Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Việt Sử
--------o0o--------
Lịch sử VN đã 13 lần đánh bại quân Tàu
Trong mấy ngàn năm qua, đặc biệt từ khi tộc Hoa du mục hiếu chiến thành
hình ở phương Bắc, từ năm 1046(trước tây lịch), người Tộc Việt chuyên
trồng lúa nước, hiếu hòa, ở phương Nam, luôn bị giặc Hoa cướp bóc,
xâm lăng.
Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 13 lần phương Bắc xua đại quân
xâm lấn phương Nam, đặc biệt Việt Nam. Nhưng trong tất cả 13 lần đó,
Dân Việt đều đại thắng các đoàn quân Phương Bắc. Đã mười ba lần,
Dân ta đại thắng !
LẦN THỨ 1: (1218 TTL = Trước Tây lịch) -
ĐỨC PHÙ ĐỔNG ĐẠI THẮNG GIẶC ÂN.
Theo sách vở Trung Hoa, năm 1218 trước tây lịch, Ân Cao Tôn đã đánh
Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía
tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, Ân Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân
còn được gọi là Nhà Hậu Thương].
Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta
ba năm và đã bị đánh bại.
* Như thế, theo Truyền kỳ Phù Đổng, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc
đã là một quốc gia vững mạnh. Nước nầy đã có tổ chức chặt chẽ, có
vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre...
đã đúc được ngựa sắt, roi sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ... và, theo
sách vở Trung Hoa, đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất
của chúng.
[Vào thời kỳ nầy, tộc Hoa chưa thành hình. Phải hơn 100 năm sau, bộ lạc
Chu mới gom góp các bộ lạc du mục khác ở vùng Thiểm Tây, và thành lập
Nhà Chu. Từ đó, tộc Hoa mới thành hình và phát triển].*1
LẦN THỨ 2: (214 TTL) - ĐẠI THẮNG GIẶC TẦN
Năm 214 ttl, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa, sai tướng
Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Nay thuộc tỉnh
Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp
Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước Trung Hoa.
Nhưng mấy năm sau, Đồ Thư đã bị quân Việt đánh bại, quân giặc chết
quá nửa, Đồ Thư bị giết.*2
Theo cách hành quân của Trung Hoa, mỗi người lính đem theo một phu
phục dịch. Số người vận chuyển lương thực cũng không được kể là lính.
Vì vậy, số người Trung Hoa xâm nhập có thể nhiều gấp 3 lần con số
quân lính được kể tới, dầu là con số trung thực.
LẦN THỨ 3: (181 TTL) - ĐẠI THẮNG GIẶC TÂY HÁN
Năm 181 ttl, triều Hán sai Long Lân hầu Chu Táo kéo quân sang xâm phạm
Lĩnh Nam, đánh Nam Việt. Theo sách vở Trung Hoa, quân Hán không chịu
được thủy thổ phương Nam, nhiều người phải bịnh tật, bởi vậy phải thua
chạy về bắc. Sau đó, triều Hán xét việc Nam chinh không lợi, nên không
đánh nữa (!).*3
LẦN THỨ 4: (40 DL) - TRƯNG NỮ VƯƠNG ĐẠI THẮNG GIẶC
ĐÔNG HÁN & TÁI CHIẾM TOÀN THỂ VÙNG ĐẤT LẠC VIỆT
Năm 30 dl, Hán Quang Vũ áp đặt chế độ trực trị trên vùng đất Việt Lạc.
Do đó, toàn dân Việt vùng lên kháng chiến, và bầu Đức Trưng Trắc là
Thủ Lãnh. Sau 10 năm, Dân ta đã đánh đuổi toàn bộ quân Tàu ra khỏi vùng
đất Việt Lạc, chiếm lại 65 thành.
Thời gian qua, sách sử Trung Hoa đã giảm thiểu vùng đất và sức mạnh của
dân Việt thời đó. Ngày nay, đã có đủ chứng cứ xác định vị trí, tình hình và
vùng đất bao la của việc quân dân Việt đánh chiếm lại 65 thành, và đánh bại
đại quân hùng hậu của hoàng đế Quang Vũ nhà Hán.
Thời đó, vùng đất Việt Lạc nay là Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng
Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây,
Phúc Kiến của Trung Hoa, xuống tới Hải Vân... Và Hán Quang Vũ đã phải
vận dụng toàn thể binh lực của ‘thiên triều’.
