tittle

bottom

Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

-------oo0oo-------

PTSG

Tản Mạn Hậu Thiên An Môn

Hoàng Duy Hùng

Rạng sáng ngày 4/6/1989, Trung Nam Hải cho quân đội tràn vào Thiên An Môn sát hại nhiều ngàn người đang biểu tình tại đây dập tắt phong trào dân chủ do sinh viên phát động và lãnh đạo. Đã hơn 2 thập niên trôi qua, nhưng mỗi năm, vào đầu tháng Sáu, người dân Trung Hoa yêu chuông tự do dân chủ tổ chức những buổi tưởng niệm long trọng khắp nơi trên thế giới. Đương nhiên những buổi tưởng niệm này bị cấm đoán và truy bức tại Hoa Lục. Chỉ có Hồng Kông được đặc miễn. Năm 1997, Hồng Kông bị trả về cho Hoa Lục nhưng vì thành phố này đã hưởng không khí tự do của Âu Tây trên 100 năm, Bắc Kinh chấp thuận cho Hồng Kông có quy chế đặc biệt.

Năm nay, cả hàng trăm ngàn dân Hồng Kông xuống đường làm lễ tưởng niệm biến cố Thiên An Môn nhưng họ không được thoải mái như những năm trước. Ngày 1 tháng 6, 2010, Bắc Kinh tổ chức Lễ Quốc Tế Cho Trẻ Em, báo China’s Southern Metropolis Daily đăng những tranh vẽ của các trẻ em, trong đó có một bức vẽ một cái cây đứng trước đoàn xe tăng. Bức tranh này gợi lại hình ảnh người thanh niên Wang Weiling can đảm một mình đứng ngăn chặn đoàn xe tăng tiến vào Thiên An Môn năm 1989. Tấm ảnh này do ký giả Jeff Widener của AP ở trên lầu 6 của Khách Sạn Beijing cách xa Quãng Trường Thiên An Môn khoảng 1 cây số chụp được trong lúc đoàn xe tăng tiến vào địa điểm lịch sử này. Lập tức bức vẽ này của em bé được giới sử dụng mạng luân chuyển nhanh chóng, gây nên một sự hưng chấn trong cộng đồng người Hoa yêu chuộng dân chủ, tạo cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc một sự bực tức vô cùng. Để xả cơn giận của mình, Bộ Chính Trị CSTQ ra lệnh cho cảnh sát Hồng Kông kềm hãm buổi lễ tưởng niệm Thiên An Môn không đưọc lớn mạnh, bắt giam 13 nhà đấu tranh đã đứng bên lề đường giương cao bức tượng Nữ Thần Tự Do. Tưởng cũng xin nhắc lại trong biến cố Thiên An Môn, sinh viên đã dựng một bức tượng Nữ Thần Tự Do giống y như tượng Nữ Thần Tự Do ở New York do người Pháp tặng cho người Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 19. Buổi tưởng niệm biến cố Thiên An Môn tại Hong Kong và nhiều nơi trên thế giới cho thấy cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ của dân Trung Hoa vẫn đang tiếp diễn, tiếp diễn một cách nhẫn nại và kiên trì.

thienanmon

Trong khi đó, đúng ngày tưởng niệm biến cố Thiên An Môn, Wuer Kaixi, 42 tuổi, một trong những lãnh tụ nổi tiếng của sinh viên trong biến cố lịch sử đó, xâm nhập vào Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Tokyo, Nhật Bản, với ước mong được về Trung Hoa để chứng minh mình là một kẻ vô tội không giống y như những gì chế độ cáo buộc ông là phản quốc. Nếu được trở về Trung Quốc, ông chấp nhận cùng chung chịu số phận tù đày với những nhà đấu tranh dân chủ khác. Trung Cộng nhất định không chấp nhận cho Wuer Kaixi trở về.

