Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Việt Sử
--------o0o--------
NHỮNG CON DAO NHỌN TẨM THUỐC ĐỘC ĐƯỢC CHE DẤU BÊN TRONG CHIẾC ÁO CÀ SA
Võ Long Ẩn
Tháng 4 năm 1970 trên chiếc bàn bầu dục tại Ba Lê, đang đến lúc tranh cải quyết liệt cho vận mệnh VNCH, phái đoàn CSHN và bọn tay sai MTGPMN đang xoáy mạnh vào “tội ác Mỹ Ngụy Saigon cùng tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ” và đòi Mỹ rút ra khỏi VN để nhân dân miền Nam có hoà bình và hạnh phúc.
Chính trong lúc này một phái đoàn mệnh danh Phật Giáo Việt Nam, với Cà Sa bình Bác, hạ cánh xuống phi trường quốc tế Tokyo để đi dự Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hoà Bình nhằn mục đích vận động dư luận quốc tế chiến dịch lên án và “tống cổ Mỹ ra khỏi Việt Nam”.
Phái đoàn gồm các Thượng Tọa: Thích Thiện Minh (trưởng phái đoàn) Thích Nhất Hạnh (phát ngôn viên), Thích Huyền Quang, Thích Minh Tâm và các Phật tử Vĩnh Bửu, Ngô Văn Giáo. Phái đòan đã chính thức đưa ra một bản đề nghị 6 điểm: Đòi Mỹ ngưng oanh tạc B52 và ngưng mọi cuộc hànhquân lùng địch tại miền Nam Việt Nam, đòi thành lập một Ủy Hội Quốc Tế để kiểm soát cuộc ngưng bắn có sự tham gia của CPCMLTMN, đòi chính phủ VNCH phải trả hết các tù binh, cán binh VC bị bắt và bị toà kết án về tội phản nghịch phá rối tri an, đòi Mỹ phải giải tán chính phủ Việt Nam Cộng Hòa v.v.
Về thực chất thì bản đề nghị 6 điển của phái đoàn Phật Giáo Việt Nam đưa ra tại Nhật được sao chép nguyên bản của đề nghị mà phái đoàn CS Hà Nội và CPCMLTMN đã được đưa ra tại hội đàm Ba Lê. Nó chỉ khác ở điểm là: Nó được gói ghém rất chu đáo và tỷ mỹ với từ những đầu môi chót lưởi với ngôn từ đầy nhân ái, với lòng từ bi, hỷ xả, thiện tâm, thiện ý đầy lòng bác ái của các vị lãnh đạo Phật Giáo VN. Nhưng đó là những con dao nhọ tẩm thuốc độc được gói ghém, bao bọc hoàn mỹ trong những chiến áo cà sa đầy long nhân ái của những người nhân danh đại diện Phật VN.
Cũng giống như ngay tại bến Phạm Thế Hiển quận 8 Saigon ngôi chùa có tên Thiên Phước đựơc trùng tu và tái thiết đầu năm 1964 “ với hệ thống địa đạo giao thông hào, hầm chứa cán bộ cao cấp Biệt Động Thành, trên sân thượng dưới chân bệ Phật cũng là bệ kê súng bắn vào quân “ngụy” dưới chân tượng Phật bà Quan Âm là miệng hầm bí mật, dưới bàn thờ phật là ảnh bác Hồ Chí Minh, nơi đây là cơ sở cất dấu vũ khí để xuất phát trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân trong nội thành Sài Gòn Chợ Lớn.
Thực chất tay sai cộng sản Bắc Việt nằm trong Bản Đề Nghị 6 điểm của phái đoàn Phật Giáo Việt Nam đã khiến cho đại hội ngỡ ngàng. Phái đoàn Đan Mạch, mặc dầu thiên tả đã phải lên tiếng lưu ý toàn thể đại hội rằng: “Chiến tranh Việt Nam hiên nay không phải chỉ do Mỹ và chính phủ Saigon cùng đồng minh gây ra, những tội ác chiến tranh không phải chỉ có Mỹ và đồng minh là thủ phạm. Những tàn phá gây nên chết chóc không phải chỉ có Mỹ và đồng minh đem lại, nó còn những kẻ khác nữa. Tại sao phái đoàn Phật Giáo Việt Nam lại im lặng không kể tên, điểm mặt những kẻ đó ra?"
Phái đoàn “Phật Giáo Việt Nam” im thín thít đã không dám trả lời câu hỏi đó, cái lưu manh bất lương là ở điểm đó.
Phái đoàn Đan Mạch đăng cai tiếp (bằng tiếng Pháp) đặt câu hỏi trước đại hội: “Tại sao phái đoàn Phật Giáo Việt Nam chỉ đòi quân đội Mỹ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không đòi hỏi tất cả quân đội ngoại nhập, trong đó có quân đội cộng sản Bắc Việt phải rút ra khởi miền Nam VN ?”
Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam cũng thi hành “im lặng là vàng” không trả lời được câu hỏi đó. Sự bất lương của phái đoàn Phật Giáo Việt Nam đã lộ nguyên hình là tay sai CSHN.
Sau phiên họp khoáng đại, báo chí ngoại quốc đã phỏng vấn Thượng tọa Thích Thiện Minh: “Quý vị nghĩ thế nào về bộ đội giải phóng miền Nam? Phải chăng họ cũng là những đơn vị của CSBV?” Thượng tọa Thích Thiện Minh trả lời “chúng tôi không vào tận rừng rậm, vào mật khu nên không biết rõ. Dù sao họ cũng là người Việt Nam." Thể hiện rõ bản chất lưu manh của những người tay sai Cộng sản đang núp dưới chiếc áo cà sa biểu tượng của Sa Di, miệng luôn mô Phật đầy lòng từ bi.
Điều đáng lưu tâm ờ đây là khi nêu lên bản Đề Nghị 6 Điểm; cũng như khi lên tiếng phát biểu trước đại hội, tuyên bố trước báo chí truyền thong các Thượng tọa Ấn Quang, không nhân danh cá nhân hay Phật Giáo Ấn Quang mà các Thượng tọa nhân danh Phật Giáo Việt Nam.
Chưa kết thúc ở đây các vị Thượng Toạ còn đi xa hơn nhân danh cả toàn thể dân tộc Việt Nam hãy nghe Thượng tọa Thích Thiện Minh tuyên bố trước báo chí ngoại quốc: “… Phật giáo Việt Nam đã đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam từ thế kỹ thứ 11. Và tuy ở VN cũng có một số các TỔ CHỨC PHẬT GIÁO KHÁC , nhưng chỉ có chúng tôi là có quyền ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO VÀ dân tộc việt nam mà thôi” (trích nguồn Việt Nam Chính Sử của Ls Nguyễn Văn Chức trang 492). Lời tuyên bố của TT Thích Thiện Minh nó cũng đồng hành cùng tác phẩm Hoa Sen Trang Biển Lửa của Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh, một cuốn sách đề cao Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, coi MTDTGPMN là những người yêu nước, và lên án Mỹ xâm lược Việt Nam.
Chúng ta cũng nên nhận diện thêm có bao chùa trong lãnh thổ VNCH được các vị Hoà Thượng Thượng, Tăng Ni cùng “đồng hành cùng Việt Cộng” cải tiến chùa thành “nơì chôn dấu vũ khí, nuôi dấu cán bộ,in ấn truyền đơn huấn luyện cán bộ Biệt Động Thành…” đề nhằm mục đích giết hại nân dân miền Nam:
- Chùa được bà Ông Thị Lê, một người Hoa ở Cái Tàu Thượng xây dựng vào năm 1897 nhằm có nơi cho nhiều người Hoa đến cúng viếng. Chùa ban đầu được xây dựng đơn sơ với cột tràm, tre lá, mái ngói âm dương. Đến năm 1900, Hòa thượng Quảng Đạt tiếp nhận chức vụ trụ trì và trùng tu lại ngôi chùa. Là một trí thức yêu nước, thầy Quảng Đạt đã dạy dỗ cho đệ tử là Hòa thượng Bửu Đồng sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và động viên thầy tham gia hoạt động cách mạng vào năm 1930. Đến năm 1945, Hòa thượng Bửu Đồng được kết nạp Đảng, nhận công tác giao liên và nuôi chứa cán bộ. Năm 1945, chùa Bà Lê đã trở thành trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến. Cuộc Tổng tiến cử bầu Ủy ban Hành chính xã cũng được diễn ra tại chùa vào năm 1948. Từ năm 1960 – 1975, do chính quyền Mỹ - ngụy kiểm soát gắt gao nên lực lượng cách mạng phải hoạt động bí mật. Để qua mắt chính quyền tay sai, Hòa thượng Bửu Đồng đã xây dựng một căn phòng nhỏ là nơi nghỉ ngơi của cán bộ, để khi có lính đến khám xét, các cán bộ sẽ ẩn nấp phía sau một cái tủ vách đôi được che chắn rất cẩn thận. Bà Ngô Thị Lan, con của thầy Ngô Bửu Đồng, người đã phụ cha làm nhiệm vụ thời đó nhớ lại: “Cha tôi phải cực nhọc lắm mới bảo vệ được cán bộ. Bởi lính nghi ngờ chùa nuôi giấu cách mạng nên tiến hành khám xét mỗi ngày. Các cô chú được báo tin có lính đến đã nhanh chóng nấp phía sau tủ, đứng ép người vào khoảng không giữa vách tủ và bức tường rất chật hẹp. Ấy vậy mà có 7 đến 8 cô chú cùng ẩn nấp, có khi họ phải đứng trong đó suốt cả ngày và được tiếp tế bằng sữa và mì gói. Đến khi được ra khỏi thì bàn chân đã bị sưng múp”. (Nguồn An Giang online).
Võ Long Ẩn
-------oo0oo-------