Đức Trưng Nữ Vương đáng được tôn hiệu ĐAI ĐẾ ĐỒNG ĐÌNH LĨNH NAM.*4
LẦN THỨ 5: (541 DL) - NAM VIỆT ĐẾ LÝ BÔN ĐẠI THẮNG GIẶC LƯƠNG
Năm 541 dl Đức Nam Việt Đế, húy là Lý Bôn, đánh đuổi quân trú đóng
Trung Hoa, giành độc lập. Năm 544 xưng là Nam Việt Đế, niên hiệu
Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lập ra Nhà Tiền Lý.
Đây là lần đầu tiên sách sử Trung Hoa ghi lại quốc hiệu và niên hiệu của
dân ta. Nhà Tiền Lý kéo dài 61 năm, từ 541 tới 602 dl.*5
LẦN THỨ 6: (938 DL) - NGÔ NAM ĐẾ NGÔ QUYỀN ĐẠI THẮNG GIẶC NAM HÁN
Từ năm 906 dl, Đức Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự trị khỏi tay người
Trung Hoa. Truyền được 3 đời.
Năm 938, vua Trung Hoa Nam Hán sai thái tử là Hoằng Tháo kéo quân
xâm lấn. Với trận cọc gỗ bọc sắt trên sông Bạch Đằng, Đức Ngô Nam Đế,
huý là Ngô Quyền, đã đại thắng quân Hán, giết chết thái tử Hoằng Tháo.
Hoàng đế Nam Hán là Lưu Cung cũng kéo quân tiếp ứng theo đường bộ.
Nghe tin, ông khóc và rút về.*6
LẦN THỨ 7: (981) - LÊ ĐẠI HÀNH ĐẠI THẮNG GIẶC TỐNG (LẤN 1)
Năm 981 dl, vua Tống sai tướng Hầu nhân Bảo kéo quân xâm lấn, theo
hai đường bộ và thủy. Vì vua nước ta là Đinh Tuệ mới 8 tuổi, nên quân sĩ
tôn tướng Lê Hoàn lên ngôi, tức là Đức Lê Đại Hành. Với một trận Chi Lăng,
quân ta phá tan đoàn quân Tàu, giết Hầu nhân Bảo. Đoàn quân giặc theo
đường biển vội vàng rút lui.*7
LẦN THỨ 8: (1076) - LÝ NHÂN TÔN, DANH TƯỚNG
LÝ THƯỜNG KIỆT ĐẠI THẮNG GIẶC TỐNG (LẦN 2)
Năm 1072 dl, vua Lý nhân Tôn lên ngôi. Vì vua mới 7 tuổi, nên việc quân
đều ở trong tay danh tướng Lý Thường Kiệt.
Năm 1075, Lý thường Kiệt và Tôn Đản kéo 10 vạn quân tái chiếm vùng
châu Khâm, châu Liêm và châu Ung, [vốn thuộc vùng đất Việt Lạc], nay
thuộc Quảng Đông, Quảng Tây.
Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì và Triệu Tiết kéo hơn 30 vạn quân
sang xâm lấn Nước ta. Nhưng chúng bị đánh tan ở sông Như Nguyệt.
Giặc Tàu kéo tới hơn 30 vạn, chỉ còn 2 vạn 8 trở về !*8
LẦN THỨ 9: (1258) - TRẦN THÁI TÔN ĐẠI THẮNG GIẶC MÔNG CỔ (LẦN 1)
Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý, ở vùng Vân Nam.
Mông Cổ đương thời là đế quốc to lớn và hùng mạnh nhất thế giới,
chìếm đóng từ Á sang Âu.
Năm 1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) đem
3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quân Đại Lý tấn công Đại Việt, chiếm
Thăng Long, đốt phá và giết mọi người trong thành. [Ngột Lương Hợp Thai
là công thần thứ 3 của Nhà Nguyên, từng tham gia các trận đánh chiếm nước
Kim, nước Đức, Ba Lan, Bagdad, và diệt nước Đại Lý].
Vua Trần thái Tôn lo sợ, hỏi ý kiến Trần Thủ Độ. Trần thủ Độ khẳng khái :
“Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo !”.
