cách dễ dàng, điều đó chưa có nghĩa là nỗ lực của nhà cầm quyền không đáng kể. Jonathan Zittrain, đồng sáng lập Berkman Center for Internet & Society thuộc Harvard Law School cho rằng, mục tiêu của Bắc Kinh là gây khó khăn trong việc tiếp xúc những thông tin bị hạn chế, đủ để cho một người bình thường không phải bận tâm để tìm cách vào đó nữa.

Zittrain nói, “Theo tôi hầu hết dân lên mạng ở TC đều ý thức được rằng, có một số chỗ họ không vào được dễ dàng nếu họ không chịu bỏ công thêm, và có khuynh hướng cảm thấy điều này làm họ phiền toái hơn là nổi giận.”

Thăm dò cho thấy có sự ủng hộ rộng rãi trong việc hạn chế vào các trang mạng Internet, như là một cách để duy trì trật tự xã hội. Cho dù có sự kiểm soát của nhà cầm quyền, người Trung Hoa Lục Địa bình thường ngày nay vẫn tiếp xúc được nhiều thông tin hơn so với bất kỳ lúc nào trong lịch sử của quốc gia cộng sản này.

Sun Lu, một sinh viên 20 tuổi nói, “Theo tôi chính quyền nên kiểm soát nội dung của Internet. Khi họ muốn ngăn chận điều gì đó tức là họ đã có lý do để làm vậy.”

Nhiều chuyên gia nhận xét, ngày nào vẫn còn những người TC quá thờ ơ thì Vạn Lý Tường Lửa vẫn còn là một rào cản đáng kể.

Liu Weiwei, một nhân viên dịch vụ quảng cáo nói, “Nước tôi không phải là một quốc gia tự do phát biểu.” (TP)

http://articles.latimes.com/2010/jan/16/business/la-fi-china-firewall16-2010jan16



Despite censorship, cracks widen in China's Great Firewall.

DESPITE -- and sometimes because of -- increasingly aggressive government measures, China's Internet users are finding ways to evade the country's online restrictions.

ND

January 16, 2010|By David Pierson

Qilai Shen / Bloomberg

Reporting from Beijing — Zhang Shan never paid much attention to Internet censorship in China. The stylish art gallery clerk said it didn't really matter in her daily life.

Then last year, she lost access to some of her favorite websites. First YouTube. Then Twitter. Then Facebook.

It was her first memorable brush with the so-called Great Firewall of China -- one of many powerful mechanisms the Chinese government uses to block content deemed too sensitive for the eyes of its 384 million Internet users.

Ads by Google

The Best China StocksFree report: Which stocks will rocket as China's economy soars. www.MoneyMorning.com/china_stocks

"I really didn't like it," said Zhang, standing outside a popular Beijing shopping mall.

Then she cautiously lowered her voice and said, "But a friend of mine gave me a program where I can log in and I can visit all those websites again. Many of my friends are also using the same program."

Google Inc.'s threat this week to pull out of China, following a series of cyber attacks on its e-mail service that many suspect was orchestrated by the Chinese government, was a stark reminder of the limitations here on Internet freedom.

But if cyber censorship in China is a never-ending game of cat and mouse, the mice are multiplying fast. Despite increasingly aggressive government measures to tighten the flow of information and to snoop on suspected dissidents, China's resourceful netizens are finding ways to evade the country's Internet restrictions.

Known as fanqiang, or "scaling the wall," these work-arounds typically involve tapping into remote servers located outside China that aren't subject to Chinese government control. Although these skills are largely the province of tech-savvy Chinese bloggers and students, word is spreading fast about how to gain access to taboo sites.

If Google does end up leaving China, experts said, it could be a Pyrrhic victory for Beijing. The company's warning that it will exit the country rather than be party to more censorship has won praise among some Internet users here. Millions who once relied on the search engine's services may become more defiant of government controls and more motivated to learn how to get around the Great Firewall.