Wuer Kaixi sinh này 17/2/1968 ở Bắc Kinh trong gia đình gốc người Uyghur. Ông là một sinh viên xuất sắc được điểm cao. Trong biến cố Thiên An Môn, ông là người phát động chiến dịch tuyệt thực, và ông lên truyền hình quốc gia chế diễu Thủ Tướng Lý Bằng. Chính ông đã cứu nhiều sinh viên bằng cách điều đình với các sĩ quan quân đội, mua thời gian cho các sinh viên bỏ trốn. Ông cũng bỏ trốn, lúc đầu sang Pháp, sau đó qua Hoa Kỳ học ở Harvard University. Ông bỏ dở chương trình học tại đại học danh tiếng này và năm 1998 qua Đài Loan sinh sống để vận động sự thống nhất của Đài Loan với Hoa Lục trong một thể chế dân chủ. Ông là một bình luận gia cho một đài truyền hình ở Đài Loan từ năm 1998-2001. Ông lập gia đình và sau đó làm việc cho một ngân hàng.

Đầu tháng Sáu năm 2009, từ Đài Bắc, ông đáp máy bay đến Macao và cũng tìm cách vào Hoa Lục. Ông bị phát hiện, ông tự nộp mình cho nhà cầm quyền Trung Cộng ở nơi này, xin về Bắc Kinh mở cuộc đối thoại, đối thoại ngay trong tòa án cũng được, sau đó mặc cho số phận, nhưng Trung Cộng ép ông lên máy bay trục xuất về Đài Loan. Năm 2010, ông muốn vào Bắc Kinh qua ngã Nhật Bản, ông đã bị bắt và 2 ngày sau bị trả về Đài Loan. Trả lời báo Japan Today, ông nói: “Đã bao nhiêu năm nay tôi muốn mở một cuộc đối thoại (open dialogue) với nhà cầm quyền Bắc Kinh, đối thoại ngay chính tại Tòa Án cũng được, nhưng họ né tránh. Chúng tôi không có quân đội và cảnh sát, không có một tấc sắt trong tay, chỉ có một tấm lòng sắt son cho Trung Quốc, tại sao một nhà cầm quyền Bắc Kinh lại sợ?” Đáp lại lời cáo buộc này, Tòa Đại Sứ Trung Cộng tại Nhật trả lời không phải họ sợ mà Wuer Kaixi đâu có là gì đâu mà họ phải đối thoại! Đó là câu trả lời chính xác vì đối thoại chỉ có hiệu quả khi có tương quan lực lượng. Nếu lực lượng đấu tranh cho dân chủ không đoàn kết, không có sức mạnh, không có cơ chế hệ thống ngang dọc một cách vững vàng, không có lãnh đạo, thì nhà cầm quyền không bao giờ nhượng bước, “đối thoại” họ cũng không thèm chấp thuận chớ đừng mong đòi hỏi nhà cầm quyền “phải trả lại quyền tự quyết cho dân tộc” hay “phải chấp nhận hệ thống đa đảng” hoặc cái này cái nọ.

thienanmon

Năm nay tưởng niệm biến cố Thiên An Môn người ta thấy thiếu vắng Chai Ling. Cô sinh ngày 15/4//1966 ở tỉnh Sơn Đông. Năm 1987, cô có bằng Cử Nhân Tâm Lý ở Đại Học Bắc Kinh. Cô đang theo đuổi chương trình cao học thì xảy ra biến cố Thiên An Môn, cô nhập cuộc và trở thành một trong những người lãnh đạo. Người ta chỉ trích cô đã kêu gọi sinh viên hãy dàn hàng đứng đối đầu với binh lính, không được lùi bước, nhưng khi quân đội bắn chết các sinh viên, cô đã bỏ chạy. Thời gian đầu, cô trốn qua Hồng Kông, ở tại đây 10 tháng, sau đó qua và năm 1993 cô được Đại Học Princeton Hoa Kỳ cấp học bổng toàn thời gian. Năm 1996, cô học xong Cử Nhân và chuyển sang Đại Học Harvard, ra trường năm 1998 với bằng Cao Học Quản Trị. Cô lập gia đình với ông Robert A. Maginn Jr., Giám Đốc một công ty nhu liệu điện tử. Sau này, hai vợ chồng Chai Ling thành lập Công Ty Jenzbar, một công ty nhu liệu và đã thành công. Chai Ling nộp đơn kiện tập đoàn làm phim tài liệu The Gate of the Heavenly Peace vì cho rằng phim này đã không diễn tả đúng sự thật làm mất thanh danh của cô. Cô khẳng định cô và các lãnh đạo sinh viên khác ở lại tới cùng khi quân đội tiến vào Thiên An Môn chớ không phải bỏ trốn như tài liệu mô tả. Tháng 6/2009, Chai Ling và chồng tuyên bố tặng một triệu Mỹ Kim nhân đạo cho những nạn nhân của biến cố này, nhất là phải làm sáng tỏ sự thật giai đoạn cuối của biến cố Thiên An Môn, trả lại danh dự cho cô. Tháng 4/2010, Chai Ling được rửa tội trở thành một tín đồ Thiên Chúa Giáo và cô tuyên bố cô tìm thấy niềm vui và an bình trong tôn giáo mới. Đầu tháng 6 năm 2010, Chai Ling tuyên bố vì tin theo tôn giáo mới, cô bãi nại tất cả các vụ kiện, không còn muốn tranh đua ăn thua đủ với đời nữa..

