Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

Trang Việt Sử

LacLongAuCo

--------o0o--------

Tóm lược tội ác của lãnh đạo Việt Cộng 1945-2022.



******

Phạm Bá Hoa.

Tổng quát.

Tôi tin rằng, không phải một vài trăm hay một vài triệu người, mà là hằng tỷ người trên thế giới đều biết đến tội ác của cộng sản đối với nhân loại nói chung, và dân tộc Việt Nam nói riêng. Tội ác như thế nào? Nội dung này chỉ là sự cố gắng dựng lại một góc nhỏ “chân dung tội ác” của ông Hồ Chí Minh, và tiếp nối bởi các nhóm lãnh đạo Việt Cộng đàn em của ông, từ bản chất độc tài toàn trị, họ tạo ra tội ác để buộc người dân đem hạnh phúc lại cho họ, như nhận định của Đức Đạt Lại Lạt Ma của Tây Tạng.

Xin mời đọc nhận định về tội ác của cộng sản từ một vài giới lãnh đạo chính trị trên thế giới, lãnh đạo tôn giáo, và nhà văn:

Ông George W. Bush, Tổng Thống Hoa Kỳ. Ngày 12/6/2007, chủ tọa lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial) tại Washington DC, trong diễn văn có đoạn: “… Từ nay, oan hồn của khoảng 100 triệu nạn nhân cộng sản, được những thế hệ hôm qua, hôm nay, và những thế hệ mai sau tưởng nhớ, vì chế độ cộng sản đã lấy đi mạng sống của khoảng 100 triệu đàn ông đàn bà và trẻ con vô tội”.

Tác giả Stéphane Courtois, trong quyển “Livre Noir du Communisme” (Sách đen về chủ nghĩa cộng sản), có đoạn: “... Vượt trên mức độ tội ác cá nhân, các chế độ cộng sản củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị.... Sau đó, sự đàn áp thường ngày,sự kiểm duyệt mọi trao đổi tin tức, kiểm soát xuất nhập biên giới, trục xuất người ly khai... những ký ức về khủng bố tiếp tục đặt người dân trong tình trạng sợ hãi. Các quốc gia cộng sản đều trong qui luật này”.

Tác giả Rudolph J. Rummel: Trong quyển “Death by Government” (Chết do chánh phủ), cung cấp vài con số nạn nhân bị chánh phủ của họ giết chết: (1) Liên Sô 61.911.000 người. (2) Cộng sảnTrung Hoa 35.236.000 người. (3) Quân phiệt Nhật 5.964.000 người. (4) Khmer đỏ 2.035.000 người. (5) Thổ Nhĩ Kỳ 1.883.000 người. (6) Cộng sản Việt Nam 1.670.000 người. (7) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người. (8) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người.

Ông Mikhail Gorbachev, Tổng Bí Thư cuối cùng của đảng cộng sản Liên Sô, cũng là Chủ Tịch Cộng Sản QuốcTế: “Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, nhưng ngày nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo”.

Ông Boris Yeltsin, Tổng Thống đầu tiên của Cộng Hòa Liên Bang Nga: “Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó. Cộng Sản là không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó”

Ông Medvedev, khi là Tổng Thống Cộng Hòa Liên Bang Nga: “... Chế độ cầm quyền ở Liên Xô khi trước, không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị...”.

Bà Angela Merkel, Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức: “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”

Đức Đạt Lại Lạt Ma: “Người cộng sản làm cách mạng không phải đem lại hạnh phúc cho người dân, mà người cộng sàn làm cách mạng để buộc người dân đem hạnh phúc đến cho họ”.

*****

Nguồn gốc của tội ác 1922-1932 (Source: Ông Tôn Thất Thiện. Ottawa, 2004)

Toi Ac VC

Đệ Tam Quốc Tế do ông Lenin thành lập năm 1919 sau khi cướp chánh quyền ở Nga. Năm 1920, đại hội quốc tế cộng sản quy định 21 điều kiện cho các đảng cộng sản hội viên. Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), từ 10 đến 12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, các đảng nhỏ chỉ có quyền tham khảo chớ không có ghế. Liên Xô đương nhiên chiếm 5 ghế, cùng với chức Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành, vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn, và Chủ Tịch của Chủ Tịch Đoàn có quyền hạn rộng lớn mà ông Lenin nắm giữ từ năm 1920 đến năm 1924, sau đó là ông Stalin. Dưới đây là 7 Điêu, liên quan trực tiếp đến các đảng hội viên: (Lenin 1920-1924)

Điều 9. “Liên hệ giữa các đảng hội viên với các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế, theo nguyên tắc thống nhất và kỹ luật vô sản. ECCI là cấp trên, các đảng hội viên là cấp dưới. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm, hay một đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đại Hội Đệ Tam Quốc Tế”.

Điều 12: "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

Điều 15: "Các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước, và đúng với những quyết nghị của Đệ Tam Quốc Tế".
Điều 16: "Tất cả quyết nghị của các đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng hội viên thi hành".

Điều 17: “Các đảng hội viên, chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".

Toi Ac VC

(Stalin 1924-1952)

Điều 21. “Đảng hội viên nào phủ nhận các điều kiện và Cương Lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế, sẽ bị loại khỏi Đệ Tam Quốc Tế”.

Điều 30: “Các cán bộ lãnh đạo của một đảng hội viên chỉ được từ chức nếu được phép của ECCI, sự chấp thuận của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của Đảng đó không đủ. Để kiểm soát chặt chẽ, thỉnh thoảng Đệ Tam Quốc Tế gởi phái viên đến dự đại hội của các đảng hội viên”.

Ông Lênin giải thích rằng, Đệ Tam Quốc Tế là "một đội quân vô sản quốc tế" mà nhiệm vụ là "thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết Quốc Tế".

40 năm sau đó, trong đại hội cộng sản quốc tế tháng 11/1960, lãnh đạo Đệ Tam Quốc Tế là ông Khrushchev (Nga) tuyên bố: “Khi một đảng cộng sản tham gia vào cộng sản quốc tế -tức Liên Sô- phải chấp nhận Liên Sô là quốc gia số một -tức lãnh đạo- Người cộng sản và giai cấp công nhân, sẽ đấu tranh để đạt tới mục tiêu vĩ đại là chủ nghĩa cộng sản thống trị thế giới”.

Toi Ac VC

(Khrushchev 1952-1962)

Tháng 1/1961, khi đến thăm thủ đô Austria (Áo quốc), ông Khroutchev trả lời báo chí, trong đó có câu: “Đời vắn quá, không biết tôi còn sống để vui mừng khi cộng sản quốc tế thống trị thế giới này hay không?”

*****

Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam năm 1911 sang Pháp dưới tên Văn Ba.
Tháng 12/1912, ông sang Hoa Kỳ với tên Paul Tất Thành.

Cuối năm 1913, ông sang nước Anh làm nghề cào tuyết.

Cuối năm 1917, ông trở lại Pháp làm nghề chụp hình. Từ năm 1919, ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1920, ông dự đại hội đảng Xã Hội Pháp, và sau đó ông là thành viên trong nhóm sáng lập đảng cộng sản Pháp. Từ đó, ông là người cộng sản.

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc sang Nga dự đại hội Quốc Tế Cộng Sản lần 4, nhờ vậy mà ông được gặp ông Lenine, và từ đó ông trở thành thành viên trong Ban Đông Nam Á của Quốc Tế Cộng Sản.

Tháng 6/1923, ông vào học trường đại học Lao Động Cộng Sản Phương Đông, đào tạo về chủ nghĩa Marx, về tuyên truyền, và khởi nghĩa võ trang.

Năm 1924, trong đại hội lần thứ 5 Quốc Tế Cộng Sản, ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu với tên Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chánh phủ Liên Xô bên cạnh chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch.

Ngày 3/2/1930, ông Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hong Kong. Năm 1931, Nguyễn Ái Quốc dưới tên Tống Văn Sơ, bị nhà cầm quyền Hong Kong bắt giam.

Ngày 9/8/1932, báo L Humanite của Pháp loan tin: “Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù Hong Kong, đồng thời tố cáo thực dân Pháp cùng với thực dân Anh ám sát người lãnh đạo của đảng cộng sản Đông Dương”. Sau đó, có những nguồn tin cho rằng sự kiện đó chỉ là ngụy trang, vì ông Nguyễn Ái Quốc vẫn còn sống…

Nhưng không có tài liệu nào phủ nhận hay xác nhận bản tin bên dưới nói rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết. Thôi thì, cho dù lãnh đạo Việt Cộng là Nguyễn Ái Quốc còn sống, hay đã chết và có người bí mật thay thế Nguyễn Ái Quốc, thì ông Hồ Chí Minh và tiếp nối bởi các nhóm lãnh đạo Việt Cộng gây ra vô vàn tội ác cho dân tộc Việt Nam. (Source: Wikipedia)

Source: . Một văn kiện quan trọng của đảng cộng sản thừa nhận rằng nhận vật Nguyễn Ái Quốc “đã bị ám sát vào giữa năm 1932 tại Hồng Kông”. Sự kiện này được viết rất rõ trong tập 4, văn kiện đảng toàn tập, tại bài “kỷ niệm ba năm ngày thành lập đảng cộng sản Đông Dương”: “Đảng Cộng Sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ, dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong nhà tù địa ngục của Hồng Công”.

Tác giả đã viết ra văn kiện trên là ông Hà Huy Tập, Tổng Bí Thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938. Đến năm 1941, ông Hà Huy Tập bị Pháp bắt và bị xử bắn. Tài liệu này đang trong kho lưu trữ trung ương đảng và được đăng tải ngày 10/6/2003. Trang web là cơ quan ngôn luận chính thức của trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Tổng biên tập tờ báo này là ông Đào Ngọc Dũng, sinh năm 1956, cựu ủy viên ban biên tập báo Nhân Dân.

Thử đi tìm sự thật, “Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương -cũng là Hồ Quang- gốc Tàu? Dưới đây là năm nguồn tin có kết luận giống nhau:

Nguồn tin 1. Giáo Sư Sử Học Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan, Hồ Chí Minh tên thật là Hồ Tập Chương, người dân tộc Hẹ, sinh năm 1901 tại Đài Loan, trong cùng một gia tộc với tác giả quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo. Giáo Sư Hồ Tuấn Hùng xác nhận, theo các tài liệu trong văn khố của nhà cầm quyền Anh ở Hong Kong, Tống Văn Sơ -bí danh của Nguyễn Tất Thành lúc hoạt động tại Hong Kong- sau khi bị Cảnh Sát Hong Kong bắt giữ năm 1931, đã được chữa trị bệnh lao phổi thời kỳ cuối trong bệnh viện bài lao, và đã chết năm 1932. Nguyễn Tất Thành đã mắc bệnh lao phổi lúc ở Paris (1917-1923). Về mặt y học, bệnh lao phổi vào thập niên 1930 không chữa trị được vì phương Tây chưa có thuốc trụ sinh Streptomycin. Mãi đến ngày 19/10/1943, Sinh Viên Cao Học Albert Schatz, thành viên một nhóm nghiên cứu y học của Hoa Kỳ dưới quyền điều khiến của Bác Sĩ Selman Abraham Waksman, mới sáng chế được thuốc Streptomycin. Năm 1946, thuốc Steptomycin mới được đem ra thí nghiêm trên lâm sàng đế trị bệnh lao phối.

Nguồn tin 2. Căn cứ một bài viết của Huỳnh Tâm tựa đề “đảng cộng sản Việt Nam”. Theo đó thì phiên bản Của Tình Báo Trung Cộng đăng trên , một số tài liệu của Tình Báo Trung Cộng hiện còn lưu trữ tại hai cơ quan Tình Báo ở Hoa Nam và Bắc Kinh đã dược giải mã. Các tài liệu đã giải mã, đặc biệt là Sổ Tay của Đặng Bình Ánh (DBA), xác nhận nhân vật đã được đảng cộng sản Trung Hoa gởi đến căn cứ Pác Bó năm 1940 là Hồ Tâp Chương mang bí danh Hồ chí Minh từ năm 1932. Hồ Tập Chương là một điệp viên của Trung Cộng có năng khiếu về tinh báo và biết nói nhiều thứ tiếng: Hẹ, Quảng Đông, Quan Thoại, Nhựt, Nga, Pháp, và Việt Nam. Tuy nhiên, Hồ Tập Chương viết và nói tiếng Việt và tiếng Pháp còn nhiều sai lầm vì mới học. Tiếng Hẹ có âm thanh gần giống tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Nếu so sánh chữ viết trên lá đơn đề ngày 11/9/1911 của Nguyễn Tất Thành xin nhập học Trường Thuộc Địa của Pháp với chữ viết của Hồ Chí Minh trên nhiều văn bản, nhứt là bản di chúc của ông ta, mọi người đều nhận thấy có một sự khác biệt nổi bật. Viết tiếng Việt không rành, Hồ Chí Minh cầm bút sắt hay bút bi như cách viết chữ Hán (cầm bút lông).

Toi Ac VC


Tác giả Huỳnh Tâm còn tìm thấy một tài liệu lưu trữ tại Học Viện Quân Sự Tình Báo Bắc Kinh ghi rõ như sau: ‘’Hồ Tập Chương thay mặt đảng cộng sản Đông Dương tham dự quốc khánh của Trung Quốc ngày 1/10/1950 đã tuyên bố như sau: ‘’Từ ngày đảng ta khai hóa được nhược tiểu chư hầu Việt Nam đến với trào lưu nghĩa vụ cộng sản quốc tế, nay kính dâng lên đảng tùy nghi sử dụng cơ sở cộng sản Đông Dương. Mao Chủ Tịch muôn năm’’.

Nguồn tin 3. Trung Cộng chánh thức xác định Chủ Tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Thiếu Tá Hồ Quang, của quân đội nhân dân Trung Hoa, từng phục vụ trong Đệ Bát Lộ Quân đồn trú và hoạt động tại Tỉnh Quảng Tây.

Nguồn tin 4. Năm 2015, Cục Văn Thư và Lưu trữ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, xác nhận Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Thiếu Tá Hồ Quang của quân đội Trung Cộng.

Nguồn tin 5. Trong một bài viết tháng 1/1949 với tựa đề ‘’Đảng ta’’ dưới bút danh Trần Thắng Lợi, Hồ Chí Minh đã viết như sau: ‘’Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong số 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi -tức Hồ chí Minh- nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cữu, đồng chí Tán Anh (Lê tán Anh) và vài đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc trước cách mạng tháng 8’’. Bài viết nầy đã được đăng trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5 (source: Wikipedia)

Tóm tắt. Đảng cộng sản Việt Nam là một Chi Bộ của Đệ Tam Quốc Tế, và phải thi hành lệnh của tổ chức này thực hiện mục tiêu của ông Lenin - Stalin, là “thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết trên toàn thế giới”. Từ khi Trung Cộng chiếm Trung Hoa lục địa năm 1949, thì đảng cộng sản Việt Nam trở thành đàn em của Trung Cộng. Cho dù Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành hay Hồ Tập Chương (cũng là Hồ Quang) gốc Tàu, thì tội ác mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam -cũng gọi là Việt Cộng- gây ra cho dân tộc Việt Nam và tổ quốc Việt Nam là không thể nào chối cãi.

*****

Tội ác của lãnh đạo Việt Cộng trong hơn 70 năm qua không thể nào sưu tầm đến mức khả dĩ cho là đủ, bởi những gì mà tôi sưu tầm được và tổng hợp trong tập tài liệu này, chỉ là những tội ác mà tôi nghĩ là rất nhiều người đã biết, nhưng chưa hẳn đã rõ. Tôi tin chắc rằng, còn vô số tội ác của lãnh đạo Việt Cộng (cộng sản Việt Nam) còn trong trí nhớ của rất nhiều người nhưng không có cơ hội truyền đạt đến những độc giả thính giả muốn biết, vì lịch sử phải là sự thật và do chính những người trong cuộc của từng tội ác truyền đạt bằng lời viết, lời nói. Từ đó, những nhà viết sử sẽ sưu tầm, chọn lọc, phân tách, đánh giá, và tạo nên những dòng sử qua từng giai đoạn của đất mước.

Tài liệu mà tôi trích dẫn từ trong Wikipedia, từ các tác giả, cũng như trên báo chí xã hội chủ nghĩa, có tin xác thực, cũng có tin cần kiểm chứng lại nếu có cơ hội. Nhưng, dù sao thì tập tài liệu này cũng gợi lại cho quí độc giả đôi điều suy nghĩ về tội ác của lãnh đạo Việt Cộng. Bởi, một xã hội tôn trọng con người, tôn trọng đạo nghĩa, luôn thích ứng với khoa học kỹ thuật trên đường phát triển từ tháng 4/1975 về trước, mà nay trở thành một xã hội suy đồi đạo đức, con người trở nên vô cảm, dối trá, và dối trá đến mức trở thành sự thật trong cuộc sống ngày nay trên quê hương Việt Nam.

Bởi, Bộ Chính Trị sử dụng hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa từ năm 1954 đến nay (2018) vẫn tiếp tục đào tạo những thế hệ thần dân để tuân phục họ, vì vậy mà xã hội không có những thế hệ công dân để xây dựng và phát triển quốc gia theo nguyện vọng người dân.

Thảm trạng này vẫn chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm”, trong khi theo nội dung Biên Bản hội nghị Thành Đô ngày 4/9/1990, Việt Nam và dân tộc Việt Nam sẽ vào tay Trung Cộng.

Cho dù lãnh đạo Việt Cộng có phản bác cách nào đi nữa, thì những sự thật về tội ác 1945 -1990 là họ thi hành lệnh Đệ Tam Quốc Tế biến Việt Nam thành quốc gia vô sản trong một thế giới vô sản, và tội ác 1990-2022 cho thấy lãnh đạo Việt Cộng chuẩn bị nhẹ nhàng êm thấm theo khuôn vàng thước ngọc 16 chữ vàng là "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”, do Chủ Tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân đề ra cho Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Khả Phiêu.

Rõ ràng, đây là sự xác định tư tưởng chỉ đạo của Trung Cộng mà Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Khả Phiêu vui mừng đón nhận, và “16 chữ vàng” có ghi trong Bản Tuyên Bố Chung hồi tháng 2 năm 1999.

Tháng 11/2000, khi ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư mới của Việt Cộng sang thăm Trung Cộng, ông Giang Trạch Dân lập lại “16 chữ vàng là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước”, và ông Mạnh vui vẽ chấp nhận.

Ngày 19/7/2005, khi hội kiến với ông Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, Chủ Tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương khẳng định rằng: “Nhà nước và nhân dân Việt Nam, rất coi trọng mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc và sẽ làm hết sức mình để thực hiện phương châm 16 chữ và 4 tốt”. (hết trích)

Vậy là, lãnh đạo Trung Cộng giăng ra cái bẫy, và lãnh đạo Việt Cộng vui vẽ chui vào đó để được Trung Cộng gọi là đúng hướng. Và mỗi khi họ thấy sai hướng, thì họ vội vàng bay sang Hà Nội dạy cho Việt Cộng bài học đúng hướng.

******

Và đây là chuỗi tội ác đó.

Số 1. Tội ác tuần lễ vàng 1945.

(source: Tác giả Trần Gia Phụng)

Ông Hồ Chí Minh và đàn em của ông cướp chánh quyền từ Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam Trần Trọng Kim, và thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2/9/1945. Ngày hôm sau, ông tìm cách kiếm tiền từ trong người dân, vì ngân hàng quốc gia chỉ còn 1.250.000 đồng tiền Đông Dương mà một nửa rách nát không còn giá trị. Võ Nguyên Giáp được giao trách nhiệm tổ chức “Quỹ Độc Lập” với sắc lệnh số 4/SL ngày 4/9/1945. Nội dung sắc lệnh này kêu gọi người dân trong cả nước quyên góp ủng hộ chánh phủ. Ông Đỗ Đình Thiện trách nhiệm gây quỹ tại Hà Nội, tại các tỉnh do lãnh đạo địa phương trách nhiệm.

Toi Ac VC


Ngày 7/9/1945, phát động “tuần lễ vàng” với lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh nhẹ nhàng nhưng không kém phần thống thiết, như đang cầu xin người dân ủng hộ tổ chức Việt Minh -chữ tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội- che giấu cái tên Cộng Sản mà ông ta mang từ Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản trên đất Nga trở về. Theo dự trù, tuần lễ vàng thực hiện từ ngày 7 đến 14/9/1945, nhưng thật ra đã kéo dài trong nhiều tháng và được người dân hưởng ứng đóng góp, có người lột cả bông tai ủng hộ tại chỗ. (Võ Nguyên Giáp)

Tổng kết tuần lễ vàng: “Thu được 370 kilô vàng và 20 triệu đồng, tương đương với tổng số thuế thân và thuế điền thu được trên toàn quốc trong một năm dưới thời Pháp thuộc.” (Trích trong bài Tuần Lễ Vàng của tác giả Trần Gia Phụng)

Tóm tắt. Với “tuần lễ vàng”, ông Hồ Chí Minh kêu gọi lòng hảo tâm của những nhà giàu với lời lẽ hết sức nhẹ nhàng, khẩn thiết, và được người dân từ nghèo đến giàu ủng hộ. Nhưng, chính vì lòng tốt của người dân nghe lời ông Hồ mà ủng hộ đến 370 kí lô vàng và khối tiền rất lớn, lại giúp Hồ Chí Minh có đủ tên tuổi và tài sản của những người mà sau đó ông ta ghép vào các thành phần đem ra đấu tố đến chết trong Cải Cách Ruộng Đất năm 1953-1956, và toàn bộ tài sản đều bị Việt Minh cộng sản tịch thu.

2. Tội ác “giết lầm hơn thả lầm” 1945-1946.



Chiến tranh giữa thực dân Pháp với Việt Minh cộng sản âm ỉ từ khi quân Pháp tái chiếm Việt Nam, và chánh thức bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm 1946. Trong những năm đầu của cuộc chiến giữa thực dân Pháp với Việt Minh cộng sản, quân du kích của ông Hồ tại miền Nam đã giết oan hằng trăm ngàn người với cái tội “Việt gian” mà nạn nhân không hiểu tại sao mình lại bị gắn cho cái tội đó! Tội này có nghĩa là người Việt Nam làm tay sai cho thực dân Pháp. Tội là thế, mà cách xử tội thật vô cùng tàn nhẫn, họ xem con người như những con vật khi họ thực hiện lệnh “thà giết lầm hơn tha lầm”, đã gây bao oan ức đối với người dân nói chung và người bị gắn tội nói riêng.

Lúc ấy tôi vào tuổi 15, nhận lời giúp ông Đại Đội Trưởng du kích tại Nha Mân tỉnh Sa Đéc -làm công việc của người thư ký- một tỉnh trong vùng đồng bằng Cửu Long mà người dân Sài Gòn thường gọi một cách thân thương là Miền Tây. Sở dĩ tôi nhận lời là để Ba Má tôi và anh em chúng tôi được ông cho vào ở trong gian nhà khá rộng trong thời gian chạy giặc Tây ở khoảng giữa rạch Bà Thiên với rạch Cầu Xoay. Tôi gọi ông là “chú Tư”. Chú Tư không biết chữ. Đại Đội này cử người theo bảo vệ cán bộ trên quận xuống, lập nhiều trạm gác dọc theo sông Nha Mân từ ngoài chợ vào đến xã Hòa Tân trong ngọn. Trạm gác đầu tiên là bờ sông cạnh nhà máy xay lúa tại Rạch Bà Thiên, cách chợ Nha Mân khoảng 500 thước, lúc ấy tại chợ Nha Mân có cái “đồn” do lính da đen gạch mặt trấn giữ. Từ trạm gác này, tôi chứng kiến nhiều lần mấy chú du kích kiểm soát, bắt người, và đem đi đâu đó giết chết thả trôi trên sông Nha Mân!

Điển hình là một lần, Chú Tư Đại Đội Trưởng Du Kích bảo tôi đến trạm kiểm soát này quan sát và viết báo cáo. Và chuyện như thế này:
“Tất cả xuồng ghe qua lại trên sông Nha Mân này đều bị kêu vào bờ kiểm soát. Trong tất cả những gì trên ghe xuồng và trên cơ thể những người đi trên đó mà du kích khám xét, cho dù có bao nhiêu màu sắc không cần biết, nhưng chỉ cần có 3 màu xanh, màu trắng, màu đỏ trong số đó cho dù 3 màu đó không liền nhau trên mảnh vải hay mảnh giấy là bị kết tội Việt Gian, bị trói ngay tại chỗ, và vài hôm sau thì mất tích! Ba màu xanh trắng đỏ nếu may liền nhau theo đúng vị trí và đúng kích thước là quốc kỳ của Pháp. Thế nhưng mấy chú du kích không biết chữ hoặc ít học, nên cứ thấy 3 màu xanh trắng đỏ thì cho là dấu hiệu liên lạc với quân Pháp, liền kết tội Việt Gian và bắt trói. Chì vài ngày sau là xác trồi lên từ dưới đáy sông!
Chỉ riêng tại Nha Mân -cũng là xã Tân Nhuận Đông- mà như vậy, thì cả nước nói chung và tại miền Nam nói riêng, có biết bao nhiêu người chết tức tưởi như vậy! Trong những năm đầu của chiến tranh (từ tháng 8/1945), thường ngày có quá nhiều xác người trôi trên những sông rạch miền Nam nói chung và sông Nha Mân nói riêng, nhiều đến nỗi không ai dám ăn tôm tép nữa vì loại này háu rỉa thịt người! Có những xác trôi riêng rẻ, có những xác bị cột chung vào một cây tre! Tiếng lóng mà người dân thường dùng để chỉ những xác trôi lềnh bềnh đó là “mò tôm”, ẩn nghĩa của nó là những người bị Việt Minh cộng sản bắt giết và ném chìm dưới sông, vài ngày sau nổi lên trên mặt sông bị ánh nắng biến phần trên xác người thành màu đen sậm, và phần dưới mặt nước với màu trắng bệt!

Số 3. Tội ác diệt trừ văn hóa Việt



(source: Wikipedia báo Tiếng Dội 24/8/1951)

Tờ nhật báo Tiếng Dội số 462, năm thứ 3, ngày Thứ Sáu 24/8/1951, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, tòa soạn trên đường Gia Long Saigon, có bài viết “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Cộng”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do ông Trường Chinh ký tên, như sau :

Toi Ac VC

(Trường Chinh)
Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Tổng Thư Ký Đảng Lao Động Việt Nam
Số 284/LĐ Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

Hởi đồng bào thân mến,

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước chư hầu của Trung Hoa bao nhiêu năm rồi, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng tư bản?

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Pháp Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình?

Không, đồng bào của ta nên loại bỏ cách viết theo lối Âu Tây ấy, dù cách viết rõ ràng có mau thật đấy, để ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Hoa. Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta mà có lẽ là Thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế, có phải đó là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ, chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo, có thế thôi.

Hởi đồng bào yêu mến.

Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn đế quốc phương Tây đem qua xứ ta. Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v…Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc, và thực dân.

Chúc tổng phản công và thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân.
Trường Chinh, Tổng thư ký đảng Lao Ðộng

Số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum, London).

Số 4. Tội ác trong cải cách ruộng đất 1953-1956.


(Source: Nguyễn Quang Duy & Wikipedia)

Thư số 2, ngày 31/10/1952
kính gởi Đồng chí Stalin thân mến,

“Xin gửi Ngài chương trình “Cải Cách Ruộng Đất” của đảng Lao Động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi, dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, và đồng chí Văn Sha San. Đề nghị Ngài xem xét và cho chỉ dẫn”.

Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh (ký tên).

Toi Ac VC

--------++++++++--------

--------++++++++--------

Toi Ac VC


Xin chú ý: Bên trên là Thư Hồ Chí Minh xin nhập học trường thuộc địa tại Pháp ngày 15/9/1911. Bên dưới là Thư Hồ Chí Minh ngày 31/10/1952 gởi cho Nga xin duyệt xét cải cách ruộng đất.
Hai thư với nét chữ viết và chữ ký khác nhau hoàn toàn.

Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với mục đích xóa bỏ văn hóa truyền thống mà ông Hồ gọi là “văn hóa phong kiến”, tiêu diệt các thành phần mà ông Hồ gắn cho những cái tên “bóc lột, phản quốc, và phản động”, để lập nền chuyên chính vô sản, và đưa nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiến lên chủ nghĩa xã hội, theo Bản Tuyên Ngôn đảng cộng sản mà ông Karl Marx đã tuyên bố: “Cách mạng ruộng đất là điều kiện giải phóng dân tộc”.
Tháng 11/1953, Quốc Hội thông qua dự luật “Cải Cách Ruộng Đất” và ban hành ngày 19/12/1953. Ông Hồ Chí Minh tuyên bố: “Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý, hợp tình, chẳng những làm cho cố nông, bần nông, trung nông có ruộng cày, đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng bào địa chủ”.

Ngay sau đó là thành lập Ban lãnh đạo trung ương, gồm:

- Trưởng Ban Chỉ Đạo: Trường Chinh, Tổng Bí Thư đảng.
- Trưởng Ban Chỉ Đạo thí điểm Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành trung ương đảng.
- Trưởng Ban Chỉ Đạo thí điểm Thanh Hóa + Nghệ An + Hà Tĩnh: Lê Văn Lương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành trung ương đảng
- Giám Đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: Hồ Viết Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành trung ương đảng.

Thực hiện chiến dịch cải cách ruộng đất qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1, huấn luyện cán bộ. Cán bộ đảng Lao Động -tức đảng Cộng Sản- tham gia cải cách ruộng đất phải học khóa Chỉnh Huấn 1953, và một số được đưa sang huấn luyện tại Trung Cộng, trong mục đích giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng cộng sản trong cải cách ruộng đất, theo quan điểm bốn thành phần “trí, phú, địa, hào, phải đào tận gốc trốc tận rễ”. Tổng số cán bộ đưa vào công tác là 48.818 người.

Sau đó, các Đội Cán Bộ cải cách ruộng đất, phải vào các làng xã “cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm” với các bần cố nông trong làng xã đó, để kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của Đội.

Giai đoạn 2, phân loại thành phần. Đội Cải cách Ruộng Đất sau khi ra mắt làng xã, là xúc tiến công tác phân loại tất cả gia đình trong xã theo 5 thành phần:

Một là địa chủ.
Hai là phú nông.
Ba là trung nông cứng, nếu làm chủ 1 con bò, 1 con heo, và 1 đàn gà. Đến trung nông vừa, nếu làm chủ 1 con heo và 1 đàn gà. Sau cùng là trung nông yếu, nếu chỉ có 1 đàn gà.

Bốn là bần nông.
Và Năm là cố nông.

Gia đình nào có 2 con heo có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5% dân số tại mỗi xã. Nếu chưa đủ tỷ lệ, các Đội Cải Cách phải bằng mọi cách để đôn lên thành phần địa chủ cho đủ tỷ lệ 5% là một quy định bắt buộc. Các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ, Đội Cải Cách phải lọc ra 3 thành phần nhỏ, là: Địa chủ gian ác. Địa chủ thường. Và địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Khi bị xếp vào thành phần địa chủ gian ác, Đội Cải Cách bắt giam ngay lập tức.

Giai đoạn 3, học tập đấu tố. Các bần nông, cố nông, rễ, và cành, sẽ học “lớp đấu tố” do Đội Cải Cách giảng dạy. Qua đó, học viên biết cách nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Du kích và cán bộ cải cách ruộng đất tìm bắt các gia đình địa chủ, nếu cần, phải vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái của họ, cho dù họ đang là cán bộ hay công nhân viên chức nhà nước.

Giai đoạn 4, công khai đấu tố. Các buổi đấu tố thường tổ chức vào ban đêm. Số người tham gia đấu tố, được huy động từ vài trăm đến hằng ngàn người. Thời gian đấu tố, từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, đảng Lao Động -tức đảng cộng sản- cho ra tờ báo lấy tên là “Lá Rừng”, ám chỉ địa chủ nhiều như lá rừng. Tờ báo có nhiệm vụ tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố, các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố bị cô lập, bị bỏ đói, bị phân biệt đối xử, và nhục hình.

Toi Ac VC


Và giai đoạn 5, xử án địa chủ. Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra, xuống các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, thì những người bị án tử hình thì ngay lúc ấy, Đội Tự Vệ Xã thi hành án trước mặt mọi người. Những người không bị xử bắn, thì bị cô lập trong các làng xã cho đến chết.

Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Hoa, chiến dịch được mở rộng tại 3.341 xã thuộc 15 tỉnh miền Trung và miền Bắc, và thực hiện nhanh hơn để thu ngắn thời gian. Từ đó, chiến dịch càng lên cao điểm càng mất kiểm soát dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đám đông dân chúng được dịp trả thù địa chủ trở nên kích động mạnh, tố cáo hỗn loạn gây nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị đấu tố. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai.

Có trường hợp là cán bộ, đảng viên cũng bị dân chúng đấu tố. Điển hình là:

Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Hanh Long ở Hải Phòng, mẹ nuôi của Lê Đức Anh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, có một con trai là trung đoàn trưởng một trung đoàn của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong "Tuần Lễ Vàng", gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng. Nhưng đoàn cán bộ trong cải cách ruộng đất đã biến những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại."

Toi Ac VC


Và bà bị lên án với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác" ngang qua bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B. trên báo Nhân Dân ngày 21/7/1953, kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người + giết chết 14 nông dân + tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...".

Cũng theo đó, bà Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để phá hoại kháng chiến". Bà bị bắn chết ngày 9/7/1953 tại Đồng Bấm tỉnh Thái Nguyên.

Tổng số cán bộ và đảng viên từng bị chỉnh đốn là 84.000 người, chiếm tỷ lệ hơn 55%. Có những chi bộ tốt bị coi là chi bộ phản động, bí thư hoặc chi ủy viên chịu hình phạt nặng. Tình hình chỉnh đốn ở cấp huyện và cấp tỉnh cũng hỗn loạn. Số cán bộ lãnh đạo các cấp này bị trừng trị oan sai cũng chiếm tỷ lệ lớn. Hà Tĩnh là tỉnh cá biệt, có 19 cán bộ tỉnh ủy viên, công an, huyện đội dự chỉnh đốn đều bị xử tử.

Trường hợp Thiếu Tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại Đoàn 308, nguyên Tư Lệnh Mặt Trận Hà Nội năm 1946, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Hà Nội, bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông là "địa chủ, xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng".

Các cháu nội của Cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ và bị tù một thời gian.

Phó Bảng Đặng Văn Hưởng, Bộ Trưởng phụ trách Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh của chánh phủ, bị dân chúng đấu tố vì cho rằng ông từng làm quan cho triều Nguyễn, và chết tại quê nhà ở Diễn Châu.

Hoàng Giáp Thượng Thư Nguyễn Khắc Niệm, cha của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, cũng bị dân đấu tố vì từng làm quan to cho triều Nguyễn, bị giam trong chuồng nuôi hươu, phải ăn cơm thiu, và chết tại quê nhà ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Toi Ac VC

Tổng kết chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất.

Đã tịch thu của địa chủ:
(1) 148.565 ngôi nhà.
(2) 810.000 mẫu ruộng.
(3) 106.448 trâu bò, và 1.846.000 nông cụ.

Số nạn nhân. Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam ấn hành tại Hà Nội năm 2004, số nạn nhân bị đấu tố là 172.008 người bị ghép vào các thành phần:

(1) 26.453 người là địa chủ cường hào gian ác.
(2) 82.777 người là địa chủ thường.
(3) 586 người là địa chủ kháng chiến.
(4) Và 62.192 người là phú nông.

Trong tổng số 172.008 nạn nhân, số nguời bị oan chiếm đến 123.266 người, hay là 71.6%. Con số về tổng số nạn nhân trên đây, chưa tính đến thân nhân thân quyến của họ cũng bị cô lập và phân biệt đối xử.
Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, đã phân chia 810.000 mẫu đất canh tác cho 2.000.000 gia đình nông dân ở đồng bằng và trung du, tức khoảng 72,8% gia đình nông dân. Tuy nhiên, quyền tư hữu ruộng đất của nông dân chỉ là tạm thời, vì năm 1958 thì trung ương đảng quyết định tập thể hóa toàn bộ theo kế hoạch phát triển nông thôn. Đến Hiến Pháp 1959, thiết lập quyền sở hữu tập thể. Và Hiến Pháp 1980, thì quyền tư hữu của nông dân hoàn toàn biến mất, và nhà nước nắm quyền sở hữu ruộng đất trên toàn cõi Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan, trong một buổi phỏng vấn nhà thơ nổi tiếng với bài “Màu Tím Hoa Sim”, Nguyễn Hữu Loan đã đề cập tới tội ác của Hồ Chí Minh, kẻ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất theo lệnh của quốc tế cộng sản, đã giết hằng ngàn người dân vô tội ở miền Bắc:

“Nó phát động đấu tố cha mẹ, gọi bố mẹ là tao mầy. Thế thì tôi chống cái đấy, và tôi đi trở lại với cái đạo làm người. Tôi thấy Hồ Chi Minh làm cái việc vô đạo, mà tôi dám chửi trước đại hội. Rồi trong một buổi tập họp để tôn vinh Hồ Chí Minh, tôn vinh đạo đức Hồ Chí Minh ầm ĩ, ai đội ông Hồ Chí Minh coi như ông thánh trên đầu họ, còn tôi, tôi thấy thằng này là thằng mất đạo đức, bởi vì nó phát động chiến dịch cải cách ruộng đất để đấu tố bố mẹ. Tôi cho thằng này là thằng mất dạy, không còn giống người nữa, nhưng mà không ai dám nói gì cả”.

Tóm tắt.

Điểm 1. Cải Cách Ruộng Đất đã giết người theo tỷ lệ 5% tại mỗi xã, trong tổng số nông dân tại 3.341 xã cải cách, nếu không đủ tỷ lệ, phải đôn từ thành phần không bị giết lên thành phần bị giết. Dòng lịch sử Việt Nam từ thời dựng nước, chưa bao giờ người dân bị giết dã man như vậy.

Điểm 2. Tịch thu đất của người bị giết, phân chia cho nông dân với quyền sở hữu tư nhân, rồi tập trung vào hợp tác xã trở thành quyền sở hữu tập thể, sau cùng thì quyền sở hữu ruộng đất vào tay nhà nước.

Điểm 3. Thực hiện một xã hội vô sản đúng theo điều lệ của cộng sản quốc tế, nên đã đấu tố giết luôn những viên chức cao cấp trong bộ máy cầm quyền.

Luật Cải Cách Ruộng Đất dẫn đến giết người quá dã man mà ông Hồ Chí Minh lại nói là chí nhân chí nghĩa hợp lý hợp tình, hóa ra con người ông Hồ sau khi học xong trường trường đại học Lao Động Cộng Sản Phương Đông tại Liên Xô, đào tạo về chủ nghĩa Marx, về tuyên truyền, và khởi nghĩa võ trang, xem ra tội ác của ông không biết phải viết như thế nào để diễn tả hết những góc cạnh của tội ác, vì luật này giết người theo tỷ lệ 5% căn cứ theo dân số tại mỗi xã Cải Cách Ruộng Đất!

Giữa năm 1951 khi sống tại Sài Gòn, có người bạn cho tôi đọc bản dịch của tác giả người Pháp, nghiên cứu đời sống nông dân tại các vùng nông thôn miền Bắc. Một cách tổng quát thì mỗi xã có 5% người giàu chiếm giữ 90% tài sản, trong khi 95% người nghèo chỉ chiếm giữ 10% tài sản.

Rất có thể trong chương trình Cải Cách Ruộng Đất, ông Hồ Chí Minh căn cứ theo đó để giết người theo tỷ lệ 5% chăng? Vì tôi chưa tìm thấy tài liệu nào cho biết tỷ lệ giết người này căn cứ vào đâu. Nhưng, cho dù biết hay không biết tỷ lệ giết người từ đâu ra, nhưng chủ trương của ông Hồ Chí Minh ra lệnh giết người trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 là vô cùng tàn nhẫn, vô cùng khiếp đảm!

Số 5. Tội ác dẫn đến cuộc chạy trốn cộng sản 1954.

(Source: Ngô Đình Châu)

Giáo sư Lê Xuân Khoa nhận định rằng: “Chương trình Cải Cách Ruộng Đất là một trong ba nguyên nhân chính, dẫn đến cuộc chay trốn vào nước Việt Nam Cộng Hòa định cư hồi năm 1954”.

Hiệp Định Đình Chiến ngày 20/7/1954 tại Geneve, Thụy Sĩ, chia Việt Nam thành hai quốc gia:

Từ vĩ tuyến 17 trở lên cực bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chế độ cộng sản độc tài.

Từ vĩ tuyến 17 trở xuống cực nam là nước Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ dân chủ tự do.

Sau khi Hiệp Định có hiệu lực, hàng hàng lớp lớp người dân dưới chế độ cộng sản đổ về Hà Nội và Hải Phòng, tìm một chỗ trên máy bay hoặc trên tàu vận tải biển để thoát khỏi xã hội chủ nghĩa.

Giám sát thi hành Hiệp Định là một Ủy Hội Quốc Tế có đại diện của Ấn Độ + Ba Lan + Canada. Đại diện Canada là ông Sherwood Lett cho biết tổng số nhân viên trong Ủy Hội có 120 quân nhân + 29 nhân viên dân sự. Theo tài liệu thì phái đoàn Canada đã trình Ủy Hội 3 điểm:

Một. Việt Minh đã vi phạm nặng nề điều 14 của Hiệp Định là đàn áp và ngăn cản việc di cư vào Nam của người dân miền Phát Diệm, Trà Lý, Ba Làng, Lưu Mỹ, Thuận Nghĩa, Xã Đoài. Đại diện Canada trong Ủy Hội phản đối và lên án hành động này.

Hai. Việt Minh tố cáo đồng bào miền Bắc bị cưỡng bách di cư vào Nam. Canada cho điều này là hoàn toàn vô căn cứ, vì đại diện Canada đã tiếp xúc hơn 25.000 người trong các trại tạm cư trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, không một người nào ngỏ ý muốn được trở về miền Bắc cả.

Ba. Canada tố cáo đích danh nhân viên Ấn Độ và Ba Lan đã thiếu vô tư và thiên vị Việt Minh cộng sản. (trích trong lá thư Canada của Trà Lũ, do chiensitudo chuyển ngày 12/6/2017)

Toi Ac VC

Đường biển. Với các tàu vận tải của Pháp, Hoa Kỳ, Ba Lan, Đài Loan, và các quốc gia đồng minh trợ giúp, chuyên chở được 655.037 đồng bào chạy trốn cộng sản. Chuyến tàu cuối cùng cặp bến Sài Gòn ngày 16/8/1955.

Đường hàng không. Nối phi trường Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn, với phi trường Gia Lâm và Bạch Mai ngoại ô Hà Nội, và phi trường Cát Bi của Hải Phòng. Trong thời gian này, phi cảng Tân Sơn Nhất thường xuyên đông nghẹt, vì mỗi ngày có từ 2.000 đến 4.200 người rời khỏi phần đất cộng sản di tản vào Sài Gòn. Số người chạy trốn cộng sản bằng đường hàng không là 213.635 đồng bào.