Chỉ mấy ngày sau, vua Trần thái Tôn dẫn quân phản công, đánh thắng quân
Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ còn
bị quân ta chận đánh tan tành ở vùng Qui Hóa.*9
LẦN THỨ 10: (1284) - TRẦN NHÂN TÔN, DANH TƯỚNG
HƯNG ĐẠO VƯƠNG ĐẠI THẮNG GIẶC MÔNG NGUYÊN (LẦN 2)
Năm 1271 Hốt Tất Liệt (Khubilai) trở thành Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ,
đổi quốc hiệu thành Nguyên. Năm 1279, quân Nguyên chiếm trọn đất
Trung Hoa. Đế quốc Mông Cổ bao trùm 40 quốc gia từ Á sang Âu.
Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan (Toghan), cùng với các
danh tướng Toa Đô (Suodu), Ô Mã Nhi, kéo 50 vạn quân xâm lăng Đại Việt.
Quân Nguyên còn có thủy binh từ Chiêm Thành đánh lên. Khi đó, toàn thể
quân Đại Việt chỉ có 20 vạn.
Trước tình hình nguy biến, nhiều người muốn hàng hoặc tìm kế hoãn binh.
Nhưng các tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư cương quyết xin đem
quân trấn giữ.
Vua Trần Nhân Tôn liền triệu tập các bô lão trong dân tại điện Diên Hồng
để hỏi ý kiến. Toàn thể đồng thanh xin Đánh.
Trước thế giặc quá mạnh, quân ta phải rút về Vạn Kiếp. Ở phía Nam, quân
Nguyên từ Chiêm Thành cũng đã chiếm Nghệ An.
Vua Nhân Tôn lại lo sợ, ‘muốn hàng để cứu muôn dân’. Nhưng Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn đáp : “Bệ Hạ nói câu ấy thật là lời nhân đức. Nhưng
Quê hương Dân tộc thì sao ? Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi
trước đã !”
Thoát Hoan dùng đại bác bắn phá, và vào được Thăng Long. Triều đình ta
chạy về Thanh Hóa.
Khi đó tướng Trần Bình Trọng bị bắt. Thoát Hoan dụ hàng và hỏi : “Có
muốn làm Vương không ?” Trần Bình Trọng quát to : “Ta thà làm quỷ
Nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc !”
Tháng 5 năm 1285, tướng Trần Nhật Duật phá được quân Toa Đô ở cửa
Hàm Tử.
Sau đó, tướng Trần Quang Khải đưa quân đi thuyền từ Thanh Hóa ra
đánh tan quân Nguyên ở bến Chương Dương, rồi dùng phục binh chiếm lại
Thăng Long.
Đức Hưng Đạo Vương thì đem quân đánh ở Tây Kết, và giết được Toa Đô.
Quân ta bắt được 3 vạn quân Nguyên và vô số chiến thuyền, khí giới.
Hưng Đạo Vương lại sai phục kích chận mọi đường quân Nguyên có thể
rút lui, và tự mình dẫn đại quân lên Bắc Giang đánh Thoát Hoan. Quân
Nguyên thua chạy, tới bến Vạn Kiếp bị phục kích, chết quá nửa. Thoát Hoan
trốn thoát về Tàu.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, in năm 1697 dl, quân Nguyên kéo qua 50
vạn và sáu tháng sau, chỉ còn 5 vạn rút về.*10
LẦN THỨ 11: (1287) - TRẦN NHÂN TÔN, DANH TƯỚNG
HƯNG ĐẠO ĐẠI THẮNG GIẶC MÔNG NGUYÊN (LẦN 3)
Cuối tháng 12 năm 1287, Thoát Hoan lại theo hai đường thủy bộ, kéo thêm
50 vạn quân xâm lấn, với hơn 800 chiến thuyền, cùng với đoàn tàu 100 chiếc
chở lương thực. [Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư]. Phía Đại Việt có khoảng
từ 20 tới 30 vạn quân.
Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng sợ bị cắt đường liên lạc, nên
tập trung ở Vạn Kiếp. Bộ chỉ huy của Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng.
Tướng Trần Khánh Dư đưa quân phục ở bến Vân Đồn và phá tan đoàn
thuyền lương.
Tháng 3 năm 1288, cạn lương, Thoát Hoan sai Ô mã Nhi mở đường theo
sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương lại dùng kế đóng cọc bịt sắt xuống sông
Bạch Đằng (như Đức Ngô Quyền năm 938 dl).
