paper

Home Page Vietlist.us     Về Trang Gốc Paris

ucchau

VIETLIST.US dành Trang Cộng Đồng để đăng tải tin tức, thông báo của Cộng Đồng và các Hội Đoàn người Việt Quốc Gia hoàn toàn miễn phí . Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại: vietlist09@yahoo.com

------------oo0oo--------------


Sydney: tưởng niệm 35 năm Tháng Tư Đen

source: http://www.lyhuong.net

Trong tiết trời se lạnh cuối thu, một rừng cờ vàng bên cạnh 3,000 ngọn nến lung linh được thắp lên, tạo nên một bầu không khí trang nghiêm. Đó là khung cảnh của buổi Tưởng niệm 35 năm biến cố Tháng Tư Đen: 30/04/1975 - 30/40/2010 tại Hyde Park, thành phố Sydney ngày hôm nay 30/04.

Mặc dầu chương trình được dự trù bắt đầu lúc 7pm, nhưng mới khoảng 6.30 PM mà các quan khách và nhiều đồng hương tỵ nạn đã có mặt, quây quần bên cạnh bục lễ đài và màn hình chiếu Slide. Bắt đầu chương trình, Luật sư Thân và cô Vivi Nguyễn đã giới thiệu đến đồng hương một danh sách dài các quan khách hiện diện.

Đại diện chính quyền và các hội đoàn Úc gồm có:

Về phía đại diện các tôn giáo có:


Cùng các vị tiền nhiệm chủ tịch cộng đồng Việt Nam tiểu bang NSW cũng như Liên bang, và đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cùng đại diện báo chí truyền thanh Úc - Việt.

Sau phần nghi thức chào cờ Úc - Việt và phút mặc niệm, ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Cộng đồng Việt Nam NSW có bài diễn văn khai mạc bằng hai ngôn ngữ Anh - Việt. Ông nói mục đích của buổi lễ là để vinh danh các anh hùng tử sĩ của QL VNCH và đồng minh Úc đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì hai chữ Tự Do, cũng như những người đã liều mình trốn chạy khỏi chế độ cộng sản trong suốt 35 năm qua. Theo thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ thì có khoảng 1.6 triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, mà đa số là thuyền nhân, thì chỉ có được gần 1 triệu đến được bến bờ tự do, và tạo dựng nên các cộng đồng người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới trong suốt 35 năm qua. Và 35 năm sau, chính dòng người tỵ nạn đó đã hình thành nên một cộng đồng người Việt lớn mạnh tại Úc.

Ông kêu gọi đồng bào tỵ nạn đừng quên những đồng bào còn lại tai quê nhà vẫn khao khát tự do, và các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền vẫn đang ngày đêm bị chính quyền đàn áp trù dập, bởi vì “Tự Do là điều vô cùng cao quý,... và phải trả giá đắt mới có được”.

Tiếp theo là phần chia sẻ ngắn gọn của Dân biểu Liên bang Laurie Ferguson. Ông minh định rằng sự hy sinh của 521 quân nhân Úc trong cuộc chiến Việt Nam là vì hai chữ Tư Do. Với tư cách đại diên chính quyền liên bang, ông ca ngợi sự lớn mạnh của Cộng đồng Việt Nam và công nhận sự đóng góp to lớn vào xã hội Úc. Kinh nghiệm về sự hòa nhập và lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam đã được chính phủ Úc dùng để dẫn dắt các cộng đồng tỵ nạn non trẻ đến sau như Afghanistan, Sudan,...

Ông là người vẫn luôn theo dõi các diễn biến tại Việt Nam, như các cuộc biểu tình ôn hòa về Hoàng Sa - Trường Sa, các vụ bắt bớ 17 nhà bất đồng chính kiến vào tháng 10 năm ngoái, việc ngăn chận kiểm soát internet của nhà cầm quyền Việt Nam, và luôn luôn đặt vấn đề nhân quyền làm điều kiện trong các khoản viện trợ cho VN.

Ngay sau phần Slide show đầu tiên trình chiếu các hình ảnh trắng đen và màu về các diễn tiến chính trị và quân sự đưa đến biến cố Tháng Tư Đen, Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình bày bài “Việt Nam ơi, quê hương ơi” với lời lẽ tha thiết:

Ôi quê hương tôi xa người lâu rồi.
Khóc hết nước mắt để nhớ thương người,
Ôi quê hương tôi không bao giờ quên,…

Trong tiếng trống chiêng vang dội, giọng của MC LS.Thân vang vọng:
35 năm dưới sự cai trị hà khắc của cộng sản, người Việt Nam không có tự do nhân quyền,...


Và MC Vivi nối tiếp bằng tiếng Anh:

Việt Nam hiện nay không có tự do ngôn luận, hội họp, không có tự do tôn giáo.
Mong rằng thế giới sẽ hỗ trợ để có được một Việt Nam tươi đẹp hơn.

Trong phần cầu nguyện, Giám Mục Julian Porter đã cùng với các đại diện, lãnh đạo tôn giáo thắp nén nhang tưởng niệm các vong linh anh hùng tử sĩ và đồng bào đã hy sinh vì hai chữ Tự Do, và dâng lời cầu nguyện an bình cho đất nước Việt Nam.