Tổng cộng số người được chuyên chở bằng đường hàng không và đường biển vào Việt Nam Cộng Hòa là 868.672 người, được chánh phủ và đồng bào đón tiếp định cư những vùng đất phì nhiêu tại 319 làng:

- Cái Sắn, Rạch Giá, cho nông dân canh tác ruộng rẫy hoa màu.
- Dọc theo bờ biển Bình Tuy và đảo Phú Quốc cho ngư dân quen sống với nghề đánh cá.
- Long Khánh, Định Quán, Gia Kiệm, Hố Nai, cho dân khai thác lâm sản và thủ công đồ gỗ.
- Vùng đất đỏ ba-dan cao nguyên Ban Mê Thuột, cho dân trồng cây kỹ nghệ.
- Sài Gòn và vùng phụ cận, cho dân kinh doanh sản xuất và dịch vụ.
Từ năm 1954 đến năm 1956, có 102.861 đồng bào trốn khỏi phần đất cộng sản đến phần đất tự do bằng tàu đánh cá dọc theo duyên hải, hoặc băng rừng vượt suối dọc theo dãy Trường Sơn.

Như vậy, tổng cộng số đồng bào chạy trốn cộng sản từ đất Bắc, và vào đến Việt Nam Cộng Hòa lên đến 971.533 người.

Toi Ac VC

Tóm tắt. Qua chiến dịch cải cách ruộng đất, người dân nhận rõ bản chất dã man của ông Hồ Chí Minh khi ông ra lệnh giết người theo tỷ lệ, vì vậy mà gần một triệu đồng bào hoảng hốt bỏ lại tài sản cùng mồ mả ông bà, để thoát khỏi cái chế độ Việt Minh cộng sản độc tài tàn bạo, và đồng bào cũng nhận ra quyết định của mình là đúng, khi được đón tiếp định cư tại những vùng đất thích hợp với nghề nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Với hình ảnh cuộc di cư này là chứng tích rõ ràng “cuộc bỏ phiếu bằng chân” của gần một triệu đồng bào chọn lựa chế độ chính trị để được sống một cuộc đời đáng sống trong “chế độ dân chủ tự do”. Và chắc chắn rằng, không có người nào từ Việt Nam Cộng Hòa chạy sang nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để sống ở đó, ngoại trừ quân lính chánh quy của Việt Minh cộng sản.

Số 6. Tội ác vụ Nhân Văn Giai Phẩm 1955-1956.



(Source: Phong trào NVGP trong Wikipedia)

Nhân Văn và Giai Phẩm là một Phong Trào. Cơ quan ngôn luận của phong trào là tờ Nhân Văn, chuyên về văn hóa, xã hội, do ông Phan Khôi làm chủ nhiệm, và Trần Duy làm thư ký tòa soạn. Bên cạnh đó là tờ Giai Phẩm.

Phong Trào với những cây bút là nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, và trí thức, như:

(1) Thụy An. (2) Đào Duy Anh. (3) Trần Thiếu Bảo. (4) Thanh Bình. (5) Nguyễn Bính. (6) Hoàng Cầm. (7) Văn Cao. (8) Trần Công (9) Phùng Cung. (10) Trần Dần. (11) Đỗ Đức Dục. (12) Quang Dũng. (13) Trần Duy. (14) Lê Đạt. (15) Nguyễn Hữu Đang. (16) Hoàng Huế. (17) Cao Xuân Huy. (18) Đặng Đình Hưng. (19) Hoàng Công Khanh. (20) Phan Khôi. (21) Yến Lan. (22) Hoàng Tích Linh. (23) Nguyễn Thành Long. (24) Hữu Loan. (25) Như Mai. (26) Vĩnh Mai. (27) Sỹ Ngọc. (28) Hoàng Tố Nguyên. (29) Tử Phác. (30) Bùi Xuân Phát. (31) Huy Phương. (32) Phùng Quán. (33) Lê Đại Thanh. (34) Trần Đức Thảo. (35) Trần Thịnh. (36) Hữu Thung. (37) Nguyễn Tuân. (38) Nguyễn Mạnh Tường. (39) Trương Tữu. (40) Nguyễn Văn Tý. (41) Trần Lê Văn. (42) Và Phan Vũ.

• • • •

Tháng 1/1956, “Giai phẩm Mùa Xuân” đăng bài “Nhất Định Thắng” của Trần Dần. Tác giả dựng lại chân dung đời sống xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia đôi, vì vậy mà tác giả bị kết tội "bôi đen chế độ”, với những câu thơ sau đây: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa, trên màu cờ đỏ”.
Bán nguyệt san Nhân Văn trong số ra mắt ngày 20/9/1956, có bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân dẫn đến xã hội không dân chủ:

(1) Đảng thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ, chẳng những xa lìa quần chúng mà còn đối lập với quần chúng.

(2) Yêu cầu trung ương đảng và chính phủ bảo đảm sự thi hành triệt để các tự do dân chủ. Nhân Văn số 3 ra ngày 15/10/1956, có bài của Trần Đức Thảo, nói về mở rộng dân chủ và phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ấn hành tháng 11/1956.

Ngày 15/12/1956, lãnh đạo Việt Cộng (tức cộng sản Việt Nam) ra lệnh đóng cửa hai tạp chí Nhân Văn và Giai Phẩm. Từ lúc bắt đầu đến khi bị đóng cửa, Nhân Văn chỉ ấn hành được 5 số, và Giai Phẩm chỉ 4 số.

Ngày 5/6/1958, tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ thảo luận về "Nghị Quyết của 800 văn nghệ sĩ", tiếp theo Nghị Quyết của Hội Liên Hiệp. Cuối tháng 6 đầu tháng 7/1958, để thi hành các biện pháp kỷ luật đối với các thành viên của Hội đã tham gia Phong Trào, Hội Nhà Văn, Hội Mỹ Thuật, và Hội Nhạc Sĩ, quyết định:

(1) Khai trừ ra khỏi Hội là: Phan Khôi. Trương Tửu. Thụy An. Trần Duy. Hoàng Cầm. Phùng Quán. Trần Dần. Lê Đạt. Tử Phác. Và Đặng Đình Hưng.

(2) Khai trừ ra khỏi Ban Chấp Hành, là: Sĩ Ngọc. Nguyễn Sáng. Văn Cao. Nguyễn Văn Tý. Hoàng Cầm. Và Hoàng Tích Linh.

(3) Năm người tội nặng chờ ngày ra tòa.

Tháng 1/1960, tòa án Nhân Dân Hà Nội xử vụ án mà báo chí nhà nước gắn cho cái tội “gián điệp có tổ chức”. Chánh án Nguyễn Xuân Dương, tuyên án:

Nguyễn Hữu Đang, 15 năm tù giam.
Lưu Thị Yến tức Thụy An, 15 năm tù giam.
Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức, 10 năm tù giam.
Phan Tại, 6 năm tù giam.

Lê Nguyên Chí, 5 năm tù giam.

Tóm tắt. Sau khi nhuộm đỏ một nửa nước từ tháng 7/1954, đây là sự phản kháng đầu tiên bằng ngòi bút của nhóm văn nghệ sĩ và trí thức, dưới hình thức những bài viết trên Nhân Văn và Giai Phẩm. Lãnh đạo Việt Cộng áp dụng chính sách “trăm hoa đua nở” của Trung Cộng, lừa người dân tham gia sinh hoạt dân chủ để gắn cho họ cái “tội gián điệp” và sử dụng tòa án để triệt hạ.

Số 7. Tội ác làm mất chủ quyền trên Biển Đông



(source: Wikipedia).

Năm 1958. Kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đã thông qua Bản Tuyên Bố và ban hành ngày 4/9/1958:

“Thứ nhất. Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Hoa trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa tức Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa tức Trường Sa, và các đảo khác thuộc Trung Hoa.
Thứ hai. Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Hoa và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Hoa. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Hoa. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Hoa.

Thứ ba. Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Hoa và vùng trời trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Hoa, đều phải tuân thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Thứ tư. Ðiều thứ hai và thứ ba bên trên, cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Hoa. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Hoa”.
Ngày 14/9/1958, Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Phạm Văn Đồng, gởi Công Hàm cho chánh phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa:

“Thưa đồng chí Tổng Lý,

“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ, Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và “tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Hoa. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết “định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà Nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý “của Trung Hoa trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt biển.

“Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng.
“Hà Nội, ngày 14/9/1958”

(ký tên Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đóng dấu)

Tóm tắt. Chính vì Công Hàm này mà từ năm 2014 đến nay (2018), tàu Hải Giám của Trung Cộng rượt đuổi, ủi chìm tàu cá, và bắt ngư dân Việt Nam nộp tiền chuộc mới thả, vì họ nói rằng Biển Đông là của họ mà chánh phủ Việt Nam đã công nhận từ năm 1958. Vì vậy mà lãnh đạo Việt Cộng không có bất cứ hành động nào để bảo vệ biển đảo, bảo vệ ngư dân, ngoài lời phản đối nhẹ nhàng từ người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao.

Số 8. Tội ác xóa bỏ Hiệp Định Geneve 1954 và tiếp tục chiến tranh.



Theo Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954, lực lượng quân sự của mỗi bên tham gia cuộc chiến Đông Dương 1945-1955, sẽ rút khỏi lãnh thổ của phía bên kia.

Quốc Gia Việt Nam, rồi trở thành Việt Nam Cộng Hòa. Các đơn vị quân đội Việt Nam cùng với quân đội Liên Hiệp Pháp, rút toàn bộ xuống dưới vĩ tuyến 17. Trong cùng thời gian, thực hiện kế hoạch vận chuyển 971.533 đồng bào của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa di tản vào nước Việt Nam Cộng Hòa định cư sinh sống.

Trong khi lãnh đạo Việt Minh cộng sản là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thi hành Hiệp Định Geneve như thế này:

“Năm 1954, theo Ủy Viên Sherwood Lett, đại diện Canada trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến gồm Ấn Độ - Ba Lan - Canada, khi tập trung quân đội Việt Minh cộng sản và các loại cán bộ dưới vĩ tuyến 17 chuyển về nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa -trên vĩ tuyến 17- ông Hồ Chí Minh ra lệnh chỉ rút quân chánh qui lên phía bắc vĩ tuyến 17, còn lực lượng vũ trang và cán bộ chính trị khoảng 8.000 người được “bố trí ở lại” (trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa).

Một số cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang dày dạn kinh nghiệm được chọn lọc để thâm nhập vào tổ chức quân sự và dân sự của địch (Việt Nam Cộng Hòa), phải nắm lực lượng vũ trang giáo phái để sẳn sàng cho chiến tranh sau đó. Tất cả vũ khí phải chôn giấu để chuẩn bị cho cuộc chiến kế tiếp. Trung ương Đảng đã cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu chiến trường về miền Nam, chuẩn bị lãnh đạo phong trào hoặc hoạt động trong hàng ngũ đối phương”. (trích trong Wikipedia)

*****

Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ Tướng Việt Nam. Tháng 1/1955, Thủ Tướng tuyên bố tẩy chay bầu cử mà Hiệp Định Geneve ngày 20/7/1954 qui định sau hai năm, với lý do: “Người dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không được tự do khi bỏ phiếu. Cùng lúc, lực lượng của họ còn giấu lại trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, sẽ uy hiếp cử trị bỏ phiếu cho họ. Như vậy, chằng những cử tri của Việt Cộng không được tự do sử dụng lá phiếu theo ý họ, trong khi một phần cử tri nông thôn Việt Nam Cộng Hòa cũng không được tư do bỏ phiêu vì bị Việt Cộng nằm vùng uy hiếp . Nói chung là không công bằng”.

*****

Ngày 20/12/1960, ông Hồ Chí Minh tổ chức Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam tại căn cứ Dương Minh Châu, trong cánh rừng phía bắc của tỉnh Tây Ninh sát biên giới với Cam Bốt. Nhóm lãnh đạo gồm: Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, và Huỳnh Tấn Phát. Năm 1961, có thêm Nguyễn Văn Linh, Ung Ngọc Ky, Lê Thanh, và Nguyễn Hữu Thọ.

Nhiệm vụ của tổ chức là đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ-Diệm. Bên cạnh Mặt Trận là Trung Ương Cục Miền Nam -còn gọi là Cục R- đại diện cho đảng cộng sản trá hình dưới tên gọi đảng Lao Động Việt Nam, hoạt động bí mật từ đó đến năm 1969 mới công khai.

Nửa đêm 28/1/1960, quân cộng sản đột kích vào doanh trại Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh tại Trãng Sụp, 6 cây số phía bắc tỉnh lỵ Tây Ninh. Lúc ấy, tôi -Phạm Bá Hoa- là Trung Úy, Trưởng Ban Hành Quân/Phòng 3/Sự Đoàn 21 Bộ Binh, đồn trú tại Bến Kéo tỉnh Tây Ninh. Trời sáng hẳn thì chúng rút về biên giới Việt Nam - Cam Bốt. Cuộc hành quân truy kích đến sát biên giới, Sư Đoàn 21 chúng tôi thu hồi lại một xe vũ khí, trong số 2 xe bị cộng sản chiếm, đồng thời thu được một số tài liệu. Trong số đó có tài liệu về chiến dịch Đồng Khởi, mà cuộc đột kích này là trận mở màn của chiến dịch Đồng Khởi, chuyển từ hoạt động kinh tài sang chiến tranh quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Kết quả của chiến dịch này gây thiệt hại không đáng kể, nhưng nó đánh dấu lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (cộng sản), bắt đầu chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa để nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam theo lệnh của cộng sản quốc tế, sau khi nhuộm đỏ một nửa lãnh thổ phía bắc trên dãi đất có dạng hình cong chữ S.

Từ đó, chiến tranh xảy ra khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, với những trận đánh gia tăng dần lên, từ cấp Trung Đội  Đại Đội  Tiểu Đoàn  Trung Đoàn  Sư Đoàn từ giữa những năm 1960. Vì vậy mà cuối năm 1965, quân đồng minh Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam với mục đích tiếp tay ngăn chận quân cộng sản. Lần lượt được tăng cường thêm bởi quân đội Thái Lan, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, và Tân Tây Lan đến Việt Nam (trích trong hồi ký Đôi Dòng Ghi Nhớ của tôi).

Số 9. Tội ác vận chuyển vũ khí vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa bằng đường biển.



Tháng 2/1965, Trung Tướng Nguyễn Khánh đang là Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân - Thủ Tướng - và là vị Tướng đứng đầu Bộ Tổng Tư Lệnh -tức Bộ Tổng Tham cũ- Trung Tướng Khánh là người rất xông xáo, nay đơn vị này mai đơn vị khác. Lúc ấy tôi là Thiếu Tá, trong văn phòng Tổng Tư Lệnh, phụ trách các loại văn thư trình lên vị Tổng Tư Lệnh. Mỗi lần đi bằng phi cơ, tôi được lệnh mang theo tất cả hồ sơ công văn của các phòng và các cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tư Lệnh trình lên, để ông làm việc ngay trên phi cơ. Chiếc phi cơ C47 mà Không Quân dành cho ông, có trang bị bàn viết, giường nằm, tủ lạnh nhỏ, và vài tiện nghi lặt vặt khác.

Thường khi như vậy, ngoài Trung Tướng Khánh ra, còn có sĩ quan tùy viên, cận vệ, vài nhân viên an ninh, vài nhân viên truyền tin, và tôi. Đến thành phố nào đó là tôi tìm phi cơ khác của Không Quân Việt Nam, Không Quân Hoa Kỳ, hoặc Hàng Không dân sự, để mang công văn trở về Bộ Tổng Tư Lệnh hoàn lại các Phòng Sở. Việc bảo vệ số công văn này luôn được quan tâm đúng mức.

Đây là nét đặc biệt của Trung Tướng Nguyễn Khánh mà vị Tổng Tư Lệnh trước ông là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, và những vị sau ông là Trung Tướng Trần Văn Minh, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, và Đại Tướng Cao Văn Viên, không có. Tôi không dám đoan chắc đó là điều tốt, nhưng rõ ràng là ông không để thời gian trống trong vai trò lãnh đạo của ông.

Ngày 16/02/1965, Trung Tướng Khánh ra phi trường chậm hơn nửa tiếng đồng hồ, vì ông bận sắp xếp thành phần chánh phủ mới thành lập do ông Phan Huy Quát làm Thủ Tướng. Điều này do chính Trung Tướng Khánh nói với anh em chúng tôi trong khi phi cơ đang trên không trình Sài Gòn - Qui Nhơn.

Khi đến Qui Nhơn, tôi liên lạc với các cơ quan nhưng không có phi cơ về Sài Gòn nên tôi phải ở lại. Tình hình quân sự tại tỉnh Bình Định ngày càng xấu đi, đến nỗi đêm hôm đó mọi người phải ngủ tại hầm chiến đấu. Đó là khuyến cáo của Trung Tá Lê Trung Tường, Tỉnh Trưởng tỉnh Bình Định. Tôi sang Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận ngủ nhờ hầm chiến đấu của Bộ Chỉ Huy này. Lúc ấy, Thiếu Tá Trương Bảy là Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận. (Về sau, Trung Tá Tường là Chuẩn Tướng quân đội, Thiếu Tá Bảy là Chuẩn Tướng Cảnh Sát).

Sáng hôm sau, cả đoàn dùng trực thăng bay vào Nha Trang. Sau khi thăm Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt mà Chuẩn Tướng Đoàn Văn Quảng đang là Tư Lệnh, Trung Tướng Khánh bay ngược ra Vũng Rô, nơi mà hôm trước Hải Quân và Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã bắn chìm chiếc tàu của quân cộng sản chở vũ khí từ ngoài bắc xâm nhập vào. Nói cho đúng, chiếc tàu này bị Hạm Đội 7 Hoa Kỳ phát hiện và liên tục theo dõi, đến khi vào hải phận Việt Nam Cộng Hòa thì họ báo cho Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa biết. Kết quả là tàu địch bị đánh chìm.

Khi trực thăng lượn nhiều vòng trên không phận Vũng Rô, tôi nhìn thấy dòng chảy của nhiên liệu từ chiếc tàu chìm phía dưới loang dài trên mặt biển, trong khi lực lượng Hải Quân và Người Nhái đang trục vớt vũ khí lên tàu. Cùng lúc, lực lượng của Quân Đoàn II đang hành quân lục soát trong khu vực núi Đá Bia, lân cận Vũng Rô. Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có, Tư Lệnh Quân Đoàn II tin rằng, trong khu vực này có thể có kho tồn trữ vũ khí của quân cộng sản.

Chỉ trong ngày 17/2/1965, cả hai lực lượng dưới nước và trên bờ thu được hơn 1000 khẩu súng đủ loại, tất cả hoàn toàn mới nguyên được bao bọc trong giấy dầu cẩn thận. Rõ ràng và chính xác là lãnh đạo Việt Cộng từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lén lút chuyển khối lượng vũ khí rất lớn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, chuẩn bị cho những trận đánh quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta.
Khi trở về Bộ Tổng Tư Lệnh, tôi có đọc “Phiếu trình” của Phòng 2/Bộ TTL. Theo nhận định của Phòng Nhì/Bộ Tổng Tư Lệnh thì hơn một năm qua, với những bất ổn chính trị trong nội tình Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, quân cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã lợi dụng "khoảng trống an toàn" đó để gia tăng vận chuyển đơn vị chính qui và vũ khí đạn dược vào lãnh thổ chúng ta bằng đường bộ dọc dãy Trường Sơn, và đường thủy dọc duyên hải từ bắc vào. Những lần trước, số vũ khí đạn dược tịch thu được ở cửa sông Bồ Đề tỉnh An Xuyên (Cà Mau), bờ biển Ba Động tỉnh Vĩnh Bình (Trà Vinh). Vụ Vũng Rô này là lần thứ 3 tịch thu được số lượng vũ khí quan trọng.

Khi chánh thức cầm quyền sau cuộc đảo chánh thành công, với một Thông Điệp quan trọng, Trung Tướng Khánh chánh thức lên tiếng kêu gọi các quốc gia đồng minh giúp Việt Nam Cộng Hòa chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản, điều mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không làm theo ý muốn của Hoa Kỳ, vì theo Tổng Thống “nếu đồng ý với Hoa Kỳ thì Việt Nam Cộng Hòa mất chính nghĩa.

Nhìn theo góc độ quân sự, tôi nghĩ, cho dù Hoa Kỳ có cần thực hiện "chiến lược Domino" bằng cách thiết lập các căn cứ quân sự trên đất nước chúng ta hay không, thì sự hiện diện của quân bộ chiến Hoa Kỳ, trong một chừng mực nào đó thật sự là cần thiết.

Điều này cho thấy quân cộng sản quyết tâm nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, trái ngược với tuyên bố của họ khi thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam là chống Mỹ - Diệm. Vì họ bắt đầu chiến tranh từ đầu năm 1960, và chiến tranh ngày càng ác liệt hơn, nên cuối năm 1965 quân đội ngoại quốc mới đến Việt Nam cùng chống quân cộng sản, đồng thời với oanh tạc cơ chiến lược thả bom phá hủy các kho dự trữ vũ khí đạn dược trên lãnh thổ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với mục đích ngăn chận tiếp tế cho lực lượng của họ trên đường Trường Sơn, và bên trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, bởi đây là cuộc “chiến tranh không cần thắng” đối với Hoa Kỳ (trích trong hồi ký Đôi Dòng Ghi Nhớ của tôi, do nhà sách Tú Quyền ấn hành lần 4 vào năm 2007).

Số 10. Tội ác vụ thảm sát Mậu Thân


(source: Wikipedia và bài viết của nhân chứng).

Từ tối 29/1/1968 -tức 30 Tết Nguyên Đán Mậu Thân- chen lẫn trong tiếng pháo mừng Xuân là tiếng súng của quân cộng sản tấn công thủ đô Sài Gòn, và 28 trong số 44 tỉnh lỵ. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phản công mạnh mẽ và chiến thắng trên các chiến trường. Riêng chiến trường tại Huế bị chúng chiếm tối 31/1/1968, ngay sau đó quân đội Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ phản công dữ dội trong suốt 26 ngày đêm, trong khi các chiến trường khác đã chấm dứt trước đó.

Toi Ac VC


Đau thương nhất là tại Huế, số người bị quân Việt Cộng giết và chôn tập thể rãi rác vùng rừng núi ngoại ô Huế. Những con số do nhiều người thu thập hoàn toàn không giống nhau, nhưng cũng không quá cách biệt.

Theo giáo sư Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân Biểu đơn vị Thừa Thiên, ông có mặt tại Huế trong 26 ngày chiến tranh trên đường phố. Sau khi đẩy quân cộng sản ra khỏi Huế thì cuộc kiểm kê thực hiện nhanh chóng, với số gia đình có người mất tích lên đến 4.000 gia đình. Một kế hoạch tìm người mất tích được thực hiện trên vùng đất rộng lớn, kéo dài đến tận năm 1970 mới chấm dứt. Số mồ chôn tập thể tìm thấy lên đến 22 địa điểm, với số xác đếm được là 2.810 xác người, trong số đó có nhiều thi thể trong tư thế bị trói. Chánh phủ công bố danh sách 4.062 nạn nhân được xác định là bị bắt cóc hoặc bị giết chết.

Theo báo cáo tổng kết vào năm 1970 của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên Cục Tâm Lý Chiến thuộc cơ quan thông tin Hoa Kỳ, nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng thì khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích, vì bảng tổng kết về người chết và mất tích như sau:

Toi Ac VC


Năm 1968, ngay sau cuộc chiến tìm được 1.173 xác chết + năm 1969 tìm được 809 xác ở đụn cát + 428 xác tại khe Đá Mài và khu Nam Hoa + 400 xác rãi rác các nơi. Năm 1970 tổng kết số xác tìm được lên đến 2.810 xác gồm nam giới + phụ nữ + thiếu niên + trẻ sơ sinh , và ghi nhận còn 1.946 người mất tích.

Bản công bố sau cùng cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của quân Việt Cộng trên các chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau, quân đội Việt Cộng chết 58.373 người + 10.000 bị bắt + 6.000 đầu hàng. Quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ thu được 17.000 vũ khí các loại. Tổn thất của Việt Nam Cộng Hòa là 4.954 quân nhân hy sinh + 14.300 đồng bào chết + 1.946 đồng bào mất tích.

Theo tác giả David T. Zabecki trong quyển “The Vietcong Massacre at Hue” ấn hành năm 1976, số hài cốt tìm được do cộng sản Việt Nam đã bắt giết trong 21 ngày chiếm giữ một phần thành phố Huế, và chôn tập thể trong các hầm là 2.810 người, trong tổng số dân ghi mất tích hơn 5.000 người!

Toi Ac VC


Theo sử gia Trần Gia Phụng, thì số người tìm được trong 22 mồ chôn tập thể là 2.326 xác trong tổng số dân bị giết là 5.800 người! Những con số của hai tác giả không hoàn toàn giống nhau, nhưng chắc chắn là những con số đó đã đủ để chứng minh bản chất dã man tàn bạo của cộng sản, bởi mục tiêu của họ là thi hành lệnh của cộng sản quốc tế.

Trang có những bài viết với những ý kiến khác nhau của các tác giả, về tựa đề “tìm thủ phạm vụ thảm sát” này, tôi chọn và trích một đoạn của cựu Thiếu Tá Liên Thành, một thời là Phó Ty Cảnh Sát Thừa Thiên, như sau: “Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, từ Huế trốn lên mật khu Việt Cộng, rồi xâm nhập trở lại thành phố Huế, và trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 những người này có mặt tại Huế.”

Toi Ac VC


Tác giả Liên Thành tin rằng, những người này có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 26 ngày tại Huế. Ngoài ra, còn có một số ít sinh viên trở về Huế và thực hiện các vụ hành quyết do tư thù cá nhân. Trong thời gian quân Việt Cộng chiếm giữ thành phố Huế, người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Quân Việt Cộngđến khu phố nào thì người dân ở đó bỏ chạy. Việt Cộng xã súng bắn vào những người bỏ chạy bất cứ người đang chạy là ai, là thành phần nào. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.

Và quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa, bị Việt Cộng giết như thế nào? Tác giả Liên Thành viết tiếp: “Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm.

Tôi hỏi: “Tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy?

Việt Cộng Kim Loan trả lời:

“Thứ nhất, đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị.
Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Người Cộng Sản chúng tôi chủ trương thà giết lầm còn hơn bỏ sót.”

Liên Thành hỏi: “Sao không bắn họ, cho họ viên đạn còn dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố”.

Việt Cộng Kim Loan trả lời: “Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Ngụy, chớ đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

Tóm tắt.

Với những ngôi mộ tập thể sau vụ thảm sát Huế Tết Mậu Thân 1968, lãnh đạo Việt Cộng cũng cho đập phá tấm bia lớn và bàn thờ tại nghĩa trang trên núi Ba Tầng, nơi an táng 400 thi hài tìm được tại Khe Đá Mài hồi tháng 9/1969, để xóa dấu tích tội ác của họ. Với người dân Việt, với dòng sử Việt, lãnh đạo Việt Cộng biết rõ “họ là tội ác”, nên bất cứ những gì mà họ cho là dấu vết tội ác là họ tìm mọi cách phá bỏ. Ngay cả hai tấm bia lớn tại Malaysia, Tưởng Niệm Thuyền Nhân chết trên đường chạy trốn Việt Cộng, lãnh đạo Việt Cộng yêu cầu chánh phủ Mã Lai phá bỏ ngay trong đêm, huống gì những tấm bia nhỏ sau vụ thảm sát Tết Mậu Thân trên đất Huế trong tay của chúng. Nhưng, lãnh đạo Việt Cộng không hiểu rằng, mỗi người Việt Nam dù trong nước hay hải ngoại, là một tấm bia sống tố cáo tội ác của họ bằng những cách khác nhau.

Đã gần 50 năm trôi qua kể từ năm Mậu Thân 1968, cuộc thảm sát kinh hoàng năm ấy, vẫn là một vết thương chưa lành của người Việt Nam nói chung, và người dân Huế nói riêng!

Số 11. Tội ác trong trận chiến mùa hè 1972.



Trận An Lộc.

Lần đầu tiên, tại chiến trường Bình Long, quân cộng sản sử dụng chiến xa cùng hỏa lực pháo binh và hỏa tiễn.

Toi Ac VC


Ngày 6/4/1972, thị trấn An Lộc, thuộc tỉnh Bình Long do Sư Đoàn 5 Bộ Binh phòng thủ, bị 4 Sư Đoàn cộng sản tấn công. Sư Đoàn 5 Bộ Binh lần lượt được tăng cường bởi lực lượng tổng trừ bị, được yểm trợ bởi hằng ngàn phi vụ của không quân Việt Nam, và hằng trăm phi vụ của B52 Hoa Kỳ.

Sau hơn 2 tháng kinh hoàng với bom đạn và khói lửa, An Lộc đã bị khoảng 200.000 viên đạn đại bác và hỏa tiển của cộng sản tàn phá. Khoảng 4.000 quân nhân và đồng bào hy sinh. Quân cộng sản khoảng 30.000 chết mà phần lớn bị chôn vùi trong các hố bom, với hơn 70 chiến xa bị tiêu hủy.

Ngày 7/7/1972, trực thăng chở Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc còn vương mùi khói lửa chiến tranh, để tuyên dương lực lượng phòng thủ, và vinh danh Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là “Anh Hùng An Lộc”.

Ngày 12/71972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tuyên bố ”An Lộc được giải tỏa hoàn toàn”.

Một người con gái tên Pha của An Lộc đã chứng kiến những người lính dũng cảm, nên cảm đề hai câu thơ:

“An Lộc địa, sử ghi chiến tích.
Biệt Cách Dù, vị quốc vong thân”.

Trận Quảng Trị.

Cuối tháng 3/1972, khoảng 40.000 quân cộng sản tấn công Quảng Trị. Tháng 5/1972, cộng sản chiếm toàn bộ Quảng trị, kể cả CổThành.
Ngày 28/6/1972, lực lượng Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, và Thủy Quân Lục Chiến, bắt đầu phản công.

Ngày 27/7/1972, quân đội đã chiếm được một số vị trí ngoại ô Quảng Trị. Sau cơn mưa, nước sông Thạch Hãn dâng cao làm tắt nghẽn đường tiếp vận của quân cộng sản. Thời cơ tốt, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến nhận trách nhiệm tấn công thị xã Quảng Trị và Cổ Thành.

Toi Ac VC


Sau khi chiếm được nhiều vị trí chung quanh, ngày 7/9/1972, với yểm trợ hỏa lực của 2.200 phi vụ oanh kích, 100 phi vụ oanh tạc của B52, và hơn 123.000 đạn đại bác của Hải Quân bắn vào, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến bắt đầu tấn công vào Cổ Thành.

Đây là trận chiến dữ dội nhất trong chiến tranh 1954-1975 kéo dài trong 81 ngày. Sau một tuần lễ phản công trên một chiến trường đẫm máu, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm lại Cổ Thành ngày 15/9/1972.

Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên lúc 8 giờ sáng ngày 16/9/1972.

Về phía Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, tổn thất khoảng 25% quân số.

Phía quân cộng sản. Sau 4 tháng 16 ngày chiếm giữ Quảng Trị, hồi ký của Tướng cộng sản Lê Tự Đồng, Tư Lệnh mặt trận Quảng Trị, phổ biến năm 1997 tại Hà Nội, thừa nhận tổn thất hơn 50% quân của 4 Sư Đoàn tham chiến. Riêng tại Cổ Thành với hơn 10.000 quân phòng thủ đã tổn thất chưa từng thấy. Báo Tuổi Trẻ ngày 26/7/1998 tại Sài Gòn, theo lời kể của cựu chiến binh cộng sản trong Trung Đoàn 27 sống sót, khi vào Cổ Thành với hơn 1.500 quân, nhưng khi thoát ra khỏi Cổ Thành chỉ còn 1 tiểu đội! (trích trong Wikipedia)

Vẫn năm 1997, vẫn báo Tuổi Trẻ có bài viết dưới đây: “Dòng sông Thạch Hãn chứng kiến chiến dịch từ 28/6/1972 đến ngày 15/9/1972, dưới nhưng trận mưa bom bão đạn. Các chiến sĩ bộ đội ta bám chốt ngăn chặn cuộc phản công tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, cũng là bảo vệ hành lang để tiếp tế nhân lực và vũ khí qua con sông này tiến vào trận địa Cổ Thành. Đã có hằng ngàn người lính vĩnh viễn nằm lại nơi đáy sông ở độ tuổi mười tám đổi mươi! Cựu chiến binh Lê Bá Dương, sau chiến tranh đã trở lại dòng sông Thạch Hãn, kết bè hoa thả trên dòng Thạch Hãn, con sông như đang còn chứa trong lòng nó hàng ngàn linh hồn liệt sĩ đồng đội, đã sáng tác câu thơ nổi tiếng:

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

Số 12. Tội ác xóa bỏ Hiệp Định Paris 27/1/1973 và tiếp tục chiến tranh.



Hòa bình, nhưng chiến tranh vẫn còn đó!

Ngay trước ngày Hiệp Định Ngưng Bắn & Tái Lập Hòa Bình có hiệu lực (27/3/1973), các cơ quan đơn vị quân đội trên toàn quốc nói chung và Quân Trấn Sài Gòn nói riêng, được lệnh bảo vệ chặt chẻ các cơ quan đơn vị đến sau ngày thật sự “hòa bình”, vì bất cứ một cơ quan đơn vị nào mất vào tay cộng sản tính đến ngày 27/3/1973, có nghĩa là khu vực đó thuộc về quân cộng sản, điều mà báo chí gọi là “ngưng bắn da beo”.

Cơ sở Cục Mãi Dịch chúng tôi có sân thượng ở tầng trên, một tuần lễ trước đó, nhất là đêm 26 rạng 27, những điểm canh gác trải đều trên sân thượng và trên các mái nhà, quan sát toàn bộ khu vực dân cư chung quanh, lực lượng chính bố trí cổng cơ quan và dọc theo đường Chi Lăng mặt trước, đề phòng quân đặc công cộng sản đột kích chiếm đóng. Hết thời gian “báo động”, tất cả yên tịnh.

Toi Ac VC


Trong khi căn cứ Tống Lê Chân án ngữ trục giao liên của quân Việt Cộng nơi giáp ranh hai tỉnh Tây Ninh với Bình Dương do Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân trấn giữ, bị quân cộng sản bao vây từ ngày 10/05/1972 và liên tục tấn công, nhưng bọn chúng thất bại.

Ngay sau khi Hiệp Định có hiệu lực, quân cộng sản vẫn tiếp tục tấn công căn cứ Tống Lê Chân cũng như nhiều căn cứ khác. Sau 510 ngày giữ vững căn cứ, Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân được lệnh rút quân an toàn từ ngày 11/04/1974.

Rõ ràng là quân cộng sản không hề tôn trọng Hiệp Định Paris, như đã từng không tôn trọng Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954 vậy. (trích trong quyển Quê Hương & Quân Ngũ của tôi)

Tình hình quân sự vẫn tiếp diễn, đến khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam ngày 30/4/1975.

Số 13. Tội ác quẵng thương phế binh VNCH ra đường.



Ngay trước, trong, và sau ngày 30/4/1975, hằng chục ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang điều trị trong Tổng Y Viện và cả hệ thống Quân Y Viện, lãnh đạo Việt Cộng đã thể hiện lòng hận thù tột độ ngang qua hành động vô cùng tàn nhẫn khi ra lệnh quẵng tầt cả anh em thương phế binh chúng tôi ra ngoài đường sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Đây là lá thư viết vào cuối tháng 11/2013 của thương binh Phạm Trinh Viên đang điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa (Sài Gòn), hiện định cư ở Australia, gởi cho bạn Cường cùng khóa 4/72 Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang, như lời than của Người Thương Binh thua trận, như sau:

Xin trích lá thư viết vào cuối tháng 11/2013 của Thương Binh Phạm Trinh Viên từ Sydney (Australia), gởi bạn Cường (ở Mỹ) cùng khóa 4/72 sĩ quan trừ bị Trường Đồng Đế Nha Trang, để thấy sự tàn nhẫn của lãnh đạo Việt Cộng ngay khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa:

“... Sáng ngày 1/5/1975, từ trên lầu 3 khu tổng quát, tao đã chứng kiến bọn Việt Cộng chạy vào cổng Tổng Y Viện bằng 2 xe Jeep treo cờ Mặt Trận Giai Phóng, ngừng trước cửa văn phòng của Chỉ Huy Trưởng Tổng Y Viện Cộng Hòa, dẫn vị Y sĩ Chuẩn Tướng (Phạm Hà Thanh. PB Hoa) lên xe Jeep và chở đi mất tiêu. Sau một thông báo bằng loa phát thanh, tất cả các thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi bệnh viện trong thời hạn một ngày…

Thế là một quang cảnh hoảng loạn đã xảy ra… Các thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa, bạn nào còn đi được hoặc may mắn còn chút sức tàn, dắt díu các thương binh bạn khập khiễng rời khỏi nơi điều trị… Còn lại, là thương bệnh binh bị thương nặng, cảnh các bạn này rời đi mới chính là cảnh thê thảm nhất mà tao đã nhìn thấy trong suốt cuộc chiến chống cộng sản.

Các bạn bò lê bò lết dưới đất, bông băng dính đầy máu mủ, quét trên mặt đất, dính đầy bùn đất, vết thương lở lói, máu mủ vẫn còn rỉ ra ngoài, nhưng tất cả đều cố gắng trong sự tuyệt vọng, cố bò lết từng tấc đất ra cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa…

Đến đây, tao thật không dám nghĩ đến cuộc sống của các bạn ấy ra sao, nếu như ra khỏi được Tổng Y Viện, và sống dưới một chế độ đầy thù hận...!”

Nét nhìn này chỉ mới một Quân Y Viện, trong khi trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa có cả một hệ thống Quân Y Viện, cùng với một hệ thống bệnh viện và cơ sở y tế góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, liệu bao nhiêu nước mắt mới dựng lại được “chân dung Thương Bệnh Binh & Bệnh Nhân Dân Sự” trong những ngày bất hạnh trên quê hương Việt Nam, trước kẻ chiến thắng mà nhà văn nữ Việt Cộng Dương Thu Hương gọi là “chế độ man rợ đã thắng chế độ văn minh! Đây là sự hàm hồ của lịch sử!”

Số 14. Tội ác vụ 16 tấn vàng tài sản quốc gia


(source: Tác giả Huỳnh Bửu Sơn).

Ngay sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng tịch thu toàn bộ tài sản quốc gia, lúc ấy trong ngân hàng quốc gia còn khối tiền mặt trị giá hơn 1.000 tỷ đồng, và 16 tấn vàng khối.

Bài viết nhan đề “Câu chuyện 16 tấn vàng trong ngân hàng quốc gia Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30/4/1975”, do người giữ chìa khóa kho vàng của ngân hàng quốc gia là ông Huỳnh Bửu Sơn kể lại:

“...Những ngày đầu tháng 5/1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương thủ đô Sài Gòn, cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân Quản Ngân Hàng Quốc Gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan. Tôi được giao công tác tại Vụ Phát Hành và Kho Quỹ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh....

Đầu tháng 6/1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân Hàng Quốc Gia kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng thuộc quyền quản trị của Nha Phát Hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh Giám Đốc Nha Phát Hành đã đi cải tạo tập trung, trong số người còn lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa, và anh Lê Minh Kiêm -chánh sự vụ- là người giữ mã số của các hầm bạc. Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho nhà cầm quyền mới.

Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản trị một cách an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cánh cửa nặng trên 1.000 kí lô.

Toi Ac VC


Đại diện Ban Quân Quản là một người khoảng 50 tuổi, kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ và khá thân thiện. Anh hay nắm tay tôi trò chuyện, sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân Hàng Quốc Gia.

Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân Hàng Quốc Gia vào lác ấy gồm vàng thoi, và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi:

(1) Vàng thoi mua của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED).
(2) Vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi là Công ty Montagu.
(3) Vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào. Tất cả 1.234 thoi vàng nguyên chất X mỗi thoi nặng 12 đến 14 kí lô = 16.000 kí lô. Trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi ít nhiều.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19, từ nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả thoi vàng và tiền vàng cổ đều được ghi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng, hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập.

Công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Số giấy bạc dự trữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa. Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc loại mới phát hành, có in hình các con thú hoang trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó -nếu tôi nhớ không lầm- là hơn 1.000 tỷ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại Việt Nam Cộng Hòa đến ngày 30/4/1975.

Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có đúng với sổ sách hay không. Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền và vàng kiểm kê đều đúng với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho nhà cầm quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản trị đúng đắn minh bạch của những người đã từng làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.”

Năm 2010, cựu Đại Tá Việt Cộng Bùi Tín, tổng biên tập báo Nhân Dân của đảng, có bài viết liên quan đế 16 tấn vàng nói trên. Trích một đoạn: “... Năm 1987, tôi gặp ông Trường Chinh tại Đà Lạt, tôi kể lại chuyện 16 tấn vàng thì ông cho biết: Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi. Trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu”. Trích một đọan khác của ông Tín: “Đây là câu duy nhất mà tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng của một nhà lãnh đạo”.

Ông Bùi Tín cho biết thêm: “Trong các phiên họp của chính phủ cũng như của Quốc Hội sau 30/4/1975, và tháng 4/2012 Bộ Quốc Phòng họp để viết về ngày 30/4/1975, không một chi tiết nào, cũng không một vị nào hỏi, hay nói đến vụ 16 tấn vàng lấy trong ngân hàng của chế độ cũ tại Sài Gòn hồi tháng 5/1975, mà đảng đã sử dụng phi cơ chjở tất cả ra Hà Nội”.

Tóm tắt. Chở 16 tấn vàng thoi về Hà Nội, khi được hỏi thì lãnh đạo Việt Cộng là Trường Chinh trả lời, làm cho người nghe tưởng như ông vừa đi chợ về vậy. Đã lấy số vàng đó mà không cấp lãnh đạo trung ương nào, cũng như đại biểu nào trong Quốc Hội biết đến, nhưng lại vu khống cho lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chở ra ngoại quốc. Đúng là bản chất vừa cướp đoạt vừa nói láo của lãnh đạo Việt Cộng.

Số 15. Tội ác đày đọa hằng triệu người trong trại tập trung


(source: Wikipedia).

Chế độ cải tạo lao động rập theo khuôn mẫu của Trung Cộng đã được áp dụng tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1954 với tội phạm, tù binh, và tù nhân, bị kết án chống đối nhà cầm quyền. Sau ngày 30/4/1975, nhóm chữ “học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của lãnh đạo Việt Cộng đối với những người phục vụ trong quân đội và trong ngành hành chánh Việt Nam Cộng Hòa cũ. Hệ thống trại tập trung này theo tên gọi là trại cải tạo lao động mà Liên Xô đã sử dụng.

Toi Ac VC


Tháng 6/1975, lãnh đạo Việt Cộng ra thông cáo bắt buộc sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đi học tập cải tạo. Hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng Sài Gòn có 443.360 người trong số đó. Từng cấp bậc như sau:

“28 Tướng Lãnh.
362 Đại Tá.
1.806 Trung Tá.
3.978 Thiếu Tá.
39.304 Sĩ Quan ấp uý.
35.564 Cảnh Sát.
1.932 nhân viên tình báo.
1.469 viên chức cao cấp.
Và 9.306 người trong các đảng phái chính trị.”

