Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.
-------oo0oo-------
THƯ CÁM ƠN NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ
Kính gửi đến quý Anh Chị thư Cám Ơn bà Ngoại trưởng Hoa kỳ về lời tuyên bố của Bà trước Diễn Đàn An Ninh Khu Vực tại Hà Nội ngày 23 tháng 7 năm 2010 vừa qua phù hợp với ý nguyện trong lá thư trước đây trong tháng 5 chúng ta đã gửi đến Bà, xin bà can thiệp việc TC ra lện đánh bắt cá trên biển đông.
Xin quý vị mau chóng góp ý để còn kịp nhờ dịch ra tiến Anh và gửi đi cho kịp ngày 18.8.2010 trước 1 tháng Bà sẽ tham dự một Hội nghị khác có liên quan.
Quý vị nào đồng ý ký tên cũng xin cho biết, tôi ghi tên toàn thể quý vị, mong sẽ được tất cả đáp ứng.
Thân mến
Nguyễn ngọc Tiên
+++++++++++++++
Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
775 North 10th Street, Suite # 116, San Jose , CA 95112
18 August 2010
Kính gửi Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Bà Hillary R. Clinton
Kính thưa Bà Ngoại Trưởng,
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu xa nhất đối với Bà và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, khi vào ngày 23 tháng 7 nǎm 2010 Bà đã tuyên bố trước Hội Nghị Diễn Đàn An Ninh Khu Vực (ARF) tại Hà Nội rằng các tranh chấp về đất đai và vùng biển tại Biển Đông cần phải phù hợp với các luật lệ quốc tế nhất là luật biển LHQ 1982; như vậy, không bên nào được dùng vũ lực để chiếm đoạt đất biển của nước khác hay có quyền dùng vũ lực để giết hại ngư dân để chiếm đất biển của nước khác, phù hợp với mong muốn của quốc gia Hoa Kỳ về một khu vực hợp tác vì sự thịnh vượng chung và mọi người đều có quyền tự do đi lại trên biển. Sau lời tuyên bố của Bà tại ARF đã khiến chính quyền Trung quốc phải lên tiếng trước thế giới rằng họ tôn trọng quyền tàu bè quốc tế tự do đi lại trong khu vực Biển Đông. Dĩ nhiên người ta còn phải chờ xem Hải quân Trung quốc có giảm bớt tàn bạo đối với ngư dân vô tội Việt Nam nữa hay không trong thời gian tới và mức độ tôn trọng quyền tàu bè quốc tế đi lại trong Biển Đông của họ, mới có thể tin vào sự lên tiếng của họ hay không.
Thưa Bà Ngoại Trưởng,
Kể từ sau cuộc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà nǎm 1974 bằng vũ lực, Hải quân Trung quốc bắt đầu một cuộc chiếm đất biển của Việt Nam xuống tận phía Nam quần đảo Trường Sa, cuộc tranh chấp Biển Đông biến thành một tai họa lớn giáng xuống số phận khốn khó của ngư dân vô tội Việt Nam chúng tôi. Hải quân Trung quốc đã gây biết bao tang thương chết chóc, hạ nhục, đánh đập, cướp bóc các phương tiện sinh sống của ngư dân Việt Nam đến nỗi có những làng ngư dân bị Hải quân Trung cộng giết chết hết không có người trở về; Có những làng ngư dân phải bỏ nghề, và có những ngư dân bị đánh đập dã man bắt đòi tiền chuộc, tài sản ghe tàu bị cướp, phá sạch.
Thật không sao kể hết thảm cảnh xảy ra cho những làng ngư dân: Con không có cha, vợ trông ngóng tin chồng biền biệt không ngày về, cha mẹ mỏi mòn chờ đợi tin con, trong nhà không còn gạo thóc, tài sản vốn liếng dành dụm để mưu sinh đột nhiên mất trắng. Ngư dân vô tội Việt Nam không sợ giông bão thiên nhiên, nhưng nỗi sợ chính yếu là lực lượng Hải quân Trung quốc ngang nhiên giết người cướp của trên biển. Thảm kịch ấy lại xảy ra ngay trên chính vùng biển chủ quyền của người Việt mà bao nhiêu đời ông cha các ngư dân đã từng đi biển sinh sống, nhưng giờ đây Hải quân Trung quốc ỷ vào sức mạnh đã tự nhận là biển của họ và chiếm đoạt. Hằng nǎm Hải quân Trung quốc còn đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nhưng chính họ lại ngang nhiên tập trận và cho tàu ngư nghiệp họ đánh bắt thủy sản trên Biển của tổ tiên người Việt.