Đầu tháng 6/2010, tôi tiếp xúc với một vài sinh viên lưu vong trong biến cố Thiên An Môn. Tôi cũng tiếp đón phái đoàn Pháp Luân Công. Chúng tôi bàn chuyện các buổi tưởng niệm cũng như những gì đang xảy ra cho cuộc đấu tranh dân chủ của người Trung Hoa và so sánh những tương đồng và khác biệt với cuộc đấu tranh của người Việt.

Pháp Luân Công được thành lập do ông Lý Hồng Chí. Ông Lý Hồng Chí sinh vào ngày 13/5/1951 ở tỉnh Jilin miền đông bắc nước Trung Hoa. Ông lớn lên trong nghèo khổ. Mẹ ông ly dị với chồng khi ông còn bé thơ, bà làm lương có 30 nhân dân tệ một tháng để nuôi con. Học vấn của ông cũng thăng trầm theo sự khổ cực của mẹ, nhưng cuối cùng ông vẫn tra trường trung học ở Changchun. Theo sự thăng trầm khổ cực của mẹ, theo lời kể của ông Lý Hồng Chí, năm ông 4 tuổi, ông đã có cơ duyên gặp các đạo sĩ và các cao tăng để theo học đạo lý của trời và của nhà Phật. Ông gặp hết duyên này sang duyên khác với các vị cao tăng và các đạo sĩ nên sau biến cố Thiên An Môn, nhiều người đau khổ đến gặp ông để học hỏi tìm cách giải thoát chính mình. Ngày 13/5/1992, ông chính thức giới thiệu Pháp Luân Công ở tại trường trung học tại Changchun, tình Jilin. Sau đó, ông đi khắp Trung Hoa truyền dạy Pháp Luân Công và ông đã thâu nhận nhiều đảng viên cao cấp Cộng Sản làm môn sinh. Ông thành lập Pháp Luân Giáo Phái và theo tổ chức này, hiện nay họ có cả hơn 100 triệu thành viên ở trong Trung Hoa Lục Địa, gấp đôi con số đảng viên Đảng Cộng Sản và nhiều Đảng Viên Cộng Sản đã và đang bí mật tham gia tổ chức này.

Khi thấy Pháp Luân Giáo Phái nhanh chóng lớn mạnh có thể trở thành một lực lượng chính trị lật đổ cả nhà cầm quyền Cộng Sản, Giang Trạch Dân, lúc đó là Tổng Bí Thư ĐCSTQ và là Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngày 19/7/1999, chính thức ra lệnh truy lùng Lý Hồng Chí và triệt hạ Pháp Luân Công. Ông Lý tỵ nạn sang Hoa Kỳ. Từ năm 2001, Pháp Luân Công tổ chức nhiều buổi trình diễn nhạc kịch Shen Yun lưu diễn khắp nơi trên thế giới. Họ bán vé rất cao và được sự hỗ trợ nồng nhiệt của các thương gia và chính khách ngoại quốc. Kịch nhạc Shen Yun trình bày văn hóa của Trung Hoa một cách tuyệt vời, nhưng những ai tinh ý thì thấy Shen Yun lên án sự tàn bạo của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh. Cách đây vài năm, Trung Cộng gởi văn thư cho một cơ sở kịch ảnh tại Arkansas nơi Shen Yun trình diễn, nội dung bức thư kết án Pháp Luân Công là một tổ chức khủng bố có những hành vi dị đoan chủ trương lật đổ nhà cầm quyền Trung Cộng. Ông chủ cơ sở kịch ảnh tại Arkansas cho đăng nguyên bức thư này trên báo tạo nên một sự bất mãn của quần chúng Hoa Kỳ với Trung Cộng vì người Mỹ cho rằng Tự Do ngôn luận là cơ bản hành xử của Hoa Kỳ và nhờ đó đã giúp cho Hoa Kỳ giàu mạnh. Năm 2006, Hội Đồng Thành Phố San Francisco ra nghị quyết yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh hãy ngưng việc bách hại Pháp Luân Giáo Phái. Học bài học đó, năm nay Trung Cộng ứng xử khéo léo hơn, họ đã dùng phương thức rỉ tai vận động các chính khách nếu công khai yểm trợ cho Pháp Luân Công tức là gây thù oán với chế độ của họ. Các chính khách Hoa Kỳ rất khéo, họ vẫn ủng hộ Pháp Luân Công nhưng nói rằng đây là sự ủng hộ cho văn hóa của Trung Quốc. Nhưng cũng có nhiều chính khách e ngại thế lực của Trung Cộng.