Sau 1 năm giam giữ trong các trại tập trung trên phần lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ, lãnh đạo Việt Cộng chuyển phần lớn ra các trại mới lập tại các khu rừng già vùng Tây Bắc và phía Bắc Hà Nội, do Bộ Quốc Phòng Việt Cộng giam giữ. Tôi, trong số gần 300 cấp Đại Tá bị giam trong trại AH 2 và AH 3 thuộc Đoàn 776, tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ đó, danh từ “tù chính trị” được sử dụng để chỉ quân đội + nhân dân + cán bộ + viên chức hành chánh Việt Nam Cộng Hòa cũ trong các trại tập trung mà Việt Cộng gọi là trại cải tạo.

Toi Ac VC


Riêng Đoàn 776 trú đóng tại Yên Bái, quản trị 82 trại đánh số từ AH1 đến AH82 rải rác trong các tỉnh chung quanh. Trên toàn quốc, theo lời kể của tù chính trị, ít nhất cũng hơn 200 trại tập trung từ Mũi Cà Mau cực Nam đến trại Cổng Trời cực Bắc Việt Nam.

Xin hiểu rằng, con số những trại tập trung mà tôi nói ở đây, chưa nói đến con số những trại tù do Công An cai quản.

Trước khi quân Trung Cộng tấn công 6 tỉnh dọc biên giới phía bắc hồi tháng 2/1979, lãnh đạo Việt Cộng chuyển “tù chính trị chúng tôi” xuống các trại tập trung vùng đồng bằng Sông Hồng do Công An giam giữ. Trong những năm đầu của thập niên 1980, Việt Cộng chuyển phần lớn tù chính trị chúng tôi vào các trại tập trung trong Nam, đến năm 1985 chỉ còn lại trại tù duy nhất là Trại Nam Hà với khoảng 500 tù chính trị, và tôi trong số này. Cứ mỗi 3 năm, lãnh đạo Việt Cộng ký lệnh gia hạn giam giữ thêm 3 năm nữa. Và cứ liên tục như vậy tại tất cả các trại giam dù trong Nam hay ngoài Bắc.

Toi Ac VC


Năm 1980, Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Văn Đồng nói rằng: ”Hiện còn 26.000 người trong các trại cải tạo”. Tuy nhiên, một số báo chí ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn đang bị giam giữ trong các trại tập trung. Trong khi Hoa Kỳ ước tính khoảng 165.000 người đã chết trong các trại tập trung.

Và trường hợp nào mà quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa cũ được ra khỏi trại tập trung, và cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư?

Trong lúc tôi bị giam trong buồng giam số 1, Trại Nam Hà A, tỉnh Hà Nam Ninh, vào buổi tối ngày 5/8/1987 sau khi cửa buồng giam số 1 đóng lại nghe cái rầm, thanh sắt kéo ngang nghe réc-réc, và tiếng crắc của ống khóa bóp lại, là tôi đọc báo. Tôi đọc ngay bản tin ngắn trên tờ Nhân Dân của cộng sản Việt Nam mà hằng tuần họ cho chúng tôi 2 lần báo. Đọc xong là tôi phải ngưng lại vì anh em chúng tôi bàn luận rất ồn ào.

Toi Ac VC


Bản tin nói gì mà ồn ào vậy? Bản tin như sau: “Ngày 2 và 3 tháng 8 năm 1987, Tướng hồi hưu Vessey, với tư cách Đặc Sứ của Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan sang Việt Nam, gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Hai bên thỏa thuận điểm đầu tiên về hợp tác đẩy mạnh công cuộc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và điểm 2 là vấn đề trả tự do cho những người học tập cải tạo để cùng gia đình được xuất ngoại sang Hoa Kỳ theo nguyện vọng”.
Từ ngày 12/8/1987, 3 toán Công An từ Hà Nội đến trại này -đây là trại tập trung duy nhất còn lại trên đất Bắc- để phỏng vấn khoảng 200 trong số hơn 400 anh em chúng tôi đang bị giam tại đây. Họ làm việc trong 2 tuần lễ. Đến ngày 5/9/1987, toán Công An khác cũng từ Hà Nội đến đọc lệnh ra trại, và đây là đợt ra trại đầu tiên. Tôi trong số này.

Ngày 9/9/1987, 91 tù chính trị chúng tôi được đưa xuống Nam Định, lên xe lửa rời nhà ga này lúc 5 giờ chiều cùng ngày, và sau 3 ngày 3 đêm về đến Sài Gòn lúc 6 giờ chiều ngày 12/9/1987. Những ngày sau đó, anh em chúng tôi gặp nhau tại các cơ quan Công An khi đến đó làm giấy tờ tùy thân, mới biết là cùng về với anh em chúng tôi ngoài Bắc, có rất nhiều anh em bị giam trong các trại tập trung trong Nam cũng được về.

Đầu tháng 4/1991, vợ chồng tôi đến Hoa Kỳ đoàn tụ với các Con chúng tôi đã vượt biển trong năm 1980 và 1981. Mãi đến năm 1997, tôi được đọc lá thư ngày 10/6/1997 bằng Anh ngữ của cựu Đại Tướng John W. Vessey, gởi anh Hội Trưởng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Minnesota khi ông được mời tham dự đại hội H.O. tại địa phương ông cư ngụ. Sở dĩ có lá thư vì ông không đến được, nên ông viết thư và muốn anh Hội Trưởng đọc trong buổi họp mặt để mọi người tham dự được nghe tâm sự của ông.

Người dịch sang Việt ngữ là Ông hay Bà Nguyễn T. Ngọc Châu. Xin trích 3 đoạn:

“..... Năm 1987, khi đang hồi hưu, tôi được Tổng Thống Reagan cử làm Đặc Phái Viên đi Hà Nội thương thuyết. Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà tôi được Tổng Thống giao phó là phải tìm cách giải thoát những cựu chiến hữu Việt Nam đang bị giam giữ trong những cái gọi là “trại cải tạo”. Tôi cũng được quyền bảo đảm với chánh phủ Hà Nội rằng, Hoa Kỳ sẳn sàng chấp nhận và đón tiếp những người tù cải tạo cùng gia đình họ sang Hoa Kỳ”.

“Trong những cuộc thương thuyết sơ khởi, chúng tôi không hi vọng hai bên sẽ có ngay những giải pháp chính trị, cho nên tất cả những hành động mở đường cho những thỏa ước tương lai đều mang danh “chiến dịch nhân đạo” -Humanitarian Operations- gọi tắt Anh ngữ là H.O. Do vậy mà danh từ H.O. được Cộng Đồng Việt - Mỹ sử dụng, để nói về những cựu tù nhân chính trị Việt Nam đang sinh sống trên đất Hoa Kỳ.

“Riêng với tôi, H.O. là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần phục vụ, và lòng hi sinh. Tất cả những ai được gọi là H.O. đều là những anh hùng thực sự trong thời đại chúng ta”.

Tôi đưa lá thư của cựu Đại Tướng John W. Vessey vào đây, để quí độc giả thấy rõ sự dối trá của lãnh đạo Việt Cộng khi họ huênh hoang rằng: “Với chính sách khoan hồng nhân đạo, lãnh đạo nhà nước trả tự do cho ngụy quân ngụy quyền về với gia đình, sau khi họ học tập cải tạo tốt” (trích trong Wikipedia).

Trong khi chính xác là lãnh đạo Việt Cộng sử dụng tù chính trị chúng tôi, trao đổi với chánh phủ Hoa Kỳ để mong được thiết lập bang giao, và hy vọng được Hoa Kỳ giúp đỡ nền kinh tế Việt Nam suy sụp.

Tóm tắt. Vì rập khuôn hệ thống trại tập trung của Liên Xô -cộng sản quốc tế- nên giam giữ mà không cần tòa tuyên án hằng mấy trăm ngàn tù chính trị, như thể thế giới này không có ngành tư pháp trong hệ thống công quyền. Đến tháng 4/1992, hơn trăm người tù cuối cùng mới ra khỏi trại tập trung. Đúng là bản chất hận thù của cộng sản.

Số 16. Tội ác “biệt giam 16.000 anh hùng tử sĩ VNCH dưới mộ”.



Năm 1965, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được thành lập, trên diện tích 125 mẫu tây. Các công trình xây dựng trên mô hình Con Ong, như sau:

Toi Ac VC


(1) Trên lưng Con Ong là Nghĩa Dũng Đài, cao 43 thước. Phần dưới là Vành Khăn Tang. Từ Vành Khăn nhìn xuống triền đồi thoai thoải, sẽ là những ngôi mộ ngay hàng thẳng lối, và tất cả đều giống nhau.

(2) Chung quanh thân mà phần đuôi dài ra trông như hình quả trứng, chia làm 8 Khu theo hình nan quạt, đủ chỗ cho khoảng 30.000 ngôi mộ, là nơi an táng những anh hùng tử sĩ của dân tộc.

(3) Giữa đầu Con Ong là Đền Tử Sĩ, với ngôi mộ Chiến Sĩ Vô Danh.

(4) Trước đầu Con Ong là Cổng Tam Quan. Trước Cổng Tam Quan là con đường, biểu tượng cho Cây Kim của Con Ong thẳng ra xa lộ.

(5) Ngay đầu cây kim tại xa lộ, là Tượng Đài Thương Tiếc cao 5 thước, biểu tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, trong tư thế ngồi nghỉ trên bệ đá cao 3 thước, vẫn túi hành quân trên lưng, hai tay trên cây súng gác ngang bắp chân, với đôi mắt u buồn, nhìn xa xa phía trước ...

Năm 1975, khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, lãnh đạo Việt Cộng tàn phá Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, họ đập phá Tượng Thương Tiếc, cắt 1/3 phần trên Nghĩa Dũng Đài mà họ nói là làm trạm gác, họ xây dựng những cơ sở bằng cách lấn chiếm các khu đất của Nghĩa Trang, khoảng 50% trong số 16.000 ngôi mộ bị họ đập phá mộ bia, nhất là tên và ảnh người nằm dưới mộ. Khởi thủy diện tích của nghĩa trang là 125 mẫu tây, năm 2006 khi chánh phủ Việt Cộng chuyển giao nghĩa trang cho tỉnh Bình Dương thì diện tích còn 58 mẫu tây, đến cuối năm 2015 chỉ còn 29 mẫu tây, tức diện tích còn lại dưới ¼ so với diện tích ban đầu.

Ngay sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng “quẵng ra đường” hằng chục ngàn Thương Phế Binh Quân Lực VIệt Nam Cộng Hòa từ trong hệ thống Quân Y Viện, và Họ phải lê lết xin ăn! Hơn 16.000 đồng đội đã an nghĩ trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, bị lãnh đạo Việt Cộng "biệt giam" một cách nghiêm ngặt, không nén nhang hương khói! Một hàng rào kẻm gai bao bọc, với tấm bảng "khu quân sự, cấm lai vãng, cấm chụp hình". Tương tự như 28 vị Tướng và 362 Đại Tá trong số nửa triệu Quân Nhân, Viên Chức, và các vị Dân Cử Việt Nam Cộng Hòa, “bị đày đọa” trong hơn 200 trại tập trung từ Mũi Cà Mau cực nam đến trại Cổng Trời biên giới cực bắc, quanh năm với bo-bo thay gạo!

Ngày 27/11/2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 1568/QĐ bàn giao khu đất Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, với tên gọi là Nghĩa Địa Bình An cho tỉnh Bình Dương. Lúc ấy diện tích chỉ còn 58 mẫu tây, vì Việt Cộng cướp đất của người dưới mộ để xây cất nhiều cơ sở lấn vào nghĩa trang, thậm chí vào sát chân Nghĩa Dũng Đài. Họ trồng rất nhiều Cây Sao, Cây Hắc Hương, Cây Muồng, chen lẫn giữa các ngôi mộ, để khi lớn lên thì rễ của nó sẽ vào bên trong các ngôi mộ để giết người trong mộ thêm lần nữa!

Năm 2010, Hội Việt Mỹ (Vietnamese American Foundation) cố gắng vận động nhà cầm quyền Việt Nam trong công tác tu bổ nghĩa trang. Năm 2013, ông về Việt Nam theo lời mời của ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Hai ông cùng lên Bình Dương, nêu yêu cầu họ về những bậc thang lên Nghĩa Dũng Đài, tráng xi măng lối đi, và xây bàn thờ tại Nghĩa Dũng Đài, để những ai muốn cầu nguyện có chỗ để lễ vật, và có lư hương cắm nhang.

Trong khi thực hiện lời yêu cầu, thì Việt Cộng lại tung tin là nghĩa địa này sẽ bị giải tỏa. Điều đáng quan tâm, là ngôi mộ nào đã bốc hài cốt đi thì nhà cầm quyền tách khu đất đó ra khỏi nghĩa trang, vì vậy mà khi có khoảng 3.000 ngôi mộ do thân nhân đưa về quê cải táng, thì diện tích nghĩa trang đến cuối năm 2015 chỉ còn lại khoảng 29 mẫu tây!

Liệu, bao nhiêu năm nữa thì họ sẽ công bố giải tán khu "Nghĩa Địa Nhân Dân Bình An" với lý do không còn ngôi mộ nào cả để triệt tiêu chứng tích tội ác của họ đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa để nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam?

Số 17. Tội ác về tiêu hủy văn hóa phẩm truyền thống


(source: Wikipedia).

Toi Ac VC


Việt-Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính vào thế kỷ 18, khi quân nhà Minh bên Tàu chiếm được Việt Nam là ra lệnh thiêu hủy toàn bộ sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta. Sang thế kỷ 20, với cuộc cách mạng văn hoá tại Trung Cộng từ năm 1953 đến 1966, Mao Trạch Đông ra lệnh thiêu hủy sách báo của họ, cũng ảnh hưởng đến nhóm lãnh đạo Việt Cộng trên đất Bắc.

Ảnh hưởng đến mức khi vào ngay sau Hiệp Định Geneve năm 1954, ông hồ chí minh ra lệnh tịch thu toàn bộ sách báo và thiêu hủy.

Trong hồi ký của một người Hà Nội có ghi lại sự kiện đốt sách báo năm 1954, khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cai trị đất Bắc:

“Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam! Tôi phải học năm cuối cùng, Tú Tài 2, cùng một số lớp chín mà năm sau sẽ sáp nhập thành hệ mười năm. Số học sinh lớp chín này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức hội đoàn” theo chỉ thị của Thành Đoàn, rồi đến phát động Phong Tràochống văn hoá nô dịch. Thế là họ truy lùng toàn bộ văn thơ sách báo cả bài viết đem thiêu hủy.

Toi Ac VC

Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, với những tập vở chép Thơ, Nhạc, đến tiểu thuyết và sách báo, mang đến Thư Viện Phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày đêm, trong niềm hân hoan của Thành Đoàn khi họ hô to rằng “Tiểu Thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là cực kỳ phản động”. Trong khi đó tại các trường học, cứ xoay quanh những phê nình, kiểm thảo, cảnh giác, .v..v...”

Sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam ngày 30/4/1975, nhà cầm quyền Việt Nam cộng sản (= Việt Cộng) ra lệnh đóng cửa mọi hoạt động văn hóa, gồm: “Rạp hát, rạp chiếu phim, nhà xuất bản , nhà in, các nhà sách Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng, ... và báo chí phải ngưng hoạt động và chờ lệnh. Thêm nữa, tất cả tác phẩm của 800 tác giả trong đội ngũ những người cầm bút Việt Nam Cộng Hòa rất đông, và bao gồm nhiều lãnh vực:

Toi Ac VC


Về triết học phương Tây, có: Lê Tôn Nghiêm. Trần Văn Toàn. Trần Thái Đỉnh. Nguyễn Văn Trung. Trần Bích Lan… Triết học phương Đông có Nguyễn Đăng Thục. Nghiêm Xuân Hồng. Nguyễn Duy Cần. Nguyễn Khắc Kham. Nghiêm Toản. Kim Định. Nhất Hạnh…

Vê biên khảo có Nguyễn Hiến Lê. Giản Chi. Lê Ngọc Trụ. Lê Văn Đức. Lê Văn Lý. Trương Văn Chinh. Đào Văn Tập. Phạm Thế Ngũ. Vương Hồng Sển. Thanh Lãng. Nguyễn Ngu Í. Nguyễn Văn Xuân. Lê Tuyên. Đoàn Thêm. Hoàng Văn Chí. Nguyễn Bạt Tụy. Phan Khoang. Phạm Văn Sơn. Nguyễn Thế Anh. Nguyễn Khắc Ngữ. Nguyễn Văn Sâm…

Về thi ca có Nguyên Sa. Quách Thoại. Thanh Tâm Tuyền. Cung Trầm Tưởng. Tô Thùy Yên. Đinh Hùng. Bùi Giáng. Viên Linh. Hoàng Trúc Ly. Nhã Ca. Trần Dạ Từ. Phạm Thiên Thư. Nguyễn Đức Sơn. Du Tử Lê…. Phê bình văn học có Tam Ích. Cao Huy Khanh. Lê Huy Oanh. Đỗ Long Vân. Đặng Tiến. Uyên Thao. Huỳnh Phan Anh…

Về văn chương là đông nhất, với Võ Phiến. Mai Thảo. Vũ Khắc Khoan. Doãn Quốc Sỹ. Thanh Tâm Tuyền. Dương Nghiễm Mậu. Bình Nguyên Lộc. Mặc Thu. Mặc Đỗ. Thanh Nam. Nhật Tiến. Nguyễn Thị Vinh. Phan Du. Đỗ Tấn. Nguyễn Mạnh Côn. Sơn Nam. Võ Hồng. Túy Hồng. Nhã Ca. Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Thị Thụy Vũ. Minh Đức Hoài Trinh. Nguyễn Đình Toàn. Chu Tử. Viên Linh. Duyên Anh. Phan Nhật Nam. Nguyên Vũ. Vũ Hạnh. Y Uyên. Cung Tích Biền. Duy Lam. Thế Uyên. Lê Tất Điều. Hoàng Hải Thủy. Văn Quang. Nguyễn Thụy Long. Phan Lạc Tiếp. Thế Nguyên. Thế Phong. Diễm Châu. Thảo Trường. Nguyễn Xuân Hoàng. Nguyễn Mộng Giác. Ngô Thế Vinh...

Lãnh đạo Việt Cộng công bố chính sách: “Tất cả phương tiện truyền thông ở Việt Nam đều là tiếng nói của đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam, với nhiệm vụ chánh là quảng bá đường lối và chính sách của đảng, truyền đạt tin tức là phụ”.

Ngày 20/8/1975, Bộ Thông Tin Văn Hóa ra thông tri 218/CT75, ra lệnh cấm lưu hành các loại sách phản động. Tháng 9/1975, họ qui định danh mục sách bị cấm lưu hành, buộc các nhà bán sách báo và các nhà xuất bản thời chế độ cũ phải đem đốt tất cả.

Tháng 5/1977, Việt Cộng Sài Gòn ra thông tri 1230/STTVH/XB, bắt dân chúng phải tiêu hủy hoặc mang nộp toàn bộ các ấn phẩm văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa, trong khi Công An mở chiến dịch càn quét truy lùng sách báo cũ, chặn bắt người mua bán, thậm chí họ còn được lệnh vào nhà dân lục soát tịch thu bất cứ lúc nào họ muốn.

Tháng 6/1981, trong cuộc truy lùng càn quét của Công An, đã tịch thu khoảng 3.000.000 (3 triệu) ấn phẩm sách và báo. Riêng tại Sài Gòn, tịch thu được 60 tấn sách vở các loại theo tường trình của tạp chí cộng sản.

Tất cả có năm chiến dịch ở Miền Nam vào cuối 1975, đầu 1976, giữa 1977, giữa 1981, và giữa 1985. Ai lưu trữ ấn phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa đều bị truy tố dưới điều luật 82, trong đó ghi rằng: “Việc làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống chế chế độ xã hội chủ nghĩa là "trọng tội", có thể bị tù từ 10 năm đến 20 năm”.

Ngoài ra, còn có những trường hợp tiêu hủy sách một cách vô cớ như vụ đốt sách ở Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm ở Phan Rang năm 1978, do Giám Đốc Thư Viện tỉnh ra lệnh. Hàng trăm tấn sách biến thành đống tro. Một số học giả cố vớt vát nhưng chẳng được bao nhiêu.

Các văn nghệ sĩ Miền Nam cũng bị bắt. Tính đến năm 1980, đã có 200 nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, trước năm 1975 đã bị đẩy vào các trại tập trung cải tạo.

Toi Ac VC


Lệnh của Bộ Văn Hoá Thông Tin Việt Cộng buộc mọi người phải tiêu hủy toàn bộ văn hoá phẩm thời Việt Nam Cộng Hòa mà họ gọi là văn hóa phẩm đồi trụy và phản động. Họ mở chiến dịch truy lùng bắt giữ những ai tàng trữ, buôn bán, bắt giữ, và truy tố ra “tòa án nhân dân”. Chính sách này giống chính sách của vua Tần Thỉ Hoàng thời Trung Hoa phong kiến, và thời Mao Trạch Đông cộng sản trong Cách Mạng Văn Hóa vậy.

Từ cuối thập niên 1980, sau cuộc "cởi trói" văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm được phép xuất bản nhưng ngay sau đó bị thu hồi. Trước tiên là cuốn tiểu thuyết Ly Thân của Trần Mạnh Hảo. Sách vừa in ra thì có lệnh cấm ngay. Tiếp theo là sách của Dương Thu Hương với tác phẩm Những Thiên Đường Mù, tác phẩm Bên Kia Bờ Ảo Vọng, và Tiểu Thuyết Vô Đề. Bà Dương Thu Hương mạnh mẽ phản đối chính sách kiểm duyệt tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1982. Kết quả là lãnh đạo Việt Cộng ra lệnh cấm mọi tác phẩm của bà không được in hay bán trong nước. Năm 1989 bà bị đuổi khỏi đảng, và bị bắt giam năm 1991. Năm 2006, nhà văn Dương Thu Hương lưu vong tại Pháp.

Năm 2001, có lệnh tịch thu và tiêu hủy tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn

Năm 2002 Bộ Thông tin Văn hóa Việt Nam ra lệnh tịch thu và thiêu hủy những tác phẩm:

1. “Suy tư và ước vọng” của Nguyễn Thanh Giang.
2. “Đối thoại năm 2000 và Đối thoại năm 2001” của Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân
3. “Gửi lại trước khi về cõi” của Vũ Cao Quận.
4. “Nhật ký rồng rắn: của Trần Độ.
Năm 2006 cuốn “Tranh luận để đồng thuận” của nhà xuất bản Tri thức, có in lại bài bình luận của Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, và Nguyễn Đức Bình, nhưng vì có nội dung chỉ trích chánh phủ nên có lệnh cấm phát hành.

Đối với cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: a Life của tác giả William Duiker, lãnh đạo Việt Cộng cũng đòi xóa bỏ những đoạn liên quan đến người vợ Tăng Tuyết Minh trong bản dịch sang Việt ngữ. Tác giả phản đối, không chấp nhận việc cắt xén khiến cuốn sách bị trở ngại không được lưu hành. Cuốn The Spy Who Loved Us của Thomas Bass xuất bản năm 2009, viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn qua phiên bản tiếng Việt, đã bị cắt xén sau 5 năm kiểm duyệt khiến tác giả phải than phiền. Những đoạn bị cắt bỏ là phần viết về cuộc Cải Cách Ruộng Đất trên đất Bắc vào giữa những năm 1950.

Năm 2014 cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, xuất bản ở ngoại quốc và bán qua khi gửi qua bưu điện về Việt Nam thì bị giữ lại. Người mua phải viết giấy "từ chối nhận hàng vi phạm" vì không đúng với luật xuất bản 2012. Bưu Cục còn ghi rõ sách bị cấm vì "có nội dung nói xấu chế độ, xúc phạm lãnh đạo Việt Cộng, không được nhập cảng. Lệnh cấm có khi chỉ là chỉ thị truyền miệng mà không có văn bản như cuốn “Petrus Ký Nỗi oan thế kỷ” của học giả Nguyễn Đình Đầu. Sách đã được Cục Xuất Bản cấp lưu chiểu, nhưng đến hôm ra mắt sách vào đầu năm 2017 thì được lệnh hủy bỏ vì sách bị cấm lưu hành.

Ngay cả sách giáo khoa càng siết chặt hơn. Trong chiến tranh chống Trung Cộng hồi tháng 2/1979, theo Giáo Sư sử học Vũ Dương Ninh, người phụ trách bên soạn sách giáo khoa sử học lớp 12, đã thu gọn trong 4 trang, cũng bị cắt bỏ chỉ còn vỏn vẹn 11 dòng. Còn tình trạng mất một số Đảo và Đá Ngầm trên Biển Đông, cho đến năm 2016 cũng không có một trang nào, thậm chí không có một dòng nào trong sách giáo khoa môn sử cả. Theo blogger Phạm Viết Đào, giới sử học chỉ được viết môn sử trong bản thảo sách giáo khoa, còn xuất bản như thế nào là quyền của Ban Tuyên Giáo trung ương và nhà xuất bản.

Số 18. Tội ác trong đổi tiền 1975-1978-1985


(source: Wikipedia).
Sau khi chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng ngụy trang bộ máy cầm quyền dưới tên gọi Chánh Phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Lúc ấy, tổng số tiền giấy lưu hành là 615 tỷ đồng, và tồn trữ trong Ngân Hàng Quốc Gia hơn 1.000 tỷ đồng. Trong khi toàn bộ các ngân hàng bị niêm phong ngay chiều 30/4/1975. Và ngày hôm sau -1/5/1975- cộng sản ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng.

Toi Ac VC


Ngày 6/6/1975, cộng sản thành lập ngân hàng Quốc Gia Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, và thông qua danh nghĩa này để thừa kế vai trò hội viên của Ngân Hàng Quốc Gia thời Việt Nam Cộng Hòa trong các tổ chức tài chánh quốc tế.

Ngày 22/9/1975, tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa đang lưu hành với mệnh giá từ 50 đồng trở lên bị cấm lưu hành, và đổi sang tiền mới. Thời gian đổi tiền mới, từ 11 giờ sáng đến cuối 10 giờ tối ngày 22/9/1975, chỉ có 12 tiếng đồng hồ.

Có hai loại hối suất:

(1) Từ Đà Nẳng vào cực Nam, thì 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 1 đồng tiền mới.

(2) Từ Huế ra cực Bắc, thì 1.000 đồng Việt Nam Cộng Hòa bằng 3 đồng tiền mới.

Căn bản: Mỗi gia đình, cứ 100.000 đồng Việt Nam Cộng Hòa đổi được 200 đồng tiền mới. Nếu là tiểu thương, cứ 200.000 đồng tiền cũ đổi được 400 đồng tiền mới. Và nếu hảng xưỡng, cứ 500.000 đồng tiền cũ, đổi được 1.000 đồng tiền mới..

Trong số tiền đem đến đổi tiền mới theo căn bản nói trên, nếu số tiền còn lại tối đa là 100.000 đồng tiền cũ của mỗi gia đình, và tối đa là 1.000.000 đồng tiền cũ đối với mỗi hảng xưỡng, bắt buộc ký thác vào ngân hàng. Nhưng sau khi nhận tiền ký gởi số tiền còn lại thì ngân hàng đóng cửa. Đầu năm 1976, ngân hàng mở cửa lại, nhưng mỗi tháng gia đình chỉ được rút tối đa là 30 đồng tiền mới, nhưng phải làm đơn gởi cho nhà cầm quyền địa phương và chờ cứu xét. Nhưng, đến cuối năm 1976, gia đình cũng như hảng xưỡng, dù còn bao nhiêu tiền trong ngân hàng đều vuột khỏi nắm tay, vì tất cả thuộc tài sản của lãnh đạo Việt Cộng.

Về tỷ giá hối đoái với đồng mỹ kim lúc ấy: 1.51 đồng tiền mới, đổi được 1 mỹ kim.

Ngày 3/5/1978, lại đổi tiền. Lần này đổi tiền trên toàn cõi Việt Nam, theo căn bản: 1 đồng tiền cũ miền Bắc đổi được 1 đồng tiền mới. 1 đồng tiền mới năm 1975 của miền Nam đổi được 0.80 đồng tiền mới cả nước.

Tiêu chuẩn số tiền tối đa được đổi tiền như sau:

Thành phố: 100 đồng cho gia đình 1 người. 200 đồng cho mỗi gia đình 2 người. Gia đình 3 người, thì người thứ 3 trở lên, mỗi người được 50 đồng. Tối đa cho mỗi gia đình là 500 đồng, bất kể số người là bao nhiêu.

Miền quê: 100 đồng cho gia đình 2 người. Gia đình trên 2 người, thì mỗi người từ người thứ 3 trở lên được đội 30 đồng. Tối đa cho mỗi gia đình là 300 đồng, bất kể số người là bao nhiêu.

Số tiền được đổi, nếu trên mức tối đa phải khai báo và bắt buộc gởi ngân hàng, khi cần sử dụng phải xin phép nếu có lý do chính đáng. Một điều kiện bắt buộc, người dân phải chứng minh số tiền trên mức tối đa là do đâu mà có.

Năm 1985, đổi tiền lần thứ 3. Cứ 10 đồng tiền của năm 1978, đổi được 1 đồng tiền mới năm 1985.

Tóm tắt. Qua lần đổi tiền 1975, cộng sản đã nhân danh nhà cầm quyền mà cướp một khoản tiền của người dân Việt Nam Cộng Hòa cũ, khi bắt buộc gởi vào ngân hàng. Nhưng chỉ cho rút tiền rất giới hạn mà lại phải có lý do gọi là “chính đáng” trong đơn xin, và một năm sau tổng số tiền của đồng bào còn lại trong ngân hàng đều biến mất. Đúng là bản chất cướp đoạt của cộng sản.

Về tỷ giá hối đoái. Năm 1975, sau khi đổi tiền, thì 1.51 đồng tiền mới, đổi được 1 mỹ kim. Sau rất nhiều lần phá giá đồng bạc Việt Nam, đến ngày 11/2/2011, ngân hàng nhà nước Việt Nam ấn định tỷ giá mới là: 21.693 đồng Việt Nam, đổi được 1 Mỹ kim. Thử làm bài toán vể tỷ giá hối đoái giữa đồng bạc Việt Nam với đồng mỹ kim Hoa Kỳ:

- Năm 1975: Sau khi đổi tiền thì 1.53 đồng Việt Nam, bằng 1 mỹ kim.
- Năm 1985: Đồng bạc Việt Nam tự phá giá: 10 đồng của năm 1975, đổi được 1 đồng của năm 1985, tức đồng bạc 1975 mất giá đến 10 lần.

Số 19. Tội ác tịch thu tài sản của dân


(source: tham khảo trên Wikipedia).

Ngày 4/9/1977, Quyết Định số 111/CP do Thủ Tướng Việt Cộng Phạm Hùng ký. Ngày 16/2/1976, Đỗ Mười (về sau là Tổng Bí Thư) là Trưởng Ban Cải Tạo trung ương, trực tiếp chỉ huy chiến dịch dánh tư sản mại bản trong cả 3 đợt.

Đợt 1. Tịch thu nhà cửa đất đai tài sản của người Việt Nam Cộng Hòa cũ, trong đó có người Việt gốc Hoa, nhưng giấu kín đến ngày 11/9/1975 đồng loạt thực hiện tại 17 tỉnh từ Quảng Trị trở xuống đến Cà Mau, và thành phố Sài Gòn.

Đợt 2, năm 1976-1979, tịch thu toàn bộ tài sản của người Việt gốc Hoa, và bắt buộc những người bị cướp hết tài sản, phải đến sống tại các nơi mà Việt Cộng gọi là khu kinh tế mới.

Và đợt 3 năm 1979-1984, tịch thu toàn bộ tài sản của các tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ, cơ sở kỹ nghệ nhẹ, và các công ty giao thông đường bộ, đường thủy.

Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn sau khi bị cướp toàn bộ tài sản, còn bị cưỡng bức đi khu kinh tế mới vào khoảng 600.000 người, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các thời kỳ trong dòng sử Việt.

Tổng kết trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ, vào khoảng 950.000 người bị đẩy đến các khu kinh tế mới. Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đến kiệt quệ hoàn toàn. Hơn 14.000 cơ sở tiệu thủ công nghiệp bị lãnh đạo Việt Cộng cướp, cùng lúc khoảng 270.000 công nhân vừa mất việc vừa trắng tay vì bị đẩy đến các khu kinh tế.

Sau khi tịch thu nhà cửa của khoảng 950.000 người bị đẩy đến các khu kinh tế mới mà thực chất là họ cướp nhà và tài sản. Ngay sau đó, lãnh đạo Việt Cộng đưa khoảng 150.000 cán bộ cùng gia đình của họ, từ Hà Nội vào chiếm giữ hằng trăm ngàn ngôi nhà đó làm nhà của họ. Cướp giật kiểu ấy chỉ có lãnh đạo Việt Cộng từ ngoài rừng vào mới làm được.

Riêng về tổng số vàng và nữ trang tịch thu từ các nhà tư bản tại Sài Gòn từ tháng 5/1977 đến tháng 2/1978, được truyền thông của đảng thừa nhận lên đến 4.000 lượng vàng. Tính chung số vàng và nữ trang tịch trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ lên đến khoảng 35.000 lạng vàng. Cướp giật kiểu ấy chỉ có lãnh đạo Việt Cộng từ ngoài rừng vào mới làm được. Ngoài rừng, được hiểu là người hoang dã.

Tư sản mại bản ngã quỵ, kinh tế xã hội dẫn đến mức lạm phát lên 80%, cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, lãnh đạo Việt Cộng sợ Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Cộng, trong khi người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Hoa. Hành động này làm cho lãnh đạo Việt Cộng lo lắng đến nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài, vì e ngại Trung Cộng can thiệp dưới danh nghĩa bảo vệ dân của họ.

Theo nhận định của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc về kinh tế: “Việt Nam đang tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế sau chính sách đánh tư sản Việt Nam Cộng Hòa cũ. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới năm 1985, tính từ cuối bảng lên trên”.

Số 20. Tội ác khi chiếm toàn bộ đất đai toàn quốc 1978


(source: Wikipedia và báo cáo của Bộ Công An).

Tháng 5/1978. Chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị, toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam trở thành tài sản của lãnh đạo Việt Cộng, người dân chỉ được cho phép sử dụng -sau khi xét đơn xin- dưới tên gọi “người sử dụng đất”. Vậy là, sau khi cướp tài sản của 18.000.000 dân Việt Nam Cộng Hòa (cũ), lãnh đạo Việt Cộng cướp cả một phần đất trên mặt địa cầu.

Khi có Hiến Pháp, thì đất đai chánh thức thuộc về lãnh đạo Việt Cộng, mà họ ghi là “quyền sở hữu của toàn dân, và không công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân”. Việt Nam dưới chế độ độc tài toàn trị, người dân phải làm đơn xin sử dụng đất để cất nhà hay làm vườn làm ruộng, phải chờ nhà cầm quyền cứu xét, còn cho phép sử dụng hay không là tùy thuộc quyền lợi của họ, hoặc những lúc họ vui hay buồn.

Điều 4 Hiến Pháp ghi rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội....”

Đại biểu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mà cướp toàn bộ đất đai của người dân, đã dẫn đến tình trạng người dân không có nhà ở, không có đất trồng trọt, và họ trở thành Dân Oan. Theo Viện Kiểm Sát Nhân Dân, trong những năm 2000-2002, mỗi năm nhận từ 5.000 đến 7.000 đơn khiếu nại đất đai. Nhưng năm 2003-2004, mỗi năm Viện này nhận hơn 120.000 đơn của dân bị oan ức khiếu nại về đất đai.
Còn theo Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, thì từ năm 2001 đến năm 2006, khoảng 376.000 mẫu đất trồng lúa đã bị thu hồi làm một triệu nông dân không có đất canh tác để sống. Vậy mà Luật Đất Đai 2003 lại đơn giản hóa thủ tục cho các hợp đồng lớn, để từ đó nông dân bị mất đất ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn.

Vẫn theo Bộ này, số lượng các đoàn có đông Dân Oan gia tăng trong những năm gần đây:

(1) Năm 2008 với gần 1.000 đoàn.
(2) Năm 2009 khoảng 2.500 đoàn.
(3) Năm 2010 với hơn 3.500 đoàn.

Thật rõ ràng, Hiến Pháp do lãnh đạo đảng biên soạn, Quốc Hội do đảng viên bỏ phiếu, điều hành xã hội thì lãnh đạo các cấp toàn quyền quyết định theo nhu cầu của họ, còn người dân chỉ có ngậm miệng mà thi hành lệnh!

Tháng 3/2013, khi Quốc Hội Việt Cộng đang trong thời gian sửa đổi Luật Đất Đai, thì Tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh rằng: "Đối xử công bằng giữa các thành phần sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn, và phát triển con người ở Việt Nam.

Và Ngân Hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam: “Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản trị đất đai một cách hiệu quả, công bằng, và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."

Số 21. Tội ác vụ nộp vàng không được vượt biển


(source: Wikipedia).
Trong những năm 1978-1979, khoảng 250.000 người Việt gốc Hoa trở về Trung Hoa qua biên giới phía Bắc mà Trung Cộng gọi đây là vấn đề “nạn kiều”. Vì chế độ cai trị khắc nghiệt trong khi kinh tế vô cùng khóa khăn, người Việt gốc Hoa cùng với người Việt chính thống thời Việt Nam Cộng Hòa cũ, đã vượt biên vượt biển đến quốc gia thứ ba để tìm đường sống cho tương lai các con các cháu.

Công An Việt Cộng lừa người Việt gốc Hoa để cướp vàng, bằng cách bảo mỗi người phải nộp vàng thì Công An cho lên tàu chở ra biển chờ tàu buôn ngoại quốc nhận và chuyển tiếp đến nước thứ ba. Chỉ có những chuyến tàu đầu tiên là trót lọt, sau đó là họ đưa ra biển rồi hôm sau quay vào, và họ viện dẫn sắp có bão, hoặc nói tàu bị hư, ..v..v... Không đi được mà vàng đã nộp thì mất trắng.

Chuyện là tháng 11/1978, “Bộ Công An trách nhiệm thực hiện lệnh của lãnh đạo Việt Cộng, cho phép các Sở Công An tổ chức những chuyến vượt biển cho thành phần người Việt gốc Hoa, với 3 lượng vàng mỗi đầu người, nhưng thực tế thì Công An bắt mỗi đầu người ghi tên vượt biển phải nộp cho họ 7 lượng vàng, hoặc hơn thế nữa. Lệnh này có mục đích vừa đẩy thành phần đó ra khỏi Việt Nam, vừa thu vàng bổ sung ngân sách. Từ năm 1978 đến năm 1982, Bộ Công An thu được 700.000 lượng vàng”.

Bản tin này tôi nhận trên internet do một tổ chức chính trị bên Germany phổ biến. E-mail cũng cho biết, tin tức này tiết lộ từ Bộ Công An Việt Cộng.

Vàng thì họ thu khi ghi danh, còn bao nhiêu người thoát khỏi Việt Nam thì không ai biết, chỉ có họ với Trời mới biết số vàng khổng lồ đó đi đâu.

Số 22. Tội ác đã đẩy người dân phải vượt biên vượt biển 1976-1995.


Ngay sau ngày đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa 30/4/1975, hằng chục ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị đẩy ra khỏi toàn bộ hệ thống quân y viện + Đày đọa nửa triệu quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa trong hệ thống trại tập trung suốt 17 năm + Đoạt 16 tấn vàng thoi mà nói láo là cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã đem ra ngoại quốc + Đổi tiền để cướp tiền của đồng bào + Chiếm đoạt cơ sở những nhà buôn bán mà họ gọi là “chiến dịch đánh tư sản” để biến toàn xã hội thành vô sản + Gia đình quân nhân viên chức cũ bị đối xử kỳ thị trong mọi sinh hoạt xã hội, rồi buộc gia đình quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa vào các khu kinh tế mới để cướp đoạt nhà cửa tài sản, sau khi bắt chồng họ vào các trại tập trung, ..v..v.. đã quá đủ để người Việt Nam Cộng Hòa cũ khẳng định là không thể sống dưới chế độ cộng sản độc tài tàn bạo. Vậy là, mọi người tìm mọi phương cách trốn khỏi quê hương để tìm đất sống tại các quốc gia tự do.

Hình ảnh và tin tức tràn lan trên báo chí ngoại quốc, giùp cho thế giới nhìn thấy tình cảnh hằng triệu người Việt Nam Cộng Hòa cũ phải xuyên rừng rậm vượt biên giới bỏ xác giữa rừng sâu, phải vượt biển trên những chiếc tàu thuyền bé bỏng, đã để lại những dòng sông đẫm máu và xác người nhấp nhô trên biển cả mênh mông, đến mức thế giới phải kinh hoàng trước sự can đảm tột cùng của người Việt Nam vượt lên sự chết để tìm sự sống dân chủ tự do, đồng thời góp vào hồ sơ tội ác để cảnh tỉnh nhân loại về chủ nghĩa cộng sản.

Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng 6 năm 2000, thì từ năm 1975 đến năm 1995, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” Dân Chủ Tự Do.

Xin nhắc lại là trong 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” Dân Chủ Tự Do.

Số 23. Tội ác với quân lính của họ khi Trung Cộng tấn công đá Gạc Ma.



“Hải chiến Gạc Ma 1988” là nhóm chữ nói đến 64 quân lính của họ giữ Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa, khi bị Hải Quân Trung Cộng tấn công Đá Chữ Thập từ ngày 31/1/1988, Đá Châu Viên ngày 18/2/1988, Đá Ga Ven ngày 26/2/1988, Đá Tư Nghĩa ngày 28/2/1988, Đá Xu Bi ngày 23/3/1988.

Riêng Đá Gạc Ma + Đá Cô Lin + Đá Len Đao bị tấn công cùng ngày 14/3/1988. Bài “Hải chiến Gạc Ma + Cô Lin + Len Đao” trong Wikipedia, mô tả trận chiến đã xảy ra giữa Hải Quân Việt Cộng với Hải Quân Trung Cộng, cuối cùng thì Việt Cộng có 3 chiến hạm bị chìm và 64 chiến sĩ tử trận, nói cho đúng là quân lính Việt Cộng ôm súng để bị Trung Cộng bắn chết. Phía Trung Cộng hư hại 1 xuồng đổ bộ và 24 chiến sĩ thương vong. Trong số 64 lính Việt Cộng ôm súng để bị bắn chết, có 8 xác được đồng đội mang về đất liền.

Rồi 27 năm sau, Thiếu Tướng Việt Cộng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng võ trang nhân dân, từng giữ chức Giám Đốc Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Cộng tường thuật trong cuộc hội luận nhân ngày kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma, do Trung Tâm Minh Triết tổ chức vào năm 2015 tại khách sạn Công Đoàn.

Hôm ấy, Tướng Lê Mã Lương tường thuật: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng? Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người, là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù. Ngài Bộ Trưởng Quốc Phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy.”

Ông Nguyễn Khắc Mai, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hoá Minh Triết, nói về vai trò của Tướng Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ Trưởng Quốc Phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng: “Ngài Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh, đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma, thì bây giờ ta phải công khai cái này. Một Bộ Trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê Đức Anh: “Tôi cho rằng, lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống, thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.

Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi được lòng ông Lê Đức Thọ, rồi ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng, sau này thành Chủ Tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm, và cho là một nỗi nhục của đất nước. Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy, nhiều xác người vẫn còn nằm dưới biển, và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng Bí Thư lại nói rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ ông ta phải tìm cách vớt lên, và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ, thì ông ta bảo để im...”