Với trận Bạch Đằng, quân ta tiêu diệt hoàn toàn thủy quân của giặc Nguyên.
Nghe tin thủy quân tan vỡ, Thoát Hoan kéo chạy về qua vùng Bắc Giang và
Lạng Sơn, và cũng bị quân Đại Việt chận đánh tan tành.*11
LẦN THỨ 12: (1428) LÊ THÁI TỔ ĐẠI THẮNG GIẶC MINH
Năm 1406, giặc Minh kéo quân xâm lấn nước ta. Nhà Hồ thua. Giặc Minh,
với Trương Phụ, bắt đầu chính sách đồng hóa dân ta với dân Tàu...
Năm 1418, nông dân Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, tự xưng
là Bình Định Vương, gởi hịch kể tội giặc Minh và nêu rõ mục đích đánh
đuổi quân giặc cướp nước.
Năm 1426, sau 8 năm gian khổ, với nhiều lần nguy cấp, Bình Định Vương
thắng trận Tụy Động, và bao vây thành Đông Quan, Thăng Long.
Cuối năm 1427, giặc Minh lại đưa thêm 2 đạo quân sang đánh Đại Việt.
Đạo quân do Liễu Thăng cầm đầu với hơn 10 vạn lính, 2 vạn ngựa. Đạo quân
do Mộc Thạnh dẫn 5 vạn lính và 1 vạn ngựa. Nhưng tại Chi Lăng, quân ta giết
Liễu Thăng, phá tan toàn bộ quân tiếp viện của giặc, bắt sống hơn 3 vạn quân
Tàu. Mộc Thạnh nghe tin, bỏ chạy. Quân Nam theo đánh, giết hơn 1 vạn
giặc Minh.
Nghe tin, Vương Thông đang chiếm đóng Đông Quan [Thăng Long], viết thư
cầu hòa, và xin cho chúng rút quân về Tàu. Số tù binh, hàng binh và vợ con
được thả về Tàu lên hơn 10 vạn người.*12
LẦN THỨ 13: (1789) - QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ ĐẠI THẮNG GIẶC MÃN THANH.
Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị kéo 20 vạn quân Nhà Thanh, chia làm 3 đạo, tiến
đánh Đại Việt, chiếm đóng Thăng Long.
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đang ở Huế, được tin, tính chuyện tiến đánh.
Quan quân xin Ngài lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
Đức Quang Trung kéo quân ra tới Nghệ An, nghỉ 10 ngày để mộ thêm lính.
Tất cả được 10 vạn quân và 100 con voi.
Đức Quang Trung cho ăn Tết sớm, đêm 30 sẽ kéo quân đi, và hẹn ngày
mùng 7 Tết sẽ ăn Tết lại tại Thăng Long.
Trận đánh thần tốc đã phá hết các đồn giặc, đến nỗi chúng không kịp báo tin
cho nhau. Chỉ trong mấy ngày, quân ta đánh chiếm từ Giản Thuỷ, tới
Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi... Sáng mùng 5 Tết, quân ta vào Thăng Long,
Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp, lên ngựa tháo chạy. Giặc Tàu chạy theo,
chết đuối chật sông Hồng. Các đạo quân giặc ở phía Bắc cũng tất tả rút chạy.
Tất cả đều chỉ trong 5 ngày.*13
TỔNG KẾT SƠ KHỞI
Như vậy, chỉ kể những lần Trung Hoa xua đại quân xâm lấn Nước Nam,
dầu sách vở Trung Hoa đã giấu bớt quân số vì bị thất trận, tổng số các
đoàn quân xâm lăng Trung Hoa đã có hơn 40 danh tướng, hằng ngàn
đại tướng, và hơn 450 vạn quân sĩ. [Theo con số thông thường, tức là
hơn 4.500.000 giặc]. Đang khi đó, kể cả dân số, tài nguyên, quân sĩ,
phương tiện chiến đấu... dân ta không bao giờ tương xứng với quân
Trung Hoa xâm lược.
Nhưng bất cứ lần nào, Đại Việt cũng đại thắng !