Ngày 28/4/2010, cảnh sát Houston đuổi và vào tận Tổng Lãnh Sự Trung Cộng để bắt ông Boren Yu, 53 tuổi, Phó Tổng Lãnh Sự tại nơi này. Cảnh sát Houston thấy một chiếc xe không có bảng hiệu, đuổi theo và ra dấu cho xe này ngừng lại. Trong xe có ông Boren Yu và một người hành khách khác. Ông Boren Yu không chịu ngừng lại mà cứ lái xe thẳng vào garage của Tổng Lãnh Sự. Nhiều cảnh sát đuổi theo vào tận garage bắt ông Boren Yu. Hành động của ông Boren Yu không khéo léo nhưng việc cảnh sát Houston vào một tổng lãnh sự của nước ngoài bắt một nhà ngoại giao vi phạm luật quốc tế, không chấp nhận được. Trung Cộng làm ầm ỹ vụ này, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải xin lỗi. Thị Trưởng Houston, bà Annise Parker, và cảnh sát trưởng McClelland đã phải khéo léo dàn xếp với bà Tổng Lãnh Sự Cao Yến Bình (Gao Yenping). Vì biến cố này còn nóng hổi nên không muốn có sự phiền phức, năm nay Thành Phố Houston không trao bằng tưởng lục cho Pháp Luân Công trong việc trình diễn Shen Yun vào ngày 2 & 3 của tháng 7. Phái đoàn Pháp Luân Công rất hiểu tình huống này, họ vui vẻ chấp nhận và không phàn nàn điều gì và họ nói với tôi, chữ Nhẫn là một trong ba chữ quan trọng nhất của Pháp Luân Công.

Khi nhắc đến chuyện Wuer Kaixi bị bắt ở Nhật và những lời phát biểu của ông ấy, tôi nói: “Wuer Kaixi phát biểu đòi đối thoại công khai với Trung Cộng vậy mà một số các ông còn cho rằng quá khích. Với những người đấu tranh dân chủ của Việt Nam, ai mà phát biểu như vậy thì đã bị chụp cho cái nón cối Cộng Sản hoặc thân Cộng rồi.!” Một người đã từng có mặt trong biến cố Thiên An Môn nói với tôi: “Văn hóa Trung Hoa lấy nhu thắng cương, nước chảy đá mòn, và vì thế não trạng của chúng tôi có lẽ có đôi chút khác biệt với người Việt. Chúng tôi đấu tranh đặt nặng tính thành công hơn là sĩ diện cá nhân. Nghe nói bên các ông có một nhà cách mạng (nhà cách mạng Nguyễn Thái Học) đặt yếu tố thành nhân hơn thành công. Chúng tôi đấu tranh đặt yếu tố thành công hơn thành nhân. Nếu đấu tranh chống Cộng chỉ vì chống Cộng thì sẽ bị đông đặc trong tư duy, thiếu sáng tạo, và nhiều khi chính sự bảo thủ đó lại đưa đến sự tắc nghẽn trong đấu tranh, chận bước con đường đấu tranh. Chính những người bảo thủ quá khích này là cản trở vật như Lenin đã từng nói đó là nhiệt tình cộng với sự ngu dốt là phá hoại. Ông có nhớ đến vụ ném trứng nhồi mực vào ảnh Mao Trạch Đông được treo ở Quãng Trường Thiên An Môn do 3 người ở tỉnh Hồ Nam không?” Tôi trả lời: “Nhớ, nhớ lắm.”

thienanmon

Ba người đó chính là Yu Dongyue, Lu Decheng, và Yu Zhijian.

