Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

Trang Việt Sử

LacLongAuCo

--------o0o--------

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông



Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông.

Do những tranh cãi về Biển Đông xuất phát từ những yêu sách đối với các vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn, chứ không phải vùng biển cả, nên việc áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc (nhằm biện minh cho sự can thiệp) là không hoàn toàn phù hợp. Nhưng một thỏa thuận quốc tế khác có thể đưa ra vài gợi ý cho việc giải quyết các tranh chấp này, đó là Hiệp ước Hòa bình San Francisco, bắt đầu có hiệu lực vào năm 1952. Đây cũng là Hiệp ước chính thức đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Hiệp ước, Nhật Bản từ bỏ những tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracel Islands), nhưng không nhượng lại hai quần đảo này cho bất cứ nước nào. Hậu quả là chúng nằm dưới sự giám hộ tập thể của 48 bên khác trong Hiệp ước, bao gồm cả Việt Nam và Phillipines – 2 quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo này.

Trung Quốc – vào thời điểm đó đang ở năm thứ 3 trong thời kỳ lãnh đạo của Mao Trạch Đông – thậm chí còn không được mời tham gia Hội nghị Hòa bình. Mặc dù Đảng Cộng sản của Mao rõ ràng đã giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và duy trì được sự kiểm soát đối với Trung Hoa đại lục, những người chủ trì hội nghị vẫn không thể thống nhất trong việc xác định ai mới là chính quyền đại diện cho Trung Quốc – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) của Mao ở Bắc Kinh hay Trung Hoa Dân quốc (ROC) của Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc. Vì lẽ đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phủ nhận việc Trung Quốc bị ràng buộc bởi Hiệp ước San Francisco.

Song, Hiệp ước này lại có tính chất ràng buộc gián tiếp đối với Trung Quốc thông qua Hòa ước song phương giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân quốc được ký chỉ vài giờ trước khi Hiệp ước San Francisco có hiệu lực. Hòa ước này đã tái khẳng định các điều khoản của Hiệp ước Hòa bình San Francisco – đặc biệt là việc Nhật Bản từ bỏ chủ quyền đối với Đài Loan. Trên thực tế, Hiệp ước San Francisco yêu cầu Hòa ước song phương giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân quốc phải có nội dung nhất quán với nó. Vì vậy, trong Hòa ước này, Nhật Bản không thể trao cho bất cứ quốc gia nào khác ngoài các bên tham gia Hiệp ước San Francisco những quyền và danh nghĩa bổ sung. Bởi lẽ đó, Nhật Bản không thể công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Một điều chắc chắn là Hiệp ước San Francisco tự nó không có ràng buộc về mặt pháp lý đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rõ ràng là bên kế thừa chủ quyền của Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan; điều này được thể hiện trong Thông cáo chung giữa Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1972. Đây cũng chính là nền tảng của Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị song phương được ký kết 6 năm sau đó. Khi Nhật Bản chuyển sự công nhận ngoại giao từ Trung Hoa Dân quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, họ thừa nhận rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”. Căn cứ vào việc Nhật Bản không công nhận Trung Quốc như một quốc gia mới – mà sự công nhận quốc tế đối với nhà nước Trung Quốc đã tồn tại không gián đoạn từ khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc ra đời vào năm 1912 – nên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chấp nhận các quyền và nghĩa vụ của chính quyền tiền nhiệm.

Hơn nữa, Nhật Bản không công nhận Đài Loan như là một phần của Trung Quốc vì điều đó sẽ vi phạm cam kết của Nhật Bản trong Hiệp ước San Francisco. Trong khi Nhật Bản hoàn toàn “hiểu” và “tôn trọng” tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của Trung Quốc, họ lại không công nhận rằng tuyên bố này phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai quốc gia đơn giản đồng ý rằng họ bất đồng quan điểm trong vấn đề tư cách pháp lý của Đài Loan. Nói cách khác, Nhật Bản từ bỏ chủ quyền đối với Đài Loan nhưng không trao chủ quyền này cho bất cứ một quốc gia nào khác.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn giữ im lặng trước những ảnh hưởng của Hiệp ước San Francisco đối với yêu sách của họ ở Biển Đông. Điều này đơn thuần phản ánh sự thiếu thốn trầm trọng chuyên gia về luật pháp quốc tế trong lĩnh vực này của Trung Quốc; hoặc tình trạng phân mảnh và phiến diện của cộng đồng hoạch định chính sách nước này. Nhưng sự im lặng này cũng có thể xuất phát từ lo ngại rằng việc sử dụng những lý lẽ trong Hiệp ước – thứ mâu thuẫn với quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan – để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ hiện nay có thể làm giảm uy tín và làm suy yếu lập trường của Trung Quốc.

Nếu không bị kiềm chế, Trung Quốc có thể sử dụng các tranh chấp ở Biển Đông để thiết lập bá quyền đối với các quốc gia yếu hơn ở khu vực này. Tất cả các bên tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc, đều có thể viện dẫn những liên kết về mặt địa lý và lịch sử đối với các quần đảo này để bảo vệ luận điểm của mình, nhưng không bên nào trong đó có danh nghĩa pháp lý vững chắc theo Hiệp ước San Francisco.

Mỹ và các cường quốc ngoài khu vực có thể tận dụng điểm này bằng cách viện dẫn quyền giám hộ tập thể ngầm của họ đối với Trường Sa và Hoàng Sa theo Hiệp ước San Francisco. Thông qua đó, họ có thể quốc tế hóa quá trình đàm phán song phương riêng rẽ giữa Trung Quốc và các nước yêu sách khác trong khu vực. Các bên tham gia Hiệp ước thậm chí còn có thể tổ chức một hội nghị để bàn về vấn đề này. Dựa vào thực tế rằng hội nghị này sẽ không có sự tham gia của Trung Quốc, chỉ một cuộc hội nghị như vậy thôi cũng có thể xoay chuyển hoàn toàn cục diện.

Masahiro Matsumura là Giáo sư chuyên ngành Chính trị quốc tế tại Đại học St. Andrew’s (Momoyama Gakuin Daigaku), Osaka.

Hình: Lãnh đạo các nước ký Hiệp ước San Francisco. Nguồn: Telegraph.

Copyright: Project Syndicate 2013 – From San Francisco to the South China Sea

Masahiro Matsumura

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us