Số 24. Tội àc từ hội nghị Thành Đô 1990 sẽ sáp nhập Việt Nam vào Trung Cộng qua từng giai đọan 20 năm.



Trước hội nghị Thành Đô.

Giữa năm 2011, tổ chức Wikileaks đã công bố hằng ngàn tài liệu loại tối mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mà tổ chức Wikileaks có được, trong đó có “biên bản” cuộc họp giữa Nguyễn Văn Linh Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, và Đỗ Mười Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện Việt Nam, với Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư, và Lý Bằng Thủ Tướng, đại diện lãnh đạo cộng sản Trung Hoa ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990 tại thành phố Thành Đô của Trung Hoa. Wikileaks khẳng định, tin tức dưới đây nằm trong số 3.100 bức điện đánh đi từ cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn gửi về chính phủ Hoa Kỳ. Tài liệu này có đoạn ghi rõ:

“.... Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Hoa giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ, và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Hoa để Việt Nam được hưởng quy chế “khu tự trị” trực thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Hoa đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Hoa đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong 30 năm (1990-2020) để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”.

Ông Nguyễn Văn Linh (Wikipedia - Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, chào đời ngày 1/7/1915 tại Hưng Yên. Không thấy nói trình độ giáo dục, nhưng năm 14 tuổi có tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên lãnh đạo. Ngày 1/5/1930, khi rải truyền đơn chống Pháp thì bị bắt với án tù chung thân tại trại tù Côn Đảo. Năm 1936, chánh phủ Pháp thay đổi lãnh đạo và ông được trả tự do. Ông Linh vào đảng cộng sản tại Hải Phòng.

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6, ông Nguyễn Văn Linh giữ chức Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành trung ương. Trong đại hội 7 năm 1991 và đại hội 8 năm 1996, giữ chức Cố Vấn, Ban Chấp Hành trung ương. Ông chết ngày 27/4/1998.

Ông Trần Quang Cơ (trích trong Google.vn). Giữ chức Đại Sứ tại Thái Lan từ tháng 10/1982 đến tháng 10/1986. Giữ chức Thứ Trưởng Ngoại Giao từ tháng 1/1987 đến 1993 ông về hưu.

Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao và giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký và suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao. Tập hồi ký 82 trang viết từ năm 2001, hoàn tất tháng 5/2003, nhưng chưa được phép xuất bản. Tác giả cung cấp những tài liệu giá trị về những vấn đề Việt Nam trong giai đoạn nguy khốn nhất về hồ sơ chiến tranh Campuchia, và hồ sơ tái lập bang giao giữa hai nước đàn anh Trung Cộng với đàn em Việt Cộng.

Ngày 9/4/1987, Bộ Chính Trị quyết định thành lập “Tổ Nghiên Cứu Nội Bộ” để tìm giải pháp trong bang giao với Liên Xô- Trung Cộng - Camphuchia. Ông Trần Quang Cơ là một thành viên trong tổ nghiên cứu này.

Ngày 20/5/1988, Nghị Quyết 13 nhắm giải quyết vấn đề Campuchia trước năm 1990, và cố gắng tái lập bang giao với Trung Cộng.

Ngày 14/3/1989, Bộ Chính Trị quyết định rút hết quân khỏi Campuchia vào cuối tháng 9/1989.

Ngày 13/6/1990, Đại Sứ Trung Cộng tại Việt Nam Từ Đôn Tín, đến gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch và nói: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về bang giao hai nước Trung Quốc-Việt Nam”.

Ngày 29/8/1990, Đại Sứ Trung Cộng Trương Đức Duy gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trao thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân, mời các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Trung Cộng vào ngày 3/9/1990, để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia, và vấn đề bình thường hoá bang giao giữa Việt Cộng với Trung Cộng.

Điều lạ là ngày 24/8/1990, Trung Cộng đã bác bỏ việc bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại Giao nhận định: “Sự thay đổi đột ngột của Trung Cộng là do họ Hoa Kỳ, Nhật Bản, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam nên họ muốn phá Việt Nam”.

Ngày 30/8/1990, Bộ Chính Trị họp thảo luận về việc gặp lãnh đạo Trung Cộng. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Chúng ta cần hợp tác với Trung Cộng để bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội và chống đế quốc, đồng thời hòa hợp giữa Phnom Penh với Khmer đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia”. Quan điểm của Đại Tướng Lê Đức Anh về hồ sơ Campuchia: “Phải bàn về hòa hợp dân tộc thực sự ở Campuchia, vì nếu không có Polpot thì chiến tranh vẫn tiếp tục”.

Ngày 2/9/1990, Ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng đến Thành Đô đúng hẹn. Tháp tùng có ông Hồng Hà chánh văn phòng trung ương, ông Hoàng Bích Sơn Trưởng ban đối ngoại, và ông Đinh Nho Liêm Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, nhưng không có Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch, vì cho rằng quan điểm ông Thạch không thích hợp trong cuộc họp này.

Trong hội nghị Thành Đô.

Ngày 3/9/1990. Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng của Trung Cộng, đón các vị lãnh đạo Việt Cộng là ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô.

Buổi họp đầu tiên chiều hôm nay 3/9/1990- ông Nguyễn Văn Linh nói đến nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, và đặt trọng tâm vào vấn đề bình thường hóa bang giao Việt-Trung.

Ngày 4/9/1990. Buổi sáng tiếp tục họp. Những vấn đề hội nghị thảo luân hầu như đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, nên quyết định khởi thảo một bản kỷ yếu của Hội Nghị. Lúc 2 giờ 30 chiều, tại khách sạn Kim Ngưu, lãnh đạo hai nước Việt-Trung cử hành nghi thức ký kết chánh thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí Thư và Thủ Tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của bang giao hai nước Việt-Trung.

Điều lạ là tác giả hồi ký chỉ cho biết hai bên đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, nhưng không một chi tiết nào cho thấy hai bên đạt được những gì. Vậy, phải chăng những chi tiết đó thuộc loại tối mật?

Trong cuốn sách “Mao Chủ Tịch của tôi” của tác giả Hà Cẩn, Viện Văn Học Trung Cộng đã được giới thiệu trong “Những sự thật không thể chối bỏ”, có đoạn viết: ”Việt Nam cuối cùng cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp của hai đảng từ thời Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã được Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng chung nhau”.
Sau hội nghị Thành Đô.

Sau 2 ngày họp 3 và 4/9/1990, kết quả được ghi lại trong “Biên Bản” gồm 8 điểm. Trong đó: 5 điểm là quan điểm của Trung Cộng giải quyết hồ sơ Campuchia mà lãnh đạo Việt Cộng không có quan điểm nào cả. 2 điểm liên quan đến quốc tế mà hai bên không có gì tranh cãi. Chỉ có 1 điểm nói đến cải thiện bang giao Việt Cộng - Trung Cộng mà thực chất chỉ là lập trường cũ của Trung Cộng đối với Việt Nam, nhưng không thấy nói lập trường cũ là như thế nào.

Ông Giang Trạch Giang nhấn mạnh: “Các nước phương Tây rất chú ý tới bang giao của chúng ta. Các đồng chí đến đây, các nước không ai biết. Chúng ta cảnh giác vấn đề này, họ cho rằng Việt Nam xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đều do đảng cộng sản lãnh đạo, họ họp nhau làm gì đây” Vì vậy, chúng ta giữ kín chuyện này, vì tình hình quốc tế hiện nay, nếu để họ biết hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không lợi cho chúng ta”.

Ông Trần Quang Cơ nhận định: “Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô, hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của Việt Nam, mà ngược lại là một sai lầm hết sức quan trọng trong bang giao giữa hai nước.

Trong khi đó, sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã tác động rất lớn đến ông Nguyễn Văn Linh, và dẫn đến tư tưởng phục tùng Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù các ông Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách cản ngăn, nhưng ông Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Kéo Trung Quốc lại để thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Dù Trung Quốc có bành trướng thế nào đi nữa thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.

Tóm tắt tài liệu. Những sử liệu của Trung Cộng đã chứng minh nhóm dâng nước và bán nước do ông Nguyễn Văn Linh đứng đầu. Những ai thật sự lương thiện đã không theo cộng sản, hoặc nhận thấy cộng sản tồi tệ nên đã ly khai khỏi đảng, đều công nhận rằng “cộng sản là dối trá là ngụy biện”. Cái cách mà ông Nguyễn Văn Linh dối gạt dân khi nói đến chủ trương “cởi trói” chính là cách ngụy biện cho đường lối độc tài của cộng sản. Vậy thì, mỗi chúng ta hãy đem những sự thật này đến với nhân dân Việt Nam, vì đó là con đường ngắn nhất để cứu nước trước thảm họa đang đến rất gần. Đấu tranh cho dân chủ, trước hết phải lật đổ Việt Cộng.

Trích nhật ký của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Bằng.

“Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, bang giao Trung-Việt bế tắc. Tháng 12/1986, trước tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là Liên Xô và Đông Âu tan rã. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách bình thường hóa với Trung Quốc. Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03-04/9/1990. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Việt Nam Đỗ Mười, chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc”.

“Ngày 27/8/1990. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi, sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan mà tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa bang giao song phương Trung-Việt là điều đặc biệt hệ trọng, nên để bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được tổ chức tại Thành Đô”.

“Ngày 30/8/1990. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ đến Thành Đô, để đàm phán nội bộ với Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Việt Nam Đỗ Mười. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào”.

Với dòng chữ tôi tô đậm trên đây, rõ ràng là Trung Cộng xem Việt Cộng không ra gì cả.

“Ngày 02/9/1990. Lúc 3 giờ 30 chiều, tôi lên chiếc máy bay riêng và cất cánh từ ngoại ô Bắc Kinh. Khoảng 6 giờ chiều đến sân bay Thành Đô, và di chuyển bằng xe đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛). Bí Thư tỉnh ủy Dương Nhữ Đại chờ đón tại đây. Trong khi đồng chí Giang Trạch Dân đáp chiếc bay khác và đến Thành Đô sau tôi. Lúc 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân, trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai”.

“Thành Đô, ngày 3/9/1990. Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam. Khoảng 2 giờ trưa, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Cố Vấn ban chấp hành trung ương đảng Phạm Văn Đồng, cùng đến Kim Ngưu tân quán. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi, chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, mặc veston màu cà phê, phong thái học giả. Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, mái tóc bạc trắng, cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc”.

“Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu. Nguyễn Văn Linh, lần đầu tiên đọc bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn giải quyết vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ bày tỏ về nguyên tắc, còn trọng điểm là bình thường hóa bang giao Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ tối, và vào tiệc lúc 8 giờ 30 tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân, tiếp tục làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh”.

Ngày 4/9/1990. Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách thỏa đáng, và cùng quyết định soạn thảo bản "Kỷ yếu hội nghị".

Với những chữ mà tôi tô đậm có thể làm cho người đọc nghĩ rằng, nội dung đàm phán do Trung Cộng soạn thảo và Việt Cộng chấp nhận nhanh chóng, và Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đạt được mục đích khi ông nói rằng: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào đi nữa, thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”, để phản bác ý kiến các “đồng chí của ông” có ý ngăn cản ông đưa Việt Nam ngã vào vòng tay Trung Cộng.
(Trong hình. Hàng trước, từ trái sang phải: Vị trí số 1 tận cùng bên trái là ông Hoàng Bích Sơn. Vị trí số 3 là ông Phạm Văn Đồng. Số 4 ông Nguyễn Văn Linh. Số 5 ông Giang Trạch Dân. Số 6 ông Lý Bằng. Số 7 ông Đỗ Mười. Và vị trí số 9 tận cùng bên phải là ông Hồng Hà).

“Lúc 2 giờ 30 chiều, trên tầng lầu 1 của nhà khách Kim Ngưu. Tổng Bí Thư và Thủ Tướng của hai bên Trung Quốc với Việt Nam cùng ký. Đây là bước ngoặc lịch sử trong bang giao Trung-Việt. (Hết trích).
Sau ngày hội nghị Thành Đô kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam, rằng: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc".

Một chút so sánh tổng quát giữa hai nhật ký. Trung Cộng mời họp và Việt Nam chấp nhận, đến những diễn biến như địa điểm họp, ngày giờ họp, nội dung họp, soạn thảo Biên Bản mà hội nghị gọi là “kỷ yếu hội nghị”, và hai bên cùng ký, thì nội dung nhật ký của Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Trần Quang Cơ với nhật ký của Thủ Tướng Trung Cộng Lý Bằng, đều giống nhau.

Nhưng nội dung của Biên Bản thì nhật ký của ông Lý Bằng chỉ viết: “…. có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách thỏa đáng, làm cho người đọc hiểu là lãnh đạo Việt Cộng nhanh chóng chấp nhận quan điểm của lãnh đạo Trung Cộng.

Trong khi nhật ký của ông Trần Quang Cơ viết như sau: “Sau 2 ngày họp 3 và 4/9/1990, kết quả được ghi lại trong “Biên Bản” gồm 8 điểm. Trong đó: Năm điểm là quan điểm của Trung Quốc giải quyết hồ sơ Campuchia. Hai điểm liên quan đến quốc tế mà hai bên không có gì tranh cãi. Chỉ có một điểm nói đến cải thiện bang giao Việt Nam - Trung Quốc mà thực chất chỉ là lập trường cũ của Trung Quốc đối với Việt Nam”.

Điểm thứ 8 thì ông Trần Quang Cơ viết như sau: “Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở Thành Đô, hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của Việt Nam, mà ngược lại là hết sức sai lầm trong quan hệ giữa hai nước”.

“Trong bối cảnh Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã tác động đến tư tưởng của ông Nguyễn Văn Linh, tư tưởng phục tùng Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù trong thời gian chuẩn bị, các ông Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách ngăn cản, nhưng ông Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Kéo Trung Quốc lại để thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Dù Trung Quốc bành trướng thế nào đi nữa, thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.

Nhận định.

Người lãnh đạo như Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh kéo Trung Cộng lại để thay thế Liên Xô, chừng như ông ta không hiểu gì về lịch sử Việt Nam mà vua Trấn Nhân Tông từ nửa cuối thế kỷ 13 đã nhìn thấy, rằng: “Trung Hoa phong kiến là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam”. Vua Trần Nhân Tông còn nhìn thấy kẻ thù vừa thâm lại vừa độc, bất cứ lúc nào cũng sẳn sàng gậm nhấm Việt Nam trên từng tấc đất tấc biển. Ngay trong thời đương đại, chiến tranh biên giới vào đầu năm 1979 mà ông Nguyễn Văn Linh cũng không hề quan tâm, khi sử dụng chủ trương “kéo Trung Cộng lại gần Việt Cộng”, mà thật ra làm sao ông Linh kéo được Trung Cộng lại, mà chính là ông Nguyễn Văn Linh và nhóm bán nước của ông chui vào tay áo của lãnh đạo Trung Cộng, cho nên bây giờ người Việt Nam trong nước được nhóm lãnh đạo hiện nay chuẩn bị cho vào cái thòng lọng của Trung Cộng sau 3 năm nữa!

Xin nhớ rằng, lãnh đạo Trung Cộng tấn công các tỉnh dọc biên giới Việt – Trung từ ngày 17/2/1979 đến ngày 17/3/1979. Chỉ một tháng thôi, với sự tàn phá kinh hoàng các tỉnh biên giới mà Trung Cộng gọi là dạy cho Việt Cộng bài học. Với một lực lượng gồm 300.000 quân + 550 xe tăng + 480 khẩu đại bác + 1.260 khẩu súng cối, Trung Cộng cho rằng “đây là cuộc điều quân quân trong một cuộc chiến lớn nhất từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950. Tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy tấn công Lạng Sơn và Cao Bằng, và Tướng Dương Đắc Chí chỉ huy tấn công vào Hoàng Liên Sơn.

Sau 30 ngày, quân Việt Cộng và dân Việt Nam tổn thất theo bản tin của Trung Cộng thì khoảng 50.000 người Việt Nam chết. Trong khi báo Times loan tin phía Việt Cộng khoảng 10.000 quân lính tử trận và 1.600 quân lính bị Trung Cộng bắt làm tù binh. Người dân Việt Nam thiệt hại hết sức nặng nề: (1) Các thị xã Lạng Sơn + Cao Bằng + Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn. (2) Tất cả 320/320 xã + 735/904 trường học các cấp + 428/430 bệnh viện bệnh xá + 41/41 nông trường + 38/42 lâm trường +81 xí nghiệp + hầm mỏ + 80.000 mẫu tây hoa màu + 400.000 gia súc, tất cả bị hủy hoại hoàn toàn. (3) Khoảng 1.700.000 dân bị mất sạch nhà cửa + tài sản + phương tiện sinh sống.

Vậy mà, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh vẫn cố gắng để được kẻ thù ôm vào vóng tay -ngang qua hội nghị Thành Đô- để được ngồi yên trên chếc ghế Tổng Bí Thư. Thật là ghê tởm với lãnh đạo cái đảng cộng sản, một thứ rác phế thải của nhân loại!

Hậu quả của nó chưa hết. Quân Trung Cộng trong khi “dạy cho Việt Cộng bài học trong 30 ngày” đã có hằng chục ngàn người quân lính chết, dù ở sát biên giới nhưng họ nhất định chôn quân lính của họ ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Trong cùng thời gian, quân lính Việt Cộng chết cũng chôn trong một nghĩa trang riêng. Điều rất lạ, là lãnh đạo Việt Cộng cấm quân lính của họ không được đến nghĩa trang làm lễ tưởng niệm hằng chục ngàn đã chết trong chiến tranh biên giới tháng 2/1979, nhưng họ lại ra lệnh tu bổ nghĩa trang của quân lính Trung Cộng, và được lãnh đạo Trung Cộng khen ngợi.

Những tài liệu của Trung Cộng đã chứng minh nhóm dâng nước cho Trung Cộng do ông Nguyễn Văn Linh đứng đầu. Những người Việt Nam tử tế đã không theo cộng sản, những người đi theo cộng sản nhưng khi nhận ra cộng sản độc tài tàn bạo nên đã ly khai khỏi đảng, đều công nhận rằng “cộng sản là độc tài, là dối trá, là ngụy biện”. Cái cách mà ông Nguyễn Văn Linh dối gạt dân khi nói đến chủ trương “cởi trói” chính là cách ngụy biện cho đường lối độc tài cộng sản, đến mức ông ta còn nói “dù Trung Quốc bành trướng thế nào đi nữa, thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Với trọng tâm của Biên Bản Thành Đô, ông Trần Quang Cơ nói là ”hết sức sai lầm” trong bang giao giữa hai nước, trong khi ông Lý Bằng nhấn mạnh là “bước ngoặc lịch sử”.

Chiến tranh biên giới 1979 - 1989 là Trung Cộng xâm lược Việt Nam.

Trong khoảng không gian khá rộng, ít nhất là hai hàng ghế đầu là những tướng lãnh Việt Cộng, Tướng Việt Cộng Nguyễn Đức Huy đứng trên bục, không thấy giới thiệu chức vụ, nhưng bên phải ông có tấm bảng với 4 hàng chữ:

(1) Đặc khu Quảng Ninh - Hà Tuyên Sư Đoàn 328.
(2) Ban Liên Lạc Gia Lâm - Long Biên.
(3) Hàng chữ lớn nhất Quảng Ninh - Hà Tuyên.
(4) Những Năm Tháng Không Quên.

Ông đi thẳng vào bài nói chuyện như lời tường thuật cuộc chiến tranh biên giới từ tháng 2/1979 đến 1989, mà ông cho rằng những quân lính dưới quyền ông không thể nào hiểu được nội dung mà ông sắp trình bày. Tôi tóm lược phần nội dung trên đoạn video dài 19 phút, nhưng tôi lách nhóm chữ "giải phóng" và "đồng chí" mà diễn giả sử dụng trong bài. Ngay khi mở đầu, từ những hàng ghế bên dưới bàn tán xôn xao liên tục, như thể đối với họ là rất lạ và rất kinh hoàng!


"Sau chiến tranh Miền Nam, thì cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới từ năm 1979 là cuộc chiến tranh rất dài, rất khốc liệt. Nhưng vì trong những năm qua, cần giữ gìn tình hữu nghị trong ngoại giao, nên hầu hết các phương tiện truyền thông của ta rất ít nói đến cuộc chiến tranh này. Có thể nói rằng, chúng ta chỉ biết đến chiến tranh tháng 2/1979, nhưng cuộc chiến Vị Xuyên trong 5 năm liền (1984-1989) hầu như không ai biết đến. Tôi nhắc lại cuộc chiến tranh đó để chúng ta cùng biết".

"Từ 1979 đến 1989, chúng ta trải qua 2 cuộc chiến tranh Trung Quốc tấn công xâm lược chúng ta. Chiến tranh tháng 2/1979 chỉ hơn 20 ngày, nhưng là cuộc chiến tàn khốc và ác liệt tại 6 tỉnh của ta tại biên giới. Trung Quốc đã tàn sát hằng 40.000 quân và dân chúng ta, ngược lại quân của Trung Quốc thiệt hại cũng mấy vạn quân, cùng với hằng ngàn xe tăng và đại pháo, khiến họ phải rút quân về nước. Đó là chiến tranh xâm lược lần thứ nhất".

"Nhưng họ không từ bỏ tham vọng đánh chiếm Việt Nam chúng ta. Ngày 28/4/1984, Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam chúng ta lần thứ hai, với hơn 500.000 quân từ 8 đại Quân Khu tập trung lại + hằng ngàn xe tăng + và 400 khẩu pháo binh đủ loại, tấn công tỉnh Hà Tuyên. Trong cuộc chiến này, chúng ta rút ra 3 điểm nhất:

Một là, quy mô lớn nhất kề từ sau ngày 30/4/1975. Trung Quốc chỉ tấn công vào một không gian nhỏ hẹp là Vị Xuyên. Trong khi chúng ta phải huy động 9 Sư Đoàn chủ lực, cùng với các lực lượng địa phương chống trả. Chính tôi -Tướng Nguyễn Đức Huy- đã tham gia trong cuộc chiến này.

Hai là, cuộc chiến Vị Xuyên ác liệt nhất. Trong 5 năm đó, Trung Quốc đã bắn vào Vị Xuyên hơn 2.000.000 viên đạn pháo binh các loại. Quân ta đã diệt hơn 10.000 quân Trung Quốc, đã phá hủy hơn 100 khẩu đại bác, và bắt sống gần 500 tù binh. Về phía chúng ta tổn thất không phải là nhỏ. Sau khi tổng kết dù chưa đầy đủ, gần 5.000 cán bộ và chiến sĩ hy sinh trên vùng đất nhỏ hẹp Vị Xuyên. Chỉ riêng trong ngày 2/7/1984, gần 1.000 cán bộ và chiến sĩ đã hy sinh. Chiến tranh cách nay hơn 30 năm, vậy mà đến nay mới tìm được hơn 1.700 hài cốt, mà 2/3 tử thi là không có tên.

Và ba là, thời gian dài nhất. Nếu tính cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam từ năm 1979 đến 1989 là 10 năm, trong khi chiến tranh chống Pháp 1945-1954 chỉ có 9 năm. Nhưng chiến công lớn nhất của chúng ta là không mất một tấc đất. Chúng ta đã đóng góp xương máu cho thắng lợi này, và chúng ta có quyền tự hào đã bảo vệ từng tất đất thân yêu của tổ quốc, chớ chúng ta không phải đánh cho ai. Chúng ta đánh cho tổ quốc chúng ta, đánh cho gia đình chúng ta, và đánh cho chính chúng ta. Chúng ta vì tổ quốc và nhân dân chúng ta".

Sau phần tường thuật, Tướng Nguyễn Đức Huy cho biết là ngày 14/7/2016, có cuộc họp tại Bộ Quốc Phòng với sự tham dự của hơn 700 cán bộ, mà hơn 100 là cấp tướng. Chính ông đã tường thuật lại cuộc chiến tranh Vị Xuyên 1984-1989, và ông kết luận một cách mạnh mẽ, rằng: "Cuộc chiến tranh Vị Xuyên 1984-1989, cũng như cuộc chiến tranh 6 tỉnh biên giới tháng 2/1979, là Trung Quốc xâm lược Việt Nam chớ không phải tranh chấp biên giới".

Nhận định.

Một. Trung Cộng tấn công vào 6 tỉnh biên giới hồi tháng 2/1979, và tấn công Vị Xuyên trong những năm 1984-1989, dù rất ác liệt và tàn khốc, nhưng Tướng Việt Cộng rất hãnh diện là không bị mất một tấc đất. Phải chăng ông ta muốn ám chỉ nhóm lãnh đạo của ông ta đã thản nhiên để mất 789 cây số vuông biên giới hồi năm 1999, rồi mất 11.362 cây số vuông vịnh Bắc Việt hồi cuối năm 2000, trong khi Trung Cộng không tốn một giọt xăng, không tốn một viên đạn, cũng không nhỏ một giọt mồ hôi, họ chỉ cần nhón 3 ngón tay cầm cây viết ký vào hai văn kiện là xong! Sau đó, lãnh đạo của ông ta vẫn thản nhiên cho nhiều trăm ngàn công nhân -hay quân lính- Trung Cộng rất tự nhiên vào lãnh thổ Việt Nam tại tất cả các công trường từ cao nguyên miền bắc, đến cao nguyên miền Trung, rồi đồng bằng Cửu Long, và hầu hết các hải cảng ven Biển Đông Việt Nam!

Hai. Tướng Việt Cộng Nguyễn Đức Huy tường thuật tại Bộ Quốc Phòng năm 2016, còn bài tường thuật của ông ta mà tôi tóm lược trong đoạn thứ ba này có 2 tấm hình kèm theo, không biết ông tường thuật ở đâu, và ngày nào, nhưng thời gian chắc chắn phải là sau năm 2016 và trước ngày 22/6/2018 là ngày post video này lên trang facebook. Chỉ khoảng 72 tiếng đồng hồ, có đến 536 lời bàn của những người gần xa ủng hộ ông, cho thấy nội dung bài nói chuyện của Tướng Việt Cộng Nguyễn Đức Huy đánh đúng vào tâm lý người dân trong tình hình nóng bỏng hiện nay, ngang qua những cuộc biểu tình mà người dân tham dự đông đến mức chưa từng thấy.

Nhưng tại sao, sau lần tường thuật tại Bộ Quốc Phòng năm 2016 mà mãi đến nay ông ta mới thực hiện buổi tường thuật này? Phải chăng, Tướng Nguyễn Đức Huy muốn bài tường thuật của ông biến thành lời khuyến khích mạnh mẽ cho một cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản độc tài đang từng bước dâng tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng, một kẻ thù mà ông quả quyết là quốc gia xâm lược Việt Nam? Cho đến nay, trong hàng ngũ Việt Cộng, mới có Tướng Công An Trương Giang Long, và Tướng quân đội Nguyễn Đức Huy dám nói Trung Cộng xâm lược Việt Nam, một sự thật mà nhóm lãnh đạo Việt Cộng luôn luôn che giấu.

Ba. Với nét nhìn của tôi, phải chăng Trung Cộng xem Việt Nam là lãnh thổ của họ rồi, cho nên từ tháng 2/1979 cho đến bây giờ -tháng 5/2022- cuộc chiến tranh vẫn liên tục với vũ khí cứng -đạn dược chất nổ- trên biên giới và quần đảo Trường Sa, cũng như với vũ khí mềm -vào các lãnh vực sinh hoạt xã hội- trong mục tiêu của Trung Cộng vừa giết dần dân tộc Việt Nam -như đã từng giết dân tộc Tây Tạng- vừa khống chế Việt Nam bằng công dân của họ đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, cho nên không một quốc gia nào can thiệp được?

Trong khi đó, nhóm lãnh đạo Việt Cộng không thể nào biện minh được hành động của họ, là họ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho nước Việt Nam tự trị thuộc Trung Cộng từ giữa năm 2020 tới đây, bằng cách bỏ môn học lịch sử + đã cấp thẻ căn cước 12 số + đã in sách với chữ Việt cải tiến sang âm tiếng Quan Thoại, với kế hoạch là năm 2019 lớp 1 bắt đầu học chữ cải tiến này, năm 2020 lớp 6 bắt đầu học, năm 2021 lớp 9 bắt đầu học. Trong khi ngầm tiếp tay giúp Trung Cộng bao vây Việt Nam cả 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, và ngay trong lãnh thổ có dạng hình cong chữ S của chúng ta!

Trừ khi có một cuộc nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản độc tài này, nếu không, tổ quốc Việt Nam chúng ta sẽ vào tay Trung Cộng gần như là không lối thoát! Và liệu, Tướng Công An Trương Giang Long và tướng quân đội Nguyễn Đức Huy, có thể là nhóm lãnh đạo cuộc lật đổ này không?

Số 25. Tội ác trong Ủy Hội Sông MeKong.



Năm 1995, trong hội nghị trên lãnh thổ Trung Cộng –nhưng Trung Cộng không tham gia- để thành lập Ủy Hội Sông MéKong, các nước tham dự đã thỏa thuận không phản ứng khi có bất cứ quốc gia nào khai thác dòng sông MéKong. Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng là ông Nguyễn Mạnh Cầm, một trong bốn quốc gia hội viên trong hội nghị, mà không một lời tranh đấu cho quyền phản kháng của một quốc gia hạ nguồn, vì bất cứ một đập nào trên thuợng nguồn cũng ảnh hưởng đến sự sống của người Việt Nam nói chung, và gần 20.000.000 người dân vùng đồng bằng Cửu Long nói riêng.

Trung Cộng không tham gia Ủy Hội Sông Mekong, nhưng đứng ra tổ chức hội nghị. Điều đó cho phép độc giả tin rằng, Trung Cộng đã “khuyên” các đại diện tham dự không được thảo luận đến “quyền phản kháng của các nước thành viên”. Vì không quốc gia nào có quyền phản đối, nên từ năm 2001, Trung Cộng bắt đầu xây dựng một hệ thống đập thủy điện trên phần thượng lưu sông Mê Kông (Trung Cộng gọi là Lạng Thương Giang) mà không tham khảo ý kiến các nước vùng hạ lưu, cũng không thông báo những tin tức về dòng chảy của con sông này. Sáu đập lớn đã xong hoặc đang xây dựng, là:

(1) Đập Dacgaoshan, phiên âm là Đại Chiếu Sơn, hoàn thành năm 2003.
(2) Đập Manwan, phiên âm là Mãn Loan, xong năm 2007.
(3) Đập Jinghong, phiên âm là Cảnh Hồng, xong năm 2009.
(4) Đập Xiaowan phiên âm là Tiểu Loan, cao 300 thước, xong năm 2010.
(5) Đập Nuozhadu, phiên âm là Nọa Trát Độ, cao 248 thước, dự trù xong vào năm 2017.
(6) Đập Gonguagao (không thấy phiên âm), dự trù xong vào năm 2020. Ngoài ra, còn 9 đập nhỏ cũng đang xây dựng.

Theo sau Trung Cộng, là Lào với Cam Bốt cũng có 11 dự án xây dựng đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông trong phần lãnh thổ của họ.

Lào với 9 dự án thủy điện là đập Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Xanakham, Lat Sua, Ban Koum, đập Don Sahong, và đập Pak Chom.

Cam Bốt với 2 dự án thủy điện là đập Strung Treng và đập Sambor.
Năm 2012, Tổ chức Ủy Hội Sông Mê Kong nhận định: "Trước mắt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 vấn đề sau đây.

Về dòng chảy, ảnh hưởng đến nông nghiệp và ngư nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long do mực nước ngày càng xuống thấp, và nước mặn từ biển xâm nhập vào những sông rạch vùng này sẽ gia tăng.

Về phù sa, khoảng 26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay sẽ còn lại khoảng 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, cùng lúc sẽ gia tăng hiện tượng sạt lở bờ sông làm giảm dần diện tích đất liền.

Về thủy sản, đồng bằng này sẽ thiệt hại khoảng 1 tỷ mỹ kim do tổn thất các loài cá trắng chiếm đến 65% lượng cá trên sông này. Trong khi đó, cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm 35% lượng cá còn lại, nên sự biến mất của cá trắng, cũng có nghĩa là cá đen cũng biến mất.

(Hình của AFP. Vùng đồng bằng Cửu Long bị nước mặn tràn vào. Màu đỏ đậm là nước mặn, màu đỏ hồng là nước lợ)

Về mặt xã hội, khoảng 14 triệu nông dân và ngư dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp ngư nghiệp, sẽ bị ảnh hưởng nặng".

Ủy Hội Sông Mê Kông nhận định tiếp: "Trong 17 đập thủy điện suốt chiều dài sông Mê Kông, không có đập thủy điện nào của Việt Nam, nhưng Việt Nam là quốc gia hạ nguồn gánh chịu mọi thảm họa từ các đập đó. Trong khi các đập thủy điện đó hoạt động sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho các quốc gia chủ nhà, nhưng Việt Nam sẽ mất đến 65% lượng cá, và hơn 100 loài sinh vật sẽ lâm vào cảnh giảm dần cho đến tuyệt chủng. Thiệt hại nông nghiệp do lũ từ những hồ chứa nước đổ xuống, ước tính vào khoảng 5 triệu mỹ kim mỗi năm. Lượng phù sa giảm trên đưới 65%, và nông dân ngư dân sẽ lâm vào tình cảnh thảm hại, tự nó sẽ tác động đến vấn đề xã hội".

Nay là năm 2016, người dân đồng bằng sông Cửu Long đang chết dần, vì nước không lên đồng ruộng nên không thể trồng được lúa, dòng nước Cửu Long cạn dần nên nước biển tràn sâu vào nội địa các tỉnh ven biển, từ Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, xuống Trà Vinh, Vĩnh Long, rồi Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, và vòng qua Rạch Giá, cá nước ngọt cũng biến mất!

26. Tội ác chấp nhận thực hiện tư tưởng của lãnh đạo Trung Cộng.



Ngày 27/12/2014, trên làn sóng đài BBC, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện Trưởng Viện Chính Sách Pháp Luật và Phát Triển thuộc Vusta, lập lại đoạn cuối trong phần trả lời cuộc phỏng vấn của Tân Hoa Xã Trung Cộng, thì ông Du Chí Thanh nói rằng:

“.... Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam, là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy bang giao Việt - Trung đi đúng hướng".

Trong khi đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu ngày 5/1/2015, dẫn lời bình luận của thông tấn xã Trung Cộng về phát biểu của ông Du Chính Thanh tại Việt Nam, rằng: “Phải thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển đúng hướng mà phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt là tư tưởng chỉ đạo”.

Vậy, phương châm 16 chữ vàng xuất xứ từ Trung Cộng trước hay sau hội nghị Thành Đô? Tôi vào trang Google.vn tìm thấy như sau:

“Tháng 2/1999, khi hội đàm với Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Khả Phiêu, ông Tổng Bí Thư Trung Cộng là Giang Trạch Dân, đề ra phương châm 16 chữ vàng, là "ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”, xác định tư tưởng chỉ đạo cho bước phát triển mới giữa hai nước, và ông Lê Khả Phiêu vui vẻ nhận và đồng ý đưa vào bản Tuyên Bố Chung”.

Tháng 11/2000, khi ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư mới của Việt Cộng sang thăm, ông Giang Trạch Dân lập lại “16 chữ vàng là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước”. Ngày 19/7/2005, khi hội kiến với ông Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Cộng, Chủ Tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương khẳng định rằng: “Nhà nước và nhân dân Việt Nam, rất coi trọng mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc và sẽ làm hết sức mình để thực hiện phương châm 16 chữ và quan hệ 4 tốt”. (hết trích)

Và lần này, liệu ông Du Chí Thanh có hướng lãnh đạo Việt Cộng thực hiện bước nữa trên “hành trình” tiến đến năm 2020 như nội dung Biên Bản Thành Đô chăng? Bước nữa, có nghĩa là Việt Cộng sử dụng “nhân dân tệ” trong toàn dân chăng?

Vậy là, chính xác 16 chữ vàng là do Trung Cộng đưa ra sau hội nghị Thành Đô năm 1990, với nội dung là Trung Cộng lãnh đạo và Việt Cộng thi hành. Vậy là, lãnh đạo Trung Cộng giăng ra cái bẫy, và lãnh đạo Việt Cộng vui vẽ chui vào đó để được Trung Cộng gọi là đúng hướng. Vì vậy mà mỗi khi họ thấy sai hướng, thì họ sang dạy cho Việt Cộng bài học đúng hướng theo hội nghị Thành Đô.

Số 27. Tội ác dâng cho Trung Cộng 789 cây số vuông biên giới.



Bác sĩ Trần Đại Sỹ, lúc ấy làm việc cho “Liên Hiệp Các Viện Bào Chế Châu Âu” (viết tắt của Pháp ngữ là CEF) và “Ủy Ban Trao Đổi Y Học Pháp Hoa” (viết tắt của Pháp ngữ là CMFC). Ngày 9/1/2000 - tức 10 ngày sau ngày ký Hiệp Ước dâng đất biên giới- ông được hai người bạn Trung Hoa đang là ký giả cho ông biết chính xác là 789 cây số vuông thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đã thuộc về Trung Cộng. Về mặt chính quyền, bộ Ngoại Giao Việt Cộng đã lặng lẽ sửa câu văn trong trang Web trên internet mà Các Anh gọi là mạng lưới thông tin toàn cầu, như sau: “Lãnh thổ Việt Nam khởi từ Cây Số KHÔNG ở phía bắc”. Ông nói thêm: “Cây Số Không bây giờ lui vào nội địa Việt Nam 5 cây số”.

Năm 1999, tặng 789 cây số vuông biên giới.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại Hà Nội có bài viết như một lời than từ nơi sâu thẳm của tâm hồn, rằng: “... Hiệp Ước bán phần đất biên giới chỉ được lãnh đạo Việt Nam thông báo trong nội bộ đảng, như thể đất nước này là tài sản riêng của đảng cộng sản vậy. Thông báo chánh thức đó như thế này: Toàn bộ diện tích các khu vực hai bên có nhận thức khác nhau khoảng 227 cây số vuông. Qua đàm phán, hai bên đã thỏa thuận khoảng 113 cây số vuông thuộc Việt Nam, và khoảng 114 cây số vuông thuộc Trung Hoa. Như vậy, diện tích được giải quyết cho mỗi bên xấp xỉ ngang nhau, hoàn toàn không có việc ta để mất một diện tích lớn như bọn phản động và bọn cơ hội chính trị bịa đặt”. Rồi ông Giang mỉa mai: Vậy là cái xấp xỉ đó có mất đất thật! Nhưng mất theo nguyên tắc nào? Vì sao Việt Nam chỉ có 320 ngàn cây số vuông lại phải xẽ cho Trung Hoa với diện tích 9 triệu 600 ngàn cây số vuông để họ có thêm 1 cây số vuông nữa? Cho dù Trung Hoa có 1 tỉ 300 triệu dân, nhưng đâu phải họ thiếu đất cho dân ở đến nỗi Việt Nam phải chia cho họ 1 cây số vuông?” .....

Ông chợt nhớ đến cụ Đỗ Việt Sơn ngót 80 tuổi đời mà trong đó gần 60 tuổi đảng, cụ Sơn đã dõng dạc đề nghị không thông qua bản Hiệp Định biên giới Việt Nam-Trung Hoa, để rồi cụ phải chịu bao nhiêu sách nhiễu răn đe hỗn xược của Công An.

Ông Giang cũng nhớ đến Bùi Minh Quốc! Là nhà văn nhà thơ, thiên chức đó thôi thúc Bùi Minh Quốc không thể bàng quan, không thể nín lặng, anh đã lặng lẽ làm một cuộc hành trình dọc biên giới phía Bắc, nơi mà hiệp định đã cắt một phần biên giới cho Trung Hoa, để rồi anh bị quản chế giam hảm tại nhà.

Lại đến nhà xã hội học Trần Khuê, cũng chung số phận hẩm hiu như Bùi Minh Quốc. Ông Giang khẳng định: “Trung Hoa là người láng giềng, sông liền sông núi liền núi, nhân dân hai nước sáng sớm cùng chung nghe tiếng gà gáy ó o, khi tắt lửa tối đèn cùng sống với nhau trong thân bằng quyến thuộc, nhưng Trung Hoa chưa bao giờ là người láng giềng tử tế cả, không chỉ không tử tế đối với Việt Nam chúng ta mà đối với các quốc gia lân bang cũng vậy ...”

Vậy là Ải Nam Quan từ trong lịch sử của chúng ta đã mất vào tay Trung Cộng! Nhưng nỗi đau của người dân Việt chúng ta là mất đất trong hòa bình, mất đất trong cái gọi là 16 chữ vàng mà lãnh đạo của Các Anh luôn rao giảng trong quân đội và buộc Các Anh phải tôn trọng”.

Số 28. Tội ác bán biển trong vịnh Bằc Việt 2000.



Sau khi lấn chiếm biên giới xong, Trung Cộng xoay qua Vịnh Bắc Việt. Ngày 31/12/1999. ông Tang Jiaxuan, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng sang Hà Nội gặp riêng Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bàn về biên giới trên Vịnh Bắc Việt.

Ngày 25/2/2000, Lê Khả Phiêu cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên sang Bắc Kinh cho biết là (lãnh đạo Việt Cộng) đồng ý sẽ giao thêm phần biển trên Vịnh Bắc Việt.

Từ đó đến ngày 25/12/2000 -sau nhiều quốc gia cộng sản- Chủ Tịch Trần Đức Lương sang Bắc Kinh gặp Chủ Tịch Giang Trạch Dân, và hai bên cùng ký Hiệp Ước. Theo đó, lãnh đạo Việt Cộng bán một phần Vịnh Bắc Việt cho lãnh đạo Trung Cộng với giá 2.000.000.000 mỹ kim (2 tỷ), và lãnh đạo Trung Cộng trả cho lãnh đạo Việt Cộng qua hình thức đầu tư.

Hãy nghe Lý Bằng nói với Trần Đức Lương tại Quảng Trường Nhân Dân ngày 26/12/2000 như sau: “Số tiền 2 tỷ mỹ kim để mua một phần Vịnh Bắc Việt là hợp lý”. Lý Bằng nói tiếp: “Trong thời gian chiến tranh, Trung Hoa đã giao cho Việt Nam vô số vũ khí để mua vùng đất Sapa, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, ... của Việt Nam”.

Vậy là Trung Cộng đã chiếm đoạt 789 cây số vuông trên biên giới, và 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt mà Trung Cộng không tốn một mạng người, không tốn một viên đạn, không tốn một giọt xăng dầu, cũng không nhỏ một giọt mồ hôi, họ chỉ cần nhón 3 ngón tay cầm cây viết ký vào bản Hiệp Ước là xong!

Số 29. Tội ác cho Trung Cộng chiếm giữ nơi eo thắt miền Trung Việt Nam.



Năm 2006, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng, cấp phép cho công ty Formosa khai thác khu kỹ nghệ Vũng Áng, tỉnh Hà Tỉnh. Thành lập tháng 4/2006 trên diện tích 22.781 mẫu tây, bao gồm 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Toàn bộ dự án sẽ tiếp nhận 30.400 lao động, và bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động & Thương Binh Xã Hội, xác nhận số công nhân Trung Cộng tại đây là 10.000 người..