Vào tháng 5 năm 1989, khi sinh viên tổ chức đòi hỏi dân chủ ở Thiên An Môn, Yu Dongyue và Lu Decheng là 2 thày giáo ở Hồ Nam cùng với một người bạn thân công nhân lái xe vận tải là Yu Zhijian quyết định đáp xe lửa về Bắc Kinh tham gia biến cố lịch sử này. Cả ba còn rất trẻ mới 21 tuổi. Ngày 23/5/1989, khi khí thế cuộc biểu tình dâng cao, ba người nhồi mực đen vào trong các trái trứng rỗng ruột, ném những trái trứng này vào bức tranh to lớn của Mao Trạch Đông được treo ngay trước Tử Cấm Thành, đối diện với Quãng Trường Thiên An Môn. Công an không dám làm gì với ba người này, nhưng chính những sinh viên và những người biểu tình đã bắt ba người, trao cho công an truy tố. Sau này, Yu Dongyue bị kết án 20 năm tù. Lu Dencheng bị kết án chung thân, và Yu Zhijiang bị kết án 16 năm. Cả ba bị đưa về trại giam khổ sai Lingling ở tỉnh Hồ Nam. Cả ba bị hành hạ các tàn nhẫn. Năm 1998, Lu Decheng được trả tự do, sau đó năm 2001 đến lượt Yu Zhijian. Phần Yu Dongyue, từng bị trói và cột đèn giam phơi nắng nhiều ngày trời, ngày 22/2/2006, họ thả ông ra thì người ta thấy ông có những dấu hiệu của điên loạn.

Một người trong phái đoàn hỏi tôi có biết tại sao chính các sinh viên lại bắt những người này trao cho công an không? Tôi xin họ trả lời. Họ nói: “Chúng tôi phải nhẫn nhịn, không thể trong lúc hào hứng dâng cao lại để những người này làm chuyện đó, công an lấy cớ đàn áp thì cuộc đấu tranh sẽ bị mất chính nghĩa và tàn lụi. Đấu tranh là phải biết thoái biết lui, biết xuống bùn đen và biết lên tận mây xanh, biết người biết ta thì trăm trận mới thắng, và để có đạt điều này thì phải có lãnh đạo sáng suốt. Phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ của Việt Nam đã có nhân lực, tài lực, và đã có lãnh đạo nhất hô bá ứng chưa?” Tôi nghẹn ngào: “Chưa.” Khi trả lời đến đây, tôi tưởng tượng cảnh nếu là người Việt thì chắc người ta đã kết án lãnh đạo đấu tranh của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989 là cuội hoặc là tay sai Cộng Sản từ khuya rồi! Ôi, đau đớn thay cho sự khác biệt não trạng của người Trung Hoa và Việt Nam.

Một người trong phái đoàn hỏi tôi có biết nguyên nhân nào đưa đến sự lớn mạnh của sinh viên trong biến cố Thiên An Môn không? Tôi trả lời nếu không có cố Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang và lúc đó đương kim Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương thì không có biến cố này. Họ trả lời đúng. (Chuyện này rất dài không kể hết trong bài báo này). Một người trong phái đoàn nói: “Đức Khổng Tử nói nhân chi sơ tính bản thiện. Trong âm có dương, trong dương có âm. Trong cơ chế nào cũng vậy, có người tốt và kẻ xấu. Trong phong trào dân chủ khối gì kẻ xấu. Trong Đảng Cộng Sản cũng rất nhiều người tốt, chỉ vì họ ở trong cơ chế bạo tàn khó cựa quậy mà thôi. Làm thế nào chúng ta khai mở sinh lộ cho họ, họ ý thức, và sau khi nhận đủ được sự động viên, họ đứng về phe chính nghĩa. Sức mạnh của họ còn mạnh hơn cả trăm lần các sư đoàn của chúng ta. Nhiều khi họ còn trăn trở và đau khổ hơn chúng ta vì họ đang leo lưng cọp, không khéo rớt xuống thì cọp xé thây liền. Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương là hai ví dụ tại Trung Quốc.” Tôi nói: “Ở bên Việt Nam cũng có Trần Xuân Bách nhân vật số 9 của Bộ Chính Trị CSVN và sau này nghe nói cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt cũng bị sát hại vì phe Cộng Sản bảo thủ cho rằng ông có những tư tưởng tiến bộ.” (Xin được trình bày thâm cung bí sử chuyện này trong một bài báo khác.)

