Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Việt Sử
--------o0o--------
HỌC SINH NGHÈO MIỀN NAM SỐNG TRONG THỜI LỬA ÐẠN NHƯ THẾ NÀO ?
link: http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu2303021341.shtml
Sau Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của VC, nhiều thành phố của Việt Nam Cộng Hòa hoang tàn đổ nát, cần phải xây dựng lại. Năm 1969, tôi từ làng quê ra tỉnh Vĩnh Long học lớp 9. Bãi trường, tôi ngần ngại không muốn về quê vì VC hay rù quến học sinh bỏ học đi theo chúng.
Làng tôi là làng xôi đậu, Việt Cộng-Quốc Gia đánh nhau hàng ngày, dân làng phải chạy giặc liên miên. Gia đình tôi sống nghề làm ruộng. Nhờ đất đai trù phú, khi xưa gia đình tôi rất khá giả, đủ ăn đủ mặc, đủ tiền cho con đi học. Sau nầy giặc Cộng nổi lên quấy phá làng tôi rất nhiều. Trong cơn giặc giã, gia đình tôi phải chạy lánh nạn liên miên, mùa màng thất bát. Tôi biết cha mẹ cực khổ khó đủ tiền cho tôi đi học ở thành phố Vĩnh Long.
Thấy một công trình xây dựng ở gần trường tôi học. Tôi đến đó xin việc làm cu li. Chú cai nhìn kỹ tôi, thấy tôi cao lớn, khỏe mạnh nên nhận ngay, lương mỗi ngày 170$. Bổn phận tôi là đào đất, xúc đá, xúc cát, đẩy xe cung cấp hồ cho những người thợ đổ nền móng bê tông... Công việc khá nặng nhọc, nhưng tôi đã quen theo Cha đi làm ruộng từ nhỏ nên cũng làm được không khó khăn.
Thấy lương khá, cuối tuần tôi chạy về quê rủ hai đứa bạn thân học chung lớp với tôi ra Vĩnh Long đi làm. Nhưng chỉ có một đứa đi làm với tôi.
Sau Tết Mậu Thân, nhiều nhà trọ của học sinh bị tàn phá, nên nhà trường chúng tôi có mở một phòng cho học sinh ở tạm, chứa được 40 em. Tôi và thằng bạn ở trong đó đi làm mùa hè, có điện nước đầy đủ, không cần phải đóng tiền.
Ở Vĩnh Long có một Quán cơm Xã hội do Ty Xã hội Tỉnh điều hành, mỗi ngày cung cấp thức ăn cho hàng trăm người dân và học sinh nghèo. Mỗi món ăn như cá chiên, canh thịt, rau xào tép chỉ có 5 đồng. Còn cơm thì phát miễn phí. Tôi với thằng bạn mỗi đứa hùn 5$, mua được 2 món ăn, xin cơm và nước mắm ăn tới no thì thôi. Cơm ở đây người ta không nấu trong nồi lớn mà hấp trong những thau nhôm nhỏ, ăn rất ngon.
Như đã nói trên, lương cu-li ngày của tôi là 170$, mỗi tuần lãnh lương 1 lần. Lúc đó một tô hủ tiếu ngon trong tiệm lớn ở Vĩnh Long là 10$. Như vậy mỗi ngày, tiền lương của tôi mua được 17 tô hủ tiếu loại ngon. Một tô cháo lòng thì rẻ hơn, khoảng 5-6 đồng VNCH. Thời đó phở, bún bò Huế chưa thấy xuất hiện ở Vĩnh Long, cũng có thể đã có mà tôi nhà quê nên không biết.
Khi có tiền rũng rỉnh trong túi, tôi và thằng bạn về quê rủ thằng bạn thứ 3 đi Sa Đéc chơi vì lúc đó chúng tôi chưa biết thành phố Sa Đéc. Vĩnh Long, Sa Ðéc cách nhau khoảng 25 cây số. Chúng tôi bao tiền xe, tiền ăn uống nguyên ngày cho thằng bạn thứ ba. Thôi thì 3 đứa đi chơi dạo quanh chợ Sa đéc, tha hồ ăn ngon thỏa thích.
