Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Việt Sử
--------o0o--------
CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT: BẮC VÀ NAM
Sự khác biệt giữa miền Bắc độc tài, cộng sản, khát máu và miền Nam tự do, dân chủ, nhân ái !
http://vietlist.us/SUB_VietHistory/lichsu2204240418.shtml
(Xin vui lòng phổ biến)
1- MIỀN BẮC: Cải Cách Ruộng Ðất
Cải cách ruộng đất là một chiến dịch do Cộng Sản phát động ở ngoài miền Bắc vào các năm 1952-1956, theo khuôn mẫu của Trung Cộng và Liên Xô. Người ta tìm thấy thư của Hồ Chí Minh cung kính xin chỉ thị của Stalin, Liên Xô, trong công tác giết hại nhân dân Việt Nam đẫm máu nầy. Một số dân bất lương, nghèo đói được đảng Cộng Sản huấn luyện đấu tố, chửi bới những nông dân khá giả, những người làm ăn giỏi trong làng rồi đem họ ra xử bắn, chém đầu, chôn sống, phơi nắng cho đến chết. Những nông dân nầy bị xử tử bởi những cán bộ Cộng Sản, không qua một tòa án chính thức, và không được quyền biện hộ cho mình.
Việt cộng cho biết họ đã giết gần 200 ngàn người trong Cải cách ruộng đất, gây khổ đau cho vài triệu thân nhân còn sống sót. Khẩu hiệu của Cộng Sản trong thời gian nầy là "Giết nhiều, chia nhiều" để khuyến khích cán bộ Cộng Sản giết dân và được chia của. Tài sản của người chết bị tịch thu phần lớn chia cho đảng Cộng Sản, một phần chia cho những người tố họ. Đảng Cộng Sản khuyến khích con tố cha, vợ tố chồng, trò tố thầy khiến cho xã hội miền Bắc rối loạn về đạo đức, thiếu vắng người trí thức. Con cháu của nạn nhân bị đuổi đi về những vùng rừng sâu nước độc và bị đối xử phân biệt, mất những quyền lợi của những công dân bình thường. Những ảnh hưởng xấu của cuộc tàn sát nầy vẫn còn tác hại lên xã hội đến ngày hôm nay.
Một điều rất khôi hài, giả dối không thể tưởng tượng nổi là sau đó tên chủ tịch Hồ Chí Minh lên đài khóc lóc, đổ lỗi cho cho tên Trường Chinh và nói rằng những người thừa hành một việc quan trọng như vậy mà không hề báo cáo cho Hồ biết. Hồ cũng nhân dịp này ca ngợi đảng Cộng sản là biết nhìn nhận lỗi và biết sửa sai !
MIỀN NAM: Người Cày Có Ruộng
Chương trình Người Cày Có Ruộng bắt đầu vào ngày 26/3/1970. Mục tiêu của "Người Cày Có Ruộng" là phân phát khoảng trên một triệu mẫu đất ruộng cho nông dân.
Ngày 26/3/1970 là ngày quan trọng, được chỉ định là 'ngày lễ nghỉ toàn quốc'. Hôm đó, trong một nghi lễ long trọng ở vùng Đồng bằng Cửu Long, Tổng thống Thiệu ký thành Luật 'Người Cày Có Ruộng'. Luật có những quy định chính như sau:
- Hủy bỏ quy chế tá điền;
- Phân chia công điền, công thổ;
- Giới hạn mỗi điền chủ chỉ được canh tác một diện tích không quá 15 mẫu; trên số đó là phải bán cho chính phủ để tái phát cho nông dân;
- Ưu tiên dành cho người trực tiếp canh tác đất đai truất hữu;
Đền bù cho chủ đất thật nhanh và công bằng: 20% bằng tiền mặt; 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi suất trong 8 năm (có thể dùng để chuyển nhượng, thế chấp vay ngân hàng, cầm cố).
Chương trình là đã hủy bỏ được quy chế tá điền từ bao nhiêu thế kỷ, giải phóng được tâm lý người nông dân luôn phải làm thuê, cấy mướn.
Hạn chót phải thúc đẩy động lực sản xuất qua chương trình Người Cày Có Ruộng là ngày 26 tháng 3, 1973. Vào ngày này, TT Nguyễn Văn Thiệu nhận được báo cáo như sau:
Kết quả là gần 1.2 triệu mẫu được cấp phát cho gần một triệu nông dân. Tính theo mỗi gia đình trung bình là 4 người, số người được hưởng là gần 4 triệu, tức là 20% tổng dân số.
Ðiền chủ được bồi thường thỏa đáng. Rất nhiều điền chủ trở nên giàu có và có tiền để mở những cơ sở thương mại hay kỹ nghệ. Không có người nào bị giết, tra tấn hay tù đày.
Trần Long
-------oo0oo-------