Hôm nay, chúng tôi thay mặt cộng đồng Việt Nam Bắc California cùng với tất cả người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp các tiểu bang Hoa Kỳ có tên trong bản danh sách đính kèm, xin thay mặt ngư dân vô tội Việt Nam thành thật cám ơn Bà vì lẽ phải và công bằng khi Bà lên tiếng trước dư luận thế giới muốn cuộc tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và luật Biển của LHQ 1982. Chúng tôi cám ơn Bà vì Bà còn là một phụ nữ can đảm và giầu lòng nhân ái vì Bà đã chẳng quên sự đau khổ của ngư dân vô tội Việt Nam khi lên tiếng yêu cầu tất cả tranh chấp cần phải được giải quyết không bằng một áp lực hay đe doạ vũ lực nào. Những quan tâm đặc biệt của Bà và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về sự bất hợp lý và các bi thảm trong tranh chấp Biển Đông đã khiến chúng tôi và tất cả ngư dân vô tội Việt Nam được an ủi phần nào, cho dù họ đã trải qua không biết bao nhiêu chết chóc và đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Chúng tôi nguyện xin Ơn Trên che chở và ban phúc lành cho Bà và cầu nguyện Bà luôn gặt hái mọi sự thành công tốt đẹp nhất trong sự nghiệp một nhà ngoại giao lỗi lạc của Hoa Kỳ và xin Bà càng có thêm nhiều quan tâm hơn nữa về hiện trạng bi thảm của ngư dân vô tội Việt Nam trên Biển Đông.
Trân trọng,
Nguyễn Ngọc Tiên
Chủ tịch Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam Bắc Cali
Ban Đại Diện Cộng Đồng VN Bắc Cali
Lê Thị Cẩm Vân, Phó Chủ tịch Ngoại Vụ
Nguyễn John, Phó Chủ Tịch Nội Vụ
Đỗ Christine, Thủ Quỹ
Thái Hào, Ủy Viên Thanh Niên
Trần Mai, Quản Lý Trụ Sở Cộng Đồng
Ủy Ban Giám Sát
Nguyễn Mộng Hùng
Phan Quang Nghiệp
Nguyễn Thiếu Nhẫn
+++++++++++++++++++++
Phát Biểu của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Clinton trước Diễn Đàn An Ninh ASEAN tại Hà Nội liên quan Biển Đông 2010/07/23
Chúng ta đã thảo luận một số các đề tài quan trọng khác: sự thay đổi khí hậu, trao đổi mậu dịch và sự kết hợp kinh tế, dân chủ và quyền con người. Và tôi nhân cơ hội cùng với các đồng nghiệp Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn Đàn Khu vực Aean (DĐASEAN) để trình bày vị trí của chính phủ tôi về một vấn đề hiện làm phức tạp sự an ninh và phồn vinh trong khu vực, Biển Nam Hải.
Tôi xin vắn tắt lược qua viễn ảnh của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia khác, có mối quan tâm quốc gia về sự tự do đi lại, tuyến giao thông mở rộng đến các vấn đề hàng hải chung của Á châu, và tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông. Chúng tôi chia xẻ mối quan tâm này chẳng những đối với các thành viên ASEAN và các tham dự viên củ DĐASEAN, mà còn đối với các quốc gia có biển và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn.