Trong 3 tháng hè tôi kiếm được khá nhiều tiền. Tôi mua 1 bộ quần áo học sinh cho tôi, cùng đầy đủ sách tập, viết mực cho tôi và 4-5 đứa đứa em ở quê nhà.
Một ngôi chùa cổ ở Vĩnh Long.
Một điều thú vị là đến đầu năm học, ông Hội trưởng Hội Phụ huynh Học sinh, thấy tôi học giỏi, có lãnh thưởng cuối năm, mà biết đi làm để kiếm tiền đi học, ông cho tôi một cái phiếu may một bộ đồ hoc sinh. Thành ra năm đó tôi được một bộ đồ kaki rất đẹp. Ông Hội trưởng có đứa con học chung lớp với tôi, chắc nó về báo lại.
Một ông Thầy khác, thấy tôi chăm chỉ đi làm nên thương tình, cho tôi khúc vải Ka tê, là loại vải quý thời đó. Tôi thấy vải tốt quá không dám may, mang về cho Mẹ tôi may áo. Mẹ tôi, nông dân nghèo nàn nên ngại không dám nhận. Tôi năn nỉ Mẹ mới dám may áo. Nhưng tôi biết trong lòng Mẹ rất vui.
Trường trung học Tống Phước Hiệp ở Vĩnh Long, Ảnh Lê Thị Kim Oanh.
Trước đây mỗi mùa hè, tôi đều về quê tiếp Cha tôi gặt lúa, làm cỏ, bắt cá, trồng cây... Giờ đây tôi ở lại xin việc làm ở tỉnh, có tiền lương kha khá để dành đi học.
Hết bậc trung học, tôi thi đậu vào Bách Khoa Phú Thọ, lên Sài Gòn học đại học và được hoãn dịch vì lý do học vấn. Qua giới thiệu của Bác tôi, tôi lại xin được một chân bán xăng ở Sài Gòn. Chiều nào đi học về tôi cũng chạy vội vã ra cây xăng, đứng bơm xăng từ 7 đến 12 giờ khuya mới về nhà trọ ăn cơm.
Ðó là đời sống của một học sinh nghèo, từ dưới làng quê ra tỉnh học trong thời kỳ chiến tranh ác liệt của miền Nam, dưới sự tấn công liên tục của Cộng sản Bắc Việt.
Sông nước Vĩnh Long.
Cộng sản tuyên truyền lão khoét là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bán nước và nhân dân miền Nam đang sống đau khổ trong sự bóc lột của "Mỹ-Ngụy" để gây căm thù. Thực sự chính bọn Cộng sản Bắc Việt và bọn "Giải phóng Miền Nam" đánh phá đời sống an vui của dân lành, làm cho dân miền Nam đói khổ.
Có một đêm chúng tôi đang ngủ trong nhà trọ thì một trái đạn súng cối do VC pháo kích nổ gần nóc nhà lủng nhiều lỗ. Nhưng may mắn là 4 học sinh trọ học trong nhà bình yên, không sao cả. Có lần chúng tôi xuống sông bắt cá thì mò lên được một trái đạn súng cối khác. Có thể đạn của Việt cộng pháo kích vào Vĩnh Long mà chưa nổ.
Còn việc 2 bên bắn nhau, học sinh đi học kẹt giữa 2 lằn đạn có chết, có bị thương là việc thường. Anh chị em cô cậu, chú bác của tôi bị chết vì lạc đạn, cũng 4-5 người. Tuy nhiên phải thấy rằng các anh chiến sĩ VNCH rất yêu mến học sinh. Các anh bảo vệ chúng tôi, nhiều lần các anh đợi chúng tôi đi qua rồi mới nổ súng chống trả với VC.
Có một lần khoảng 4-5 giờ sáng, 4 anh em chúng tôi bơi một chiếc xuồng nhỏ từ trong làng ra trường trung học cách nhà 3-4 cây số. Khi đi ngang qua đồn Nghĩa quân VNCH thì hai bên bắn nhau dữ dội. Lính Nghĩa quân ở một bên, lính Việt cộng thì ở bên kia sông. Súng nổ vang trời, đạn bay veo véo. Anh em chúng tôi đang ở giữa sông, 4 đứa liền phóng xuống sông, hụp cái đầu ở dưới mặt nước. Chỉ còn một bàn tay giơ lên nắm lấy be xuồng rồi đạp mạnh theo dòng nước, cho xuồng trôi đi khỏi vùng lửa đạn.
