Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì chỉ biết cướp giựt và tàn ác với nhân dân.
Trang Nạn Nhân Cộng Sản của Vietlist.us dùng để thu thập và tàng trữ tài liệu tội ác của Cộng Sản Việt Nam của từ ngày thành lập đảng đến nay. Nếu quý độc giả có tài liệu liên quan đến tội ác của Cộng Sản dù là CS Việt Nam hay CS Thế giới xin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tìm mọi cách chia xẽ cho mọi người cùng biết. Trân trọng.
-------oo0oo-------
VIỆT CỘNG VẪN CÒN GIAM GIỮ CÁC CHIẾN SỸ CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nguyễn Ðạt Thịnh
Kính Thưa Quý Vị,
Em ruột tôi, trung tá Nguyễn Ðạt Phong, bạn tôi, thiếu tướng Lê Minh Ðảo, và khoảng 20 tù nhân khác nữa, bị Việt Cộng giam giữ, hành hạ 17 năm dài sau khi chúng thắng trận. Tôi nghĩ những người đó là những tù nhân chiến tranh cuối cùng, nhưng tôi lầm.
Phóng viên Thanh Quang của hãng RFA, vừa khám phá thêm 2 tù nhân chiến tranh khác, một trong hai người vừa được Việt Cộng trả tự do sau 35 năm giam cầm.
Người thứ nhất là anh Nguyễn Hữu Cầu, một đại úy Ðịa Phương Quân; anh Cầu bị Việt Cộng lên án tử hình, sau đó giảm xuống còn chung thân khổ sai. Anh bị Việt Cộng giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Nếu tính cả 6 năm học tập cải tạo, cho tới giờ anh đã chịu đựng 33 năm tù đầy.
Năm khổ nhục 1975, anh bị bắt, bị giam, rồi được trả tự do sau 2 năm; nhưng tình tình bất khuất, anh viết báo, viết nhạc nói lên cảnh nhiễu nhương của Việt Cộng, do đó anh bị bắt trở lại.
Anh Nguyễn Anh Hảo, một người bạn tù của anh Cầu vừa được trả tự do nói, “Người ta bị cùm 14 ngày và bị biệt giam 3 tháng là xong. Anh Cầu bị biệt giam 3 năm liền. Họ biệt giam như vậy nhằm sử dụng bệnh tật để giết chết người tù già.”
Anh-Hảo nói, “Anh Nguyễn hữu Cầu ở tù chung với tôi, nhưng trường hợp của anh quá đặc biệt. Do đó bằng mọi cách phải giúp cứu vãn để anh được trở về. Nếu không có bên ngòai can thiệp giúp đỡ, thì chắc có lẽ anh Cầu sẽ ở tù “mút chỉ”.
Một cựu tù chính trị khác, anh Nguyễn Ngọc Quang lo ngại, “Anh Cầu bị biệt giam không như những người khác. Anh Cầu bị biệt giam miên viễn, một cách hành xử hết sức dã man. Ngòai ra họ dẫn anh tới giam tại một phòng giam gần máy sấy điều, cho nên khói điều làm mù mắt anh. Nhưng những hành động đó vẫn không khuất phục được ý chí của anh.”
Phóng viên Thanh Quang của hãng RFA tìm liên lạc với cô Nguyễn Thị Anh Thư, con gái anh Cầu.
Cô Anh Thư cho anh biết, “lần chót cháu vào thăm ba cháu cũng mới đây, ngày 6 tháng Sáu vừa rồi. Mắt ba cháu, hồi năm 2008 ra trị bệnh thì 2 mắt bị mù. Nhưng họ cho trị có một con mắt thôi. Họ nói để qua Tết sẽ cho trị nữa. Sau khi vô tù trở lại thì từ năm 2008 tới giờ họ đâu có cho ra nữa. Như vậy là một con mắt ba được sáng, còn mắt kia bị mù rồi.”
Thanh Quang: Sức khỏe ba cháu bị nguy kịch trong tù như vậy thì có những ai, những tổ chức từ thiện nào từ bên ngòai thỉnh thỏang trợ giúp gì không?
Anh Thư: Dạ không, không có một ai giúp hết. Nhưng từ khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù chung với ba cháu được trở về, ngày 17 tháng 5, chú mới hướng dẫn cho cháu làm đơn, thì ngày 20 tới ngày 25, bên Úc có gởi tiền về cho ba cháu. Mấy hôm rày thì cũng có lai rai nhiều người gởi tiền qua cháu, nhưng cũng ít thôi. Kể từ 17 tháng 5, nhờ chú Truyển ở tù chung phòng với ba cháu ra, thì mới bắt đầu làm đơn kêu gọi người nầy người kia. Chứ hồi nào tới giờ, cháu có làm đơn kêu gọi trong nước thôi nhưng chẵng có ai nói gì hết. Nghe xong rồi họ bỏ qua hết.”
Thanh Quang: Nói chung những gì từ trong tù nhắn gởi về gia đình, ba cháu tâm sự như thế nào ?