1. TRUNG HOA: TÊN KHỔNG LỒ CHIẾN BẠI
Điểm đáng chú ý là trong 900 năm vừa qua, trong khi Việt Nam đánh bại
mọi cuộc xâm lăng của Trung Hoa, thì chính Trung Hoa lại bị Kim, Mông,
Mãn,Âu, chiếm đóng và thống trị.
Đáng chú ý hơn nữa, tuy tình hình thay đổi tùy thời, nhưng trong tất cả những
lần xâm chiếm Trung Hoa đó, từ Kim, đến Mông, Mãn... lần nào thực lực
xâm lấn, kể cả dân số, lãnh thổ, sản lượng, kỹ thuật, chiến cụ, quân đội...
cũng đều không bằng một phần mười của Trung Hoa đương thời.
Nhưng Trung Hoa đã luôn là kẻ chiến bại.
Ngoài ra, những nhóm người man di và ít oi đó, lại thống trị Trung Hoa vĩ
đại tổng cộng hơn 500 năm.
Kim 108 năm (1126-1234 dl), Mông 134 năm (1234-1368 dl), Mãn 267
năm (1644-1911 dl), trong đó có 72 năm chung với Âu (1839-1911 dl).
Trong suốt hơn 5 thế kỷ đó, kể cả hiện nay, người dân Trung Hoa buông xuôi,
khuất phục, còn giới nho sĩ Trung Hoa lại chỉ biết phủ phục tuân lịnh ‘vị
Thiên tử’ ngoại xâm để thẳng tay hành hạ và đàn áp người dân.
Thực vậy, Trung Hoa luôn là tên khổng lồ chiến bại.
Nguyên nhân chính là ách thống trị của bọn ‘thiên tử, thiên triều’ tham tàn
bạo ngược, đã biến người dân Trung Hoa thành những tên nô lệ đói ăn
truyền kiếp.Trong suốt 3000 năm qua, hơn 99% người dân Trung Hoa chì
là những tên nô lệ đói khát, tự ti, khiếp nhược, không lý tưởng, không nhân
phẩm, chỉ biết tham lợi bất chấp thủ đoạn.
2. ƯU THẾ CỦA CHÚNG TA
Hơn nữa, trong tất cả mọi cuộc chiến chống Phương Bắc, Tổ Tiên chúng ta
đã chỉ tự sức chiến đấu đơn độc một mình. Các Ngài đã không có bất cứ
một yểm trợ nào do bất cứ từ đâu tới.
Nhưng bất cứ lần nào, Việt Nam cũng đại thắng Trung Hoa ! Tất cả 13 lần,
đều đại thắng.
Về phần chúng ta, hiện nay, chúng ta lại đang được yểm trợ từ khắp nơi.
Trước hiểm họa Trung Hoa bành trướng, xâm lăng, trộm cướp, gian manh,
phá hoại các nền kinh tế, lũng đoạn các thể chế... mọi người, mọi dân
nước trên toàn thế giới, đều sẵn sàng tiếp tay chúng ta triệt hạ mối họa
chung là Giặc Trung Hoa. Bạn hữu chúng ta lại nhiều ưu thế hơn Giặc Tàu.
Với bất cứ giá nào, ở bất cứ phương diện nào, các cường quốc hiện đại
không thể nhường Trung Hoa cưỡng đoạt vị thế hùng mạnh nhất thế giới,
nhất là khi toàn thể binh lực Trung Hoa cũng không bằng một phần nhỏ
các hạm đội đối nghịch...
Hơn nữa, toàn thể dân Việt hiện nay, ở khắp làng xóm hang cùng ngõ hẻm,
đều nôn nức vùng lên chiến đấu Đánh Giặc Tàu. Tinh thần dân tộc và
đoàn kết chưa từng bộc lộ rõ ràng và mạnh mẽ như hiện nay.
Mọi người đều sẵn sàng.
Cũng phải kể thêm mấy triệu người Việt trên thế giới cũng đang sẵn sàng
đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, và nhất là trí lực, chuyên môn, kiến thức,
kỹ thuật, kinh nghiệm, và ảnh hưởng... ở mọi lãnh vực ngoại giao, chính trị,
kinh tế, tài chính, quân sự, xã hội... Tất cả đều được huy động tối đa để
Đánh Giặc Tàu !
CHÚNG TA CŨNG SẼ ĐẠI THẮNG GIẶC TÀU LẦN THỨ 14.
( Email from reader)
-------oo0oo-------