Cũng may là đồn lính Nghĩa quân biết chúng tôi là học sinh đi học, nên họ chỉ lo bắn VC chứ không bắn chúng tôi. Nếu không thì chúng tôi chết hết chớ chẳng chơi !
Bây giờ, không biết bọn Cộng sản giải phóng kiểu gì mà chỉ có cán bộ, đảng viên trở thành giàu có. Mỗi tên có đến vài chục căn nhà mặt tiền. Trong khi công nhân lao động ở miền Nam đi làm không đủ sống, nuôi gia đình một cách khó khăn. Ðồng lương công nhân hàng ngày không biết đủ mua bao nhiêu tô hủ tiếu hạng sang. Trong khi một học sinh lớp 9 như tôi khi xưa, sống dưới sự "bóc lột của Mỹ-Ngụy", đi làm cu li mùa hè có thể mua được 17 tô hủ tiếu ngon mỗi ngày !
Xin vui lòng phổ biến - Việt
Ảnh minh họa
Việt
-------oo0oo-------
Phần bình luận trên Facebook:
Loan Le:
Bài viết này chưa hoàn toàn chuẩn. 1.dân quê ở miền nam xưa rất khổ cực, city thì có máy giặt, tủ lạnh, dân quê ko hề có và bị bắt đi lính, nhà ai nếu ko treo cờ VNCH, cho sập nhà luôn và giết rất nhiều trường hợp. Nói mà ko nghĩ, vu oan cho người khác sẽ khổ nhiều đời nhiều kiếp, vì kiến thức trường lớp đã có từ cách đây 4.5 tỉ năm do Đức Chúa Trời tạo dựng nên ko có gì đáng khoe cả. Có tình thương với mọi người, với trẻ em thật sự phải hiểu có Đức mới mặc sức mà ăn, đói cũng kiên quyết ko làm sai, cầu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời và các đấng cứu thế, kiểu gì cũng được cứu. Ai cho ăn là nghe theo, thì suốt ngày sống vô ơn, vô Đức, ly dị, mãi dâm, buôn bán ma túy etc suốt, ko bao giờ dừng vì chỉ nhìn tương lai ngắn, ko nhìn tương lai dài là XH ko thể tồn tại như vậy, cuối cùng là 1 XH bịp bợm, đầy bệnh tật, đói khổ, loạn luân etc. Chưa kể hết là người VN đi lính VNCH nghiện ngập ko kể xiết, sao ko nói ra!!!! Tham nhũng thì khủng luôn, tôi chơi toàn con tướng của VNCH và vua chúa thời bảo đại đây. Nhà tù côn đảo etc là để hành hạ ai? Mỹ sang VN hay VN sang Mỹ? VN hiện tại có tham nhũng vì vô Chánh Đạo, nhưng cả thế giới đều tham nhũng hiện nay, ko riêng 1 quốc gia nào cả vì vô Chánh Đạo, sống thác loạn và có những người ko xây như bạn, chỉ hô hào đập phá nhưng ko mắt, ko não vì ko am hiểu nhiều, lại ko đi tìm hiểu. Tôi cũng biết rất nhiều quan chức, chồng làm nhà nước, vợ mở công ty riêng, họ giàu ko hề tham nhũng, ghen tức à mà vơ đũa cả nắm, nực cười. Tóm lại, nghe theo lời dạy của Đức Chúa Trời, chả bao giờ khổ đau cả.
Reply
Viet List:
Miền Nam trù phú, khi chưa có giặc Cộng nổi lên, đời sống dễ dàng. Nhưng những năm tôi lớn lên, miền Nam rất khổ cực. Không phải do Mỹ Ngụy nào kềm kẹp, mà chúng tôi thấy do Việt cộng nổi dậy đánh phá làm cho quê tôi phải chạy giặc liên tục. Không làm ăn được, nên đời sống người dân đương nhiên phải là khổ sở. Tôi nghe nói chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tham nhũng, nhất là người Cộng sản hay nói thế. Nhưng tôi chỉ là một học sinh nghèo, cơm không đủ ăn lấy đâu mà đóng tiền cho tham nhũng. May mắn là năm nào tôi cũng học giỏi, được lãnh thưởng. Sau đó thi đậu vào trường Bách Khoa Phú Thọ tương đối dễ dàng. Thành ra tôi tôi chưa bao giờ phải đóng một đồng nào cho tham nhũng của Việt Nam Cộng hòa. May là họ không xét lý lịch, trong dòng họ tôi cũng có rất nhiều người đi theo Việt cộng.
Khi vượt biên qua Mỹ, tôi cũng đi học đại học lại và tốt nghiệp đại học 4 năm. Rồi sau đó đi làm làm, tôi cũng chưa bao giờ phải đóng một đồng nào cho chính phủ Mỹ gọi là tham nhũng cả. Ngược lại, Cp HK còn trợ cấp cho tôi có cơm ăn đi học dễ dàng hơn. Thành ra nếu bạn kêu tôi viết Mỹ-Ngụy tham nhũng thì tôi rất khó viết vì chính tôi không được trải nghiệm. Tuy nhiên, khi tôi trở về thăm quê hương Việt Nam thì ngay phi trường Tân Sơn Nhất, VC chận tôi lại làm khó dễ. Khi tôi cho 20$ tiền đô thì họ mới cho tôi qua. Khi về đến quê, công an khu vực hỏi han. Em tôi xin tôi mấy gói thuốc 555 cho họ thì họ để yên. Tôi không biết có thể gọi đó là tham nhũng hay không ?
-------oo0oo-------
Lược dịch sang tiếng Anh:
HOW DID POOR STUDENTS IN THE SOUTH LIVE DURING THE VIETNAM WAR ?
After the Tet Offensive in 1968 by the Viet Cong, many cities in the Republic of Vietnam were left in ruins and needed to be rebuilt. In 1969, I left my village to study in grade 9 in Vinh Long province. In the summer time, I was hesitant to return to my village because the Viet Cong often coerced students to drop out and join them.
My village was a village of mixing, where the Communists and Nationalists fought each other every day, and the villagers had to flee the enemy constantly. My family worked in agriculture. Thanks to the fertile land, we used to be quite wealthy, having enough food, clothing, and money to send the children to school. But later, the Viet Cong uprising caused a lot of destruction in my village. During the war, my family had to flee for safety many times, and our harvest was severely affected. I knew my parents had to struggle to earn enough money for me to go to school in Vinh Long city.
One day, I saw a construction site near my school and went there to ask for a job as a laborer. The boss looked me over and saw that I was tall and healthy, so he hired me immediately, paying me 170$ a day. My duty was to dig soil, excavate rocks and sand, push carts to supply concrete to foundation workers... The work was quite laborious, but I was used to it from helping my father on the farm since I was young.
Seeing the good pay, I ran back to my village on weekends to invite two of my best friends in the same class with me to come and work in Vinh Long, but only one of them joined me.
After the Tet Offensive, many student dormitories were destroyed, so our school opened a temporary room to accommodate 40 students. My friend and I stayed there and worked during the summer, with electricity and water available, and no need to pay for rent.
In Vinh Long, there was a Social Kitchen managed by the Provincial Social Committee, providing food for hundreds of poor people and students every day. Each dish such as fried fish, meat soup, and stir-fried shrimp with vegetables only cost 5 dong. Rice was distributed free of charge. My friend and I each pooled together 5$ and bought two dishes, asking for rice and fish sauce to eat until full. The rice was not cooked in a large pot but steamed in small aluminum bowls, and it was delicious.
My daily salary was $170, and I got paid once a week. At that time, a bowl of delicious hủ tíu in a big restaurant in Vinh Long cost 10$. That means every day, my salary can buy me 17 bowls of delicious hủ tíu. A bowl of cháo lòng was cheaper, about 5-6$. Pho and Bun Bo Hue had not appeared in Vinh Long yet. Or maybe they existed, but I was from the countryside and didn't know.
When we had plenty of money in our pockets, my friend and I went back to the village and invited our third friend to go to Sa Dec for a trip because we didn't know the city of Sa Dec at that time. Vinh Long and Sa Dec are about 25 kilometers apart. We paid for the transportation and food for the entire day for our third friend. So we could eat to our hearts' content.
In the three summer months, I earned quite a bit of money. I bought a student uniform for myself, along with complete books, ink pens for me, and 4-5 younger siblings in my hometown.
If I didn't work, my parents would give me $100 and a bag of rice every week to support my studies in the province. If I worked about 60-70 days during the three summer months, I could earn enough money to buy clothes and live for a few more months without having to ask my parents for money.
One interesting thing happened at the beginning of the school year. The head of the Parent Association saw that I was doing well in school and knew that I worked to earn money for my education. He gave me a voucher to make a school uniform. As a result, I had a very nice khaki uniform that year. The head of the association had a child in the same class with me, so I think the classmate told him about my situation.
Another teacher saw how hard I worked and felt sorry for me, so he gave me a piece of valuable fabric called Ka tê. I thought the fabric was too good to use, so I brought it home for my mother. My mother, being a poor farmer, was hesitant to accept it, but I begged her until she agreed. I knew she was happy about it.
In the past, every summer I would go back to the village to help my father harvest rice, tend to the fields, catch fish, and plant trees. Now, I stay in the province and work to earn a decent salary to save for my education.
After finishing high school, I passed the entrance exam to Phu Tho University of Technology and went to Saigon to study at the university. I was granted a deferral due to my academic performance. Through my uncle's introduction, I was able to get a job as a gas station attendant in Saigon. Every afternoon after classes, I hurried to the gas station to pump gas from 7 pm until midnight before returning to my boarding house for dinner.
This is the life of a poor student who came from the countryside to study in the province during the fierce war in South Vietnam, under the continuous attack of the Communist forces from North Vietnam.
Besides the relatively easy job opportunities, we were also heavily affected by the war, bombings, and stray bullets. In the 1960s, our Southern region was living in peace and prosperity. The country was developing strongly under the presidency of Ngo Dinh Diem, but the North Vietnamese communists used Russian and Chinese guns and bullets to attack and destroy our Southern region.
The communists spread propaganda claiming that President Ngo Dinh Diem and President Nguyen Van Thieu were selling out the country and that the people of the South were suffering under the exploitation of the "American imperialists" in order to incite hatred. In reality, it was the North Vietnamese communists and the "Liberation of the South" forces who destroyed the happy lives of innocent people and made the people of the South suffer from hunger and hardship.
Being caught in the crossfire with students going to school was common, with some dying or getting injured. My cousins died from stray bullets, about four or five of them. However, we must acknowledge that the soldiers of the South Vietnamese army (VNCH) cared deeply for the students. They protected us, and many times they waited until we passed before shooting back at the VC.
One time, around 4-5 in the morning, the four of us swam a small boat from our village to a high school about 3-4 miles away. As we passed by the Nghia Quan VNCH station, both sides engaged in fierce shooting. The Nghia Quan soldiers were on one side, while the Viet Cong were on the other side of the river. The sound of gunfire echoed through the sky, and bullets flew everywhere. We were in the middle of the river, closer to the VC side, so we immediately dove underwater, with only one hand above the water. With one hand holding the boat, we paddled hard against the current to escape the gunfire zone.
Luckily, the Nghia Quan station knew we were students going to school, so they only shot at the VC and not us. Otherwise, we would have all been killed !
Nowadays, I don't know how the communists "liberated" the South, but only party members and officials became wealthy. Each person owns dozens of storefronts. Meanwhile, laborers in the South struggle to provide food for their families. I wonder how many bowls of high-quality noodles a worker can buy now. In contrast, as a ninth-grade student in the past, living under the "oppression" of the US-backed regime, I could afford 17 delicious bowls of noodles a day from my summer job!
Viet
-------oo0oo-------