Anh Thư: Dạ nói chung là khi cháu vào đó thăm và nói chuyện với ba, hỏi sức khỏe ba như thế nào, rồi ba hỏi lại sức khỏe tụi con thôi. Còn nói cái gì khác, hay nói chú nào hỏi thăm ba là mấy ông cai tù không cho. Còn hỏi thêm ông nầy, ông nọ là ba con bị 2 người xốc nách vô trong liền, không cho cháu thăm nữa. Sự thật như vậy đó.
Thanh Quang: Thành ra tâm sự của ba cháu trong tù, cháu không được biết gì thêm?
Anh Thư: Dạ không được biết gì hết trơn. Còn ba gởi thư ra thì trạm kiểm hết. Nếu họ cho là lu bu rồi thì ém thư thôi. Có nhiều khi 4-5 tháng cháu không nhận được lá thư nào của ba hết. Cháu tưởng ba bị chuyển đi nơi khác. Ròng rã như vậy tới 2 năm luôn. 2 năm cháu không biết ba làm gì trong đó. Họ cắt hết. Cháu gởi tiền cùng những thứ khác vô, nhờ mấy cô quen gởi vô cho ba, họ cũng không cho, trả về hết luôn. Bẵng tin gần 2 năm trời như vậy. Sau nầy cháu mới nghe là ba bị kỷ luật vì tố cáo ông gì trong trại đó.
Thanh Quang: Còn tình trạng khắc nghiệt trong tù mà ba cháu phải chịu đựng trong hơn 3 thập niên, ba cháu có thố lộ với cháu, với gia đình không?
Anh Thư: Dạ không, ba không có nói, ba không có thố lộ gì hết. Cách đây 4-5 năm, mỗi lần cháu vô thăm, ba gặp ba không có nói, chẳng hạn như, “con có khỏe không”, hay thế nầy thế kia, mà ba chỉ nói “con ơi con, ba bị oan, ba bị oan. Con làm sao ra ngòai giúp ba”. Nhưng cháu không biết làm sao giúp được. Vì ba không nói gì thêm mà chỉ gào thét lên rằng “ba bị oan, ba bị oan” thôi. Hiện tại bây giờ, sau khi chú Nguyễn Bắc Truyển ở tù trong đó về kể lại thì cháu mới biết đầu đuôi câu chuyện. Chứ lúc đó thì ba nói con kêu oan cho ba thôi.
Thanh Quang: Cháu vừa nhắc tới sự oan sai. Được biết kể từ 28 năm qua, ba cháu đã làm hơn 500 đơn khiếu nại về cảnh tù tội oan sai của mình. Vấn đề nầy như thế nào ?
Anh Thư: Về oan sai thì ba có viết hết trên giấy rồi. Nói chung cháu chỉ nghe lóang thóang vậy thôi chứ cháu không có biết. Ba thì không khi nào ngồi nói vần đề nầy cặn kẽ với cháu. Nhưng ba đã nói nhiều với chú Nguyễn Bắc Truyển vì 2 người ở trong đó thường hay tâm sự nhau. Còn cháu vô thăm chỉ gặp ba 15 phút.
Cháu đi đường một ngày trời mà chỉ được gặp ba 15 phút thì mấy người đó không cho gặp nữa. Có xin dữ lắm thì họ cho thêm 5 phút nữa thôi. Ba chỉ hỏi lòng vòng chút vậy thôi chứ không có nói gì nhiều hết. Muốn nói nhiều hơn nữa thì họ cũng không cho nói.
Ông Nguyễn Bắc Truyển kể về những điều mà ông biết về người tù Nguyễn Hữu Cầu
Nguyễn Bắc Truyển: Thật sự rất là đau lòng cho trường hợp anh Nguyễn Hữu Cầu vì có thể là anh Cầu biết quá nhiều thâm cung bí sử trong thời gian anh bị giam giữ. Và trước đây vụ án của anh ấy là một vụ án oan sai, người ta bắt bỏ tù, thậm chí kêu án tử hình để nhằm bị miệng anh ấy lại, không cho anh nói sự thật nhục nhã cho các quan chức vào thời kỳ anh Cầu chứng kiến việc làm đồi bại của họ tại Kiên Giang.
Không có tội mà phải làm đơn xin ân xá?
Quay lại với với cô Nguyễn Thị Anh Thư, chúng tôi hỏi tiếp: Nghe nói gần đây, ban giám thị trại tù khuyên ba cháu làm đơn xin đặc xá, nhưng ông khước từ. Sao ba cháu lại khước từ như vậy ? Cháu có ý kiến gì về sự khước từ đó không ?
Anh Thư: Dạ ba có nói là ông giám thị trại bảo ba làm đơn xin đặc xá đi rồi người ta xem xét cho về. Nhưng ba nói “Không. Đơn đặc xá thì tôi không làm vì tôi thật sự là không có tội. Tôi không có tội thì làm sao tôi làm đơn đặc xá được”. Hai lần trước cháu đi thăm, ba có nói như vậy. Ba nói “ tôi nói thật với mấy anh là tôi không có tội; bắt nhằm tôi rồi nhốt tôi trong hai mươi mấy năm trời. Tôi kêu oan biết bao nhiêu lần mà không ai lên tiếng. Bây giờ nói tôi có tội, phải làm đơn đặc xá mới cho về. Tôi không có tội tình gì hết”. Ba cháu có nói như vậy đó.