Dự án Formosa với khu gang thép và hải cảng Sơn Dương trên một qui mô lớn. Với vốn đầu tư trong giai đoạn 1 lên đến 7 tỷ 900 triệu mỹ kim, với công suất 7.500.000 tân thép/năm. Giai đoạn 2, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ mỹ kim, với công suất 22.500.000 tấn/năm. Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải -nguời Việt gốc Tàu- đã ưu đãi cho phép họ được xây nhà để bán cho 15.000 công nhân X 4 mỗi gia đình, cộng chung lên đến 60.000 người. Họ cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, lại được miễn giấy tờ nhập cảnh mà chỉ cần giấy chứng nhận của tỉnh Hà Tỉnh là đủ.

Khu kinh tế Vũng Áng, là một trong những vị trí chiến lược về mặt quân sự, vì lãnh thổ Việt Nam với dạng hình cong chữ S theo chiều bắc nam khoảng 1.500 cây số tính theo đường chim bay, hai đầu phình ra và eo thắt ở giữa. Bề ngang lãnh thổ theo chiều Đông Tây: Nơi rộng nhất của Miền Bắc khoảng 600 cây số, từ A-pa-chài đến Móng Cái. Miền Nam rộng nhất khoảng 370 cây số từ Hàm Tân đến Hà Tiên. Nơi eo thắt ở Miền Trung là Đồng Hới, từ bờ biển vào đến biên giới Việt-Lào chỉ có 37 cây số. Đã eo thắt, lại là vùng núi non hiểm trở, nên người dân chỉ sinh sống trên dãi đất hẹp dọc theo bờ biển. Tại đây còn có hải cảng Sơn Dương phía nam Vũng Áng, vị trí này cùng vĩ tuyến 18 với cảng Tam Á phần cuối đảo Hải Nam, nơi có hạm đội nguyên tử của Trung Cộng.

Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay chân phía bắc đèo Ngang, nơi có quốc lộ 1A với đường đèo và đường hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương trên 16m, và sau khi xây đoạn đê dài 3.000 thước từ Mũi Ròn đến Hòn Sơn Dương để chắn gió, thì hải cảng này có giá trị về quân sự lẫn kinh tế. Vì vậy, cảng Sơn Dương là vị trí chiến lược trên đất liền lẫn đường hàng hải ra vào vịnh Bắc Việt, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Miền Nam và Miền Trung tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam khi chiến tranh.

Ngày 4/4/2016, ngư dân Nguyễn Xuân Thành, 36 tuổi, khi lặn xuống biển “săn” cá, đã nhìn thấy một đường ống xả các chất thải rất lớn sâu dưới mặt biển. Đường ống này được chôn dưới đáy biển, phủ phía trên là một lớp đất cùng nhiều đá hộc, chiều dài của đường ống khoảng 1 cây số rưỡi, và đường kính 1 thước 10 phân. Một đầu của đường ống nối từ khu vực dự án Formosa, đầu kia nối liền với 3 đoạn đường ống nhỏ, mỗi đoạn dài khoảng 2 thước, với đường kính khoảng 40 phân. Lúc tôi nhìn thấy đường ống này đang phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, rất hôi thúi, làm cho tôi cảm thấy như nghẹt thở”.

.Ngày 6/4/2916, vùng biển khu kinh tế Vũng Áng bỗng dưng cá chết trôi dạt vào bờ trắng xóa dọc bãi biển Hà Tĩnh, rồi bãi biển Quảng Bình ngày 10/4/2016, đến bãi biển Quảng Trị và Thừa Thiên ngày 19/4/2016, như một thảm họa của loài cá sống ở đáy biển, cũng là thảm họa của người dân 4 tỉnh này -nhất là ngư dân- rất lo ngại về sự sống của họ, bởi trọng lượng cá chết đã vớt lên khoảng 30 tấn trong những ngày đầu tiên.

Ngày 21/4/2016, ông Phạm Khánh Ly, Vụ Phó Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản/Tổng Cục Thủy Sản, trả lời phỏng vấn, rằng: "Với tư cách là cơ quan quản lý hàng dọc, chúng tôi đến làm việc với Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn tỉnh Hà Tĩnh, được xác nhận là "Đoàn công tác không vào kiểm tra khu Vũng Áng được, vì đây là Khu kỹ Nghệ có yếu tố nước ngoài, nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, nhưng phải có lệnh của Thủ Tướng mới tiến hành kiểm tra được" Ông cũng xác nhận là có một ngư dân Hà Tĩnh trình báo là đã nhìn thấy một đường ống rất có thể là hệ thống xả nước thải từ khu gang thép Formosa ra biển

Vậy mà, hai tuần sau đó, Tổng Bí Thư Việt Cộng là ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm công ty Formosa, ông ta hết lời ca tụng những thành công của công ty này tại địa phương và trên toàn quốc. Ông Trọng không đến thăm một người dân, cũng không xem một tấc biển đầy cá chết, thậm chí không một lời nào nói về thảm họa này!

Có những lúc tôi dừng tay viết, tôi nghĩ: “Không biết cái ông Trọng này có phải là người Việt Nam hay không, mà lại vô cảm đến như vậy?”

Rồi tôi nhớ lại và tự mĩa mai mình, vì lãnh đạo Việt Cộng làm quái gì có trái tim máu đỏ, mà là họ chỉ có trái tim với dòng màu đen thủi đen thui thôi, mà khi dòng máu đen luân lưu trong người họ thì họ chỉ có hận thù với những ai không phải là Việt Cộng, thậm chí khi đã là Việt Cộng với nhau, họ vẫn thù hận nhau, nêu không cùng phe theo Tàu, không cùng nhóm lợi ích”.

Nay là giữa năm 2017, lãnh đạo Việt Cộng vẫn chưa giải quyết ổn thỏa cho ngư dân trong vùng đang vô cùng khốn khổ, kể cả 500.000.000 mỹ kim do công ty Formosa đã bồi thường. Vì vậy mà những cuộc biểu tình mạnh mẽ phản đối Formosa có lúc lên đến hơn ngàn người tham gia, thậm chí đòi nhà nước hủy hợp đồng với công ty này. Lãnh đạo Việt Cộng không hề lên tiếng về yêu cầu của người dân biểu tình, trong khi lặng lẽ cho rình rập và dùng mọi mánh khóe để sách nhiễu hoặc bắt giữ những người mà họ cho là xách động biểu tình.

Số 30. Tội ác cho Trung Cộng chiếm giữ nóc nhà Tây Nguyên.



Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc doanh Việt Nam thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của Trung Cộng khai thác.

Dự án này sẽ khai thác tại Nhân Cơ tỉnh Đắc Nông và Tân Rai tỉnh Lâm Đồng, tổng mức đầu tư ước tính đến năm 2019 sẽ 190.000 đến 250.000 tỷ đồng. Trong dự án cần xây đoạn đường sắt dài 270 cây số để vận chuyển hang xuống cảng Kê Gà ở Bình Thuận.

Ngày 10/3/2009 (TuanVietNamNet online)., Thiếu Tướng Việt Cộng Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời báo chí, rằng: “Cha ông ta từ xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương. Sau này người Pháp, người Mỹ, và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: “Đây là nóc nhà của Đông Dương”. Vùng đất này là ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm được khu vực này thì cũng dể dàng chiếm được 3 nước Đông Dương”.

Ngày 3/4/2009 (Đối thoại online). Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên như sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và họ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.

Tác động đối với nguồn điện năng. Việc khai thác bauxite sử dụng rất lớn điện năng, gây trầm trọng thêm sự thiếu điện hiện nay, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và các ngành kinh tế khác.

Tác động đối với môi trường sinh thái. Về mặt môi trường với lượng nhôm sản xuất hàng năm từ năm 2015, mỗi năm hai dự án này thải ra 10 triệu tấn bùn đỏ, và hết đời của dự án này là thải ra 1 tỷ 500 triệu tấn, như những quả bom bùn treo trên cao, thượng nguồn đồng bằng miền Nam và miền Trung. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có những trận mưa rất lớn, nước vẫn có thể tràn qua đập, cuốn theo nó những chất thải độc hại xuống những vùng đất, sông, suối ở hạ du, gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Theo báo VnExpress, thì "Thà đền tiền đầu tư cho Trung Cộng, còn hơn là lúc nào cũng lo sợ thảm họa xảy ra."

Ngày 16/6/2016, hồ chứa titan của công ty CP đầu tư khoáng sản & thương mại tại xã Thuận Quý, quận Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, bị vỡ, nước cuốn theo bùn đỏ ra đường nhựa chung quanh. Nhiều nhân chứng nhìn thấy dòng nước bùn đỏ chảy rất mạnh, kéo 3 xe gắn máy trôi theo nhưng người lái xe đã nhanh chân thoát được. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận bùn đỏ tràn lan khắp nơi dọc theo dòng chảy của nó, tràn vào nhà dân, biến các hồ ao quanh nhà dân trở thành màu đỏ nhầy nhụa. Nước bùn đỏ chảy từ phía trong công ty cuốn theo nhiều vật dụng khai thác bằng kim loại nằm ngổn ngang trên đường. Một trụ điện phía trong công ty bị ngã đổ. Lượng bùn đóng trên mặt đường ngập đến đầu gối.

Do lượng bùn đỏ đổ ra quá lớn, tràn sang các khu rừng thông và đi vào nhiều resort đang được xây dựng tại khu vực giáp ranh giữa huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. Nước bùn đỏ chảy từ công ty hầu hết là tràn nhiều đường nhựa và đổ thẳng ra phía biển. Đây mới là một trong thảm họa đáng kể đối với người dân đang sống chung quanh công ty, và sống dọc theo con đường mà mỗi khi bùn đỏ tràn ra là nó chảy dọc theo con đường ra hướn biển!

Ảnh hưởng xã hội. Theo bài phóng sự của Việt Hà ngày 25/11/2017, thì số công nhân Trung Cộng tại hai công trường ở Lâm Đồng và Đắc Nông là hơn 10.000 người, và họ mướn phụ nữ Việt Nam làm việc nhà. Trong 10 năm qua (2007-2017), họ đã kết hôn với những phụ nữ Việt Nam mà họ mướn, và đã cho chào đời hơn 3.000 trẻ em hai giòng máu Việt - Trung.

Số 31. Tội ác không kiện Trung Cộng giành chủ quyền Biển Đông.



Năm 2009, Trung Cộng trưng ra tấm bản đồ Biển Đông với hình chữ U thường gọi là “đường lưỡi bò” để giành chủ quyền hơn 80% diện tích biển này. Đến đầu năm 2010, Trung Cộng lên tiếng lưu ý Hoa Kỳ rằng, Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của họ, và họ quyết định sẽ điều động hàng không mẫu hạm đến vùng này để bảo vệ quyền lợi của họ. Trung Cộng tự công bố bản đồ BIển Đông với hình “đường lưỡi bò” và giành quyền làm chủ đến 80% diện tích Biển Đông.

Năm 2011, Philipines đệ đơn kiện Trung Cộng tại tòa án trọng tài quốc tế, nhưng Việt Nam khước từ lời kêu gọi của Philipines tham gia vụ kiện.

Ngày 18/10/2011. Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tự hỏi trong sự hoảng hốt: “Mất nước rồi ư?” Rồi Cô tự trả lời: “Có lẽ thế thật!.Bởi trong lịch sử 1.000 năm trước dân tộc này không thể bị đồng hóa bằng hình thức xâm lấn, thống trị… thì nay đã có những hình thức ngoại giao tinh vi hơn, buộc cả dân tộc phải tự đồng hóa mình, phải cam chịu vì lép vế, đớn hèn im lặng, chấp nhận cúi đầu mà quên đi truyền thống quật cường của cha ông để lại. Có lẽ thế thật. Vì nếu không, thì tại sao Trung Cộng ngang nhiên phủ nhận đặc quyền khai thác dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa nước Việt trong khi ông Nguyễn Phú Trọng đang thăm viếng Bắc Kinh?”

Số 32. Tội ác cho Trung Cộng trúng thầu đến 90% dự án



Đài BBC online ngày 26/8/2010 có bản tin: “Bộ Công Thương đưa ra con số vào tháng 7/2009, theo đó đã có 30 doanh nghiệp Trung Cộng trúng thầu EPC hoặc trực tiếp đầu tư trong 41 dự án ở Việt Nam. Tất cả 41 dự án này là kinh tế trọng điểm, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia và an ninh quốc phòng”.

Trang Bauxite online ngày 26/9/2010, ông Dương Danh Hy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Cộng tại Trung Cộng, nhắc đến bài báo trích đăng của Giáo sư Bùi Huy Hùng, Viện Khoa Học Năng Lượng, nhận định rằng: “Hiện nay có đến 90% dự án nhiệt điện + xi măng + hóa học do Trung Cộng trúng thầu, sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ ô nhiễm môi trường, và nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có tai nạn xảy ra, vì khi đó chúng ta không có nguồn năng lượng dự bị nào khác”.

Trên Đàn Chim Việt onine ngày 12/10/2010, “Trung Cộng đang giúp các nước làm cầu, làm đường nối vào hệ thống đường bộ đường sắt của họ. Trong 6 con đường đang làm tại Việt Nam, thì 5 con đường là tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn, toàn bộ là vị trí trọng yếu trải rộng cả Việt Nam…Ta mới có hai con đường Lạng Sơn và Móng Cái nới vào đường của Trung Cộng đã thấy điêu đứng, nay có thêm 5 đường đi khắp nơi, sức đâu để bảo vệ kinh tế quốc phòng. Thế có phải là một thể chế cho phép các hành lang này như khu nhượng địa trên khắp Việt Nam?

Số 33. Tội ác về thành lập Viện Khổng Tử.



Đến cuối năm 2011, các trường Đại Học Dân Tộc, Đại Học Sư Phạm, và Đại Học Quảng Tây của tỉnh Quảng Tây (Trung Cộng), đã thành lập 6 Học Viện Khổng Tử tại Thái Lan, Lào, và Indonesia, trong mục tiêu của lãnh đạo Trung Cộng là từ nay đến năm 2020, phải thiết lập Viện Khổng Tử tại 500 thành phố lớn trên thế giới.

Các quốc gia hủy bỏ Viện Khổng Tử (trích trong Google.vn).

Thụy Điển. Viện Khổng Tử thành lập tại trường đại học Stockholm, Thụy Điển, hồi năm 2005. Ông Lý Trường Xuân (Li Changchun), cựu Bộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền của Trung Cộng, ca ngợi là một phần quan trọng của hệ thống tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Cộng, đã bị phát hiện có liên quan đến hoạt động gián điệp kinh tế tràn lan của người Trung Quốc ở hải ngoại. Có một thông tin được công khai nói rõ rằng những cơ quan chống tình báo Tây phương đã xác định, Viện Khổng Tử là những cơ quan gián điệp thuộc chánh phủ Trung Cộng điều hành. Cuối cùng, theo quyết định của trường đại học Stockholm ngày 20/12/2014, sẽ bỏ chương trình tiếng Trung Hoa từ tháng 6/2015.

Hoa Kỳ. Sau khi giáo sư ngành nhân chủng học Marshall Sahlins thuộc đại học Chicago công bố một điều tra về tình trạng hoạt động của các Viện Khổng Tử tại giảng đường Mỹ vào tháng 10/2013, hơn 100 giảng viên của đại học này đã ký tên vào văn bản chánh thức phản đối sự hiện diện của Viện KHổng Tử trong khuôn viên đại học Chicago. “Đầu tháng 11/2014, hai trường đại học Chicago và đại học Pennsylvania, tuyên bố ngưng hợp tác và đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ quan giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc”.

Trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal, ông Henry Reichman, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Giáo Sư đại học Mỹ, cho biết: “Tôi tin rằng, Chicago và Pennsylvania không phải là hai đại học duy nhất nhận ra rằng, hợp tác với một viện như kiểu Viện Khổng Tử là hoàn toàn không đáng”.

Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã từ chối, không cho lập những Viện Khổng Tử, cho đó là âm mưu của Trung Cộng để phát triển quyền lực mềm, dùng văn hóa để lan tràn ảnh hưởng.

Canada. Năm 2007, một báo cáo giải mật của cơ quan Tình Báo cảnh báo: “Viện Khổng Tử như một nỗ lực của”.Đại học McMaster và Đại học Sherbrooke đã chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử. Trước đó, tháng 12/2013, Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada, đã phổ biến bản kêu gọi các trường đại học Canada hủy bỏ các hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử. (hết trích)

Vậy mà, lãnh đạo Việt Cộng cho phép Trung Cộng thành lập Viện Khổng Tử như một thí điểm, dù gặp phải phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức và dư luận xã hội trước những hành động của Trung Cộng xâm lấn Biển Đông, nhưng lãnh đạo Việt Cộng cứ như không nghe không biết, và vẫn thực hiện.

Ngày 5/12/2014, qua đài BBC Luân Đôn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ đại học quốc gia tại Sài Gòn, nhận định: “Để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình, Trung Quốc không ngần ngại kết hợp hai loại sức mạnh -sức mạnh cứng và sức mạnh mềm- với mưu đồ cho thấy khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng Tử mở ra tại hàng trăm quốc gia...

“Kinh nghiệm ở Mỹ cho rằng, cái đó không bảo đảm tự do học thuật trong môi trường đại học, ở phạm vi của các Viện Khổng Tử trong các trường đại học, rõ ràng đó là một hệ thống rất thống nhất với nhau và có mục tiêu rất rõ ràng... Họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng là quân sự, và sức mạnh mềm là áp đặt kinh tế hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức mạnh mềm qua ngỏ ngoại giao là văn hóa ngang qua những Học Viện Khổng Tử”.

Ngày 27/12/2014, Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cùng với ông Du Chí Thanh, Chủ Tịch Ủy Ban toàn quốc hội nghị hiệp thương chính trị (gọi tắt là chính hiệp) của Trung Cộng, dự lễ gắn biển "Học Viện Khổng Tử" tại trường đại học Hà Nội (trích Google.vn).

Vì lãnh đạo Việt Cộng ôm chặt 16 chữ vàng và 4 tốt do Trung Cộng trao cho, vì vậy mà trong khi các quốc gia khác hủy bỏ các Viện Khổng Tử thì Việt Cộng lại vui vẽ tiếp nhận một thứ vũ khí chính trị của Trung Cộng.

Số 34. Tội ác về hệ thống nhiệt điện than.



Năm 2011, chánh thức thành lập hệ thống nhiệt điện than trên toàn quốc dưới tên gọi “Quy Hoạch Điện VII”. Khi thành lập thì có 19 nhà máy hoạt động, dự trù đến năm 2020 có 48 nhà máy, và năm 2030 có 80 nhà máy.

Ngày 24/10/2016, Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện Trưởng Viện Năng Lượng thuộc Bộ Công Thương, trả lời báo Tiền Phong, rằng: "Hiện nay, nguồn thủy điện hầu như khai thác hết, trữ lượng khí đốt cũng cạn dần, nên cách lựa chọn phát triển nhiệt điện là đúng nhất để bảo đảm năng lượng cung cấu đủ cho nhu cầu... Trong Quy Hoạch Điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than giảm 5,3% so với Quy Hoạch Điện VII, còn chiếm khoảng 42,7% tổng công suất nguồn giảm 5.3% so với trước, sau khi loại bỏ 18 dự án nhiệt điện than. Nhưng nhìn chung, nhiệt điện than trong Quy Hoạch VII Điều Chỉnh, vẫn là nguồn cung cấp chính....".

Như vậy, đến năm 2030 tổng số nhà máy nhiệt điện than sẽ là 62 (thay vì 80 như dự trù lúc đầu) tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bình Thuận, Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau. Với ngần ấy nhà máy nhiệt điện than -mà là than dơ từ Trung Cộng- đã đủ ô nhiễm cả bầu không khí trên toàn cõi Việt Nam, và nạn nhân chính là dân tộc Việt Nam.

Về nguyên liệu. Hệ thống nhà máy nhiệt điện than phụ thuộc vào nguồn than nhập cảng. Theo ước tính từ năm 2020, mỗi năm Việt Nam phải nhập cảng 46 triệu 700 ngàn tấn than, và từ năm 2030 thì mỗi năm phải nhập cảng 157 triệu tấn than để sản xuất điện. Nhưng, trở ngại là khả năng tài chánh chỉ có thể nhập cảng 50 triệu tấn mỗi năm mà thôi, chưa biết sẽ phải xoay sở ra sao. Với lại quốc gia cung cấp chỉ có Trung Cộng nên giá cả khó ổn định. Bên cạnh đó có thể mua từ Nhật Bản, nhưng có thể có rắc rối từ Trung Cộng.

Về ô nhiễm. Phát triển nhiệt điện than đồng nghĩa với việc chấp nhận gia tăng ô nhiễm môi trường, và điều này gây áp lực rất lớn đối với xã hội, ít nhất là hai điểm:

"Điểm 1. Giải quyết tro xỉ do các nhà máy thải ra.

Và điểm 2. Việc làm cho nông dân địa phương sau khi đất canh tác của họ bị thu hồi". Với 19 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành (năm 2015), mỗi năm thải ra môi trường khoảng 10 triệu tấn tro xỉ. Từ lâu nay, nguồn tro xỉ này là một vấn đề nan giải của các nhà máy và các cơ quan liên quan. Chỉ tính riêng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, mỗi năm phải tốn một khoản 70 tỉ đồng để thuê bãi chứa tro xỉ than.

Ô nhiễm bầu không khí và ô nhiễm nước, là hai nguyên nhân trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người dân bị ung thư tại Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh. Theo Bộ Y Tế Việt Nam, tính đến cuối năm 2007 Việt Nam có 51 làng ung thư tại 22 tỉnh. Ngày 2/9/2009, Tiến sĩ Nguyễn Đại Bình cho biết: "Căn cứ theo tài liệu nghiên cứu về ung thư tại Việt Nam, thì trung bình mỗi ngày có 250 người chết vì bệnh ung thư. (trích trong Phylamin.vn).

Rằng
Tóm tắt.

Hệ thống nhiệt điện than theo Quy Hoạch Điện VII năm 2011, thì năm 2010 có 19 nhà máy hoạt động, đến năm 2020 sẽ là 43 nhà máy, và đến năm 2030 tổng số sẽ là 80 nhà máy nhiệt điện than. Sau đó, Quy Hoạch Điện VII được điều chỉnh từ tháng 3/2016, thì số lượng nhà máy nhiệt điện than giảm 18 nhà máy, nhưng tổng công suất nhiệt điện than vẫn chiếm 42.7% trong tổng công suất. Nói chung, nhiệt điện than vẫn giữ vai trò chính trong ngành điện, ít nhất là từ nay đến năm 2030. Lý do: Chi phí thấp, đầu tư không cao, thời gian xây dựng không lâu, nguồn nguyên liệu dồi dào, và giá thành sản xuất thấp, chỉ khoảng 7 xu của đồng mỹ kim/1 kwh.

Nhưng về ô nhiễm môi trường, thì hiện nay các nhà máy thải ra khoảng 3.000.000 tấn tro xỉ mỗi năm, và từ năm 2030 cả hệ thống nhiệt điện than sẽ thải ra khoảng 25.000.000 tấn tro xỉ mỗi năm. Đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân sống chung quanh khu vực rộng lớn có nhà máy nhiệt điện than, vì đây là một trong các nguyên nhân chánh dẫn đến tình trạng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng đáng sợ tại Việt Nam!

Số 35. Tội ác sử dụng tiền Trung Cộng trên một phần lãnh thổ Việt Nam.



Theo Tiến Sĩ Phan Minh Ngọc, thì ngày 21/5/2014, “Ngân Hàng Nhà Nước đã có Quyết định số 11 ngày 21/5/2014, chỉ cho phép sử dụng Nhân dân tệ một cách hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam”.

Ngày 5/1/2015, “Hiệp hội doanh nghiệp Trung Cộng tại Việt Nam, và Ngân Hàng Công Thương Trung Cộng (ICBC), gởi đề nghị đến Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, đòi được thanh toán nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam”.

Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam đã chuyển đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, phía Trung Cộng viện lý lẽ rằng: “Việc giao dịch và thanh toán bằng “nhân dân tệ” trực tiếp tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà phát triển không ngừng của thương mại Việt - Trung”. Họ lập luận rằng: “Đến cuối năm 2013, ước tính kim ngạch thanh toán bằng “nhân dân tệ” đã đạt khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, đa số giao dịch thanh toán biên mậu bằng nhân dân tệ nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không chính ngạch”.

Phản ứng của giới trí thức và báo chí:

(1) Nhà báo Đào Tuấn, thẳng thắn viết trên báo Lao Động là cần một câu dứt khoát: “Đề nghị giao dịch chánh thức bằng Nhân Dân Tệ phải được hồi đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát, nếu chúng ta còn tôn trọng đồng bạc Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như tôn trọng độc lập quốc gia”.

(2) Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, khi trả lời phỏng vấn của báo Một Thế Giới, đã khẳng định: “Lời đề nghị thanh toán trực tiếp bằng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Với lý lẽ của phía Trung Quốc nói rằng, trong năm 2013 giao dịch bằng Nhân Dân Tệ tại vùng biên giới Việt–Trung lên đến 15 tỷ mỹ kim là bằng con đường không chính ngạch, ông Doanh nêu câu hỏi: "Ngân Hàng Nhà Nước và các tỉnh biên giới, cần phải có một câu trả lời rõ ràng là tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ mỹ kim bằng đồng Nhân Dân Tệ ở biên giới được? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?

“Phải kiểm soát rất rõ ràng chứ không thể nào dùng đồng Nhân Dân Tệ lưu hành ở Việt Nam như một đồng tiền thứ hai, không một nước nào có thể cho phép như vậy. Đây chính là vi phạm chủ quyền lãnh thổ và chẳng khác gì việc cho phép đồng Nhân Dân Tệ thao túng đồng tiền của Việt Nam”

(3) Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước: “Việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thanh toán Việt Nam - Trung Quốc cần được xem xét dưới nhiều góc độ, một là độ tin cậy và sức mạnh của đồng Nhân dân tệ, và hai là sức đề kháng của kinh tế Việt Nam. Bao giờ đồng Nhân dân tệ có thể chuyển đổi được ra vàng hay mỹ kim, hay đồng EURO, lại là chuyện khác. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Nhân dân tệ chưa làm được điều đó nên chúng ta sẽ phải chờ thêm”.

(4) Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ Tịch Hội Nhà Báo độc lập, cho rằng: “Đây không phải là vấn đề mới, vì Ngân Hàng Nhà Nước đã có quy định rõ ràng. Nhưng phải thận trọng, vì đây có thể là chủ trương trong chính sách gặm nhấm Việt Nam của Trung Quốc.

(5) Bà Phạm Chi Lan: “Nếu cho thanh toán trực tiếp bằng Nhân Dân Tệ là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, bởi nó tương tự như việc treo cờ, chỉ có thể là cờ của nước ta chứ sao có thể là cờ của nước khác được”?

Khi tôi đưa vào bảng tổng hợp tội ác này là tháng 7/2017, nhóm lãnh đạo Việt Cộng hoàn toàn im lặng, trong khi giới trí thức và nhà báo rất lo ngại vì cho rằng Trung Cộng tìm cách đưa đồng nhân dân tệ vào lũng đoạn thị trường Việt Nam, biến đồng nhân dân tệ thành đồng tiền song hành với đồng bạc Việt Nam, đây là điều không thể chấp nhận được, vì vi phạm chủ quyền Việt Nam. Nhưng then chốt của vấn đề là âm mưu của Trung Cộng, mà theo nghi ngờ của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, thì đề nghị sử dụng “nhân dân tệ” tại Việt Nam rất có thể là trong chính sách gậm nhấm của Trung Cộng.

Tính đến tháng 5/2014, đồng “nhân dân tệ” của Trung Cộng trở thành đồng tiền thương mại vào hàng thứ 7 trên thế giới. (trích trong Google.vn).

Số 36. Tội ác để Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông 2014-2017.



Điều 60 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, không có quy chế cho các đảo nhân tạo (Artificial islands), như sau: "Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng, và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, hoặc thềm lục địa. Với điều Luật trên, hành động của Trung Cộng bồi đấp các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, là không giá trị.

Vì vậy mà ngày 24/9/2014 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng Thống Philippines Benigno Aquino III, đã tố cáo hành động cải tạo các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Cộng.

Ngày 8/10/2014, đài Á Châu Tự Do trích bản tin của Tân Hoa Xã, theo đó thì Trung Cộng đã hoàn thành một sân bay trên đảo Phú Lâm trong Nhóm Đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, với đường băng dài 2.000 thước. Bài báo Tân Hoa Xã viết rằng: “Đường băng mới hoàn thành tại đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của Hoàng Sa, sẽ nâng cao khả năng quốc phòng của Trung Cộng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Ngày 13/7/2015, hình do vệ tinh của công ty DigitalGlobe chụp và công bố: "Trung Cộng đang mở rộng hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đường băng cũ trên đảo Phú Lâm, nay là đường băng mới dài khoảng 3.000 thước, đủ sức tiếp nhận các loại máy bay quân sự của Trung Cộng. Các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang xây nhiều cơ sở để chứa máy bay chiến đấu tại đây.... Trong khi đó, trên đảo Quang Hòa có một doanh trại quân đội mới xây xong. Cùng lúc, đảo Duy Mộng mà Trung Quốc chiếm đóng gần đó, các tòa nhà mới cũng xây cất xong (trích trong Wikipwdia).

Ngày 16/3/2015, Đá Vành Khăn (Anh ngữ là Mischief Reef) là rạn san hô "nửa vòng cung" thuộc Cụm Bình Nguyên, sâu từ 18,3 đến 29,2 thước về phía đông của cụm Gạc Ma. Đá Vành Khăn là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân, và Trung Cộng, nhưng Trung Cộng đã kiểm soát đảo Đá này từ tháng 2/1995. Tên Mischief là do nhà làm bản đồ Henry Spratly đặt vào năm 1791 khi ông đi qua vùng quần đảo Trường Sa (trích trong Wikipedia).

Ngày 26/5/2015, hình Đá Gạc Ma do IHS Janes chụp và Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) giải đoán cơ sở nơi đây như sau: "Một hải cảng nhỏ có khu vực neo đậu, 2 trạm chất hàng, 2 bãi đáp trực thăng, 3 hệ thống có thể là ăng ten liên lạc vệ tinh, 1 cơ sở đa nhiệm lớn, 2 tháp radar đang xây dựng, có thể là 6 tháp giám sát dành cho vũ khí, 4 tháp vũ khí, 1 hải đăng, 1 trạm năng lượng mặt trời với 44 tấm pin và 3 tuabin gió" (trích trong Tiềnphong online 27/5/2015).

Ngày 28/6/2015, bản tin trên báo Washington Post, cho thấy Trung Cộng gần như hoàn tất việc xây dựng một đường băng dài khoảng 3.000 thước trên đảo Đá Chữ Thập. Hình mới nhất do Digital Globe chụp ngày 2 và 13/7/2015, cung cấp cho Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế & Chiến Lược (CSIS) có trụ sở tại Washington DC. Theo AMTI, việc xây dựng căn cứ Không Quân vẫn còn tiếp tục với việc "lát mặt bằng, đánh dấu đường băng, xây thềm đế máy bay, hệ thống cảm biến, và bổ sung các cơ sở yểm trợ”. Hình ảnh chụp Đá Chữ Thập còn cho thấy một chiến hạm neo đậu tại đó (trích trong VNEXPRESS 28/7/2015).

Đá Subi. Hình chụp ngày 6/2/2015, và hình chụp ngày 17/4/2015. Hai hình với độ phân giải cao, cho thấy chỉ trong 10 tuần lễ mà Trung Cộng đã biến đảo nổi Subi có dạng một phi trường trên diện tích khoảng 2,65 cây số vuông. The Diplomat đưa tin: "Kích thước và hình dạng dải đất phù hợp một đường băng dài 3.300 thước, tương đương với độ dài đường băng trên đá Chữ Thập".

Ngày 18/7/2015, với hình Đá Subi mà Trung Cộng bồi đấp do Victor Robert Lee chụp, giúp giải đoán như sau: "Chiều rộng của Đá Subi sau khi bồi đấp, đủ để thực hiện đường băng cùng một đường song song cho máy bay ra đường băng. Tấm hình bên trái do vệ tinh chụp, cho phép giải đoán là Trung Cộng đang xây một đường băng lớn cho phi cơ sử dụng, vì tổng số xe chở bê tông là 34 chiếc, tức là thêm 14 chiếc so với ảnh vệ tinh chụp ngày 5/6/2015. Riêng tàu nạo vét bồi đắp quanh Subi chỉ còn 3 chiếc vẫn tiếp tục, tức là giảm 11 chiếc so với 6 tuần lễ trước đó. Được hiểu là công tác bồi đấp sắp hoàn tất, trong khi công tác xây cất dồn dập hơn trước" (trích trong VNEXPRESS 28/7/2015).

Năm 2015, hoàn tất 3 phi trường với phi đạo dài 3.000 thước trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, và Đá Su Bi. Năm 2016, khi phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế bác bỏ chủ quyền Trung Cộng trên Biển Đông, thì Trung Cộng nhanh chóng hoàn tất các cơ sở chứa hỏa tiễn, và các cơ sở phục vụ quân sự trên các Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, và Đá Châu Viên.

Tóm tắt. Như vậy, các căn cứ của Trung Cộng trên các đảo thiên nhiên và đảo nhân tạo từ các Đá Ngầm thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cộng với căn cứ Hải Quân và Không Quân trên đảo Hải Nam, đã tạo nên một chuỗi căn cứ quân sự theo chiều Bắc Nam trên Biển Đông, đủ mạnh cho Trung Cộng khống chế nhóm lãnh đạo Việt Cộng dưới dạng nào đó. Cũng với sức mạnh đó, vào lúc nào mà Trung Cộng cho là thuận lợi, rất có thể họ sẽ tuyên bố "vùng nhận dạng phòng không" để kiểm soát cả không phận lẫn hải phận phần lớn Biển Đông, trừ khi Hoa Kỳ mạnh mẽ can dự vào để bảo vệ, ít nhất cũng là bảo vệ đường hàng hải và hàng không.

Số 37. Tội ác về những người khi bắt tạm giam là chết trong đó.



Ngày 19/3/2016, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã họp với đoàn giám sát về “Tình hình oan, sai khi áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, và bồi thường thiệt hại cho người bị oan theo quy định của pháp luật”. Trong phiên họp có Phó Chủ Tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu và đại diện các Ủy Ban của Quốc Hội. Phía nhà nước có đại diện các bộ: Công An, Quốc Phòng, Tài Chánh, Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, và Bộ Tư Pháp.

Theo báo cáo, Trung Tướng Công An Việt Cộng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm trình bày tại phiên họp, rằng: “Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 (3 năm), đã có 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ và trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chính của các trường hợp tử vong này là do bệnh lý và do nghi phạm bị tạm giữ tạm giam tự sát”.

Đại Biểu Nguyễn Thái Học tỉnh Phú Yên, thành viên Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội đề nghị làm rõ hơn các số liệu được báo cáo. Theo báo cáo của Bộ Công An thi có 226.000 nghi phạm bị bắt giữ và chết trong nhà tạm giữ và trại tạm giam, mà nguyên nhân chính là do bệnh lý, do nghi phạm trong lúc bị tạm giữ tạm giam đã tự sát: “Vậy có nguyên nhân thứ yếu không? Và nguyên nhân đó là gì?”

Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Nguyễn Văn Hiện cũng ngờ vực: “Lý do mà đại diện Bộ Công An trình bày là không thuyết phục, và phải xác định rõ thêm”.

Trung Tướng Trần Trọng Lượng trả lời câu hỏi của Đại Biểu Nguyễn Thái Học, bằng cách nhắc lại con số 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ và trại tạm giam, đồng thời khẳng định nguyên nhân tự sát và do bệnh lý..

Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Xã Hội Đỗ Mạnh Hùng đề nghị: “Bộ Công An làm rõ điều kiện giam giữ như thế nào để người bị tạm giam tạm giữ chết nhiều như vậy, nhiều hơn cả bệnh lý. Lưu ý, pháp luật đã có quy định khi bị tạm giữ tạm giam, thì cơ quan tạm giữ tạm giam phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe cho người bị tạm giam tạm giữ, và đề nghị làm rõ thêm vấn đề này. Trong báo cáo, các đồng chí có nêu về các trường hợp chết vì HIV và một số bệnh bất khả kháng khác thì không đặt vấn đề, nhưng còn có những bệnh khác, liệu nếu không bị tạm giam tạm giữ thì họ có chết không? Ví dụ trong này nêu chết vì bệnh vảy nến, chết vì suy nhược cơ thể. Nếu không bị tạm giam tạm giữ thì họ có chết không? Rồi bệnh tim thì có thể đột tử. Nhưng nhiều trường hợp bệnh tim ở điều kiện thường có thể qua được khỏi được. Vậy trách nhiệm của cơ quan tạm giam tạm giữ như thế nào?”

Trung Tướng Trần Trọng Lượng trả lời: “Hiện tại chưa có tin tức cụ thể, và sẽ cho tìm hiểu bổ sung các vấn đề được nêu ra tại cuộc họp hôm nay”.

Tháng 10/2017, Mạng Bloggers trong nước phổ biến tập tài liệu cũng về người dân bị bắt vào đồn Công An, hoặc tại trại tạm giam tạm giữ rồi lăn đùng ra chết trong đó, “Stop police killing civilians 2” do Mạng Lưới Bloggers Việt Nam sưu tầm với 69 người chết trong đồn Công An khi bị gọi đến làm việc, bị tạm giam tạm giữ, con số này nhằm bổ sung tài liệu từ tháng 10/2014 đến tháng 8 năm 2017.

Con số theo từng năm, thì năm 2014 với 22 trường hợp, năm 2015 với 18 trường hợp, năm 2016 với 18 trường hợp và cập nhật đến tháng 8 năm 2017 với 11 trường hợp. Cũng vì tập tài liệu này mà Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh -một trong những sáng lập viên của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam- bị bắt giam ngày 10/10/2016, vì Công An tỉnh Khánh Hòa cáo buộc vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước Việt Cộng”.

Từng là một tù nhân bị giam giữ tại trại tạm giam Trần Phú và trại Thanh Hóa 5, blogger Phạm Thanh Nghiên xin chia sẻ vài chi tiết để giúp người quan tâm đến vấn nạn công dân chết trong đồn Công An cũng như trong nhà tạm giam tạm giữ, có câu trả lời “tự tử trong đồn Công An hay trong nhà tù là khó hay dễ?”

Bắt đầu chuyện kể: “Bước chân vào nhà tù (trại tạm giam, nhà tạm giữ), việc đầu tiên là bị khám xét toàn thân và vật dụng mang trên người, mà họ gọi là kiểm tra thân thể xem “bị can”, có mang theo thứ gì để tự tử không. Quy định nơi giam giữ là không được mang theo, tàng trữ, sử dụng vật cấm như chất nổ, chất phóng xạ, bom, mìn, vật sắc nhọn... cho đến những thứ tưởng rất bình thường như áo xu chiêng, dây nơ kẹp buộc tóc... đối với nữ, quần sịp đối với nam.

Không được để móng tay, móng chân. Bàn chải đánh răng phải bị chặt gần cụt cán trước khi dùng. Không được dùng dây phơi quần áo, không được đi dày dép, quần áo không được có dải rút, không được đeo mắt kính (dù cận lòi ra), không đeo đồ trang sức, không được dùng dây thắt lưng... Tất cả những thứ như bát ăn cơm, ca cốc uống nước đều phải là đồ nhựa. Không được dùng đũa mà phải dùng thìa (muỗng) nhựa...”

“Lý do mà họ viện dẫn là để các “bị can hay phạm nhân” không có phương tiện để tự tử. Chưa kể việc các buồng tạm giam, tạm giữ được “canh phòng” rất cẩn mật, thậm chí gắn cả camera để kiểm soát mọi cử chỉ hay hành động của tất cả những người giam giữ trong đó”. Đối với những buồng giam tập thể, cai tù còn phân công các tù nhân chia ca, thức đêm để gác, nhằm ngăn chặn những vụ tự tử có thể xảy ra.

Nhưng không hiểu sao, các vụ tự tử, chết trong những nơi tạm giam, tạm giữ vẫn thường xuyên xảy ra và có xu hướng gia tăng. Còn khi bị bắt vào đồn Công An, điều đầu tiên là bị tước hoặc vô hiệu hóa các phương tiện liên lạc của người bị bắt. Các vật cấm đã liệt kê ở trên, như: bom, mìn, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí v.v... đương nhiên phải bị tịch thu từ trước...”

Với những kiểm soát ngặt nghèo đó -theo bạn- việc tự tử trong đồn Công An, trong trại tạm giam hay nhà tù, là dễ hay khó?”

Trong bản tin đài BBC ngày 10/7/2017, một luật sư trong nước xin giấu tên, nói với đài BBC rằng: “Người dân có quyền nghi ngờ về những cái chết trong đồn Công An, một khi kết quả giám định pháp y những vụ này không được công khai và được xem là bí mật nhà nước”.

38. Tội ác cấp chứng minh nhân dân theo mẫu của Trung Cộng.



Từ ngày 7/12/2015, Phòng cảnh sát quản lý hành chánh về trật tự xã hội Công An thành phố HCM, và công an các quận/huyện bắt đầu cấp phát hoặc đổi mới Chứng Minh Nhân Dân 12 số. Những thẻ CMND còn trong hạn sử dụng không cần đổi, cho đến khi hết hạn.

Tại sao thẻ CMND của Việt Nam phải 12 số? Ngày 15/6/2017, dân số Việt Nam là 95.367.378 người (VietNam Population), trong khi thẻ CMND với 9 số đã sử dụng tại Việt Nam từ lâu nay rất hợp lý. Với 9 con số, vẫn sử dụng đến khi dân số lên đến 999 triệu 999 ngàn 999 người mới cần thêm 1 con số nữa, tức là đến con số tỷ. Nhưng liệu bao nhiêu thế kỷ nữa thì dân số Việt Nam mới lên đến con số tỷ mà lãnh đạo Việt Cộng lại sử dụng 12 con số ngay từ năm 2015?

Với hàng số đỏ trên thẻ chứng minh nhân dân mẫu bên cạnh, đọc là 1 tỷ 0 trăm 98 triệu lẻ 6.114 người. Vậy, bao giờ dân số Việt Nam lên đến con số ấy?

Tướng Công An Việt Cộng Trần Vệ, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh Sát quản lý hành chánh về trật tự an toàn xã hội, giải thích: "Mục tiêu đặt ra là xây dựng được một hệ thống thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký CMND trên mạng máy tính được nối mạng giữa trung ương và địa phương. Sản xuất và cấp phát CMND mới trên hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn thẻ quốc tế phục vụ nhu cầu giao dịch của công dân và phục vụ công tác bảo vệ an ninh, an toàn xã hội. Sử dụng công nghệ nhận dạng sinh trắc học hiện đại để quản lý và nhận dạng trong thời gian thu thập dữ liệu, cấp phát và quản lý CMND, tránh làm giả, nâng cao độ bền. Mỗi công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên đều được cấp CMND, với một số CMND duy nhất cho người đó, không cho phép một người có nhiều CMND, hoặc nhiều người có số CMND giống nhau. Giai đoạn 1 trong khoảng 5 năm, sẽ cấp thẻ Chứng Minh Nhân Dân cho 24.000.000 người".