Sau vài lần tiếp xúc với những người đấu tranh cho dân chủ của Trung Hoa, tôi trầm ngâm suy nghĩ đến vụ Hoa Kỳ truy tố tướng Vang Pao của người Lào và ông Yasith Chlun của người Khmer. Năm 2007, Tướng Vang Pao (sinh năm 1929) bị gài bẫy và bị truy tố về tội chuyển vũ khí âm mưu lật đổ Cộng Sản Lào vi phạm ngoại giao giữa Mỹ và quốc gia này. Quần chúng Lào đấu tranh, vài ngàn người quỳ trước tòa án từ sáng tới tối, cuối cùng, ngày 18/9/2009, Hoa Kỳ lấy lý do ông đã già yếu nên “tha” không truy tố ông nữa. Phần ông Yasith Schlun, ngày 22/6/2010, ông bị tòa án Liên Bang của Hoa Kỳ tai Los Angeles kết án ông tù chung thân vì cách đây 10 năm, ngày 24/11/2000, ông đã tổ chức 200 đảng viên vũ trang nổi dậy tại Phnom Penh âm mưu lật đổ nhà cầm quyền của Hun Sen. Hoa Kỳ gởi ra một tín hữu mạnh mẽ và rõ ràng sau 9/11/2001, Hoa Kỳ đã có bang giao với những quốc gia nào, dầu đó là kẻ cựu thù, tất cả những hoạt động vũ trang nhằm lật đổ chế độ đó đều sẽ bị Hoa Kỳ truy tố, những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ phải thay đổi sách lược và chiến thuật cho bối cảnh mới, không thì phải chịu hệ quả nặng nề như ông Yasith Schlun hoặc chí ít thì cũng như cựu tướng Vang Pao. Câu hỏi được đặt ra đó là từ sách lược lật đổ chuyển sang sách lược đấu tranh chuyển hoán liệu quần chúng, nhất là những người quá khích không ở trong các đảng phái, có hiểu được hay không hay chỉ chống Cộng và vung vít chụp mũ cho thoả thích?

Lời Kết: Tôi có dịp hân hạnh ăn cơm với ông Thái Trung Lương 2 lần. Cả hai lần này đều nhờ ông Nguyễn Văn Tánh hiện nay đang là Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ sắp xếp. Ông Nguyễn Văn Tánh cũng có mặt trong 2 bữa cơm này. Khi ấy, ông Thái Trung Lương là 1 trong 5 ủy viên thường trực của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông nói thông thạo nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Trung Hoa, Việt, Lào, Khmer, Anh, Pháp, v.v. Tôi có một khuyết điểm lớn là sự trực tính. Tôi hỏi ông: “Năm 1952, Mao Trạch Đông phát động Bước Nhảy Vọt sát hại cả triệu người làm người Trung Quốc khắp nơi bất mãn. Năm 1966 họ Mao lại phát động Cách Mạng Văn Hóa làm mất lòng người vô vàn. Khi ấy Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã vững mạnh tại Đài Loan, được Liên Hiệp Quốc công nhận là chính quyền đại diện cho Trung Quốc, có vài chục triệu đảng viên trong lục địa, tại sao Trung Hoa Quốc Dân Đảng lại không mở cuộc tổng tấn công để cướp lại chính quyền ở Bắc Kinh? Tôi tin chắc nếu Trung Hoa Quốc Dân Đảng phát động thì toàn dân Trung Quốc hưởng ứng và sự thành công đã ở trong tay các ông.” Ông Thái Trung Lương nói với tôi: “Ông tưởng rằng chúng tôi đã không biết chuyện này ư? Chúng tôi đã có những kế hoạch tổng tấn công và hồ hỡi chuẩn bị về Bắc Kinh nắm quyền. Nhưng ông biết thế lực nào cản trở chúng tôi hay không?” Tôi trầm ngâm suy nghĩ, ông Thái Trung Lương tiếp tục: “Chính Hoa Kỳ và Âu Châu đã gởi tín hiệu cho chúng tôi họ sẽ phá bỉnh cuộc tổng tấn công của chúng tôi. Lý do đơn giản, họ không muốn cho một Trung Hoa thống nhất có thể chế tự do dân chủ thật sự, vì qua thể chế này, Trung Hoa lớn mạnh và họ sẽ không kiểm soát nổi. Chúng ta đấu tranh phải hiểu các con cờ không còn là cục bộ mà là cả ván cờ thế giới. Ông hãy suy nghĩ cho kỹ để hiểu tại sao Việt Nam bị Hoa Kỳ bỏ rơi và từ đó ông hãy nhắn gởi đến những lãnh đạo đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam biết uyển chuyển trong kế hoạch, đôi lúc phải dụng khổ nhục kế đứng sát ngay bên kẻ thù để lấn sân kẻ thù, thì cuộc cách mạng dân chủ mới thành công.” Ông Nguyễn Văn Tánh và tôi nghe những lời góp ý này, cả hai trầm ngâm suy nghĩ thấy thấm thía vô cùng và đôi lúc tự bâng khuâng không hiểu những người Việt Quốc Gia có hiểu cho được sách lược “uyển chuyển để lấn sân” này hay không hay có tác dụng ngược bị chụp cho cái nón Cộng Sản hoặc thân Cộng?!!!