Thanh Quang: Hòan cảnh gia đình cháu gặp khó khăn ra sao kể từ khi ba cháu lâm cảnh tù đầy dài lâu như vậy?
Anh Thư: Dạ hồi ba cháu mới đi học tập goi là cải tạo, chứ chưa có đi tù, thì mẹ cháu đã đi lấy chồng rồi. Như vậy là ba cháu ở tù, mẹ cháu có chồng khác, chị em cháu thất lạc nhau. Cháu mới nhận lại người em ruột cháu từ năm 2004 tới bây giờ sau khi 2 chị em thất lạc từ nhỏ. Riêng cháu thì phải ở với người nầy người kia, làm công việc nhà hay giúp họ buôn bán ở ngòai chợ để kiếm miếng ăn. Cháu đâu có tiền bạc, thời gian để đi học. Nói chung là khổ lắm.
Thanh Quang: Nhân đây cháu có muốn nói lên những gì thêm nữa với công luận trong và ngòai nước không ?
Anh Thư: Dạ, lời cháu xin nói ở đây là cháu tha thiết, cháu rất là tha thiết, mong các bác, các chú, các cô (nghẹn ngào) thương ba cháu, lên tiếng cho ba cháu về. Như vậy là cháu cảm ơn lắm rồi (khóc). Tại vì một người bình thường sống ở trong tù 10 năm đã thấy khổ sở lắm rồi, chứ đừng nói là 28 năm. Chịu không nỗi đâu! (khóc). Sau cùng cho cháu kính lời cảm ơn các cô, chú, các bác trong những hội giúp đỡ ba và cháu. Thành thật cảm ơn các chú, các bác.
Thanh Quang giới thiệu “người tù mãn kiếp” thứ nhì: ông Truơng Văn Xương.
Sáng hôm 12 tháng 7 năm 2010 lúc 4 giờ sáng công an trại giam Nam Hà đã làm thủ tục trả tự do cho ông Trương Văn Sương người tù cải tạo được xem là có thời gian bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ sau 1975.
Bị kết tội gián điệp
Ông Sương sinh năm 1943, năm nay 67 tuổi, quê ở Mỹ Tú tỉnh Ba Xuyên. Cha ông là người Hoa, mẹ người Khmer nhưng sinh ra trên đất Việt. Trước năm 1975 ông là trung úy phân chi khu trưởng chi khu Mỹ Tú, Ba Xuyên.
Sau năm 1975 ông bị đưa đi cải tạo tổng cộng 6 năm từ 1975 đến 1981 tại Quảng Bình. Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước nhằm vũ trang chống lại Hà Nội.
Tổ chức này đã bị tình báo Hà Nội gài người vào từ Thái Lan do đó khi họ chưa về tới Việt Nam thì một mạng lưới tinh vi đã giăng ra chờ họ. Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đặt chân vào đất Việt Nam. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân... riêng ông Trương Văn Sương bị kết án chung thân vì tội gián điệp.
Từ khi bản án được tuyên, ông Sương bị đưa đi qua rất nhiều nhà tù, như Suối Máu thuộc tỉnh Đồng Nai, sau đó ra trại giam Quy Nhơn và lần lượt những năm sau anh bị giải đi thụ án ở nhiều trại miền Bắc và cuối cùng là trại giam Ba Sao, Nam Hà. Trại giam này là nơi anh ở lâu nhất.
33 năm cải tạo
Trương Văn Sương bị giam tổng cộng 33 năm kể cả 6 năm bị tập trung cải tạo vì tham gia quân đội VNCH.
Cách đây một tháng ban giám thị trại giam Ba Sao đã gửi công văn về cho gia đình ông tại Sóc trăng thông báo ông bị suy tim cấp 3 cộng với huyết áp cao và trại giam Nam Hà quyết định đưa ông ra khu chữa trị đặc biệt, nơi mà linh mục Nguyễn Văn Lý đựơc chữa trị trước đây.
Ông Sương đã được chữa bệnh tại Phủ Lý và theo anh Dũng con trai ông cho biết thì ông Sương được bác sĩ theo dõi và chăm sóc hàng ngày khá chu đáo.
Ông Nguyễn Khắc Tòan, một bạn tù của ông Sương kể lại: “Nhiều lần anh đã bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, anh đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.”
Thanh Quang liên lạc được với Ông Trương Văn Sương khi ông còn ngồi chung xe với con do công an chở từ Nam Hà về lại Sóc Trăng.
Việc hộ tống hai cha con ông Sương cho thấy cuối cùng thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng lo ngại dư luận thế giới về sự ngược đãi tù nhân chính trị của họ và đã tránh tối đa việc này bằng cách áp tải tù nhân về đến tận nhà như từng làm đối với linh mục Nguyễn Văn Lý trước đây.
-------oo0oo-------
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.
Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội