Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Việt Sử
--------o0o--------
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 1963.
Hội đồng Quân nhân Cách mạng do nhóm tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thực hiện sau cuộc đảo chính lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm do tướng Dương Văn Minh cầm đầu và nắm thực quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự suốt thời gian gần một năm, từ 1 tháng 11 năm 1963 đến 26 tháng 10 năm 1964 trên chính trường Việt Nam Cộng hòa.
Ðây là một thời kỳ rối ren có sự chi viện của Hoa Kỳ cho một số tướng lãnh nhằm lật đổ tổng thống Ngô Ðình Diệm vì tổng thống đã ngăn cản không cho Hoa Kỳ mang quân vào miền Nam Việt Nam. Những rối ren trong chính trường miền Nam cho Việt cộng có nhiều cơ hội cày cắm gián điệp vào hệ thống chính quyền miền Nam, ảnh hưởng tới sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa năm 1975.
Diễn biến:
Ngay sau khi cuộc đảo chính 1963 nổ ra ngày 1 tháng 11 năm 1963 và quân đảo chính chiếm được đài phát thanh, nhóm các tướng lĩnh lãnh đạo cuộc đảo chính đã ra thông báo về việc thành lập Hội đồng Quân nhân Cách mạng với 20 thành viên, hội đồng cũng công bố một quyết nghị về việc truất phế Tổng thống Ngô Đình Diệm và giải tán Chính phủ với nội dung như sau:
*Xét vì Tổ-Quốc Việt-Nam đang trải qua một giai-đoạn lịch-sử cực kỳ nghiêm-trọng quyết-định sự tồn-vong của Dân-tộc.
*Xét vì nhiệm-vụ của Chính-phủ là lãnh-đạo toàn dân trong công cuộc chống Cộng, bảo-vệ tự-do và an-ninh cho nhân-dân, đem lại hạnh-phúc cho giống nòi.
*Xét vì Chính-phủ của nguyên Tổng-Thống NGÔ-ĐÌNH-DIỆM đã bất lực trong nhiệm-vụ đó và phản bội những quyền-lợi thiêng liêng nhất của toàn dân.
*Xét vì đa số những cơ-cấu công-quyền do Ông NGÔ-ĐÌNH-DIỆM thiết-lập đều mục nát, phản dân-chủ, cần phải thay đổi tận cội rễ.
Hội-đồng Quân-nhân Cách-mạng họp tại Bộ Tổng tham-mưu Quân-đội Việt-Nam Cộng-hòa ngày 1-11-1963
QUYẾT-NGHỊ:
* Điều thứ nhất. - Truất phế Ông NGÔ-ĐÌNH-DIỆM và bãi bỏ chế-độ Tổng-Thống.
* Điều thứ hai. - Giải-tán Chính-phủ do Ông NGÔ-ĐÌNH-DIỆM lãnh-đạo.
* Điều thứ ba. - Quyền Hành-pháp từ trước do Chính-phủ nắm giữ nay tạm thời do Hội-đồng Quân-nhân Cách-mạng đảm-đương.
* Điều thứ tư. - Quyết-nghị này có hiệu-lực kể từ ngày ký.
Ngày 4 tháng 11 năm 1963, Hội đồng công bố danh sách Ban chấp hành gồm các thành viên như sau :
- Trung tướng Dương Văn Minh: Chủ tịch Hội đồng
- Trung tướng Trần Văn Đôn: Đệ Nhất phó chủ tịch
- Trung tướng Tôn Thất Đính: Đệ Nhị phó chủ tịch
- Trung tướng Trần Văn Minh: Ủy viên Kinh tế
- Trung tướng Phạm Xuân Chiểu: Ủy viên An ninh
- Trung tướng Trần Thiện Khiêm: Ủy viên Quân vụ
- Thiếu tướng Đỗ Mậu: Ủy viên Chính trị
- Trung tướng Lê Văn Kim: Ủy viên Ngoại giao kiêm Tổng thư ký
- Trung tướng Mai Hữu Xuân: Ủy viên
- Trung tướng Lê Văn Nghiêm: Ủy viên
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu: Ủy viên
- Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: Ủy viên
Đồng thời Hội đồng ra Hiến ước số 1, tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 và giải tán Quốc hội vừa mới xong tuyển cử ngày 27 tháng 9 năm 1963, đặt quyền lực quốc vào tay Quân đội, hội đồng cũng công bố Sắc lệnh số 01/HĐQN cử cựu Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời và trình phương án nhân sự chính phủ để Hội đồng thông qua.
Hội đồng Quân nhân Cách mạng cũng cho thành lập Hội đồng Nhân sĩ để làm cơ quan cố vấn, hai ngày sau, ngày 6 tháng 11 năm 1963, Hội đồng Quân nhân Cách mạng và Chính phủ lâm thời tổ chức ra mắt tại trụ sở Bộ Tổng tham mưu.
Thành phần chính phủ lâm thời được công bố như sau:
- Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Kinh tế và Tài chánh: Nguyễn Ngọc Thơ
- Tổng trưởng Quốc phòng: Trung tướng Trần Văn Đôn
- Tổng trưởng An ninh: Trung tướng Tôn Thất Đính
- Tổng trưởng Ngoại giao: Phạm Đăng Lâm
- Tổng trưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Mầu
- Tổng trưởng Giáo dục: Phạm Hoàng Hộ
- Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn: Trần Lê Quang
- Tổng trưởng Thông tin: Thiếu tướng Trần Tử Oai
- Tổng trưởng Công chánh: Trần Ngọc Oành
- Tổng trưởng Y tế: Vương Quang Trường
- Tổng trưởng Lao động: Nguyễn Lê Giang
- Tổng trưởng Thanh niên: Nguyễn Hữu Phi
- Tổng trưởng Tài chánh: Lưu Văn Tính
- Tổng trưởng Kinh tế: Âu Trường Thanh
- Bộ trưởng tại phủ Thủ tướng: Nguyễn Thành Cung
Vào rạng sáng ngày 30 tháng 1 năm 1964 tướng Nguyễn Khánh làm cuộc "chỉnh lý" lên nắm chức Chủ tịch Hội đồng và bắt giải bốn tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính và Mai Hữu Xuân lên Đà Lạt. Tuy nhiên Nguyễn Khánh vẫn giữ tướng Dương Văn Minh ở cương vị Quốc trưởng còn chức Thủ tướng thì Nguyễn Khánh tự kiêm nhiệm, sau đó ông Nguyễn Tôn Hoàn thuộc đảng Đại Việt và tướng Trần Văn Đôn được bổ làm phó Thủ tướng. Các tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu và Đỗ Mậu đứng cùng phe với tướng Khánh.
Tháng 8 năm 1964, để tạo cơ sở pháp lý, Hội đồng quân nhân, đứng đầu là Chủ tịch Nguyễn Khánh, cho soạn Hiến chương Vũng Tàu nhưng cố gắng này bị dân chúng xuống đường phản đối, nhiều cuộc biểu tình diễn ra đòi giải tán Hội đồng khiến Nguyễn Khánh phải nhượng bộ, cuối tháng 8, Hội đồng biểu quyết tự giải tán, nhường chỗ cho Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời dưới sự chủ tọa của tam đầu chế : Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm.
Tháng 9 năm 1964, Ủy ban ra hai quyết nghị thi hành trong thời hạn hai tháng, thành lập Thượng Hội đồng Quốc gia Triệu tập Quốc hội để soạn Hiến pháp mới hầu giao quyền lại cho Chính phủ dân sự.
Ngày 26 tháng 9, Thượng Hội đồng Quốc gia ra mắt quốc dân, chính thức chấm dứt sự lãnh đạo của Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời vào ngày 26 tháng 10 năm 1964.
=============
Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 1963
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 1963
Một hội nghị của Hội đồng quân nhân cách mạng tại Bạch Dinh ở Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu), miền Nam Việt Nam, ngày 17 tháng 8 năm 1964. Một bảng đen ghi kết quả cuộc bầu cử của chính quyền quân sự cầm quyền, trong đó Nguyễn Khánh là được bầu làm Chủ tịch với 50 phiếu bầu. (Ảnh Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
Sĩ quan Lục quân Hoa Kỳ William Westmoreland (1914 - 2005, giữa), tân Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự, Việt Nam (MACV) cùng với Nguyễn Cao Kỳ (1930 - 2011, phải), Chỉ huy trưởng Nhóm Tác chiến Đặc biệt số 83 của Không quân Việt Nam (VNAF) trong Ngày Không quân Việt Nam tại Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam, ngày 18 tháng 7 năm 1964. (Ảnh của Nguyễn Văn Đức / Lưu trữ Michael Ochs / Getty Images)
Một cuộc biểu tình của sinh viên ở miền Nam Việt Nam, ngày 16 tháng 11 năm 1964. (Ảnh của Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
Một cuộc biểu tình của sinh viên ở miền Nam Việt Nam, ngày 16 tháng 11 năm 1964. (Ảnh của Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
VIỆT NAM 1962: Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chờ chuyển quân. (Ảnh của Larry Burrows / The LIFE Picture Collection / Getty Images)
Biểu tình ở Sài Gòn Việt Nam, ngày 1 tháng 9 năm 1964. Một biểu ngữ phản đối thái độ yếu đuối của Nguyễn Khánh ngày 25 tháng 8, 1964 . (Ảnh Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
Hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa tháng 3 năm 1962. (Ảnh của Michael Ochs Archives / Getty Images)
Sinh viên chống Cộng biểu tình ở Sài Gòn nhân kỷ niệm 10 năm hiệp định Genève 1954, miền Nam Việt Nam, tháng 7 năm 1964. Một biểu ngữ có nội dung 'Đả đảo mục tiêu thôn tính miền Bắc Việt Nam và thôn tính miền Nam của Trung cộng'. (Ảnh Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
Binh sĩ Quân đội Nam Việt Nam Cộng Hòa huấn luyện với súng máy M1919 Browning tháng 3 năm 1962. (Ảnh của Michael Ochs Archives / Getty Images)
Những người lính trong một cuộc đảo chính quân sự ở Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, tháng 9 năm 1964. (Ảnh của Nguyễn Văn Đức / Lưu trữ Michael Ochs / Getty Images)
Những người lính trong một cuộc đảo chính quân sự ở Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, tháng 9 năm 1964. (Ảnh của Nguyễn Văn Đức / Lưu trữ Michael Ochs / Getty Images)
Sinh viên chống Cộng biểu tình tại Sài Gòn nhân kỷ niệm 10 năm hiệp định Genève 1954, miền Nam Việt Nam, tháng 7 năm 1964. Hình nộm của tổng thống Pháp Charles de Gaulle và lãnh tụ Hồ Chí Minh đang bị treo cổ. (Ảnh Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
Lễ chào đón Maxwell D. Taylor (1901 - 1987), tân Đại sứ Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, tại Sân bay Sài Gòn, Việt Nam, tháng 7 năm 1964. Phía sau là máy bay của Không quân Hoa Kỳ và phía trước là lực lượng Quân Cảnh Việt Nam Cộng Hòa. (Ảnh Nguyễn Văn Đức / Michael Ochs Archives / Getty Images)
https://saigonxua.org/
-------oo0oo-------