Ngay sau đó, giọng ca trầm ấm của nam ca sĩ Trường Giang đã làm thổn thức lòng người nghe qua lời ca xúc động của “Đêm Nguyện Cầu”:
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.

Và Ca đoàn Lê Bảo Tịnh tiếp nối với “Một Ngày Việt Nam”:

Từ nghìn trùng xa, ai vẫn hát vang lời Việt Nam .
Nhìn về đại dương, ta nhớ hướng quê nhà ở đó .
Còn nhiều lầm than, sau phút súng gươm buồn lặng im,…

Đức Giám Mục Julian Porter, vị chủ chăn Công giáo của địa phận Sydney đã hồi tưởng lại các hình ảnh trên Tivi của 35 năm trước: cảnh chiến tranh, chết chóc, chạy loạn,.. rồi sau đó là dòng người tỵ nạn ồ ạt được mệnh danh là “Thuyền Nhân”, với những cảnh cước bóc hãm hiếp của hải tặc Thái Lan. Ngài cho biết nước Úc đã giang rộng vòng tay đón người tỵ nạn Việt Nam, để rồi ngày nay có được Cộng đồng Việt Nam là một trong những cộng đồng mạnh nhất, cũng như cộng đồng Công giáo VN cũng phát triển vượt bực với nhiều ơn gọi, đã đóng góp to lớn vào sự phát triển xã hội đa văn hóa Úc.

Dân biểu Liên bang Chris Hayes, một khuôn mặt quen thuộc của cử tri Việt Nam vùng Liverpool, cho biết ngày 30/04/1975 là ngày đau buồn đối với Nam Việt Nam nói riêng, và thế giới tự do nói chung. Cũng chính vì ngày này mà hàng triệu thuyền nhân Việt đã vượt biển tìm tự do, để rồi hình thành những cộng đồng tỵ nạn Việt Nam lớn mạnh tại hầu hết các quốc gia phương Tây. Ông cũng không quên cầu nguyện cho các nhà đấu tranh dân chủ và gloggers tại Việt Nam, đặc biệt là Linh mục Nguyễn Văn Lý và 3 nữ nhi bị bắt gần đây. Ông cho biết là sẽ luôn luôn cùng đồng nghiệp tại quốc hội liên bang đặt vấn đề tự do - nhân quyền trong các đối thoại với Việt Nam.

Dân biểu Liên bang Jason Claire là người bạn thân thiết với cộng đồng Việt Nam, cũng là vị chính trị gia có lời sâu sắc hơn cả. Ông kêu gọi mọi người hãy đặt mình vào vị trí của 521 quân nhân Úc tử trận tại Việt Nam, 3.2 triệu người Việt bỏ mình trong cuộc chiến cũng như 1.2 triệu Thuyền Nhân đã liều mình vượt biển, để có thể cảm nhận được sự hy sinh vì hai chữ Tự Do cao quý. Ông chấm dứt với lời kết bằng tiếng Việt: “Quê hương của bạn, quê hương của tôi là của chúng ta”.

3000 ngọn nến lung linh
Đại diện các tôn giáo dâng hương

Vị đại diện Hội Cựu chiến binh Úc tham chiến tại VN, ông Clive Mitchell Taylor đã lập lại sự hy sinh cao quý của các quân nhân Úc và VNCH để bảo vệ nền tự do non trẻ tại miền Nam Việt Nam. Kể cả sự hy sinh của các Thuyền Nhân, thì tất cả đã trả giá vì hai chữ Tư Do.

Xen kẻ với phần phát biểu của bà Barbara Perry, dân biểu tiểu bang đơn vị Auburn của NSW, là phần chiếu Slide Show các hình ảnh, diễn biến trong Tháng Tư Đen 1975.

Ông Nick Lalich đã cám ơn sự đóng góp của cộng đồng Việt Nam vào xã hội đa văn hóa Úc. Ông cũng cho rằng “CSVN sẽ không thể tồn tại lâu được, bởi vì chế độ độc tài nhất định sẽ phải sụp đổ”.

Sau phần Slide “đấu tranh dân chủ” là âm thanh dồn dập, mãnh liệt của những “Bước chân Việt Nam”:


Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam
Những đôi chân miệt mài, đang vươn tới dưới ánh ban mai

..................

Khắp nơi trên địa cầu, giờ in dấu bước chân Việt Nam

và “Đáp lời sông núi”.

Chương trình kết thúc lúc 9.30g cũng là lúc những giọt mưa đầu tiên bắt đầu rơi nhẹ trên bãi cỏ công viên Hyde Park. Giòng người ra về với những ký ức khó quên của 35 năm trước, mà cứ tưởng như mới xảy ra hôm qua vậy.

Tường trình tại chỗ, đêm 30/04/2010 từ Công viên Hyde Park, Sydney

Lê Minh

(Hình ảnh do thuythu cung cấp)

Xin chân thành cảm ơn tác giả và nhiếp ảnh viên Thu Thuy

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

ucchau

------------oo0oo--------------




Vinh Danh Cờ Vàng của Dân Tộc Việt Nam


Vinh Danh Cờ Vàng của Dân Tộc Việt Nam



Về Trang Gốc Vietlist    

paper