Hoa Kỳ ủng hộ một diễn trình ngoại giao hợp tác bởi tất cả các quốc gia tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không có sự áp đặt. Chúng tôi chống sự sử dụng hay đe doạ vũ lực bởi bất cứ quốc gia tranh chấp nào. Trong lúc Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong việc tranh đấu cho các tranh chấp lãnh thổ qua các chi tiết lãnh thổ trên Biển Nam Hải, chúng tôi tin rằng các quốc gia tranh chấp nên theo đuổi các đòi hỏi lãnh thổ và các quyền về không gian biển theo với quy ước LHQ về luật biển. Phù hợp với luật quốc tế theo lệ thường, các yêu sách hợp pháp về không gian biển trong Biển Nam Hải chỉ nên được rút ra từ các yêu sách hợp pháp đối với chi tiết lãnh thổ.
Hoa Kỳ ủng hộ tuyên bố Trung cộng-ASEAN 2002 về ứng xử của các phe trên Biển Nam Hải. Chúng tôi khuyến khích các bên tiến đến sự đồng thuận một cách hoàn chỉnh cách xử trí. Hoa Kỳ sẳn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nổ lực và các biện pháp xây dựng lòng tin cậy phù hợp với bản tuyên bố. Bởi vì đấy là quyền lợi chung của các quốc gia tranh chấp và một cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn về sự thương mại không bị cản trở để thực thi dưới cách điều kiện hợp pháp. Tôn trọng các quyền lợi của cộng đồng quốc tế và các nổ lực có trách nhiệm để đối xử những tranh chấp chưa được giải quyết và giúp tạo các điều kiện nhằm giải quyết các tranh chấp và làm giảm đi sự cǎng thẳng trong khu vực. Hãy để tôi thêm một điểm vào Quy Ước Luật Biển LHQ. Nó đã được sự hậu thuẫn của cả hai đảng tại Hoa Kỳ, và một trong bốn ưu tiên hàng đầu trên hướng đi của nǎm tới là tạo sự an toàn bảo vệ sự phê chuẫn của Thượng Viện.
Như thế thì đây là một lịch trình đầy đủ với các thảo thuận hữu ích và chân thật về các vấn đề nghiêm trọng. Chủ đề cuộc Họp nǎm nay là: Biến Viễn Cảnh thành Hành Động. Và tôi nghĩ đó một tóm lược hoàn hảo về các vấn đề chúng ta đang cố gắng theo đuổi xuyên qua các tổ chức này. Chúng ta đã có một viễn cảnh chia xẻ nhau và những mục tiêu tham vọng. Nhưng bao giờ cũng vậy, biện pháp trung thực nhất của sự thành công của chúng ta dành cho tương lai tốt đẹp hơn. Và cho nên đây là lúc chúng ta phải làm việc và cho tôi trả lời các câu hỏi của quý vị.
Điều hợp viên: Chúng ta có ít thì giờ cho vài câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất của cô Hà của Việt TV.
Câu hỏi: Cám ơn bà Ngoại Trưởng. Câu hỏi của tôi là bà có nhận định gì về vấn vấn đề Biển Nam Hải hay Biển Đông được đưa vào DĐ ASEAN nǎm nay, và bằng cách nào đối phó với vấn đề này?
Ngoại Trưởng Clinton: Cám ơn bạn. Tôi nghĩ rằng 12 thành viên đưa vấn đề Biển Nam Hải và các vấn đề một sự đi lại trên biển tổng quát và các yêu sách. Bởi vì nếu bạn nhìn bản đồ khu vực này, có nhiều quốc gia đang gia tǎng các trao đổi mậu dịch, các lưu thông thương mại của họ. Có rất nhiều hoạt động. Đây là một số các đường hàng hải bận rộn nhất trên thế giới, và có một sự quan tâm rằng tất cả chúng ta theo các điều luật quốc tế để quyết định xem là làm thế nào để thực hiện và chắc chắn, 12 thành viên tham dự kể cả Hoa Kỳ, nêu lên vấn đề này sẽ muốn xem sự áp dụng các nguyên tắc được thỏa thuận trước đây của ASEAN, các luật lệ quốc tế hiện hữu và các quy định và thông lệ làm thế nào tất cả các quốc gia trong khu vực này có thể chia xẻ nhau không gian chung của đại dương. Và tôi nghĩ đó là một cuộc đối thoại rất có ích lợi.
-------oo0oo-------
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.
-------oo0oo-------
Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội