Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Việt Sử
--------o0o--------
TRẬN PHÁO KÍCH AN LỘC 1972
From FB Watashi Sakura
·
NẾU BẠN NHỎ LỆ KHÓC CHO NGƯỜI DÂN UKRAINE BỊ NGA PHÁO KÍCH, THÌ BẠN SẼ KHÓC NHIỀU HƠN NỮA KHI BIẾT RẰNG Ở VIỆT NAM CŨNG TỪNG CÓ MỘT TRẬN PHÁO KÍCH CỦA "CỘNG SẢN BẮC VIỆC" DÃ MAN HƠN VÀ TÀN KHỐC HƠN : AN LỘC 1972
Nga "giải phóng" Ukraine so sánh với CS "giải phóng" miền Nam. Nga lại ăn cắp bản quyền của CS VN...
Có nhiều người nghĩ là Nga tấn công Ukraine và giết hại dân lành là quá tàn nhẫn, là tội ác chiến tranh. Tôi xin trích lại bài báo kể lại trận An Lộc năm 1972 của quân CS bắc Việt.
Diện tích thị trấn An Lộc chỉ chừng vài km2, thế mà trong 2 tháng trời đã lãnh đủ mọi thứ đạn của CSBV, có lúc đến gần 8,000 đủ mọi thứ đạn trong 1 ngày, như ngày 11/5/72. Tính chung, hơn 2 tháng trời bị pháo liên tục thì trung bình thành phố An Lộc đã chịu đựng hơn 200,000 quả đạn đủ loại.
Ít người được dịp chứng kiến tận mắt thành phố An Lộc hoang tàn sau những cơn mưa pháo bất tận, nhưng ai ai cũng có thể hình dung những đổ nát của thị trấn nhỏ bé này với 1 chút tưởng tượng rằng cứ chừng 20 m2 thì bị tàn phá bởi 1 quả đạn pháo kích của CSBV.
Với "mật độ" này, không có 1 vật gì ở thị trấn An Lộc không ghi nhận dấu vết tàn phá của đạn pháo kích. Từ cột điện, cây cối cho đến chiếc lon sữa bò vứt ngoài đường phố cũng ít nhất bị trúng miểng pháo, đừng nói gì đến nhà cửa.
An Lộc còn có những chuyện bi thảm mà thế giới văn minh không ai có thể tin là sự thật. Dưới trận mưa pháo kinh hoàng của đoàn quân xâm lược, thật ít người được chết chỉ 1 lần. Vắng tiếng pháo, người sống vội vã lo cho người chết, đào tạm cái hố, gom vội thi hài để người chết được 1 nơi yên giấc và cũng để tránh cảnh xác người sình thối trước mắt người sống. Thế nhưng giấc ngủ của kẻ chết cũng không yên dưới tay giặc Cộng. Mộ mới "đắp" được vài phút, đạn pháo kích của Cộng quân lại rơi vàọ Xác người chết vốn không còn nguyên vẹn lại bị giết 1 lần nữa bởi sự vô lý của mộng xâm lăng hầu chụp lên đầu dân miền Nam chủ thuyết CS.
Người dân còn kẹt lại An Lộc, người lính quyết tâm tử thủ bảo vệ thành phố này, đã cố gắng chịu đựng đến tột cùng của sự cố gắng trước cái kinh hoàng của "mưa pháo" để thành phố không thất thủ. Những tiếng nổ khủng khiếp liên hồi hàng chục ngày rồi cũng trở thành những âm thanh dịu vợi vì quá quen thuộc. Cái kinh hoàng bây giờ không còn phải ở 2 tai mà ở đôi mắt khi nhìn thấy những người đi thu lượm chấp nối đầu, rồi tay, rồi chân hay thân mình của thân nhân hay bạn hữu cho đầy đủ trước khi vùi sâu dưới lòng đất lạnh.
Ngày 15/4/72, hơn 10,000 dân An Lộc chạy vô khu nhà thờ và nhà thương An Lộc. hy vọng Cộng quân không tấn công 2 địa điểm này, bởi nếu còn 1 chút lòng người không 1 cấp chỉ huy quân sự nào có thể ra lịnh bắn vào nhà thương và nhà thờ. Chính vì 2 chữ "thương" và "thờ" với sự tượng hình đặc thù của nó, tự đã nói lên tất cả ý nghĩa của sự việc dân chúng tìm 2 nơi này lánh nạn. Tuy nhiên, CSBV vẫn tập trung hỏa lực để pháo kích vào 2 nơi này.
Gần 2 tháng sau, khi kể lại vụ nhà thờ ngày 15/4/72 cho chúng tôi, 1 người lính tử thủ tại An Lộc vẫn còn kinh hoàng và lòng kinh tởm cho dã tâm của CSBV. Anh nói: "Cả chục ngàn người đang ở khu vực nhà thờ, họ cùng các vị lãnh đạo tinh thần chỉ còn biết cầu xin đấng duy linh tối thượng, thương xót cho 1 đám dân lạc loài qua khỏi cảnh đao binh. Không ai có thể hình dung được cảnh hỗn loạn, thảm khốc khi hơn 10,000 người đạp lên nhau chạy thoát khỏi khu nhà thờ. Số thương vong không biết sao kể siết."
Một thành phố nhỏ như An Lộc dễ dàng trở thành mục tiêu tốt cho bất cứ pháo thủ nào chỉnh súng để pháo vào đó, bởi vậy An Lộc đã chẳng còn gì sau hơn 60 ngày bị pháo kích. Điều may mắn còn lại cho những người tử thủ là đạn rơi trúng hầm thì mới chết chứ cách hầm vài thước thì ăn thua gì. Loại đầu đạn phá hầm ghê sợ nhất là loại nổ chậm "Delay"; đầu đạn này không phát nổ khi chạm đất mà còn xuyên thủng khoảng 10 m rồi mới nổ. Với loại đạn này sự tàn phá vô cùng khủng khiếp. Rất may là CSBV không có nhiều loại đạn này.
Kể cả căn hầm của Tướng Hưng, ở An Lộc hầu như không có 1 công sự nào chịu nổi 1 phát 103 ly hay hỏa tiển 122, có điều Thượng đế "còn ngó lại" nên phần trên căn nhà của Tướng Hưng chỉ bị mấy trái cối 82. Đạn cối 82 không xuyên phá, khi nổ văng nhiều mảnh nhưng chỉ có thể làm sập mái nhà mà thôị 1 vài trái hỏa tiển 122, 107 và cả đạn "Delay" đã rơi chung quanh Bộ chỉ huy của Tướng Hưng, rất may mắn không có trái nào trúng hầm và chỉ làm hư hại phần ngoài của khu vực mà thôị Đã nói tới pháo kích tức nhiên phải nghĩ tới những tàn phá và thảm cảnh, những điều này mới chính là biểu trưng vĩ đại nhất cho sự chịu đựng và tinh thần kiên quyết của đoàn người tử thủ cho dù đó là quân nhân hay những thường dân hoàn toàn không có vũ trang.
Với khoảng 200,000 trái đạn trong hơn 2 tháng, Cộng quân đã làm cho An Lộc sụp đổ toàn diện. 4,000 binh sĩ và thường dân tử thương bên trong thị trấn. Nhưng tại sao thành phố nhỏ xíu này vẫn đứng vững và trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của người dân miền Nam không thích chế độ CS ? Đó không phải là 1 biểu tượng cho 1 dân tộc không muốn sống dưới chế độ CS hay sao ?
Một sĩ quan tử thủ Bình Long đã ghi lại trong nhật ký:
"Sự sụp đổ của một thành phố không có nghĩa là mang theo sự sụp đổ tinh thần chiến đấu của những người đang còn muốn tiếp tục bảo vệ nó và bảo vệ chính bản thân mình."
Thư Cho Người Tình Hư Vô
(Trích trong "Mùa Hè Đỏ Lửa", bút ký chiến trường của Phan Nhật Nam"
"Anh Hưu thương,
"Thế nào, 2 chủ nhật trôi qua có nhơ lắm không ? Có thể nói từ khi anh và em cùng nhau bắt tay xây dựng vợ chồng thì 2 chủ nhật này là 2 chủ nhật khó khăn và nặng nề vượt qua lắm anh hè. Em biết lắm rồi, trong những giờ phút đó anh muốn thét lên lên thật to để làm sao em nghe những lời nói của anh, rồi cùng anh nói chuyện, rồi em cũng biết lắm những bước chân đi trong những giờ phút đó, nó như 1 con người không tri giác mà những bước đi đó không hề biết đến, không hề nhớ đến, đầu óc sẽ triền miên suy nghĩ, những cái gì gọi là kỷ niệm ở đời sẽ hiện ra và bắt đầu như diễn kịch trước mắt. Thật đúng tâm trạng của anh lúc đó em sẽ đoán được, vì sao em lại biết tài như thế ? Vì em đã nằm giữa trái tim anh, dòng máu của anh đã cùng chảy theo nhịp thở của em, cho nên dù sao, dù ở phương trời nào em đều đoán được.
"Thế nào rồi đó, chân sưng to không, bằng cái "cột đình" chưa ? Vai đã lột những lớp da bên ngoài gọi là "không đáng kể" để đổi lấy lớp thịt "hồng hà" chưa ? Có đau lắm không anh ? Có hỏi họ để tìm lám, dầu ngoại khoa mà bóp chưn, nhức lắm anh hè. Anh Hưu ơi, em biết đi đường vất vả lắm rồi đó, ăn uống khô khan như vậy có mua gì cải thiện đến không ? Trên đường đi có xảy ra đau ốm gì không ? Nghĩ đến đó em tê buốt cả người càng thêm nhớ nhung suy nghĩ, có sinh ra cái mụt nào để làm thêm đau đớn bản thân không. Vì mùa này là mùa mụt của "đồng chí" đấy phải không Thủ trưởng. 2 chữ Thủ trưởng nói cho vui vậy thôi, chứ không phải em mơ ước như vậy đâu nhé.
Thật ra tâm trạng của em chỉ mơ ước rằng sao cho 3 năm nghĩa vụ xong anh được an toàn cùng về với em, em muốn nhắm măt làm sao thời gian sẽ trôi nhanh đi và nhanh đi nữa để anh và em được về sống trong 1 ngôi nhà nhỏ hẹp để cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau hưởng những hạnh phúc đẹp đẽ. Những hạnh phúc đẹp đẽ, những cái đó em nuôi 1 mơ ước, 1 mộng đẹp, chứa đựng nó trong 1 khối óc, trái tim đầy tình chung thủy của tình nghĩa vợ chồng đã nhen nhúm từ lúc đầu.
Anh ơi, xa anh đi, em nhớ lắm, em thương anh lắm, anh nói, anh cười, anh trìu mến thương, anh em làm sao quên được. Có ai hiểu thấu tâm trạng của em trong những lúc nhìn vật của anh, từ nét chữ của anh viết cho em, rồi đến cái nhìn nữa. Chao ơi, em muốn bấu lấy mà nhìn, nhìn mãi, nhìn vui nào cho chán được. Anh Hựu ạ, nói mãi, cũng không hết nhớ nhung của em lúc này đối với anh, thôi em nói chuyện khác anh nhé..."
Trên đây là 2 trang đầu tiên của chị Nguyễn Thị Hàng, giáo viên ở Nghệ An viết gửi anh Lê Văn Hưu địa chỉ là 27100 3TB04 Trung đoàn 203 Thiết giáp, không biết rõ anh ở đơn vị nào. Thư viết 4 trang được ghi lại 2 trang đầu không sửa 1 nét, không thêm 1 dấu. Lê Văn Hưu đã chết ngay trận đầu tiên sau 6 tháng vượt Trường Sơn vào Nam. Cái chết của Hưu không phải lỗi của chúng tôi vì chúng tôi phải tự vệ để sống còn, cũng không phải của anh Hưu. Hưu cũng muốn ở lại bên chị Hàng để "cười rúc rích với nhau", để được ăn ngô, "vườn ngô trước nhà đã được mùa".
Tội ác này là của chúng nó, lũ đồ tể tay không dính máu, tâm hồn chúng cứng ngắt bởi tin vào chủ thuyết thật tàn độc. Đó là lỗi của lũ ngạ quỷ trầm luân mang danh người và chiêu bà i cách mạng giải phóng. Chính chúng nó, thứ thiên tài chết ngập đầy oan khiên, đem chết chóc cho thế nhân./.
Mar. 11, 2024-QUANBAO18
-------oo0oo-------