And recent crackdowns on social networking sites appear to be alienating some ordinary Chinese who previously showed little concern about the government's efforts to limit their access to pornography or politically sensitive material.

"The best censorship is the censorship you don't know about. But with all the recent troubles, it's becoming more public," said Xiao Qiang, director of the China Internet Project at UC Berkeley.. "That undermines the goal of censorship itself. It's converting more and more people."

Authorities have tightened Internet restrictions inside China since the 2008 anti-government uprising in the autonomous western region of Tibet. The cyber crackdown escalated after ethnic riots broke out in China's restive Xinjiang province last summer, when Twitter and a similar Chinese service named Fanfou were blocked. Facebook, which reportedly had up to 400,000 subscribers in China early last year, was also forbidden. All remain off limits inside China.

Yet the Great Firewall is famously porous. Anyone who wants to evade the restrictions can do so by using a proxy server or a virtual private network, better known as a VPN.

These work by logging the Chinese computer onto a foreign server that's able to access the Internet freely. When information is bounced back to the computer in China, it's cloaked in a way to get it past government filters.

The technology has been indispensable to foreign companies operating in China such as banks that need security to conduct their business, which is why Chinese authorities allow it. But a growing number of Chinese appear to be taking advantage as well.

About a million people in China use Hotspot Shield, a free VPN with 7.5 million subscribers worldwide, a Hotspot Shield spokeswoman said.

Bill Bullock, chief executive of the VPN service WiTopia Inc., said the number of WiTopia users in China has been doubling every year and generally jumps after government crackdowns online.

Michael Anti, a well-known Chinese Internet activist, remains encouraged that the censors are losing ground. To him, there is no better example than the rise of Twitter in China.

Before the site was blocked last July, Anti said, 1,000 people were following his short posts, known as tweets. He now has 12,000 followers -- about two-thirds of whom he believes are in China using software to jump the firewall.

"China's censorship was built for Web 1..0, but everything now is Web 2.0," Anti said.

Xiao at UC Berkeley said there were an estimated 30,000 Twitter accounts in China before the service was blacklisted. That number plunged to about 10,000 after Chinese authorities blocked the site, and since then has rebounded to 50,000, Xiao said. Anti estimated the figure at 100,000.

"As far as Twitter is concerned, the Great Firewall is a failure," Xiao said.

Twitter did not respond to a request to verify the figures.

Although some tech-savvy Chinese are leaping the Great Firewall with ease, that doesn't mean the government's efforts are a bust, said Jonathan Zittrain, co-founder of Harvard Law School's Berkman Center for Internet & Society. He said Beijing's goal is to make searching for restricted information just enough of a hassle that typical Web surfers don't bother trying.

"The aim of the government has been to make it difficult for most people to get to some places, rather than to create a hermetically sealed environment," Zittrain said. "I think most Chinese Internet users are aware that there's stuff they can't get to without extra effort, and tend to find it more annoying than truly angering."

That in turn leads many Chinese to censor themselves, arguably the most powerful tool of all.

Polls have shown wide support for limits on Internet access as a way of maintaining social stability. And even with government restrictions, average Chinese have access to more information now than at any other time in the communist nation's history.

"I think the government should control the content on the Internet," said Sun Lu, a 20-year-old university student. "Whenever they want to block something, I think they have their reasons to do so."

Beijing shows no signs of letting up. Domestic surveillance thrives. Minders troll forums for suspect activity and try to swing opinion in the government's favor.

As long as enough Chinese remain indifferent, experts say, the Great Firewall will remain a formidable barrier.

"We're not a country that has the freedom of speech," said Liu Weiwei, a 27-year-old advertising agency employee.

david.pierson@latimes.com

Tommy Yang in The Times' Beijing bureau contributed to this report.

http://articles.latimes.com/2010/jan/16/business/la-fi-china-firewall16-2010jan16?pg=3

http://articles.latimes.com/2010/jan/16/business/la-fi-china-firewall16-2010jan16



source: email from reader.

--------------oo0oo-------------

lacomau

Home Page Vietlist.us