Ông Tướng Công An này giải thích rằng: “Máy tính cùng với máy móc hiện đại, công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế", vậy là Công An Việt Cộng sử dụng máy computer mà trong nước gọi là "vi tính" để ghi nhận dữ kiện, và từ đó cấp phát thẻ CMND thì làm sao một người có nhiều CMND được? Làm sao nhiều thẻ CMND lại trùng những con số được? Vì khi tên người, địa chỉ, hay số CMND vào máy, mà khi trùng với họ tên, địa chỉ hoặc số CMND của người đã được cấp trước đó, thì lập tức những dữ kiện trùng hợp này sẽ hiện lên màn ảnh nhỏ, lúc ấy người sử dụng máy phải nhận biết có trùng dụng thì đâu có cấp phát. Phải chăng, lời giải thích của Tướng Trần Vệ chỉ là sự quanh co tránh né sự thật?

Vậy, với ba số 000 tận cùng bên trái trên thẻ CMND đã và đang cấp phát cho người dân Việt Nam, có phải là cách chuẩn bị để năm 2020 Việt Nam sáp nhập vào nước Tàu theo Biên Bản Hội Nghị Thành Đô ngày 4/9/1990 chăng? Vì dân số của họ lúc 2 giờ 21 phút chiều (giờ UTC) ngày 12/7/2017 là 1.379.027.710 người (trích trong US and World Population Clock) mới cần 12 số.

Theo Luật Căn Cước Công Dân, thì thẻ CCCD có hiệu lực từ đầu năm 2016. Nay là cuối năm 2019, vẫn còn trong thời gian đổi thẻ CMND để nhận thẻ CCCD, vì vậy mà trong xã hội đang sử dụng hai loại thẻ CMND và thẻ CCCD.

Cũng vì vậy mà gần 4 năm qua, nhiều người dân gặp nhiều rắc rối, vì con số trên những giấy tờ tùy thân không nối tiếp nhau mỗi khi thay đổi loại thẻ, nên khi giao dịch với ngân hàng, với cơ quan thuế vụ, và những dịch vụ cần đến cơ quan công quyền, dù cơ quan đó nhận biết khách hàng quen mặt, nhưng những con số trên thẻ tùy thân không trùng số trên hồ sơ tại cơ quan, nên không thể giải quyết bất cứ vần đề gì.

Điển hình là trường hợp anh Trung, 27 tuổi, tại Hà Nội, rất phẫn nộ khi anh nói:

“Tôi mất toàn bộ giấy tờ tuỳ thân, và thẻ ngân hàng. Sau khi xin cấp căn cước công dân (CCCD) thay thế CMND, tôi đến ngân hàng để làm thủ tục cấp lại thẻ. Nhưng nhân viên ngân hàng yêu cầu tôi phải đưa ra CMND cũ hoặc bản photo mới có thể làm thủ tục, vì hồ sơ tại ngân hàng chỉ biết số CMND cũ, thành ra không giải quyết được. Tôi phải về Công An Phường chờ đợi họ cấp giấy chứng nhận đổi thẻ CCCD mới giải quyết được”.

Anh tức quá, nói lớn lên tại ngân hàng, sau khi rút được tiền: “Đúng là cái họa CCCD ập xuống đầu người dân Việt”.

Trường hợp ông Sơn, tại Hà Nội, ông nói với sự bực tức:
“Tôi rất khốn khổ sau khi đổi CMND để nhận thẻ CCCD. Mới đây, khi đến ngân hàng rút tiền tiết kiệm thì tôi không rút được, vì số trên thẻ CCCD hiện tại khác với số trên CMND đã đổi. Theo nhân viên ngân hàng chỉ dẫn, tôi phải về Công An Phường chầu chực chờ xin giấy chứng nhận là tôi đã đổi CMND và nhận thẻ CCCD”.

Trường hợp chị Vũ Thị Hằng.

Chị Hằng từ quê lên mua nhà tại Hà Nội để sinh sống hơn 10 năm nay. Do đã có “tờ khai gia đình” (chữ Việt Cộng là hộ khẩu), nên chị đổi lấy thẻ CCCD tại Hà Nội, và lần đổi CCCD là lần thứ 3.

Khi chị Hằng cần thế chấp nhà đất cho ngân hàng để vay vốn. Nhưng, khi làm thủ tục, chị Hằng gặp rắc rối tệ hơn anh Trung và ông Sơn nhiều.

Vì ngân hàng đổi chiếu giấy tờ kết hôn của chị với chồng chị, thì số trên thẻ CMND đầu tiên không giống nhau nên ngân hàng từ chối. Nhân viên ngân hàng yêu cầu Chị phải có xác nhận của Công An về số CMND cũ với thẻ CCCD hiện nay mới có thể giải quyết.

Nhưng, khi về quê để nhờ cơ quan công an xác nhận CMND cũ, chị Hằng tiếp tục gặp phải rắc rối khó khăn hơn, vì đã hai lần đổi số CMND và chị không còn lưu giữ, nên Công An không thể cấp giấy xác nhận cho Chị. Cuối cùng, chị Hằng phải từ bỏ ý định thế chấp căn nhà để vay vốn ngân hàng, do không có cách nào hoàn tất thủ tục.

Số 39. Tội ác thỏa thuận tiếp tay Trung Cộng chuẩn bị sáp nhập.



Tổng Bí Thư Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, từ ngày 12 đến 15/1/2017. Ngay chiều 12/1/2017, đã ký 15 căn kiện soạn sẳn. Rất có thể khi thấy tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nhắm vào Trung Cộng e sẽ có trở ngại, nên ông Tập Cận Bình gọi ông Nguyễn Phú Trọng sang ký các văn kiện này, để cán bộ Trung Cộng chánh thức sang làm việc chung với cán bộ Việt Cộng mà không cần chờ đến khi sáp nhập.

(1). “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa lãnh đạo Việt Cộng với lãnh đạo Trung Cộng”.

Sẽ không bao giờ có chuyện "hợp tác song phương”, mà phải hiểu là “chỉ có hợp tác một chiều”. Tin rằng, hành động vội vàng này cho thấy Trung Cộng chuẩn bị nhân sự cho cuộc sáp nhập êm thắm.

(2) “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh Tế trung ương Việt Cộng với TrungTâm Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Vụ Viện Trung Cộng”.
Có nghĩa là Việt Nam phải ghi nhớ mọi hoạch định kinh tế của lãnh đạo Việt Cộng, sẽ là một phần trong toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế của Trung Cộng. Liệu có phải những kế hoạch kinh tế của Việt Cộng từng bước đi vào kế hoạch của Trung Cộng chăng?

(3) ”Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”.
Khi một dự án nằm trong lãnh thổ Việt Nam được đưa vào "văn kiện hợp tác", có nghĩa là Trung Cộng đang biến lãnh thổ Việt Nam từng bước trở thành lãnh thổ Trung Cộng.

(4) “Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc Phòng Việt Cộng với Bộ Quốc Phòng Trung Cộng đến năm 2025”.

Vậy là, hai Bộ Quốc Phòng chỉ là một trên một lãnh thổ mở rộng.

(5) “Hiệp định khung hợp tác cửa biên giới đất liền giữa Bộ Quốc Phòng Việt Cộng và Tổng Cục Hải Quan Trung Cộng”.
Quan thuế cũng theo kế hoạch chung do Trung Cộng lãnh đạo.

(6) “Kế hoạch hợp tác du lịch Việt Cộng-Trung Cộng giai đoạn 2017-2019”.
Bắt đầu “tập dượt” cho những bước để người Việt Nam và người Tàu quen dần với văn hóa Tàu ngang ngược, thô lổ sơ khai, dần theo thời gian sáp nhập vào nước Tàu từ năm 2020.

(7) “Thỏa thuận hợp tác giữa nhà xuất bản Sự Thật của Việt Cộng với nhà xuất bản Nhân Dân của Trung Cộng giai đoạn 2017-2021”.
Đây là bước phối hợp giữa nhà xuất bản Sự Thật tại Hà Nội với nhà xuất bản Sự Thật của Trung Cộng trở thành một hệ thống.

(8) “Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam - sức lôi cuốn của Trung Hoa” giữa đài truyền hình Việt Cộng và đài truyền hình Trung Cộng.
Sự hợp tác này giống như hợp tác về xuất bản.

(9) “Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Phát Thanh trung ương của Việt Cộng và Đài Phát Thanh trung ương của Trung Cộng”.
Sự hợp tác về phát thanh, cũng trong trường hợp hợp tác về truyền hình.

******

Quí độc giả có nghĩ rằng: “Liệu chuỗi tội ác mà tôi tổng hợp từ 1945 đến 1990 là lãnh đạo Việt Cộng thi hành lệnh của Quốc Tế Cộng Sản, và từ 1990 đến 2018 này có phải là trong kế hoạch từng bước đưa Việt Nam sáp nhập vào nước Tàu không? Chữ “từng bước” không phải do tôi nghĩ ra, mà là tôi trích nguyên văn đoạn cuối trong Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990, là: “... Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết từng bước êm thắm cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa, mà giai đoạn đầu là quốc gia tự trị”.

Cho dù có phải hay không phải, rõ ràng là từ khi Cộng Sản Việt Nam có mặt trên quê hương Việt Nam năm 1945 đến nay đã hơn 70 năm, ông Hồ Chí Minh và tiếp nối bởi các nhóm lãnh đạo Việt Cộng, đã tìm mọi cách để xóa bỏ dòng lịch sử dân tộc Việt Nam và thay vào đó là lịch sử Việt Cộng do họ dựng lên, song song với sự đẩy lùi nền văn hóa nhân bản dân tộc, và thay vào đó là “con người mới văn hóa mới xã hội chủ nghĩa do họ xây dựng”. Và kết quả mà họ đạt được là một xã hội vô cảm, một xã hội mà mọi người sống với nhau bằng dối trá, đến mức ngày nay chỉ có dối trá là sự thật trong xã hội!

******

Ngày 4/3/2017, bài viết “Trên Dường Hán Hóa” của Ký Thiệt, như sau: “Theo tài liệu tối mật về Hội Nghị Thành Đô năm 1990, chỉ còn 3 năm nữa thì Việt Nam trở thành quốc gia tự trị của Trung Cộng. Từ khi những bí mật của Thành Đô bị phơi bày ra ánh sáng, thì mọi người Việt Nam đều kinh hãi và bàn tán rất nhiều trong dân gian, về việc lãnh đạo Việt Cộng lén lút ký tên giao nước Việt Nam cho Trung Cộng, mà miệng của họ vẫn chối lia lịa. Nhiều sử gia trong nước cũng như tại hải ngoại nhận định rằng: “Tội bán nước của Việt Cộng là sự thật ít nhất cũng đến 90%”. Quí vị hãy kiểm lại những sự kiện trong thực tế 30 năm qua, sẽ nhận ra điều này. Nếu 94 triệu dân trong nước không đứng lên giành lại quyền làm chủ đất nước, thì năm 2020, người dân sẽ ra sao?

Và ngày 6/3/2017 với bài viết “Khi Trở Thành Khu Tự Trị Của Trung Cộng” của Giáo sư Trần Đình Sử, và là nhà giáo nhân dân, thì việc gì xảy ra: “Trước hết, tên nước Việt Nam dần dần bị xóa mất. Tiếp theo là dân Tàu tràn sang nước ta. Chữ Hán sẽ là ngôn ngữ chánh, văn hóa Việt, tiếng Việt, sẽ biến mất theo thời gian. Người Việt sẽ bị di dời tản mác trên lãnh thổ mênh mông của Tàu, và dân số sẽ giảm dần, dù dãi đất hình cong chữ S vẫn còn đó!”

Số 40. Tội ác biến phụ nữ Việt Nam thành món hàng bán sang Trung Cộng.



Bài viết “Món hàng đàn bà Việt Nam” của tác giả Phan Nguyên Luân tường thuật bài phóng sự chiếu trên đài truyền hình “France Television/France 2” tháng 10/2017. Bài phóng sự do đặc phái viên của Pháp thực hiện, đã làm phẫn nộ đồng bào Việt trong nước lẫn hải ngoại. Trước hết, người xem có cùng cảm xúc trái tim bị co thắt lại vì xót xa cho phận đàn bà Việt Nam sống dưới chế độ Việt Cộng.

Chúng ta hãy nhìn lại dòng lịch sử Việt Nam, chưa có một triều đại nào từ thời lập quốc Việt Nam của Vua Hùng Vương đến ngày nay mà Phụ Nữ Việt Nam bị khinh rẻ một cách nhục nhã đến như vậy!

Một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, người Phụ Nữ cũng không bị bán thân, đẩy ra hải ngoại làm tôi tớ như món hàng. Gần một trăm năm bị giặc Pháp đô hộ, phụ nữ vẫn bình yên sống. Những năm phát xít Nhật xâm chiếm, phụ nữ Việt Nam cũng không bần cùng. Hai mươi mốt năm chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, phụ nữ Việt Nam, chẳng những không bị khinh miệt, mà còn nâng cao vị trí phụ nữ trong xã hội. Thế thì… tại sao Việt Nam sau 42 năm không còn tiếng súng, hòa bình trên khắp quê hương, mà người Phụ Nữ bị rao bán một cách nghiệt ngã tang thương? Như vậy, chúng ta khẳng định Việt Cộng là thủ phạm bán nước, hại dân, đẩy đồng bào ra nước ngoài làm lao công để trừ nợ, và rao bán phụ nữ cho ngoại bang một cách tinh vi để thủ lợi riêng.

Sau đây là bài phóng sự được chiếu trên đài truyền hình quốc gia Pháp, nói về chuyện tổ chức bán đàn bà Việt Nam cho dân Trung Cộng. Thú thực, tôi không dám coi hết, như không có đủ can đảm nhìn vết thương nhầy nhụa trên thân thể mình.

Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel do Tổng Thống Pháp chủ tọa ), tác giả cuốn Indignez-vous ! (Hãy Nổi Giận ).. Nếu cùng với việc bán nước, chuyện bán đàn bà cho người Tàu không làm chúng ta nổi giận, chắc chúng ta sẽ chấp nhận bất cứ sự sỉ nhục nào.

Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông Trung Cộng ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.

Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập cảng” qua Trung Cộng , trên nguyên tắc để làm vợ cho các “quang côn” -những cành cây trụi lá- nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.

Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các “quang côn” được tập trung tại một khách sạn, họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5.000 đồng Euro, vào khoảng 8.000 đô-la Mỹ, những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương, “échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.

Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên, không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến thông hành với visa nhập cảnh Trung Cộng. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh, mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.

Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam là điều sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa. Kiếp đàn bà của dân tộc Việt chúng ta dưới chế độ cộng sản, bị khinh bỉ rẻ rúng đến như vậy. Nhóm lãnh đạo Việt cộng đã làm cho tổ quốc mục ruỗng, và dân tộc trở thành nô lệ của họ!

*****

Với tôi, bản chất gian trá của lãnh đạo Việt Cộng giữa lời nói với hành động trong giai đoạn lịch sử từ năm 1954 đến nay là năm 2018, như sau:

Nói giải phóng, nhưng thật sự họ là xâm lăng, vì nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân àn sang đánh chiếm nước Việt Nam cộng Hòa, phải nói là xâm lăng chớ sao gọi là nội chiến?

Nói thống nhất, nhưng họ đã nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam theo lệnh của cộng sản quốc tế.

Nói nhân dân là chủ, cán bộ là đầy tớ”, nhưng thật ra nhân dân chỉ là một phương tiện lót đường cho họ nắm quyền lực mà thâu tóm tài sản.

Nói độc lập, nhưng họ quy lụy Trung Cộng.
Nói tự do, nhưng họ là độc tài chuyên chính.
Nói hạnh phúc, nhưng toàn dân như bị họ nhốt trong cái lồng.
Nói tự do ngôn luận, nhưng mọi người bị họ bịt mắt bịt tai bịt miệng.
Nói giáo dục khoa học, nhưng chỉ đào tạo những thế hệ thần dân để tuân lệnh đảng, và chết cho đảng. Mở miệng ra là khoa học kỹ thuật, nhưng sử dụng côn đồ và luật pháp rừng rú đàn áp người dân yêu nước chống Tàu lấn chiếm biển đảo.

Nói từ khi có đảng đến nay không còn người bóc lột người, câu này thì đúng. Rất đúng, vì không có người bóc lột người, mà hơn 40 năm qua chỉ có đảng bóc lột người dân một cách tàn tệ và toàn diện thôi. Không phải chỉ dân bị bóc lột, mà tổ quốc Việt Nam cũng bị họ bóc lột, đến nỗi da đầu của tổ quốc lỡ loét nhăn nhúm vì Việt Cộng tặng 789 cây số vuông dọc biên giới cho Tàu, bên trái mãng da đầu cũng bị Việt Cộng cắt đi 11.362 cây số vuông trên Vịnh Bắc Việt cho Tàu, và toàn thân Mẹ Việt Nam thì loang lỗ như tấm da beo, bởi lãnh đạo Việt Cộng cho dân Trung Cộng lập những làng mạc riêng biệt trên khắp lãnh thổ Việt Nam.”

Và khi lãnh đạo Việt Cộng nói đến quê hương dân tộc, thì họ nhân danh lãnh đạo để ngồi trên đầu Tổ Quốc với Nhân Dân.

Số 41. Tội ác phung phí tài sản quốc gia.



41a. Dự án nhà máy thép Thái Nguyên 8.000 tỷ đồng.



Trích trong bài của Hà Duy trên VietNamNet ngày 18/3/2016.
Năm 2007, Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên ký hợp đồng chọn Tập Đoàn Xây Lắp Luyện Kim (MCC) là nhà thầu Trung Cộng làm tổng thầu EPC Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn II, với công suất mở rộng 500.000 tấn phôi/năm + 500.000 tấn thép cán/năm. Đây là dự án nhóm A được vay vốn ưu đãi, với tổng số vốn đầu tư khi bắt đầu là 3.800 tỷ đồng.

Dự án khởi công ngay trong năm 2007 nhưng không bao lâu sau đó, dự án phải dừng hoạt động vì Việt Nam bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong vùng. Năm 2009, dự án khởi động trở lại, nhưng đã bị đội vốn cao hơn 2 lần, từ 3.800 tỷ đồng tăng lên 8.100 tỷ đồng.

Tháng 7/2012, dự án mở rộng giai đoạn 2 phải dừng hoạt động, khi đang xây dựng thì nhà thầu Trung Cộng (MCC) bỗng dưng kéo nhau về nước, bỏ lại những hạng mục còn dở dang và trang thiết bị chất đầy trong kho. Tính đến nay (2016), dự án đã hoang phế gần 4 năm.

Vậy là, Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên ( TISCO ) đã chi ra nhiều ngàn tỷ đồng vào dự án, sau gần 10 năm vẫn chưa vào sản xuất, lại rơi vào tình trạng dang dở dang, hoang tàn.

Ngày 16/3/2016, trước cổng Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên, từng hàng xe vận tải nối đuôi nhau chờ vào bên trong chở thép, nhưng thật ra là cả một khu vực bên trong là một nhà máy đã nuốt nhiều ngàn tỷ đồng đang trong tình trạng hoang phế nhiều năm qua. Hằng trăm hạng mục lớn nhỏ như luyện gang, luyện thép, hệ thống lò cao, ... của một dự án quy mô gần chục ngàn tỷ đồng đang nằm phơi nắng, phơi mưa, cỏ dại, dây leo phủ đầy. Từng mảng bê tông bong tróc, nham nhở. Những khung nhà thép dở dang, những băng chuyền đã được lắp đặt, máy móc cũ gỉ, ... im lìm trên khu đất rộng nhiều mẫu tây. Từng là một đại công trường hoạt động rộn rịp, nay thì hoang vắng không một bóng người. Những khu nhà xập xệ, mốc meo. Nếu không tận mắt chứng kiến, không ai có thể tin nổi những nhà kho trở nên cũ kỹ, mái tôn thủng lỗ lại là nơi chứa biết bao thiết bị của một nhà máy thép qui mô.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thắng, một công nhân của nhà máy cho biết: “Tôi làm ở đây được 10 năm rồi, từ khi còn chưa lấy vợ, dự án này cũng chưa có. Thế mà đến giờ có vợ, có con lớn rồi mà dự án vẫn chưa xong. Hồi còn thi công, có tới hằng ngàn công nhân làm việc ở đây. Giờ thì chẳng còn ai. Bao nhiêu tiền của đổ vào, xót thật. Một công nhân có mức lương 4 đến 5 triệu đồng/tháng, cũng không thể hiểu được vì sao một nhà máy được đầu tư đến hằng chục ngàn tỷ đồng lại thê thảm đến như vậy".

Chánh phủ và các bộ ngành, đã nhiều lần hội họp tìm cách giải quyết. Trong cuộc họp của "Thường Trực Chánh Phủ" hồi tháng 11/2015, đã quyết định: "Thủ Tướng chánh phủ giao Bộ Công Thương ra lệnh Tổng Công Ty Thép Việt Nam, và Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên, cùng nhau đàm phán dứt khoát với Tập Đoàn Xây Lắp luyện Kim Trung Cộng, tìm phương cách tiếp tục thực hiện dự án".

Theo báo cáo từ TISCO lên các cơ quan trách nhiệm, từ năm 2012 đến cuối tháng 1/2016, TISCO đã đàm phán 10 lần với nhà thầu Trung Cộng MCC để tìm cách tái khởi động dự án. TISCO cũng phối hợp với cơ quan kiểm toán, rà soát với các nhà thầu thi công để biết rõ khối lượng cũng như phẫm chất của các hạng mục đang dang dở.

TISCO cũng đã thuê Tổng Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Việt Nam, và Viện Kinh Tế Xây Dựng thuộc Bộ Xây Dựng, thẩm tra và báo cáo điều chỉnh tổng mức đầu tư, và duyệt lại hiệu quả kinh tế của dự án, với hai điều kiện: "Một là, tái khởi động vào ngày 1/4/2016, và tiếp tục hoàn thành để đưa vào sản xuất từ ngày 1/1/2018. Hai là, tính đầy đủ các khoản chi phí và không đầu tư hạng mục sản xuất cốc luyện kim làm nguyên liệu cho lò cao sản xuất gang".

Theo báo cáo mới nhất của TISCO gửi Bộ Công Thương, tổng mức đầu tư lên đến con số 9.031 tỷ đồng. So với tổng mức đầu tư đã được duyệt lại và phê duyệt năm 2014, tổng mức đầu tư này cao hơn tới 927 tỷ đồng, tức là phải cung cấp thêm vốn. Nhưng theo tính toán của đơn vị tư vấn, thì dự án sẽ không có hiệu quả kinh tế khi thời gian thu hồi vốn ước tính phải đến 23 năm sản xuất, hay nhiều hơn nữa.
Cuối cùng thì dự án 8.000 tỷ đồng sau gần 10 năm xây dựng, bỗng dưng bị nhà thầu Trung Cộng lũ lượt kéo về nước mà không ai biết nguyên nhân, cũng từ đó mà nhà máy này trở thành hoang phế.

*****

41b. Dự án bô xít Tây Nguyên 32 ngàn tỷ đồng.



Trích bài của CTV Danlambao ngày 25/02/2017: "Lãnh đạo Việt Cộng đã phung phí tài sản quốc gia qua các dự án của tập đoàn TKV".

Tháng 11/2007, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết Định số 167, thăm dò khai thác quặng bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản Quốc Doanh Việt Nam (TKV) thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của Trung Cộng khai thác. (trích trong Wikipedia)

Nhà máy bauxite nhôm Tân Rai, Lâm Đồng. Phê duyệt năm 2006. Vốn đầu tư ban đầu là 7.787 tỷ đồng. Sau bốn lần tăng vốn, nâng số vốn tổng cộng đến năm 2013 là 15.414 tỷ đồng.

Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ, Đắc Nông. Phê duyệt năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu là 3.285 tỷ đồng. Sau ba lần điều chỉnh, đến năm 2014 thì tổng số vốn đầu tư lên đến 16.821 tỷ đồng = tăng 500%.

Vậy là, tổng cộng vốn đầu tư từ ngân sách quốc gia và vay nợ cho 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, khởi đầu là 11.072 tỷ đồng, sau những lần điều chỉnh đã đẩy tổng số vốn lên đến 32.235 tỷ đồng = 1 tỷ 410 triệu mỹ kim.

Năm 2016, báo cáo của TKV thì tổng sản lượng dự trù được 600.000 tấn/năm, trong khi giá Alumin trên thế giới năm 2016 trung bình là 320 mỹ kim/tấn. Căn cứ số sẽ sản xuất và bán theo giá của năm 2016, sẽ thu được 182 triệu mỹ kim/năm. Vẫn theo báo cáo của TKV, thì: “Sau 10 năm xây dựng 2006-2016, nhà máy đã hoàn thành phần căn bản và vừa chạy thử, sẽ ra sản phẩm hydrat từ ngày 10/11/2016, và dự định sẽ ra sản phẩm alumin từ tháng 12/2016, và nhà máy sẽ chánh thức hoạt động thương mại trong 3 tháng đầu năm 2017".

Nhưng đến tháng 2/2017, vẫn chưa thấy báo cáo nào về hoạt động của các nhà máy.

Vẫn theo báo cáo của Tập Đoàn Than & Khoáng Sản Việt Nam (TKV), ngoài số vốn đầu tư đã chi ra hơn 30.000 tỷ đồng, tập đoàn TKV còn có khoản nợ khác -nhưng không nói khoản nợ gì- là 13.696 tỷ đồng nữa = khoảng 600 triệu mỹ kim.

Dù núi nợ chồng chất mà chưa biết làm sao phải trả, vì vốn đầu tư của các dự án tăng vọt so với ban đầu là rất lớn, nhưng tập đoàn TKV đang trình thêm những dự án khác nữa: (1) Dự án Mỏ Khe Chàm II-IV, vốn đầu tư 12.568 tỷ đồng. (2) Dự án đầu tư khai thác mở rộng Than Mạo Khê, tổng vốn đầu tư 5.868 tỷ đồng. (3) Dự án mỏ Núi Béo, tổng vốn đầu tư 5.331 tỷ đồng. (4) Dự án xây dựng trụ sở TKV tại Hà Nội: 3.771 tỷ đồng. (5) Dự án xây tòa trụ sở TKV tại Quảng Ninh: 964,7 tỷ đồng.

Tổng cộng vốn bỏ ra cho những dự án mới này là 28.502 tỷ đồng = khoảng 1 tỷ 250 triệu mỹ kim nữa.

Vậy là số vốn tăng gần 300%, phải xem là dự án do người soạn thảo rất kém về tham mưu lẫn chuyên môn. Hoặc, đó là cách thúc đẩy để lãnh đạo phê duyệt nhanh chóng, mà Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố là "chủ trương đúng đắn của Bộ Chính Trị", sau đó sẽ tăng vốn lên để có cơ hội rút tỉa vốn đầu tư cho vào khối tài sản cá nhân.

****

41c. Dự án nhà máy sản xuất bột giấy 3.000 tỷ đồng.



Trích trong VnExpress ngày 9/9/2016, do phóng viên Hoàng Nam thực hiện.

Ông Võ Văn Kiệt, ra miền bắc theo Việt Cộng. Ông sống với một người phụ nữ tại đây và cho chào đời đứa con trai tên Nam. Phan Thanh Nam sinh năm 1952, chính là đứa con rơi của ông Võ Văn Kiệt.

Năm 2007, công ty Tracodi thực hiện dự án nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam, một công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên của Tổng Công Ty phát triển công nghiệp và vận tải, do Phan Thanh Nam làm Tổng Giám Đốc. Bước đầu, với vốn đầu tư được cấp từ ngân sách quốc gia là 2.000 tỷ đồng, dự trù sản xuất 100.000 tấn bột giấy/một năm với nguyên liệu chính là từ cây đay. Theo lãnh đạo nhà máy, khi hoàn tất và bắt đầu cho ra đời những tấn sản phẩm bột giấy tốt nhất Việt Nam, tương đương với phẩm chất Âu Châu.

Nghe hấp dẫn quá, lãnh đạo tỉnh Long An cho phát động phong trào nông dân trồng đay -thay vì trồng lúa- trên một diện tích hơn 10.000 mẫu tây để cung ứng nguyên liệu cho nhà máy.

Trong năm 2007 và 2008, công ty Tracodi đã ký hợp với nông dân 2 huyện trong vùng Đồng Tháp Mười là Mộc Hóa và Thạnh Hóa, trồng cây đay trên diện tích ban đầu gần 500 mẫu tây có thể cung cấp khoảng 600 tấn đay sợi. Năm 2009, nông dân ồ ạt chuyển sang trồng đay, diện tích ban đầu từ 500 lên 3.000 mẫu tây, và tipế tục tăng lên hơn 8.000 mẫu tây trồng cây đay.

Thế rồi, khi nhận một khối lượng cây đay do các chủ ruộng đay cung cấp và đưa vào máy chạy thử, thì cả hệ thống nhà máy luôn bị tắc nghẽn do dây chuyền không thể chặt được cây đay.

Ông Nguyễn Văn Chí, một trong số những người bỏ trồng lúa chuyển sang trồng cây đay, than thở với phóng viên VnExpress: "Lúc vận động nhà nông bỏ lúa trồng cây đay, công ty có hứa sẽ ổn định với giá cao, và bảo đảm cho nông dân có lời. Ngờ đâu, sau khi nhà nông vay hằng trăm triệu đồng đầu tư trồng cây đay, thì công ty chỉ mua cầm chừng, hoặc ép giá rẻ mạt, khiến chúng tôi lỗ nặng”.

Trước thực trạng này, Thủ Tướng Việt Cộng đã yêu cầu Tổng Công Ty Giấy Việt Nam Vinapaco, tiếp nhận nhà máy và tiếp tục thực hiện dự án, vì vốn đầu tư lúc này đã đội lên tới 3.000 tỷ đồng. Sau thời gian sửa chữa, từ năm 2012 nhà máy tiếp tục chạy thử, nhưng dây chuyền sản xuất vẫn không cắt được cây đay. Vì vậy mà chỉ có khoảng 10% diện tích -tức 1.000 mẫu tây đay- được công ty mua, và khoảng 90% còn lại thì nông dân đành phải chở đi nơi khác bán với giá gần như cho không, hoặc đốt bỏ.

Sau đó, Tổng Công Ty Vinapaco đã mời chuyên gia ngoại quốc, cùng các chuyên gia cơ khí công nghiệp giấy trong nước, chấn chỉnh hệ thống sản xuất, trong khi bắt đầu thảo luận không sử dụng cây đay làm nguyên liệu, mà chuyển sang sử dụng loại gỗ cứng. Trong khi đó, nhóm lãnh đạo nhà máy ra sức mua các loại thiết bị máy móc được nhập cảng từ ngoại quốc. Nhưng, sau thời gian chấn chỉnh mà nhà máy vẫn ì ra đó, cho nên hơn 10.000 tấn cây đay tồn kho phải chở đi bỏ vì mục nát.

Đến vụ mùa cây đay tiếp theo, nhà nông trông chờ nhà máy thu mua, nhưng bất thình lình công ty tuyên bố chấm dứt mua cây đay, khiến cho nhà nông bỏ trồng lúa để trồng cây đay lâm vào tình cảnh nợ nần chồng chất. Nhà cầm quyền tỉnh Long An liên tục kiến nghị trung ương có chính sách tiếp tục chấn chỉnh nhà máy, đồng thời hỗ trợ nông dân trồng đay. Nhưng, tất cả đều im lặng.

Cuối cùng thì Thủ Tướng Việt Cộng ra lệnh cho Bộ Công Thương + Bộ Tài Chánh + tỉnh Long An, sớm tìm cách giải quyết nhà máy bột giấy bằng cách thanh lý hoặc chuyển nhượng.

Hiện nay, hằng ngàn mét vuông nhà xưởng của nhà máy Phương Nam vẫn trong tình trạng hoang phế, dây chuyền máy móc tiền tỷ bị bụi bám. Dẫn đến tình trạng hằng chục ngàn mẫu tây trồng cây đay tại Long An cũng bị xóa sổ, và nông dân đã quay lại trồng lúa với nỗi thất vọng tột cùng, vì nghe theo lời hứa của họ mà nợ nần không biết bao giờ mới trả hết.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám Đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết: "Đến nay (tháng 9/9/2016) chưa có đơn vị nào ghi tên mua lại dự án nhà máy bột giấy Phương Nam -cách trung tâm huyện Thạnh Hóa khoảng 1 cây số) sau 2 năm chánh phủ công bố thanh lý hoặc nhượng bán nhà máy đang được Bộ Công Thương quản trị. Nếu để tình trạng hoang phế này kéo dài, sẽ gây thêm nhiều tổn thất khác".

Vậy là, Phan Thanh Nam dựa vào cha Võ Văn Văn Kiệt trong trung ương đảng, nên vung miệng cho rằng sàn phẩm bột giấy sẽ như phẩm chất Châu Âu, đề rồi hệ thống sản xuất dây chuyền của nhà máy không cắt được cây đay thì làm sao nghiền thành bột để cho ra sản phẩm. Lãnh đạo Việt Cộng nổi tiếng là nói thì hay, hóa ra con của Việt Cộng cũng vậy thôi. Rồi bỏ tiền ra mướn chuyên viên ngoại quốc cùng với chuyên viên trong nước nghiên cứu sửa chữa, rốt cuộc giàn máy cũng không cắt được cây đay. Vì kiến thức như vậy mà năm 2016 có đến hằng chục ngàn tiến sĩ và 200.000 kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học Việt Nam thất nghiệp, cũng phải thôi.

*****

Với hai chữ độc tài trong bản chất của đảng cộng sản Việt Nam, đã biến xã hội Việt Nam như một nắm bột trong bàn tay của ông Hồ Chí Minh và các nhóm lãnh đạo Việt Cộng, để họ vo tròn bóp méo theo lệnh của lãnh đạo Cộng Sản Quốc Tế, khi tổ chức này sụp đổ thì họ theo lệnh của lãnh đạo Trung Cộng. Và độc tài được nhìn thấy trong các lãnh vực:

Độc tài chính trị, duy nhất chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, để chỉ phục vụ quyền lợi của cộng sản quốc tế, và quyến lợi của riêng họ, mà không hề phục vụ nguyện vọng người dân.

Độc tài trong cầm quyền, sử dụng giáo dục và công an, tạo nên một xã hội theo mục tiêu của đảng, rồi đảng với nhà nước cùng nhau thao túng xã hội.

Độc tài trong Quốc Hội, vì gần 90% là những cấp lãnh đạo từ Bộ Chính Trị xuống đến tận cùng hệ thống tổ chức đảng và tổ chức nhà nước đều là Đại Biểu, nên những luật ban hành hoàn toàn theo lệnh đảng để phục vụ đảng với nhà nước.

Độc tài trong truyền thông, nên không có tiếng nói của sự thật từ người dân. Hơn thế nữa, bất cứ ai suy nghĩ khác hay hành động khác với đảng và nhà nước, sẽ bị ghép tội và bị bắt, vì vậy mà mọi người trên toàn cõi Việt Nam không hề biết sự thật nằm ở đâu, vì hệ thống truyền thông của đảng suốt ngày đêm phun ra toàn dối trá, sai lạc sự thật.

Độc tài trong luật pháp, vì tất cả viên chức từ cơ quan điều tra đến viên chức trong phiên tòa đều là đảng viên cộng sản, nên bản án được đảng quyết định trước đối với những “bị can” mà đảng thấy là bất lợi cho họ. Dù vậy, năm 2014 Bộ Chính Trị ban hành Chỉ Thị 25 loại tối mật. Theo đó thì Bộ Công An muốn điều tra bất cứ cán bộ nào, phải trình lên Bộ Chính Trị quyết định.

Độc tài sở hữu đất đai, vì chỉ có đảng cộng sản là chủ nhân toàn bộ đất đai, vì vậy mà lãnh đạo các cấp toàn quyền cướp đoạt tài sản của dân liên quan đến đất đai vườn ruộng.

Và độc tài kinh tế tài chánh, vì nền tảng trong lãnh vực này toàn là quốc doanh dưới tên gọi “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do không có cạnh tranh nên không thể phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường thế giới tự do.

*****

Nhớ lại dòng lịch sử suốt chiều dài gần 5.000 năm, dân tộc ta trải qua những biến đổi đau thương do các triều đại phong kiến Trung Hoa cai trị tàn bạo nghiệt ngã!:

(1) Lần thứ nhất, từ năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau tây lịch = 150 năm.
(2) Lần thứ hai, từ năm 43 đến năm 544 = 501 năm.
(3) Lần thứ ba, từ năm 603 đến năm 939 = 336 năm.
(4) Lần thứ tư vào thế kỷ 15, từ năm 1.414 đến năm 1.427 = 13 năm.

Cộng chung cả 4 thời kỳ bị trị đến 1.000 năm, hay là 40 thế hệ Việt Nam bị dìm sâu dưới chính sách cai trị nghiệt ngã tàn bạo của vua quan phong kiến Trung Hoa! Nhưng từ trong nghiệt ngã đó, chúng ta phải cúi đầu khâm phục tổ tiên và dân tộc ta trong lịch sử, chẳng những đã không bị Trung Hoa đồng hóa, mà lại xây dựng và bảo vệ tròn vẹn một nền văn hoá trong sáng để lại cho chúng ta.

Nhưng từ khi đất nước lần lượt vào tay các nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam đến nay, thì những gì tồi tệ nhất, xấu xa nhất, hèn hạ nhất, nhục nhã nhất, trong xã hội xã hội chủ nghĩa đều có tất cả! Đó là nỗi đau của cả dân tộc, cũng là nỗi đau của dòng lịch sử Việt Nam!

Và đây là vài nhân vật trong nước nhận định về cộng sản:

Giáo Sư Trần Phương, đương nhiệm Chủ Tịch Hội Khoa Học & Kinh Tế Việt Nam, chủ tọa hội thảo gòp ý dự thảo các văn kiện Đại Hội XI của đảng cộng sản Việt Nam. Sau khi diễn giải từng đoạn, ông nhấn mạnh:
(1) Chúng ta tự lừa dối chúng ta, và chúng ta lừa dối người khác.
(2) Chủ nghĩa cộng sản đã thất bại, vì nó chỉ là ảo tưởng.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét “căn bệnh giả dối là nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất”, đang hoành hành xã hội Việt Nam, khiến “người ta thật sự không còn tin vào bất cứ điều gì nữa. Thậm chí, lãnh đạo đảng với nhà nước toàn là người vô càm”.

Bài viết "Hoang Tưởng” của tác giả Metamorph từ trong nước:

“.... Mỗi khi gặp khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông để trấn áp những cái nan giải trong hiện tại. Chúng ta cứ nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, giặc Pháp, giặc Mỹ mỗi ngày, nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say men chiến thắng đến mức không quan tâm đến đời sống người dân ngày càng tụt hậu, đói khổ.

Chúng ta cũng không hề lo nghĩ gì về nền giáo dục suy đồi, không lời than nào về một xã hội băng hoại gần như phá sản về đạo nghĩa! … Từ đó,chúng ta bị sa lầy ở Cam Bốt suốt 10 năm, và đói nghèo suốt 15 năm. Tệ hại hơn là xã hội Việt Nam lùi lại, trong khi các quốc gia láng giềng vượt lên với mức phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, văn hoá giáo dục, kinh tế xã hội… Trong khi đó, chúng ta quay lui lại thời xe hơi chạy than, xe bò, xe ngựa, còn lương thực thì bo-bo thay gạo, quần áo thì vá víu lem nhem, dùng phân xanh như thời trung cổ.... Tại vì lãnh đạo chúng ta vẫn cứ hoang tưởng là cả thế giới đều ngưỡng mộ, và thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ......”

Nhật Ký Rồng Rắn của Tướng Trần Độ viết từ năm 2000 mà đến nay là 2017 vẫn nguyên giá trị, rằng: .... “Cho đến nay đã gần 30 năm (năm 2000) rồi mà ngày đêm vẫn phất cờ đánh trống, ngày đêm hò hét biểu dương, và cũng ngày đêm võ vẽ các thành tựu nhân dân ta làm ra, rồi dồn vào cái túi sáng suốt, cái túi tài tình của đảng cộng sản. Lúc nào cũng bắt dân tung hô, chào mừng, ca ngợi. Chào đón mùa Xuân cũng phải chào mừng đảng. Kỷ niệm nông dân phụ nữ thanh niên, cũng biểu dương đảng, và tung hô đảng là nguyên nhân của thắng lợi. Ngày hội tưởng nhớ tổ tiên cũng phải biểu dương đảng, chào mừng đảng. Đám cưới đám ma cũng phải tưởng nhớ và chào mừng đảng. Có câu ca dao tuyệt vời đủ nói lên chân lý của thời đại: “Mất mùa thì tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta! Thật ra, mỗi người cộng sản có lương tâm phải biết xấu hổ về cái chân lý đó”...

Với nhà văn nữ Dương Thu Hương: “..... Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười, thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do. Tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè. Và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ.

Ở miền Bắc, tất cả mọi báo chí, đài phát thanh, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi, và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể, có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam, người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, đài Pháp, đài Anh, đài Mỹ, nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ (cộng sản). Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải". (trích trong Dân Luận online 21/4/2012)

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu gọi văn hóa xã hội chủ nghĩa là thứ văn hóa lộn ngược. Ông giải thích: “Nghe nó “ngược” nhưng chắc gì đã “ngược”. Chẳng hạn như cả một bộ máy đảng bộ máy nhà nước “bị” làm đầy tớ của nhân dân thì sướng đến tột đỉnh, trong khi nhân dân “được” làm chủ trong các ngành sinh hoạt xã hội chủ nghĩa thì thất điên bát đảo, chạy gạo chạy cơm chạy tiền học cho con cho cháu đủ điên đầu. Khi người “được” làm chủ mà có việc phải đến với những người “bị” làm đầy tớ, thì từ đầu chí đuôi luôn bị hạch sách hoạnh hẹ đến mức phải vét tiền và kính cẩn “tự nguyện” đưa cho đầy tớ mới xong việc. Điều này rất thực, không ai phủ nhận được cả. Thế mới biết, trong một không gian đảo lộn thật giả giả thật, thì nói ngược chính là nói xuôi đó! Vậy, chính xã hội chủ nghĩa đã tạo nên nhu cầu nói ngược, rồi theo thời gian nhu cầu nói ngược đó trở thành một nếp khác trong đời sống văn hóa; nếp sống nói ngược nhưng là xuôi”.
Nhà thơ xã hội chủ nghĩa Phan Huy, sau khi từ thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào đến thủ đô Sài Gòn, đã tận mắt nhìn thấy đời sống vât chất lẫn nếp sống văn hóa của người Việt Nam Cộng Hòa cũ, tác giả đã viết bài thơ bằng cả tâm hồn của con người vừa thức tĩnh, "Cảm Tạ Miền Nam", như sau:

Tôi đã vào một xứ sở thần tiên.
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền.
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục.
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em.
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền.
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động.
Đất nước con người dân chủ, tự do.
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô.
Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”....
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt.
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu".
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều.
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng.
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh.
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin.
Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng.
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu.
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu.
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.” ..
“Trên đường về, đất trời như sụp đổ.
Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam.
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm.
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước"......

******

Năm 1976, tù chính trị cấp Tướng và cấp Đại Tá chúng tôi bị Việt Cộng chuyển từ các trại tập trung trong Nam ra Bắc. Các cấp khác bị gắn cho cái tội tình báo, chiến tranh chính trị, cùng các đảng chính trị, và những vị bên hành chánh hoặc do dân cử vào Quốc Hội, cũng bị chuyển ra Bắc. Đa số chuyển lên vùng rừng núi Tậy Bắc Hà Nội và vùng biên giới Việt - Trung. Tôi, trong số tù chính trị bị giam trong trại tập trung vùng rừng núi Tây Bắc, khoảng 6 cây số phía Nam thị xã Yên Báy. Họ tổ chức chúng tôi thành từng Đội, tôi cùng trong Đội với Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa. Sau đại hội 4 của đảng cộng sản, Trung Úy Việt Cộng tên Khảm là “quản giáo” Đội chúng tôi.
Một hôm, trong lớp học chính trị, tên Khảm lớn tiếng mạnh miệng với chúng tôi: “Trong đại hội 4, tổng kết thiệt hại trong chiến tranh lên đến 4.000.000 thanh niên miền Bắc .Tại vì bọn ngụy các anh ôm chân đế quốc Mỹ cho nên chiến tranh kéo dài, làm cho thanh niên miến Bắc chúng tôi thiệt hại nhiều đến thế.” Hắn nói với giọng hằn học, như thể lỗi do chúng tôi chớ không phải do cái đảng cộng sản của hắn xâm lăng chúng tôi nên phải trả cái giá tương xứng theo qui luật trong cuộc sống”.

Xoay quanh con số đó, nhà văn nữ cộng sản Dương Thu Hương thì cho rằng, số thiệt mạng của miền Bắc là 10.000.000 người, con số của Trung Úy Việt Cộng tên Khảm là 4.000.000 người chết, năm 1998 thì Bộ Thương Binh & Xã Hội Việt Cộng công bố số người miền Bắc chết trong chiến tranh là hơn 3.000.000 người. Thôi thì, cho dù 10 triệu, 4 triệu, hay 3 triệu Việt Cộng chết, đó cũng là cái giá phải trả trả khi xua quân xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi theo qui luật cuộc sống mà: “Làm điều gì thì nhận lại điều đó” là lẽ đương nhiên. Nói rõ hơn, là làm điều tốt sẽ nhận lại điều tốt, làm điều xấu sẽ nhận lại điều xấu.

Tổn thất của Việt Nam Cộng Hòa chúng ta gồm cả quân và dân trong chiến tranh, cùng với quân của đồng minh, tổng cộng thiệt mạng khoảng 500.000 người. Sau chiến tranh, khoảng hơn 100.000 người Việt Nam Cộng Hòa cũ bị chết thảm khốc tại các khu kinh tế mới do lãnh đạo Việt Cộng đuổi người dân vào đó để chúng cướp nhà cướp tài sản, và tù chính trị chết trong hơn 200 trại tập trung khắc nghiệt. Và theo tài liệu của Cao Ùy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, ước tính trong 20 năm từ 1976 đến 1995, trong số người vượt biên vượt biển có khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trong rừng sâu và trên biển cả, khi chạy trốn Việt Cộng đi tìm cuộc sống tự do cho bản thân và cho thế hệ tương lai!

Số 42. Tội ác về giáo dục 1975-2018.



“Giáo dục là nền tảng trang bị con người về nhân cách và kiến thức”.

Nhân cách, cần kiến thức hậu thuẫn những lý lẽ để tránh bị lợi dụng vào mục đích không tử tế. Kiến thức, cần nhân cách trợ giúp biến kiến thức trở thành những dự án những công trình hữu ích trong cuộc sống, đồng thời tạo môi trường cho con người gần gủi nhau hơn, bởi ngày nay mọi sinh hoạt đều tương quan tác động lẫn nhau, ngay cả sinh hoạt từ thiện cũng vậy.

Giáo dục, bao gồm: “Giáo dục gia đình, giáo dục học đường, và giáo dục xã hội”. (a) Giáo dục gia đình, do bẩm sinh, huyết thống, và cung cách sống của các thành viên trong gia đình, nhất là ông bà cha mẹ. (b) Giáo dục học đường, do chính sách của chánh phủ, hệ thống tổ chức, biên soạn sách giáo khoa, chính sách hỗ trợ nhà giáo, hỗ trợ học sinh sinh viên, phương pháp giảng dạy, cung cách của thầy dạy. (c) Giáo dục xã hội, do những chính sách cùng hệ thống điều hành của chánh phủ, những sự kiện phát sinh và những phương cách giải quyết trong các lãnh vực sinh hoạt xã hội.
Giáo dục, thể hiện đường lối của lãnh đạo thực hiện mục tiêu quốc gia. Muốn đất nước phát triển như thế nào, chánh phủ phải hoạch định chính sách chiến lược như thế ấy: (a) Các ngành, căn cứ vào khung chiến lược đó mà soạn thảo những chính sách dài hạn và những kế hoạch ngắn hạn để thực hiện, và cung cấp nhu cầu chuyên viên chuyên gia theo từng giai đoạn cho ngành giáo dục. (b) Ngành giáo dục, đào tạo chuyên viên chuyên gia thích ứng cho nhu cầu đó. Đồng thời liên tục đào tạo và phát triển đội ngũ sư phạm về đạo đức lẫn kiến thức, cải tiến và phát triển sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu chiến lược, cải tiến dụng cụ trợ giáo, phương thức giảng dạy, cơ sở và trang bị, ..v..v...

Tóm tắt. “Giáo Dục” trang bị cho những thế hệ về phẩm chất làm người trong khuôn thước văn hoá dân tộc, về khoa học kỹ thuật của thời đại thích hợp với mục tiêu quốc gia, về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc, và bổn phận công dân đối với tổ quốc.
Giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Nhớ lại rằng, những sự kiện từ giữa thế kỷ 20 đến nay, đã chứng minh lãnh đạo đảng cộng sản với nhà nước Việt Nam chỉ phục vụ cho quyền lợi của đảng chớ không phục vụ nguyện vọng người dân, mà quyền lợi của đảng lại đồng nghĩa với quyền lợi riêng tư của lãnh đạo các cấp trong các ngành sinh hoạt xã hội. Để tạo được một xã hội như vậy, chế độ giáo dục học đường và giáo dục xã hội chủ nghĩa đặt trên nền tảng “xin và cho”, là một chính sách giáo dục vô cùng hiểm độc, vì chỉ đào tạo những thế hệ không được vận dụng khối óc cá nhân để phát minh sáng kiến, mà tôi gọi là những thế hệ thần dân -hay ngu dân- để tuân phục, chớ không đào tạo những thế hệ công dân để xây dựng đất nước, nhưng lại được lồng trong cái tủ kính trưng hàng “con người là vốn quí” hay “trăm năm trồng người” của nhân vật lãnh đạo tàn độc nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Hồ Chí Minh, và những nhóm lãnh đạo tàn độc tiếp nối đến nay.

Một số công dân xã hội chủ nghĩa đã vượt khỏi chính sách giáo dục thần dân, cố gắng làm những việc tử tế cho xã hội mà trước mắt là giành lại những quyền căn bản của con người được qui định trong Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCN/VN), lại bị lãnh đạo Việt Cộng qui trách những công dân đó vào tội hình sự để bắt vào tù hoặc giam lỏng tại nhà dài hạn. Nếu muốn được tự do, phải chấp nhận sống lưu vong hải ngoại. Cách hành sử này trong chính sách siết thòng lọng vào cổ người dân, đến khi cần dối trá với quốc tế thì nới ra đủ cho nhân viên truyền thông ăn lương nhà nước rao giảng cái gọi là chính sách “khoan hồng nhân đạo”. Tất cả, do nền giáo dục xã hội chủ nghĩa = giáo dục Việt Cộng tạo nên.
Năm 1989. Trích bài viết của Vũ Hạnh đăng trong báo Công An ngày 31/05/1989 tại Sài Gòn, cho thấy giáo dục như thế nào trong hội nghị tại Viện Nghiên Cứu Giáo Dục miền Nam.

(1) Nhà giáo Tôn Thuyết Dung trình bày: “Sách giáo khoa đang sử dụng đã lỗi thời vì nó được soạn ra trong thời kỳ chiến tranh, và chỉ nhắm vào lớp trẻ sống ở nông thôn miền Bắc. Tất cả chỉ phục vụ mà không quan tâm đến đạo đức, chuyên chở những chủ đề mà tầng lớp thanh thiếu niên không dễ gì cảm nhận được chứ nói gì đến học hỏi. Sách giáo khoa lại tham lam khi đề cập nhiều vấn đề, nội dung phản lại giáo dục ở điểm trưng dẫn những sự kiện xấu mà không chỉ dạy cách sửa đổi. Sách không đào tạo con người trước khi nói đến chủ nghĩa cộng sản. Về các câu hỏi để học sinh trả lời không nhắm vào chủ đề rõ rệt, không giúp học sinh phát huy nhận thức, trái lại gò ép học sinh trả lời một cách dối trá”.

(2) Ông Xuân Diệu nhận xét thật ngắn nhưng rất sâu sắc: “Một trong những thiếu sót quan trọng là giáo dục không đào tạo con người, nên rốt cuộc xã hội chúng ta chỉ có thần dân mà không có công dân”.
(3) Một nhận thức sâu sắc khác: “Giáo dục phải nhắm mục đích đào tạo con người dân chủ từ bé, phải chống lại sự tha hóa lớn nhất hiện nay là sự quanh co dối trá, sự thiếu thành thật giữa con người với nhau…”.

Năm 2000. Trung Tướng cộng sản Trần Độ lúc đương thời, có viết tập nhật ký “Rồng Rắn” ngày 7/12/2000, có đoạn liên quan đến giáo dục như sau:

“Bộ máy quản lý xã hội đã thực hiện một nguyên tắc chuyên chính tàn bạo hơn tất cả các thứ chuyên chính. Đó là chuyên chính tư tưởng, được thực hiện bởi một đội ngũ nòng cốt là “những lưu manh tư tưởng. Nền chuyên chính tư tưởng định ra những điều luật tàn khốc để bóp nghẹt mọi suy nghĩ, mọi tiếng nói. Nó làm cho tất cả trí thức không dám suy nghĩ gì, hay ít nhất cũng không muốn suy nghĩ. Từ đó làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của dân tộc và biến họ trở thành những con rối, chỉ biết nhai như vẹt những nguyên lý bảo thủ giáo điều.

Nó cũng làm cho nền giáo dục khô cứng, làm cho các hoạt động văn học nghệ thuật nghèo nàn, mất hết cơ hội sáng tạo và mất hết hào hứng. Nó cũng làm cho các hoạt động khoa học bị khô cứng và nô dịch. Nó tạo ra và nó bắt buộc nhân dân phải có một tâm lý lệ thuộc đảng, lệ thuộc nhà nước, lệ thuộc cán bộ, và một tâm lý phải tuân phục, kể cả người cao nhất cũng phải tuân phục vào một cái gì bí và hiểm”. (có lẽ ông Trần Độ muốn nói “người cao nhất” cũng phải tuân phục lãnh đạo Trung Cộng mà ông gọi là bí và hiểm chăng?. PB Hoa).

Nói chung, nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là một tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng cùng các vua quan tàn bạo của Trung Hoa phong kiến, cộng với tội ác của các chế độ độc tài phát xít. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Suy cho cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.

Năm 2004. (1) Giáo Sư Hoàng Tụy trong nhóm nghiên cứu giáo dục Hà Nội phát biểu: “Chương trình giáo dục Việt Nam trong bao nhiêu năm qua vẫn trong tình trạng lạc hậu, thi cử nặng nề với phẩm chất (mà ông gọi là chất lượng) rất kém. Sách giáo khoa cũng không thích ứng với hoàn cảnh đất nước, nghĩa là những cải cách trước đây không đạt được hiệu quả so với nhu cầu đất nước. Những sự kiện gian dối trong giáo dục cũng như trong thi cử, làm xói mòn niềm tin của tuổi trẻ lẫn của phụ huynh mà thành phần này luôn kỳ vọng vào nền giáo dục nước nhà, đã dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí nó đánh mất niềm tin của mọi người trong xã hội”.

(2) Nhóm nghiên cứu giáo dục này cho biết thêm: “Ngày 23/2/2004 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã ban hành Quyết Định, bắt buộc sinh viên đại học toàn quốc phải học và thi tốt nghiệp các môn học chính trị, bao gồm triết học Mác-Lê, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng, và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/3/2004, và tất cả sinh viên không có quyền chọn lựa mà phải học theo giáo trình chọn sẳn. Các môn học bắt buộc này chiếm đến 203 giờ, chiến khoảng 9% (?) thời lượng của chương trình đại học”.

(3) Một chuyên viên giáo dục tại Hà Nội, ông Quốc Việt nhận định: “Việc Bộ Giáo Dục bắt buộc sinh viên phải học các môn vô bổ đó là một quyết định phản khoa học, không phù hợp với chuẩn mực giáo dục quốc tế. Đồng thời lãng phí thời gian học, lãng phí tiền thuế của đồng bào đóng góp cho ngân sách quốc gia, nhất là tước bỏ quyền chọn lựa môn học thích hợp của sinh viên”.

Trong hội thảo tại Hà Nội hồi tháng 7 năm 2004 tổng kết sau thời gian cải cách giáo dục, với số đại biểu trong ngành giáo dục tham dự lên đến gần 1.000 người do Thủ Tướng chủ tọa, cho thấy tầm quan trọng của ngành này. Ông Trần Hồng Quân, Bộ Trưởng Giáo Dục trình bày diễn tiến và kết quả. Ông kết luận: “…Cuộc cải cách giáo dục trong thời gian qua là hoàn toàn thất bại. Vì cải cách theo quan niệm chắp vá chớ không cải cách toàn diện…”. Dựa theo kết luận đó, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu sử dụng câu nói của ông Phan Hiền để châm biếm cải cách giáo dục: “Sai đâu (thì) sửa đấy, sai đấy (nhưng) sửa (ở) đâu, (mà) sửa đâu (thì) sai đấy”.

Năm 2008. Tại Việt ISD Hà Nội vào ngày 6/6/2008, giáo sư Hoàng Tụy là một trong số ít trụ cột của nền giáo dục Việt Nam trình bày một cách thẳng thắn. Trích vài đoạn:
“…
Nếu Việt Nam cô lập với thế giới bên ngoài thì không đến nỗi lo lắng, nhưng nếu đặt giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhìn một cách khách quan và có trách nhiệm, không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày càng xa của giáo dục Việt Nam so với các nước chung quanh, và so với yêu cầu phát triển của xã hội... Thực tế, đất nước ngàn năm văn hiến này đang trả giá nặng nề cho sự suy thoái trầm trọng của giáo dục kéo dài suốt 30 năm qua... Nội dung và phương pháp giáo dục thể hiện xu hướng hư học cổ lỗ, dành nhiều thời gian học những kiến thức lạc hậu vô bổ... Đặt nặng quá mức thi cử và bằng cấp, nhà trường đã vô tình trút vào xã hội mọi thứ rác rưởi độc hại là bằng cấp giả, bằng cấp dỏm, học giả... ... Phẩm chất (GS Tụy gọi là chất lượng) giáo dục sa sút một thời gian dài nhất là ở bậc đại học, cao đẳng, và dạy nghề. Khối nhân lực đào tạo ra còn rất xa mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tế về số lượng lẫn phẩm chất giáo dục, nó trở thành nhân tố cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế...Tư duy giáo dục xơ cứng mà mấy thập niên qua hầu như không thay đổi…”

Vẫn theo Giáo sư Hoàng Tụy trên Vietnam Net ngày 7/6/2008 với bài “Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam”.

(a) Mở đầu với nhận định sắt bén: “Dù bảo thủ đến đâu, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng như bất cứ ai đều không thể làm ngơ trước nhiều vấn nạn giáo dục đã và đang làm đau đầu cả xã hội. Chỉ có nhìn thẳng, gọi tên đúng sự vật và chấp nhận thay đổi, coi cải cách là mệnh lệnh của cuộc sống mới có thể khắc phục tình trạng nguy kịch của ngành giáo dục Việt Nam. Chính Thủ Tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã thừa nhận chánh thức sự không thành công của giáo dục, dẫn đến thực trạng nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều người có trách nhiệm vẫn tự ru ngủ mình với những thành tựu thực và ảo của giáo dục...”.

(b) Trong đoạn khác, ông nhấn mạnh: “Những sai lầm trong giáo dục do tư duy xơ cứng mà không hề thay đổi. Vẫn cách nghĩ thiển cận, vẫn giáo điều thời bao cấp được biến tướng ít nhiều để thích nghi với xu hướng du nhập từ bên ngoài phù hợp với lợi ích riêng của từng nhóm. Nền giáo dục chân chính của quốc gia nào cũng có sứ mạng cao cả về giáo dục con người, đồng thời mỗi xã hội có nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau cho nền giáo dục của mình. Thêm nữa, con người sống trong xã hội lành mạnh cần cuộc sống trung thực và óc sáng tạo để góp phần phát triển đất nước. Nhưng tiếc thay, những điều đó đã không đuợc chú ý trong xây dựng nền giáo dục Việt Nam. Ngày nay, môi trường quốc tế đã biến đổi cực kỳ sâu sắc trong khi Việt Nam vẫn dựa vào kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị thời đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự giả dối lan tràn trong giáo dục tại Việt Nam”.

Tóm tắt bài viết “Giáo dục Việt Nam dưới nét nhìn của chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ” do ông Nguyễn Gia Thưởng chuyển ngữ, trích trong trang Web của nhóm Thông Luận ngày 23/8/2008. Nội dung bài này là đề tài thảo luận khi Thủ tướng cộng sản Nguyến Tấn Dũng gặp Tổng Thống Hoa Kỳ hồi tháng 6 năm 2008 tại Washington DC.

“Việt Nam đang đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện về giáo dục: Viên chức không được đào tạo quản trị. Nhà giáo được đào tạo rất kém với đồng lương quá thấp. Cơ hội học đại học rất hạn hẹp vì cơ sở không phát triển, số giảng viên giảng sư không gia tăng, bằng chứng là năm 2007 các trường đại học chỉ tuyển 300.000 sinh viên trong tổng số 1.800.000 thí sinh. Mặt khác, số lượng sinh viên ghi tên vào ngành giáo dục chỉ 10%, trong khi Trung Hoa cộng sản 15%, Thái Lan 41%, Đại Hàn 89% (thống kê của Ngân Hàng Thế Giới).

Bằng tiến sĩ thì mua, còn giáo sư thì được đề cử qua thủ tục hành chánh chớ không do công trình và sự nghiệp sư phạm. Nạn tham nhũng tràn lan chẵng khác bệnh ung thư trong ngành giáo dục.Việt Nam thua kém các quốc gia chung quanh về việc cung ứng hiểu biết và canh tân giáo dục, khi nhìn vào số lượng tập san khoa học do các trường đại học ấn hành. Năm 2006, hai đại học lớn nhất Việt Nam là đại học quốc gia và đại học kỹ thuật Hà Nội ấn hành 34 tập san, trong khi đại học quốc gia Seoul (Đại Hàn) là 4.556 và đại học Bắc Kinh gần 3.000 tập san khoa học. Cũng trong năm 2006, về đơn xin bằng sáng chế của Việt Nam chỉ nộp có 2 đơn, trong khi Trung Hoa cộng sản đến 40.000 đơn. Số sinh viên từ các trường đại học Việt Nam có trình độ rất kém, bằng chứng là công ty Intel của Hoa Kỳ phỏng vấn 2.000 sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp đại học được xem là giỏi nhất trong tổng số, kết quả là công ty này chỉ chọn được 40 thí sinh có trình độ tối thiểu.

Công ty Intel nói đây là kết quả tồi tệ nhất mà công ty gặp phải tại bất kỳ quốc gia nào mà công ty đầu tư. Do tình trạng giáo dục Việt Nam trên đây, có thể phá hỏng những phát triển kinh tế trong nước và tiến trình hội nhập thế giới”.

Năm 2009. Tham khảo và trích dẫn bài nghiên cứu của đại học Harvard Hoa Kỳ về “Hiện Trạng Gíáo Dục Bậc Cao Đẳng & Đại Học tại Việt Nam”.

(1) Mở đầu với nhận định sắc bén: “Thật khó mà phóng đại hơn nữa về mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy sụp trong hệ thống giáo dục mà Việt Nam đang đối đầu. Nếu không có một công cuộc cải tổ cấp thời từ thể chế cho hệ thống giáo dục bậc đại học thì Việt Nam sẽ thất bại hoàn toàn trong mục tiêu đạt đến các tiềm năng to lớn của quốc gia này. Sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa nền giáo dục với sự phát triển quốc gia, cho dù mỗi quốc gia trong vùng Đông Bắc Á như South Korea, Singapore, Taiwan, ... theo đường lối có phần riêng biệt, nhưng căn bản vẫn là từ giáo dục dẫn đến phát triển. Trong khi đó, vì không đạt được sự xuất sắc trong giáo dục nên Thailand, Philippines, và Indonésia, tuy thành công trong sự phát triển nhưng chưa đạt được nền kinh tế tân tiến so với các quốc gia vùng Đông Bắc Á nói trên. Và điều chẳng lành cho tương lai Việt Nam do giáo dục của Việt Nam nhất là ở bậc đại học, còn sa sút đến mức đứng sau cả các quốc gia kém mở mang lân cận. ...

(2) Nhận định về bậc đại học: “... Trong danh sách 100 trường đại học nổi tiếng của Châu Á, Việt Nam không có một trường nào cả, trong khi Nam Hàn có đến 16 trường, Trung Cộng có 14 trường, đảo quốc Đài Loan có 11 trường, Malaysia có 5 trường, Thái Lan có 5 trường, Nam Dương có 4 trường, Singapore có 2 trường, Phi Luật Tân có 2 trường, và tệ nhất là Pakistan cũng có được 1 trường trong danh sách đó. Điều này chứng minh là nền giáo dục Việt Nam nhất là giáo dục bậc đại học, bị tách biệt ra ngoài dòng kiến thức khoa học kỹ thuật quốc tế. Một chứng minh rõ nét nhất là thống kê số lượng những công trình nghiên cứu khoa học nói trên. Vì vậy mà không có gì phải ngạc nhiên, vì học sinh sinh viên Việt Nam chỉ được trang bị hành trang giáo dục một cách tồi tệ, nên kết quả mà quốc gia mong đợi chỉ đến đó là cùng. ....

(3) Bảng nghiên cứu nhận định về nguyên nhân: “Việt Nam trải qua giai đoạn bị Pháp cai trị từ nửa cuối thế kỷ 19 đến giữa thể kế 20, giai đoạn chiến tranh giữa cộng sản với tự do, tiếp theo là giai đoạn Việt Nam bị cai trị bởi chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa với chính sách giáo dục mà bậc đại học lệ thuộc vào cơ quan quyền lực cấp trung ương, với sự kiểm soát cao độ. Nhà nước quyết định tất cả, các trường đại học không được quyết định bất cứ vấn đề hành chánh lẫn chuyên môn của trường, ngay cả vấn đề lương bổng và thăng thưởng cũng căn cứ trên lý lịch gia đình, lý lịch chính trị, nhất là những móc nối cá nhân. Phát sinh kiến thức là một công trình không biên giới, nhưng sinh viên Việt Nam thiếu hẳn mối liên hệ với quốc tế để học hỏi....

(4) Năm 2005, nhà nước ban hành Nghị Quyết 14 cải tổ giáo dục cao đẳng đến năm 2020 về những vấn nạn giáo dục, nhưng Nhà nước Việt Nam vẫn giữ quan niệm trọng tâm của mọi vấn đề cải tổ phải là nhà nước, mà lẽ ra phải là các học viện, trong khi hệ thống đại học Hoa Kỳ thì các học viện là nhân tố chính còn nhà nước giữ vai trò rất hạn chế...

(5) Về sinh viên du học, cũng là vấn đề gai góc: (a) Sinh viên Việt Nam du học ngoại quốc bắt đầu gia tăng từ năm 1986, nhưng chỉ là con em của những gia đình cán bộ đảng viên, và những sinh viên may mắn nhận được học bổng. (b) Hiện nay, xã hội Việt Nam có sự chênh lệch quá xa về mức sống giữa người thành thị giàu sang tột đỉnh với người nông thôn nghèo khổ tột cùng. (c) Việt Nam không thể nào chỉ trông cậy vào số sinh viên du học mà không tạo nên một hệ thống giáo dục thích ứng với mục tiêu phát triển quốc gia, thì các chuyên gia Việt Nam đào tạo từ đại học ngoại quốc vẫn tránh né nghề giảng huấn nếu phải trở về Việt Nam. Mặc khác, đại học danh tiếng quốc tế không bao giờ chấp nhận những sinh viên Việt Nam yếu kém, vì như vậy sẽ gây tổn thương danh tiếng của họ.

6) Bản nghiên cứu kết luận: Cách duy nhất là Việt Nam phải cải tổ toàn bộ thể chế điều hành, đó là chìa khóa cải tiến toàn diện hệ thống giáo dục cho xã hội Việt Nam tương lai.

Tiếp theo bản nghiên cứu nói trên, Giáo sư Hoàng Tụy nhận xét: “Chúng ta có biết bao tiến sĩ, giáo sư và gần đây rộ lên cả mấy tá viện sĩ (chức danh này chưa có ở VN, nhưng nếu muốn trưng ra thì cả nước hiện nay cũng có thể trưng ra cả nghìn viện sĩ kiểu này chứ không ít), rồi lại có cả những bộ óc vĩ đại thế kỷ 21, nhiều nhân vật trí thức xuất chúng đến nỗi đang có kế hoạch phải dành 25 hecta đất vào thời buổi đất quý hơn vàng, để xây một Văn Miếu hiện đại mới đủ chỗ vinh danh bấy nhiêu bậc đại trí. Thế nhưng có ai dám chắc cái gia tài trí thức lớn ấy sau này sẽ được con cháu hoan nghênh?

Năm 2010. Trên
“Các ông bố bà mẹ hiện đại ở các đô thị đang có xu hướng “ấn” con đi du học càng sớm càng tốt? Xu hướng này phản ánh điếu gì về tâm lý và sự thay đổi trong xã hội hiện nay? (Xin lỗi là tôi để nguyên chữ hiện đại và phản ánh trong nguyên văn. PBH) ... Nhưng tại sao có tâm lý đua nhau cho con đi sớm? Là vì cung cách của nền giáo dục Việt Nam không thể nào làm cho bậc cha mẹ an tâm. Tính hiếu học của người Việt đang bị thách thức mà những người có tiền không dại gì để con mình phải chịu đựng sự thể nghiệm mãi của những nhà cải cách, và phải học theo kiều “nhồi sọ” ở trường, lại còn phải học thêm và học thêm mãi”.

Năm 2011. Nhà giáo Phạm Phúc Thịnh “kỹ sư tâm hồn xã hội chủ nghĩa”, giảng viên khoa ứng dụng tin học trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Dương, tâm sự nhân “Ngày Nhà Giáo 20/11 Năm 2011”. Lời mở đầu của tác giả: “Nhà giáo đang cô đơn giữa cộng đồng”. Rồi ông nói thêm:

(1) Ngày 20/11 lại đến! Một ngày mà lúc đầu mang ý nghĩa tôn vinh những người làm công tác giáo dục. Nhưng, theo dòng đời trôi nỗi, cùng với tác động của cơm áo gạo tiền, ngày ấy đã trở thành “ngày lễ thầy” với đúng nghĩa đen của nó. Thật vậy, cách tổ chức mừng ngày này tại các trường na ná giống nhau về hình thức. Các thầy cô giáo phải đến trường, nghe những lời huấn dụ phải thế này, thế kia... Điều quan trọng nhất là làm gì để cho vị thế của giáo viên trong xã hội được nâng cao, được tôn trọng, lại chia ở thì tương lai với động từ “sẽ...” mà không biết bao nhiêu năm “sẽ...” đã trôi qua. Tại sao trong ngày này, giáo viên không được nghỉ ngơi thư giãn, đi chơi đâu đó để có thể đón nhận những niềm vui thật sự từ học trò, từ người thân, từ bạn bè...

(2) Có ngày 20/11 để làm gì, khi những món quà tặng thầy cô bị biến tướng thành phong bì, voucher quà tặng với 1 chữ số khác 0 đứng trước và đi kèm theo đó là 5 hoặc 6 chữ số 0. Để rồi sau đó, các phương tiện truyền thông và một bộ phận xã hội người dân nói những lời xúc phạm nặng nề đến nhân cách của giáo viên. Là giáo viên chân chính không ai muốn điều đó cả. Nhưng hình như mọi người quên rằng, có những phụ huynh thật sự có điều kiện về kinh tế, họ không được tặng cho người thầy cô mà con cái họ yêu quý những món quà có giá trị lớn sao? Và giáo viên nhận những món quà này có gì sai chăng?

(3) Có ngày 20/11 để làm gì, khi mỗi ngày trong cuộc sống, giáo viên đang là những cố gắng giáo dục cho học trò viết đúng tiếng Việt, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ luật pháp. Trong khi hàng loạt “Cối Xay Gió” kiểu “Sát Thủ Đầu Mưng Mủ” lại in vào đầu các em những câu văn vô nghĩa, những câu nói vớ vẩn mà một số người lớn lại biện minh đó là “sự sáng tạo của tiếng Việt hiện đại”. Những hành động vô cảm trước hoạn nạn của người khác, thậm chí còn hưởng lợi từ sự thiếu may mắn của người khác. Để rồi đến một ngày khi đám trẻ trở thành sát thủ, giải quyết mọi mâu thuẫn bằng bạo lực, mọi nguyên do lại được quy về “không biết thầy cô dạy dỗ như thế nào?”

(4) Có ngày 20/11 để làm gì, khi có những phụ huynh vì không nhìn thấy cái sai của quý tử nhà mình, sẵn sàng hành hung giáo viên, hả hê khi thấy giáo viên bị kỷ luật chỉ vì không kiềm chế được trong lúc nóng giận đã lỡ quất vào mông của quý tử đó một roi. Chưa thời nào mà nhà giáo lại là người dễ bị “bắt nạt” như thời bây giờ, nhà giáo bị phụ huynh hành hung, bị học sinh tấn công thì mọi chuyện sẽ không có gì ầm ĩ. Nhưng chỉ cần nhà giáo có một hành động gì đó không đúng chuẩn mực lắm thì ngay lập tức hàng loạt "cơn mưa đá" sẽ trút xuống nhà giáo rất tội nghiệp, mà hình như mọi người ném đá lại quên mất rằng nhà giáocũng có đầy đủ hỷ nộ ái ố của một con người bình thường.

(5) Khi cuộc sống đời thường của người giáo viên quá nghèo khổ thì bị nhìn với cặp mắt thương hại. Nhưng khi người giáo viên vươn lên thoát nghèo bằng chính nghề nghiệp của mình thì bị xã hội mỉa mai gọi là “bán chữ”, thậm chí còn bị xem đó là hành vi phạm tội, lập ra đội chống dạy thêm để hạch sách. Xã hội đòi hỏi giáo viên phải sống thanh bạch như những “nhà giáo ngày xưa“ trong làng xã, nhưng quên mất rằng những “nhà giáo ngày xưa“ chỉ chăm lo việc dạy, còn cuộc sống được dân trong làng đảm bảo không để thầy phải bận tâm về cơm áo gạo tiền. Những người thầy mẫu mực được gọi là “vạn thế sư biểu” trong lịch sử như Chu Văn An, Khổng tử... đều có một cuộc sống đời thường thanh bạch giản dị nhưng không phải thiếu thốn những nhu cầu cần thiết...

(6) Có lẽ, rất nhiều giáo viên đều ước rằng, thay vì một năm có một ngày 20/11 với đủ các lời chúc hoa mỹ, quà tặng, với những lo lắng “đua quà” của phụ huynh, thì suốt cả năm cha mẹ hãy cùng chung tay với thầy cô trong việc giáo dục con em mình trở thành những người có ích trong xã hội, nói đúng ngôn ngữ tiếng Việt..... Cả xã hội thay đổi cách nhìn, nâng cao vị thế và cuộc sống thực tế của giáo viên trong cuộc chiến chống lại những cái xấu, để giáo viên xuất hiện trước mắt học sinh thân yêu với hình ảnh đẹp và mẫu mực của một thầy cô giáo đúng nghĩa. Và kết thúc lời tâm sự của nhà giáo Phạm Phúc Thịnh: “Ước gì đừng có ngày 20/11 hằng năm!“

Tôi tóm lược vài đoạn trong bài viết “Văn Hoá Cà Chớn” của một nhà văn trong nước. Tháng 11/2011 vừa qua tại Sài Gòn mà Các Anh gọi là Hồ Chí Minh, Công Ty Văn Hóa Truyền Thông Nhã Nam phát hành tập truyện “Sát Thủ Đầu Mưng Mủ” (mà nhà giáo Phạm Phúc Thịnh đã nói ở trên). Cái tên rất ư là kỳ cục vì nó không hàm chứa một ý nghĩa văn chương nào cả, nhưng lại là loại sách dành cho tuổi trẻ Việt Nam với nội dung gồm nhiều bức tranh vẽ vội nếu không nói là vẽ sơ sài, và dưới mỗi bức tranh có một thành ngữ được xếp vào loại “thành ngữ sành điệu”. Tất cả có khoảng 120 câu thành ngữ thông dụng của tuổi trẻ hiện nay, chẳng hạn như: “Ngất ngây con gà tây - Phi công trẻ lái máy bay bà già - Thuận vợ thuận chồng con đông mệt quá - Tào lao bí đao - Tự nhiên như cô tiên - Xấu nhưng biết phấn đấu - Đói như con chó sói - Một con ngựa đau cả tàu được thêm cỏ - Một điều nhịn chín điều nhục - Cái khó ló cái ngu - ....”

Dưới nét nhìn của bất người Việt Nam nào còn quan tâm đến văn hoá dân tộc cũng tự hỏi: “Đây có phải là văn hoá mới xã hội xã hội chủ nghĩa không? Hỏi, cũng là trả lời: “Đúng vậy”. Câu trả lời này gợi lại chính sách của lãnh đạo cộng sản Việt Nam khi chiếm được Việt Nam Cộng Hòa đã ra lệnh tịch thu toàn bộ văn hoá phẩm trong xã hội dân chủ tự do, để thay vào bằng văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, một thứ văn hoá “sáng tạo” ra một xã hội gian trá, một xã hội dối gạt, lưu manh, nói chung nó là thứ văn hoá của một xã hội độc tài đảng trị. Tác giả cũng cho biết rất nhiều ý kiến phản đối dữ dội, vì cho rằng đây là một cuốn sách nhảm nhí, xuyên tạc thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Chị Thanh Hà, một nhân viên ngân hàng tức giận: “Tôi không hiểu vì sao một cuốn sách nhảm nhí như vậy lại được nhà nước cho xuất bản. Những câu thành ngữ tục ngữ Việt Nam đã bị cải biên xuyên tạc một cách trắng trợn. Thử hỏi, khi các cháu học sinh sinh viên sẽ học được điều gì trong sách? Với câu “Có chí thì ghê”, đã xuyên tạc ý nghĩa giáo dục tinh thần của câu “Có chí thì nên” của ông cha ta bao đời để lại cho con cháu noi theo. Nhìn chung, loại sách như vậy là phản lại truyền thống đạo đức Việt Nam.

Ngày 13/6/2012, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị Quyết chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020, trong đó có đoạn: “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, xây dựng nền giáo dục có tinh thần nhân dân, tiên tiến, hiện đại xã hội chủ nghĩa Mác-Lénin và tư tưởng của con người tàn độc nhất trong lịch sử Việt Nam là Hồ Chí Minh làm nền tảng..”

Và cuối năm 2012 "Luật Giáo Dục Đại Học Việt Nam" ban hành sau khi Quốc Hội thông qua ngày 18/6/2012, và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Luật này có 73 Điều trong 12 Chương Xin trích những Điều liên quan:
Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học:

(1) Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều Lệ đảng cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến Pháp, pháp luật.
(2) Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến Pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội.
(3) Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 18. Hội đồng đại học.

(1) Hội đồng đại học có nhiệm vụ và quyền hạn phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đại học...

(2) Thành viên hội đồng đại học gồm: Giám đốc, các phó giám đốc. Bí thư đảng ủy. Chủ Tịch Công Đoàn. Bí thư Đoàn Thanh Niên cộng sản HCM....

Kết quả của giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam đã đào tạo được bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp bậc đại học và trên đại học, gọi chung là "trí thức Việt Nam?" Đồng thời cũng tìm hiểu xem sau thời gian ra trường, những nhà trí thức đó đã đóng góp thế nào vào sự phát triển quốc gia. Đây chỉ mới căn cứ trên bằng cấp chớ chưa nhìn vào phẩm chất giáo dục nhé, vì phẩm chất của trí thức Việt Nam do giáo dục đại học Việt Nam đào tạo thì không thể nào so sánh với trí thức Việt Nam hải ngoại, khác nhau ở điểm căn bản là giáo dục hải ngoại với đại học tự trị, trong khi giáo dục đại học xã hội chủ nghĩa trong tay lãnh đạo đảng với chánh phủ Việt Cộng, mà lãnh đạo Việt Cộng cai trị đất nước -trong đó có giáo dục- với chính sách độc tài toàn trị.

Trích bản Thống Kê ngày 8/11/2015 của Bộ Khoa Học & Công Nghệ, trên toàn quốc hiện có 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc Sĩ. Riêng về Kỹ sư thì thống kể của Bộ Giáo Dục cũng như Bộ Khoa Học & Công Nghệ không thấy nói đến, trong khi bảng xếp hạng của Forbes ngày 21/06/2015 như sau: "Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có số lượng kỹ sư lớn nhất thế giới, với 100.390 Kỹ Sư tốt nghiệp mỗi năm.

Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) gồm:

(1) Nga với 454.436 Kỹ sư.
(2) Hoa Kỳ với 237.826 Kỹ sư.
(3) Iran với 233.695 Kỹ sư.
(4) Nhật Bản với 168.214 Kỹ sư.
(5) Nam Hàn với 147.858 Kỹ sư.
(6) Indonesia với 140. 169 Kỹ sư.
(7) Ukraine với 130.391 Kỹ sư.
(8) Mexico với 113.944 Kỹ sư.
(9) Pháp với 104.746 Kỹ sư.
Và (10) Việt Nam với 100.390 Kỹ sư.

Forbes nhận định: "Trong thời gian qua, một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, là nơi có số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật đông nhất thế giới. Tuy nhiên, khuynh hướng này dường như đang thay đổi khi một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, sản xuất, và xây dựng, đến từ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam".

Vậy là đến năm 2015, bậc giáo dục đại học Việt Nam đã "cung ứng" cho bộ máy sinh hoạt và phát triển quốc gia được:

Thứ nhất. Bậc đại học với 100.390 Kỹ Sư mỗi năm. Con số này chưa tính đến sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp Cử Nhân. Dù không có thống kê về số Kỹ Sư tốt nghiệp những năm trước đó, nhưng tôi tạm dùng con số 100.390 của tổ chức Forbes, nhân cho 5 năm trước (2010-2011 đến 2014-2015) để có con số chung là 501.950 Kỹ sư.

Thứ nhì. Trên đại học với 24.300 Tiến Sĩ và 101.000 Thạc Sĩ. Cộng chung số lượng trí thức do đại học Việt Nam đào tạo, gồm:

501.950 KS + 101.000 TS + 24.300 TS = 627.250 trí thức.

Theo báo Tuổi Trẻ ngày 25/12/2015, trong tổng số tốt nghiêp bậc đại học trở lên, hiện có đến 225.000 trí thức trong tình trạng thất nghiệp với thời gian dài, trong khi nhiều doanh nghiệp tìm tuyển nhân viên có bằng đại học trở lên, lại không thể tiếp nhận những trí thức trong số nói trên. Vậy, câu hỏi nêu lên là "tại sao"? Và trong một góc độ nào đó, thì đây là câu trả lời:

"Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn, là do nền giáo dục "thầy đọc trò chép", cộng với thời gian sinh viên thực tập chỉ là hình thức trong đại học của chúng ta. Chưa hết, tâm trạng của sinh viên từ học ở trường đến thực tập tại cơ quan, miễn sao đủ điểm là được mà không cần kiến thức của người được gọi là trí thức".

Còn ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ Tịch Công Ty Tư Vấn Kinh Doanh Hội Nhập Toàn Cầu - GIBC, nhận định: "Chỉ khoảng 25 đến 30% trí thức đi xin việc là có khả năng, và hơn 70% còn lại cần phải tái đào tạo mới có thể hội nhập vào các công ty. Bằng cấp, tự nó không nói lên được kiến thức cũng như phẫm cách của người được gọi là trí thức.

Trường hợp điển hình là công ty của ộng đăng tin tuyển chuyên viên kế toán, chỉ trong 5 ngày sau thì nhận được 400 hồ sơ. Sau khi duyệt xét và phỏng vấn thì công ty chỉ nhận tạo 10 người, và cuối cùng chỉ có 1 người trong số đó được xem là đúng tiêu chuẩn. Trong khi phỏng vấn, có vài em rất cần việc làm và sẳn sàng làm bất cứ việc gì. Thấy vậy, Công Ty đã nhận một số em có bắng Cao Đẳng và Đại Học vào làm những công việc kế toán tài chánh, và các em rất bằng lòng. Điều đó cho thấy các em cũng nhận ra được khả năng thật sự của các em, chớ không phải bằng cấp nói lên khả năng".

Phó Giáo Sư Trần Xuân Nhĩ, nhận định: "Các Cử Nhân ra trường vẫn thất nghiệp, vì kiến thức của họ không thích hợp với nhu cầu của xã hội, cho nên bản thân họ phải học lại để có kiến thức hữu dụng, tìm hiểu nhu cầu của xã hội, rèn luyện kỹ năng của bản thân để tự tạo cơ hội cho mình".

Bàn về phẩm chất của Cử Nhân, Thạc Sĩ, ông Nguyễn Minh Ngọc, Giám Đốc Gemslight Company Ltd, thẳng thắn nói rằng: “Về kiến thức thì vứt cái tư duy ông Cử Nhân của bà Thạc Sĩ đi, vì học xong trường đại học chỉ đủ cho các ông bà thò đầu lên khỏi mặt đất thôi, còn phải hít bụi hít đất chớ chưa đứng lên được để đi đâu".

Cuối bài báo, phóng viên Hưng Trần viết một câu ngắn, như một lời than dành cho giáo dục đại học Việt Nam, rằng "Thị trường nhân lực Việt Nam đúng là quá thừa, nhưng lại quá thiếu"!

Từ năm 2006 đến năm 2010, Việt Nam có 5 bằng sáng chế được ghi tên tại Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011 không có bằng sáng chế nào cả. Số lượng bằng sáng chế là một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước. Số bằng sáng chế không chỉ nói lên thành tựu thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn nói lên tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì xuất cảng những sản phẩm kỹ thuật cao, thu được nhiều lợi nhuận.

Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh. Trong bài viết này, chỉ đề cập bằng sáng chế lưu trữ tại Hoa Kỳ trong năm 2011, và được trích lục từ văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu thập được lấy từ đài BBC. Số lượng bằng sáng chế của các quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, như sau:

1. Nhật Bản với 126 triệu dân, có 46.139 bằng sáng chế.
2. Đại Hàn với 48 triệu dân, có 12.262 BSC.
3. Đài Loan với 23 triệu dân, có 8.781 BSC.
4. Trung Cộng với 1 tỷ 350 triệu dân, có 3.171 BSC.
5. Singapore với 4 triệu 800 ngàn dân, có 647 BSC.
6. Malaysia với 27 triệu 900 ngàn dân, có 161 BSC.
7. Thái Lan với 68 triệu dân, có 53 BSC.
8. Philippines với 93 triệu dân, có 27 BSC.
9. Indonesia với 232 triệu dân, có 7 BSC.
10. Brunei với 407 ngàn dân, có 1 BSC.
Và 11. Việt Nam với 89 triệu dân, không có bằng sáng chế nào.

Chưa hết, ngày 6/9/2013, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (gọi tắt bằng Anh ngữ là WEF) đã công bố bảng xếp hạng hệ thống giáo dục 8 quốc gia trong khối ASEAN. Theo đó thì WEF ghi nhận Singapore, Malaysia, và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu, Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7, và Thái Lan ở cuối bảng. Lào và Miến Điện (Myanmar) không được WEF xếp hạng.

Tổ chức WEF thành lập năm 1970, là tổ chức “phi lợi nhuận”, trụ sở tại Davos , Geneve, Thụy Sĩ. Chủ Tịch hiện nay của Diễn Đàn là Tiến Sĩ Klaus Schwab. Báo cáo cũng khẳng định rằng: “Tài chánh không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt, và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp”.... (Tr. Lâm. Theo Bangkok Post)

Đây là nỗi nhục của giáo dục đại học Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chẳng những không có một trường đại học nào trong bảng xếp hạng 500 trường đại học nổi tiếng trên thế giới, lại còn đứng ngay dưới đít Campuchia trong bảng xếp hạng giáo dục các quốc gia trong khối ASEAN. Trong khi Thái Lan có 3 trường đại học, và Singapore chỉ hơn 4 triệu dân còn có được 2 trường đại học trong danh sách 500 trường đại học nổi tiếng. (Ranking Web of World Universities Distribution by Countries)

Cũng vì vậy mà Việt Nam nằm trong danh sách xếp hạng của các tổ chức quốc tế như sau:

(1) Tổ chức Human Development xếp hạng chỉ số thông minh, Việt Nam ở hạng 121/187, dưới trung bình.

(2) Theo tổ chức Intenational Property Rights Index, thì Việt Nam ở hạng 108/130 trong bảng xếp hạng về giá trị trí tuệ.

(3) Tổ chức Transparency International xếp hạng tham nhũng, Việt Nam ở hạng 116/177.

(4) Theo chỉ số tự do ngôn luận (Frredom of Press), Việt Nam đứng hạng 174/180.

(5) Theo chỉ số phẩm chất đời sống xã hội (Quality of Life), thì xã hội chủ nghĩa Việt Nam "được" xếp hạng 72/76 (cũng cao hơn 4 quốc gia!).

(6) Về thống kê chỉ số ô nhiễm môi trường, thì Việt Nam đứng hạng 102/124 trên thế giới.

(7) Về chỉ số y tế và sức khỏe, thì Việt Nam đứng hạng 160/190.

(1) Tổ chức Human Development xếp hạng chỉ số thông minh, Việt Nam ở hạng 121/187, dưới trung bình.

(2) Theo tổ chức Intenational Property Rights Index, thì Việt Nam ở hạng 108/130 trong bảng xếp hạng về giá trị trí tuệ.

(3) Tổ chức Transparency International xếp hạng tham nhũng, Việt Nam ở hạng 116/177.

(4) Theo chỉ số tự do ngôn luận (Frredom of Press), Việt Nam đứng hạng 174/180.

(5) Theo chỉ số phẩm chất đời sống xã hội (Quality of Life), thì xã hội chủ nghĩa Việt Nam "được" xếp hạng 72/76 (cũng cao hơn 4 quốc gia!).

(6) Về thống kê chỉ số ô nhiễm môi trường, thì Việt Nam đứng hạng 102/124 trên thế giới.

(7) Về chỉ số y tế và sức khỏe, thì Việt Nam đứng hạng 160/190.
Tại Diễn Đàn tổng kết 30 năm (1986-2015) đổi mới họp tại Hà Nội ngày 19/11/2015, ông Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, nhận định: "Tính từ năm 2015, Việt Nam phải mất lần lượt, 10 năm - 12 năm - 17 năm nữa, mới bằng Trung Hoa - Thái Lan - và Malaysia của năm 2011". Có lẽ hơi khó hiểu, xin trình bày lại cho rõ hơn. Đem kinh tế Việt Nam năm 2015 so với kinh tế vài nước của năm 2011, thì: Việt Nam sau Trung Cộng 10 năm, sau Thái Lan 12 năm, và sau Malysia đến 17 năm.

Trong khi Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, nhận định: "Không còn là nguy cơ nữa, mà chúng ta đã thật sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới".
Và nhận định của ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ Tướng: " Người Việt chúng ta thích tranh luận loanh quanh nhóm chữ "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" mà 30 năm qua vẫn chưa ai hiểu là gì. Đến nhóm chữ "doanh nghiệp nhà nước chủ đạo" cũng 30 năm vẫn chưa kết thúc. Sẽ còn tranh luận dài dài, không biết bao giờ mới hiểu được nghĩa của nó là gì".

Số 43. Tội ác bắt học sinh học tiếng Quan Thoại thay chữ quốc ngữ.



Học sinh lớp 1 trên toàn lãnh thổ Việt Nam bắt đầu học “chữ Việt cải tiến” theo âm Quan Thoại và Bạch Thoại của Trung Cộng” từ năm học 2018-2019 này.

Ngày 24/11/2017, nhà xuất bản Dân Trí tại Hà Nội phát hành quyển sách "Ngôn ngữ ở Việt Nam, hội nhập và phát triển" tập 1. Sách dày 2.200 trang của ông Bùi Hiền, và ông gọi là "Chữ Việt cải tiến" mà cách viết rất xa lạ với chữ Việt truyền thống, và khi đọc lên với âm thanh tưởng như đang nghe đọc sách chữ Trung Hoa.

Từ đó, chữ Việt cải tiến của ông Bùi Hiền đã dẫn đến sự phẫn nộ của toàn dân, chớ không riêng gì phụ huynh học sinh phẫn nộ.

Bởi vì theo thời gian, tiếng Việt cải tiến của ông Bùi Hiền sẽ trở nên thông dụng trong xã hội, thì toàn bộ những kho báu trong các bảo tàng viện lưu giữ sách viết về lịch sử quốc gia dân tộc, về văn học nghệ thuật, về mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, ...v..v... trở thành đống giấy vụn, trong khi con người trong xã hội không còn biết gì về quá khứ của mình, cũng không biết gì về cội nguồn của quốc gia, dân tộc của mình. Lúc ấy, con người chỉ biết mình hôm nay mà thôi, như thể đang cô đơn giữa sa mạc mênh mông vậy.

Bỗng dưng, vào tháng 3/2018, Bộ Giáo Dục thông báo năm học 2018-2019, hơn 800.000 học sinh lớp 1 -tức hơn 50%- chọn học theo cách của giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể của cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn.
Nếu học chữ Việt cải tiến của ông Bùi Hiền thì học trò học chữ Việt theo âm Quan Thoại và Bạch Thoại của Trung Hoa, trong khi sách học của ông Ngọc Đại thì vẫn học chữ Việt đang sử dụng trong xã hội từ xưa đến nay, nhưng cách học thì hoàn toàn khác. Khác ở điểm, học sinh học thuộc lòng chữ trước bằng cách nhìn những hình tròn, hình vuông, và hình ba góc trống rỗng mà tưởng tượng ra chữ, rồi học đánh vần sau.

Theo lời giáo sư Hồ Ngọc Đại, thì cựu Bộ Trưởng Giào Dục Phạm Vũ Luận đã "lách luật", cho phép dạy "thí điểm" và gọi là tài liệu công nghệ giáo dục chớ không phải là sách giáo khoa. Sau nhiều chục năm thí điểm, bây giờ in hằng loạt sách lớp 1 dưới tên gọi "tài liệu công nghệ giáo dục".

Tại sao gọi là tài liệu công nghệ giáo dục, mà không phải sách giáo khoa?

"Sản phẩm của công nghệ -hay kỹ nghệ- là vật chất để phục vụ con người, phục vụ xã hội, trong khi giáo dục đào tạo những thế hệ công dân để xây dựng và phát triển con người, phát triển đất nước".

Giáo dục, là chiến lược của lãnh đạo thực hiện mục tiêu quốc gia theo nguyện vọng người dân. Muốn đất nước phát triển như thế nào, lãnh đạo phải hoạch định chính sách chiến lược như thế ấy, chánh phủ thực hiện sách lược bằng cách điều hợp các ngành, căn cứ vào đó soạn thảo những chính sách dài hạn và những kế hoạch ngắn hạn để thực hiện.

Và ngành giáo dục, đào tạo chuyên viên chuyên gia thích ứng cho nhu cầu đó. Đồng thời liên tục đào tạo và phát triển đội ngũ sư phạm về đạo đức lẫn kiến thức, cải tiến và phát triển sách giáo khoa phục vụ cho nhu cầu chiến lược, cải tiến dụng cụ trợ giáo, phương thức giảng dạy, cơ sở và trang bị, ..v..v...

Nói chung, “giáo dục” trang bị cho những thế hệ về phẩm chất làm người trong khuôn thước văn hoá dân tộc, về khoa học kỹ thuật của thời đại thích hợp với truyền thống và mục tiêu phát triển quốc gia, về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc, và bổn phận công dân đối với tổ quốc.

Dù là chữ Việt cải tiến, nó vẫn là một vấn đề vô cùng quan trọng, vì nó biến đổi cả xã hội và lịch sử, và điều này có ghi trong Hiến Pháp. Vậy, phải có một đạo Luật qui định rõ ràng, và phải có những cuộc hội thảo mở rộng cho người dân tham gia ý kiến, chớ không thể bỗng dưng biến cả một dân tộc như thần dân dưới triều đại vua quan phong kiến ngày xưa.

Điều 5 khoản 3 trong Hiến Pháp Việt Cộng ghi rằng: "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống, và văn hoá tốt đẹp của mình".

Nhưng, tại sao phải vội vàng bắt học sinh lớp 1 phải học "chữ Việt lạ" như năm học 2018-2019 đang xảy ra?

Vì theo tài liệu của Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Hân, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Biển Đông, cho biết: “Chữ Việt cải tiến mà ông Bùi Hiền nói là của ổng, là loại tiếng Việt đã Hán hoá, phiên âm theo tiếng Trung Hoa tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại. Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Trung Hoa áp dụng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Trung Hoa, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ, tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Tàu Hồ Nam, Tàu Tây Tạng, Tàu Tân Cương, Tàu Nội Mông ….trong thời gian tự trị trước khi sáp nhập.

Nguồn gốc “Chữ Việt Cải Tiến” nầy hoàn toàn do “Cục Ngôn Ngữ Trung Cộng” soạn thảo xong hồi tháng 3/1998. Bây giờ đã đến lúc Lãnh đạo Việt Cộng thi hành nhiệm vụ hướng dẫn người Việt đi từ từ vào con đường đồng hoá, cũng như hội nhập vào xã hội của Trung Cộng một cách nhẹ nhàng êm thấm, và tự nguyện dâng hiến đất nước của mình trở thành một tỉnh lỵ của Trung Cộng!

Con trai trưởng của Uông Triệu Quang là Uông Dương, thân cận của Tập Cận Bình, Uỷ Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị , Phó Thủ Tướng Quốc Vụ Viện, kiêm luôn 5 chức vụ :

1. Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tân Cương
2. Tỗ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Tây Tạng
3. Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Nội Mông
4. Tổ Trưởng Tổ Công Tác Điều Phối Đài Loan
5. Tổ Trường Tổ Công Tác Điều Phối Việt Nam.

Bộ sách dạy từ lớp 1 đến lớp 12 theo âm Quan Thoại và Bạch Thoại của Trung Hoa, do Trung Cộng trao cho ông Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 1/2017, rồi nó biến thành của ông Bùi Hiền. Theo đó thì học sinh Việt Nam sẽ bắt đầu học từ năm học 2013-2014, để đến năm 2040 thì hoàn thành, cũng là năm mà Việt Nam trở thành quốc gia thuộc trị của Trung Cộng. Nhưng lãnh đạo Việt Cộng ra lệnh bắt đầu học từ năm học 2019-2020. Đến cuối năm 2017, lãnh đạo Việt Cộng lại thay đổi, cho học sinh lớp 1 học ngay trong năm học 2018-2019.

Cho dẫu Việt Cộng tự tâng công bằng cách thực hiện sớm chương trình học chữ theo âm của chữ Trung Cộng, hay Trung Cộng ra lệnh, rõ ràng là đằng sau hành động mà Bộ Giáo Dục Việt Cộng vội vàng đẩy phụ huynh lẫn học sinh vào cái thế "hoàn toàn bất ngờ", phải chăng hành động này có phải là lãnh đạo Việt Cộng đẩy nhanh Việt Nam vào vòng tay Trung Cộng", vì một khi Trung Cộng yếu đi thì rất có thể tuổi trẻ và đại đa số người dân Việt Nam -gồm cả thành phần trí thức và quân đội nhân dân- sẽ đứng lên lật đổ Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm lãnh đạo, đồng nghĩa với Việt Nam có cơ hội vuột khỏi tầm tay của Trung Cộng chăng?

Viện ngôn ngữ học vào cuộc.

Trích trên ViệtTimes ngày 5/9/2018. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học cho biết, Viện Ngôn Ngữ Học đã họp hội đồng khoa học mở rộng, và khẳng định rằng:

"Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ đã từng được bàn đến nhiều lần, vì vậy mà cải tiến chữ Việt của Tiến sĩ Bùi Hiền không phải là một ý kiến mới trong giới ngôn ngữ học. Nhưng, ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng, là sản phẩm của cộng đồng dân tộc, phải do cộng đồng quyết định sự phát triển của chữ viết, chớ không thể bị chi phối bởi ý chí hay nguyện vọng của một cá nhân, và học sinh bị cưỡng bách thi hành bởi mệnh lệnh hành chánh. Chính vì vậy mà những hội nghị về cải tiến chữ Quốc Ngữ với hàng loạt các đề nghị của nhiều nhà ngôn ngữ học, nhưng tất cả đều không được đưa vào thực tế.

"Cho đến nay, đại đa số các ý kiến đều cho rằng, mặc dù có những nhược điểm, nhưng chữ quốc ngữ vẫn là một loại chữ ghi âm rất tốt, và hiện nay vẫn là chữ viết thống nhất của nước Việt Nam. Trong khi sách cải tiến chữ quốc ngữ mà Tiến sĩ Bùi Hiền nêu ra rất lộn xộn, chắp vá, và hoàn toàn không mang tính khoa học. Điển hình qua các điểm sau đây:

(1) Đã là nghiên cứu khoa học thì không thể diễn đạt mơ hồ như ” Tạm thống nhất ..”. Việc xác định tiếng nói vùng nào của Việt Nam làm chuẩn chính âm hiện chưa đươc khẳng định. Tiếng nói Hà Nội không phải là tiếng nói đại diện cho một diện mạo ngữ âm trung thực và khách quan của tiếng Việt. Như vậy, nếu dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng Hà Nội để làm cơ sở cải tiến chữ viết thì không phản ánh trung thực và đầy đủ ngữ âm tiếng Việt.

(2) Tiến sĩ Bùi Hiền đi ngược lại khuynh hướng chung các nước sử dụng chữ Latin. Không có bất cứ bộ chữ Latin nào sử dụng chữ cái “w” để ghi âm vị /ŋ/. Đề nghị dùng “w” thay cho “ng” sẽ phá vỡ tính hệ thống trong tương quan giữa âm và chữ, khiến người học rất khó. Và hơn hết, sẽ làm cho người ngoại quốc vốn quen với các chữ viết dạng Latin, sẽ không thể tiếp nhận chữ Việt cải tiến này ngang qua sách báo.

(3) Học tiếng Việt và viết chữ Việt, là quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam. Đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ của Tiến sĩ Bùi Hiền sẽ làm cho chữ quốc ngữ trở nên khác xa chữ viết của một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số, vì thế gây cho khăn cho người dân tộc thiểu số.

Và hơn hết, là nếu áp dụng cải tiến chữ quốc ngữ của ông Bùi Hiền, sẽ làm vô hiệu hóa một kho văn liệu khổng lồ với các ấn phẩm được viết bằng chữ quốc ngữ, làm đứt gẫy sự liên tục văn hóa của cả một dân tộc. Nếu muốn lưu giữ và truyền tải khối tri thức, văn hóa của dân tộc cho các thế hệ sau, chúng ta sẽ phải tổ chức in ấn, chế bản lại. Đây là một việc làm cực kỳ tốn kém. Không chỉ có thế, sự thay đổi này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh… do thay đổi toàn bộ hệ thống văn bản, giấy tờ, dữ liệu hiện hành đang được công nhận trên toàn thế giới.

Sau cùng, Viện Ngôn Ngữ Học cho rằng: "Hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kỳ cải tiến nào đối với chữ quốc ngữ hiện nay.
Quốc Hội vào cuộc.

Ngày 12/09/2018. Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội họp về dự án sửa đổi Luật Giáo Dục.. Điều 29 dự thảo luật quy định: "Mỗi môn học có một hoặc nhiều sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy và học tập".

Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu:

1. “Không thể để sách giáo khoa mà học sinh tự chọn như hiện nay tại Quảng Nam áp dụng bộ sách riêng. Chẳng lẻ để cho tỉnh này có hệ thống giáo dục riêng sao?"

2. Về sách công nghệ Giáo dục của Hồ Ngọc Đại, đã thực mấy chục năm rồi mà vẫn tiếp tục thực nghiệm là sao?"

3. Giờ đây, tôi thấy thương bọn trẻ con sao học hành khổ sở quá vậy. Ngày xưa chúng tôi đi học đâu đến mức vậy, mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, nhìn thấy trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được. Lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó, hầu hết đều không biết. Tôi có người bạn là giáo viên, xem sách của cháu nội tôi học mà bảo rất khó, khác hẳn thời xưa mình học. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu: "Tại sao mỗi địa phương có quyền lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng trong giảng dạy, trong khi phụ huynh học sinh không được quyền chọn mua sách học cho con họ? “Thời kỳ tôi và các anh chị ở đây đi học, 10 năm học phổ thông sách vẫn thế, vẫn học được, anh học xong sách có thể chuyển cho em, sách mang từ Hà Nội lên vùng cao hoặc ngược lại đều học được. Sao giờ lại thay đổi vậy? Chuyện này sẽ là sự tốn kém rất lớn cho xã hội mà học sách còn không chính thống nữa".

Phó Chủ Tịch Quốc Hội Đỗ Bá Tỵ nhận định: "Không thể quyết định cho mỗi trường một loại sách giáo khoa khác nhau, vì nhự vậy làm cho chương trình giáo dục bị phân tán, trong khi cần phải thống nhất một loại sách giáo khoa. Tôi gặp nhiều học sinh ngoại quốc, các cháu rất tự tin khi nói các cháu học ít nhưng hiểu biết nhiều, không như học sinh ở Việt Nam. Vậy là giáo dục của ta nặng về nhồi nhét, làm cho tuổi trẻ ngày nay cận thị hết cả".

Với sự phẫn nộ của đông đảo phụ huynh học sinh cùng với nhiều thầy giáo cô giáo, ngay cả Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam cũng bác bỏ hoàn toàn, ngang qua những bài viết trên báo online hoặc qua những video clip trên trang Youbube hay facebook, nhưng rất lạ là không một vị lãnh đạo nào trong chánh phủ lên tiếng, cho dù lên tiếng chấp nhận hay không chấp nhận nền giáo dục hỗn loạn hiện nay.

Trong phiên họp Quốc Hội post lên Youtube ngày 12/9/2018. Thứ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo Vũ Đức Đam trả lời câu hỏi của một đại biểu Quốc Hội về chữ Việt cải tiến, như sau: "Gần đây lại rộ lên sự phản đối tài liệu học tiếng Việt của giáo sư Bùi Hiền, thì ngay lúc đó tôi đã nói là chánh phủ chưa có chủ trương thay đổi giáo dục. Hoàn toàn không có, và ông lập lại là chánh phủ chưa có chủ trương thay đổi giáo dục".

Nếu chánh phủ không ra lệnh thì tại sao tất cả lớp 1 trên toàn cõi Việt Nam thay đổi hoàn toàn, bằng cách phải học theo chữ cải tiến, hoặc học theo cách học mới? Câu hỏi mà ông Đam không trả lời được.

Thêm nữa. Căn cứ theo Điều 422 Bộ Luật Hình Sự Việt Cộng thì lãnh đạo Việt Cộng phạm "Tội chống loài người". Vì Điều 422 ghi thế này:

“Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Đây là bài đăng trên báo Hòa Bình với “chữ Việt cải tiến” mà ông Bùi Hiền nói là do ông nghiên cứu, và học sinh Việt Nam lớp 1 bắt đầu học năm 2018-2019.

++++++++++++++++++++++++

Chỉnh tli̠

Ban chí da̭w wê̒l zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng tâ̭p chung thư̭c hiḙ̂n nhiḙ̂m vṷ thew kể hwă̭ch dê̒ tha
Thử hal, 13/8/2018 | 4:22:57 Khwô̠ng

(HBDT) – Khởm 10/8, Ban chí da̭w (BCD) wê̒l zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng Hwa̒ Bi̒nh tố chức ho̭p deẻnh zả kết kwá thư̭c hiḙ̂n nhiḙ̂m vṷ 6 khảng dâ̒w năm, fương hưởng nhiḙ̂m vṷ 6 khảng kuổi năm 2018. Dôô̒ng chỉ Ngwiển Văn Chương, Fỏ Chú ti̭ch UBND tính, Tlươ̒ng BCD chủ chi̒ hô̭i ngi̭. Tham za hô̭i ngi̭ ko̒n kỏ lảnh da̭w kác xớ, ban, nga̒nh tha̒nh viên BCD, lảnh da̭w kác wiḙ̂n Kim Bôi, Kaw Fong, Tân La̭c, La̭c Xơn.
6 khảng dâ̒w năm, kác tha̒nh viên tloong BCD thư̭c hiḙ̂n nhiḙ̂m vṷ ản zaw, kóp fâ̒n báw tô̒n va̒ fát hwi zi xán Mo Mươ̒ng ớ tính.. Tloong ri Ban Twiên zảw Tính wí tiếp tṷc dôn dốc kác Hwiḙ̂n wí, Tha̒nh wí tloong ính rố chức thư̭c hiḙ̂n Chí thi̭ xổ 08-CT/TU ngă̒i 20/1/2016 kuố BTV Tính wí wê̒l tăng kươ̒ng xư̭ lảnh da̭w kuố Dáng dỏi vởi kôông tác zư̭ zi̒n, báw tô̒n va̒ fát hwi zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng tlêênh diḙ̂ ba̒n tính Hwa̒ Bi̒nh. Ngiḙ̂m thu bô̭ kó chư Mươ̒ng va̒ ta̒i liḙ̂w ră̭i thiểng Mươ̒ng cho mo̭l zân tô̭c Mươ̒ng tlêênh diḙ̂ ba̒n tính Hwa̒ Bi̒nh. Xớ VH-TT&DL thư̭c hiḙ̂n dê̒ ta̒i ngiên kửw khwa ho̭c kấp tính Mo Mươ̒ng dớ chwấn bi̭ tải bán. Tố chức kháw xát zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng. Fổi hơ̭p pơ̭i Xớ KH&CN thư̭c hiḙ̂n dê̒ ta̒i ngiên kửw khwa ho̭c Báw tô̒n, fát hwi zả tli̭ zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng Hwa̒ Bi̒nh. Xớ KH&CN fổi hơ̭p pơ̭i kác ban, nga̒nh chức năng thư̭c hiḙ̂n kác dê̒ ta̒i ản zaw. Xớ Ta̒i chỉnh thư̭c ḙ̂n thấm di̭nh va̒ bố xung kinh fỉ cho BCD thư̭c hiḙ̂n nhiḙ̂m vṷ chung. Xớ Ngwa̭i vu̒ổi hơ̭p pơ̭i kác xớ, ban, nga̒nh, hwiḙ̂n, tha̒nh fổ ta̭w diê̒w kiḙ̂n cho kácể viên bảw chỉ nước wa̒i ản dêểnh ngiên kửw, kháw xát, thi̒m hiếw wê̒l zi xán. Xớ GD&ĐT hwa̒n thiḙ̂n dê̒ ản "Zảw zṷc Zi xán căn hwả Mo Mươ̒ng cho ho̭c xinh bơ̭c fố thôông tlêênh diḙ̂ ba̒n tính Hwa̒ Bi̒nh”. Xớ TT&TT fổi hơ̭p pơ̭i nga̒nh chức năng dấi meḙnh kôông tác tiên chiê̒n wê̒l zi xán. Kác kơ kwan bảw chỉ nhơ Bảw hwa̒ Bi̒nh, Bảw Nhân zân, Bảw Văn ngḙ̂, Da̒i PT-TH tính da̒ kỏ nhê̒w tin, ba̒i, foỏng xư̭ tiên chiê̒n wê̒l zả tli̭ Mo Mươ̒ng. Kác diḙ̂ fương ku̒ng da̒ kỏ nhê̒w hwa̭t dôô̭ng báw tô̒n va̒ fát hwi zi xán Mo Mương...

Ta̭i hô̭i ngi̭, kác tha̒nh viên BCD da̒ kóp ỉ kiển baw zư̭ tháw Dê̒ ản báw tô̒n, fát hwi zi xán Văn hwả Mo Mươ̒ng ớ tính Hwa̒ Bi̒nh zai dwa̭n 2018 2023. Tloong 6 khảng kuổi năm 2018, BCD da̒ dươ tha môô̭ch xổ nhiêm vṷ kṷ thế nhơ; Ban Twiên zaw Tính wí fổi hơ̭p ku̒ng Viḙ̂n Ngôn ngư̭ tố chức Hô̭i thaw bảw kảw kết kwá thư̭c hiḙ̂n dê̒ ản xâi zư̭ng bô̭ ta̒i liḙ̂w ră̭i, ho̭c chư Mươ̒ng. Xớ VN-TT&DL tiếp tṷc hwa̒n tha̒nh Dê̒ ản. Fổi hơ̭p ku̒ng wiḙ̂n Kaw Fong dê̒ xwất zư̭ ản Báw tô̒n khôông zan văn hwả Mo Mươ̒ng. Tham mưw cho UBND tính la̒ wiḙ̂c ku̒ng Bô̭ VH-TT&DL, Hô̭i dôô̒ng zi xán văn hwả kuốc za tiển ha̒nh xâi zư̭ng hô̒ xơ kấp nha̒ nước cho Zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng. Xớ KH&CN fổi hơ̭p tiếp tṷc chiến zaw Ta̒i liḙ̂w chơ Mươ̒ng cho kác xớ, ban, nga̒nh, diḙ̂ fương tiên chiê̒n, fố biển. Xớ TT&TT va̒ kác kơ kwan bảw chỉ tlêênh diḙ̂ ba̒n tiếp tṷc dấi meḙnh kôông tác tiên chiê̒n, kwáng bả wê̒l Mo Mươ̒ng...

Fát biếw ta̭i hô̭i ngi̭, dôô̒ng chỉ Ngwiển Văn Chương, Fỏ Chú ti̭ch UBND tính khắng di̭nh: Mo Mươ̒ng la̒ zi xán hết khức kwỉ bẩw. Zả tli̭ Mo Mươ̒ng da̒ ản kác nha̒ khwa ho̭c va̒ ngươ̒i zân tlêênh diḙ̂ ba̒n khắng di̭nh. Nhâ̭n thức ản tâ̒m kwan tloo̭ng kuố zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng, kôông tác lảnh da̭w, chí da̭w kuố Tính wí, UBND tính da̒ ản thư̭c hiḙ̂n kṷ thế bă̒ng kác văn bán. Twi nhiên wiḙ̂c dươ zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng thee̒nh zi xán kấp kuốc za vẩn ko̒n châ̭m. Dớ thcư̭ hiḙ̂n kác nô̭i zung dê̒ tha, dôô̒ng chỉ Fỏ Chú ti̭ch UBNF tính dê̒ ngi̭:

“Tloong thơ̒i zan dêểnh kơ kwan thươ̒ng chư̭c Xớ VH-TT&DL tiếp thu ỉ kiển kác tha̒nh viên BCD dớ hwa̒n tha̒nh kác nô̭i zung kuố Dê̒ ản Báw tô̒n, fát hwi zi xán văn hwả Mo Mươ̒ng ớ tính Hwa̒ Bi̒nh. Bố xung thêm 2 zư̭ ản ớ wiḙ̂n Kaw Fong, Tân La̭c baw nô̭i zung kuố Dê̒ ản chi̒nh kấp thấm kwiê̒n fê zwiḙ̂t baw khảng 10/2018. Kôông tác tiên chiê̒n, kwáng bả wê̒l zi xán Mo Mươ̒ng kâ̒n hiḙ̂w kwá va̒ rôô̭ng ra̭i hơn nươ̭. Kác kơ kwan chwiên môn thư̭c hiḙ̂m kác nhiḙ̂m vṷ ản zaw thâ̭t khấn chương, khwa ho̭c, chách nhiḙ̂m, kóp fâ̒n báw tô̒n, fat hwi Zi xán Văn hwả Mo Mươ̒ng”. (hết)


+++++++++++++++++++++++

Và dưới đây là bài thơ ngắn với “chữ Việt” và “chữ Việt cải tiến”.

Trăng sáng CăQ sáQ
Sân nhà em sáng quá Sân Nà em sáq Kuá
Nhờ ánh trăng sáng ngời Nờ áN Kăq sáq Qời
Trăng tròn như cái đĩa CăQ Còn Nư kái đĩa
Lơ lững mà không rơi Lơ lữq mà Xôq rơi
Những hôm nào trăng khuyết Nữq hôm nào Căq Xuyết
Trông giống con thuyền trôi CôQ ZốQ con Wuyền Côi
Em đi trăng theo bước Em đi CăQ Weo bước
Như muốn cùng đi chơi. Nư muốn KùQ Di Cơi



Vậy là lãnh đạo Việt Cộng đang xóa dần ngôn ngữ và tiếng nói Việt Nam, là một trong những cách chuẩn bị đẩy dân tộc Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt mà Hoàng Đế Trần Nhân Tông để lại di chúc từ hơn 700 năm trước, nay thì lãnh đạo Việt Cộng hành động hoàn toàn trái ngược. Di chúc viết rằng:
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo, vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ đến chuyện khác lớn hơn, tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.

Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác “. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.
Kẻ khác mà Hoàng Đế Trần Nhân Tông nói đến, là vua quan các triều đại phong kiến Trung Hoa ngày trước, và ngày nay là lãnh đạo Trung Cộng.

Môn học lịch sử trong Giáo Dục Việt Cộng.

Thưa quý vị, tác giả Trần Ngọc Thiên Phước có bài viết gởi cho đài BBC phát đi ngày 27/4/2022. Tác giả vào bài ngay ...

“Vài tuần nay, môn Sử lại dậy sóng trên các diễn đàn, cả báo chí nhà nước, và trên hệ thống internet”.

Tại sao vậy? Tại vì ngày 19/4/2022, Bộ Giáo Dục Việt Cộng đưa ra lời giải thích: “Từ năm học 2022 – 2023, môn học lịch sử sẽ trở thành môn học không bắt buộc ở bậc trung học phổ thông -lớp 10 đến lớp 12- lớp tuổi của ý thức vào đời, và là khoảng thời gian hun đúc ý chí trưởng thành của mỗi công dân.

Trong những đoạn văn rất dài với lời văn quanh co khó hiểu, cuối cùng tôi tìm thấy trong bài giải thích của Bộ Giáo Dục gởi cho báo chí, như sau:

“Ở giai đoạn giáo dục căn bản, trong toàn cấp trung học cơ sở -lớp 6 đến lớp 9- tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ”. Vì vậy, môn lịch sử Việt Nam là môn học không bắt buộc, thích thì chọn, không thích thì bỏ qua. Nhưng trong các môn học bắt buộc, có môn Giáo Dục Quốc Phòng & An Ninh lồng ghép lịch sử đảng cộng sản và quyền lực cai trị của đảng vào đó.

Tác giả chứng minh môn học lịch sử dân tộc trong kỳ thi những năm học vừa qua, với số điểm rất ư là thấp, đã nói lên mục đích của lãnh đạo Việt Cộng sử dụng những bài giảng làm cho học sinh chán nản môn học này, để có lý do xóa bỏ. Chẳng hạn như: “Hôm qua giết đượ cmấy thằng Mỹ? Hôm nay giết được mấy thằng Ngụy? Cộng lại là hai ngày qua giết được mấy thằng Mỹ - Ngụy?” Chưa hết, học sử mà học thuộc lòng qua những con số, chớ không phải học để hiểu, và kết quả theo đúng ý của lãnh đạo.

Theo báo “tuoitre.vn ngày 26/7//2011”, thì kỳ thi đại học 2011, với 98% bài thi môn sử nhiều trường đại học dưới điểm trung bình, có trường chỉ một thí sinh đạt điểm trung bình. Tỷ lệ này lên tới 99,6% ở trường đại học Đ. tại Sài Gòn tỷ lệ điểm thi môn sử trên trung bình chỉ chiếm 0,3 - 5%" .

Theo báo “vietnam.net ngày 11/7/2018”, thì kỳ thi trung học phổ thông 2018, môn Sử có điểm dưới trung bình -chỉ có 3,79 điểm- chiếm đến 83,24%. Như vậy, suốt 7 năm qua (2011-2018) điểm thi mộn lịch sử dân tộc quá thấp. (tôi dùng nhóm chữ “lịch sử dân tộc” để chọi lại nhóm chữ “lịch sử đảng cộng sản”. PB Hoa)

Vì vậy mà nhiều người quan tâm đến giáo dục lịch sử dân tộc rất bi quan trước thảm trạng điểm thi môn Sử Học rất tệ, chứng tỏ học sinh không thích môn học này. Trong khi “lịch sử đảng cộng sản Việt Nam” chỉ từ năm 1930 đến nay chưa được 100 năm, mà tỷ lệ điểm thi rất cao so với điểm thi môn “lịch sử dân tộc” có chiều dài đến mấy ngàn năm.

Ngay cả sự kiện đặt tên đường tại các thành phố trên cả nước cũng xóa bỏ tương tự. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam, thay thế tên đường thời Việt Nam Cộng Hòa đã sử dụng tên những vị anh hùng chiến thắng vua quan phong kiến Trung Hoa, ngay cả quân Mông Cổ lừng danh thế giới vẫn bị Việt Nam ta đánh bại.

Vậy mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã ra tay “đào bới và trói gô” những vị anh hùng trong dòng lịch sử Việt Nam có tên trên các bảng tên đường, biến thành “những xác người” trong những thùng rác xã hội chủ nghĩa! Rồi họ thay vào đó bằng tên của những người đã chết cho đảng cộng sản Việt Nam tồn tại. Từ Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, đến Phan Thanh Giản, ..v..v.., đều bị lãnh đạo đảng gắn cho cái “mác” phản quốc hay tay sai, thế là cái đám gọi là trí thức Việt Cộng diễn giải về tổ tiên của mình theo ý muốn của lãnh đạo.
Tương tự như vậy, lãnh đạo cộng sản Việt Nam còn muốn nhấn mạnh vai trò “khởi nghĩa” của nhà Tây Sơn, như một cách soi chiếu im lặng về hình ảnh của đảng họ, và luôn miệt thị nhà Nguyễn với những cáo buộc vận động sự trợ giúp từ Pháp, Thái Lan, ..v..v..

Trong suốt hàng chục năm, giới truyền thông của Hà Nội vẫn ghép tội Việt Nam Cộng Hòa đã rước ngoại bang vào đất nước như thế nào. Trong khi các hồ sơ mật về lực lượng của Bắc Hàn, của Trung Cộng, của Nga được bạch hoá, cho thấy có đến 300.000 quân Trung Cộng tham chiến tại Việt Nam, và có cả một nghĩa trang rộng lớn tại Việt Nam, dành cho quân lính Trung Cộng đã chết trên chiến trường Việt Nam. (hết phần tóm lược)

Nhận định.

Vậy là, lãnh đạo Việt Cộng lòn lách để xóa môn học lịch sử Việt Nam, trong khi lồng ghép môn “lich sử của đảng cộng sản Việt Nam, với tự đề cao cái gọi là công lao thống nhất đất nước, và phát triển đất nước vào môn học bắt buộc”.

Hơn 70 năm qua, nhiều đảng viên đảng cộng sản Việt Nam với cấp bậc trong quân đội, là Tướng, là Tá, là Uý, chức vị bên hành chánh lẫn ngoại giao, thì có Thủ Tướng (Võ Văn Kiệt) Thứ Trưởng Ngoại Giao (Nguyễn Đình Bin, Vụ Phó Ngoại Giao (Đặng Xương Hùng) Viện Nghiên Cứu (giấu tên), ..v..v.., và trong xã hội dân sự, rất nhiều người đều nhận rõ rằng:

“Lịch sử” của đảng cộng sản Việt Nam là độc tài, độc quyền, độc ác, đảng chỉ phục vụ đảng chớ không phục vụ dân. Xin nhớ rằng, ông Hồ Chí Minh vào học trường đại học Lao Động Phương Đông hồi tháng 6/1923, trường này đào tạo cấp lãnh đạo đảng với 3 đề tài căn bản, là: “Chủ nghĩa Marx Lénin + Tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lénin + Khởi nghĩa võ trang”, rồi ông Hồ truyền đạt trong đảng cộng sản của ông. Vì vậy mà đảng phục vụ đảng, đến mức Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng”. Lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam là thứ lịch sử xấu xa nhất trong dòng lịch sử của dân tộc, mà toàn dân Việt Nam phải tránh xa nó, tốt hơn hết là phải triệt tiêu nó.

Đảng tự cho là “có công” thống nhất đất nước và phát triển đất nước, thật sự đó là thi hành lệnh của Cộng Sản Quốc Tế để từng bước tiến đến một thế giới vô sản dưới sự thống trị của Cộng Sản Quốc Tế. Vì vậy mà sau khi nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, lãnh đạo Việt Cộng đánh quỵ xã hội miền Nam từ phát triển tụt xuống ngang hàng với xã hội miền Bắc kiệt quệ. Đến khi Cộng Sản Quốc Tế nghiêng ngã trước khi sụp đổ hoàn toàn, thì lãnh đạo Việt Cộng vội vàng quay sang “kinh tế thị trường” kèm theo nhóm chữ “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng khôngmột lãnh đạo nào giải thích được nhóm chữ này là thế nào “Giáo dục”, không hướng học sinh vào đạo đức và lòng nhân ái truyền thống, với kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến, mà hướng học sinh vào hận thù và bạo lưc.

Kết luận với câu hỏi của tôi: “Phải chăng xóa bỏ môn học lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng là trong xâu chuỗi sự kiện của hội nghị Thành Đô ngày 3&4/9/1990, mà lãnh đạo Việt Cộng phải thi hành lệnh của Trung Cộng, để khi Việt Nam thật sự vào tay Trung Cộng thì chỉ có lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam thôi?”

Kết luận.

Lãnh đạo Việt Cộng “đã thành công” trong mục tiêu đào tạo con người mới theo văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, mà họ thực hiện ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà Việt Cộng nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam, rồi dâng công với cộng sản quốc tế là Nga Sô, sau đó là Trung Cộng, mà Tổng Bí Thư Việt Cộng Lê Duẫn đã nói rằng: “Ta đánh đây là đánh cho Nga Sô, đánh cho Trung Quốc”.

Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 do lãnh đạo Việt Cộng thực hiện theo lệnh của Cộng Sản Quốc Tế Nga Sô, đã đẩy hằng chục triệu người Việt Nam vào cõi chết, là những con số thật kinh hoàng! Nhưng, còn kinh hoàng hơn nữa, đó là tội àc về giáo dục xã hội chủ nghĩa mà tôi gọi là “giáo dục Việt Cộng”. Nó khác với thứ vũ khí giết người chết ngay tại chỗ trong chớp mắt, nó là thứ vũ khí vô hình của tội ác, thứ tội ác mà dòng lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam chúng ta chưa bao giờ ghi nhận, cho đến thời Việt Cộng từ giữa thế kỷ 20 đến nay. Vâng. Nó chính là:

“Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nó là thứ vũ khí đục khoét dần trái tim người Việt Nam đến mức loại trừ lòng nhân ái, và thay vào đó bằng sự vô cảm. Nó đục khoét dần khối óc người Việt Nam đến mức loại trừ ý tưởng phục vụ người dân, để tuân phục lãnh đạo. Nó đục khoét dần tâm hồn người Việt Nam, đề biến thành tâm hồn dối trá của Việt Cộng, lại thêm lòng tham vô tận nữa.

Cũng từ thứ vũ khí giáo dục đó đối với lãnh đạo Việt Cộng các cấp, nó thay bằng trái tim Việt Cộng không hề rung động vì gắn chặt vào tư tưởng Mác-Lê, thay bằng khối óc Việt Cộng với bản chất dối trá của chủ nghĩa Mác-Lê, và thay bằng tâm hồn Việt Cộng chỉ rung động với quyền lực và quyền lợi cá nhân của họ”.

Sau 10 năm trong các khu rừng Việt Nam, 20 năm trên lãnh thổ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và 44 năm trên toàn cõi Việt Nam, giáo dục Việt Cộng đã nhận chìm người dân trong một xã hội vô cảm, một xã hội dối trá mà nền giáo dục Việt Cộng là dối trá hơn tất cả. Đó là sự thành công của ông Hồ Chí Minh -con người tàn độc nhất trong dòng lịch sử Việt Nam- và các nhóm lãnh đạo tàn độc tiếp nối đến nay.

Vì vậy, xin quí độc giả thử tưởng tượng rằng: “Nếu ngày mai này, chế độ Việt Cộng tại Việt Nam sụp đổ hoàn toàn, nhóm lãnh đạo lâm thời chủ trương dân chủ tự do lên cầm quyền sẽ cần thời gian 2 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm là ổn định xã hội, nhưng phải 20 năm, 30 năm, 40 năm, thậm chí là phải 50 năm (= 2 thế hệ), mới khôi phục được nếp sống văn hóa nhân bản và khoa học, trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam. Vì vậy mà tôi cho rằng, giáo dục xã hội chủ nghĩa do các nhóm lãnh đạo Việt Cộng chủ trương và thực hiện, là tội ác kinh hoàng hơn tất cả tội ác khác gộp lại đối với dân tộc Việt Nam hơn 70 năm qua!”

Vì vậy mà ngày nào còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị trên quê hương, thì ngày ấy xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục lún xuống tận đáy của suy đồi băng hoại. Cách duy nhất là phải triệt tiêu chế độ cộng sản Việt Nam, thì toàn dân Việt Nam -trong nước và hải ngoại- mới có cơ hội cùng nhau xây dựng một chế độ phục vụ nguyện vọng người dân, từ đó khôi phục và phát triển quốc gia trên nền tảng văn hóa văn minh truyền thống dân tộc, thích ứng với phát triển khoa học kỹ thuật thế giới.

Texas, tháng 03 năm 2018
Bổ túc tháng 5 năm 2022


Ðại Tá Phạm Bá Hoa.

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us