thienanmon

Trong một bữa tiệc tại tư gia của tôi, ông V, một nhân vật đấu tranh nổi danh của người Việt kể cho tôi và các bạn bè như sau: “Một hôm, Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố 3 tháng nữa vào ngày x giờ y ngay tại Quốc Hội ở Hà Nội hõ sẽ trao quyền cho những người chống đối. Tới ngày x giờ y, không ai thấy có một người người phản kháng nào ở trong hay ở ngoài nước đến để nhận quyền. Các chiến hữu có biết tại sao không?” Một người giơ tay lên phát biểu: “Chuyện hoang tưởng, làm gì mà ĐCSVN lại tốt lành như thế. Chúng lập ra cái bẫy. Tuyên bố xong, những con mồi ngây thơ nhẹ dạ đã bị CSVN tiêu diệt. Những kẻ sống sót đâu có dại gì lọt vào bẫy của Cộng Sản mà dẫn xác đến Ba Đình nộp mình cho họ.” Ông V trả lời: “Đây là ví dụ và cứ cho rằng ĐCSVN thật tâm trao quyền cho những người phản kháng đi.” Có người ý kiến: “Một lần thất tín, vạn sự chẳng tin. ĐCSVN đã thất tín quá nhiều nên dầu rằng lần này có thật thì cũng chẳng ai dám tin chúng để rước họa vào thân.” Ông V lại nhấn mạnh: “Cứ cho rằng những người phản kháng tin vào sự thành tâm trao quyền của ĐCSVN.” Mọi người đưa mắt nhìn ông V như khuyến khích ông nói huỵch toẹt cho rồi. Ông V kế tiếp: “Thủ Tướng CSVN cho gọi điện thoại ở các phi trường hải ngoại thì thấy lặng im như tờ, chẳng có nhà phản kháng Việt Nam nào ra tới phi trường. Thủ Tướng CSVN cũng hỏi các phi trường nội địa, các tuyến đường công cũng như tư trong nước, cũng không thấy nhà đấu tranh dân chủ nào lên đường. Hỏi kỹ lại thì được thuộc cấp trả lời trong 3 tháng qua, các nhà phản kháng trong cũng như ngoài nước đã chụp cho nhau cái nón cối Cộng Sản rồi tiêu diệt lẫn nhau nên không còn ai sống sót để tới Ba Đình lật trang mới của lịch sử.” Ông V dứt lời thì ai nấy thinh lặng trầm ngâm suy nghĩ vì tệ nạn thủ kho nón cối chụp mũ cho nhau là một thực tế đau lòng trong giới đấu tranh ở trong cũng như ở ngoài nước. Ông V kết luận: “Bao lâu tệ trạng này còn tiếp diễn thì bấy lâu ngày Tự Do & Dân Chủ thật sự khó mà trổ bông kết trái tại quê hương Việt Nam.”

Houston ngày 27/6/20

Hoàng Duy Hùng


-------oo0oo-------

comau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.

 

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam Bắc California

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 


bottom