Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
Về Trang Văn Bút.
-------------oo0oo--------------
Lý thảo Yên đọc Tình ca 2 của Nguyễn thiếu Nhẫn
From: "Yen Ly lyyen78@yahoo.com [NhipCauVanHuu]"To: "nhipcauvanhuu@yahoogroups.com"
Cc: "lyyen78@yahoo.com"
Sent: Thursday, November 27, 2014 12:11 AM
Subject: [NhipCauVanHuu] Lý thảo Yên đọc Tình ca 2 của Nguyễn thiếu Nhẫn
LÝ THẢO YÊN đọc TÌNH CA 2 của NGUYỄN THIẾU NHẪN
Kính thưa quý Văn thi hữu.
Tôi đọc Tình ca 2 không phải vì khả năng của tác giả mà vì Nguyễn
Thiếu Nhẫn đã bị tôi, cũng như Cộng đồng lên án.
Cộng đồng, nhất là giới văn học thường xuề xòa, cho rằng nhân vô thập toàn nên đã sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm, nhất là khi tác giả đã viết lời thú tội. Tất cả chỉ mong tác giả lấy bài thơ ca tụng Hồ chí Minh và Chủ nghĩa Cộng sản, cùng bài thơ khóc thương Hồ chí Minh xuống khỏi trang Blog của mình để không mang lại ảnh hưởng xấu cho Người Việt tỵ nạn cũng như hậu duệ trên toàn Thế giới. Tác giả nhất quyết không làm. Đó là lý do tại sao tôi phải đọc.
Thật là tức giận và đau lòng khi đọc xong. Tình ca 2 của Nguyễn thiếu Nhẫn là một bỡn cợt, như một thách thức. Giả sử như tác giả là một người nào đó, chắc chắn tôi cũng chẳng bận tâm làm gì cho mệt xác, nhưng Nguyễn thiếu Nhẫn đang là một chức sắc trong Văn bút Việt Nam Hải Ngoại.
Bài viết nay không nhằm mục đích khen chê, hay dở mà chỉ muốn vạch rõ tâm tư của tác giả, mặt trái của bài thơ mà tác giả đã mượn chữ nghĩa để che dấu và chỉ hé mở cho Cộng Sản thấy con người tôn thờ chủ nghĩa CS của ông ta để mưu cầu đổi lấy những nhu cầu vật chất ở trong tù.
Dù muốn dù không, tôi cũng phải đọc hết bài thơ để tác giả không nại lý do trách cứ.
Tổng lược, bài thơ được chia làm 2 phần. Phần đầu là tâm tư, than vãn của tác giả. Phần sau nói đến tình yêu thương, ca tụng một người vợ
chung thủy đảm đang. Không ai muốn đi vào riêng tư này, để mặc người chồng kiếm điểm và người vợ cho điểm.
Tôi đi vào phần đầu. Bài thơ được viết theo thể lục bát trường thiên, là loại thơ gần với dân gian như tục ngữ ca dao. Tuy nhiên sử dụng thể thơ này không khéo sẽ trở thành vè. Xin mạn phép được phân tích từng ngôn từ và thâm ý ở đàng sau:
Bể dâu xô đẩy cuộc đời
Chiến tranh chấm dứt - một thời đã qua
Quê hương rộ nở muôn hoa
Thân tôi như hạt mưa sa ngoài đồng
Thường sau cuộc chiến chúng ta thấy gì. Bao nhiêu xác bạn bè đổ xuống, bao nhiêu máu lệ tuôn rơi, nhà cửa tan hoang vì đạn bom, đói khổ triền miên bao năm trường. Dưới con mắt của tác giả thì quê hương lại rộ nở muôn hoa, tại sao, nếu không ngoài ca tụng một chế độ mới.
Mưa sa ngoài đồng có nghĩa là không ai biết tới. Tại sao thân tôi cũng tôn thờ chủ nghĩa như các anh ( CS )mà sao các anh không hiểu cho.
Lỡ làng nước đục, bụi trong
Đục trong tôi lội ngược dòng thời gian
Cánh chim lìa tổ xa ngàn
Vườn vui đâu biết, cây lành đâu hay
Lỡ làng chỉ chuyện đã xảy ra ngoài ý muốn. Tại sao nước đục, bụi trong
Bụi làm sao có thể trong được. Dùng nghịch đối ở đây, tác giả muốn diễn tả, cho dù các anh ( CS ) lỡ bắt tôi vì các anh không biết cây lành đâu hay nhưng tôi vẫn một lòng tôn thờ chủ nghĩa của các anh.
Qua giông bão mỏi đường bay
Cánh chim lầm lỡ lạc loài bơ vơ
Vương mang tội lỗi tình cờ
Tôi đi gột rửa vết nhơ một thời
Có lẽ bốn câu thơ này rõ nghĩa nhất. Tác giả cho rằng, làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa là một lầm lỡ, mà bây giờ CS cũng không nhìn nhận thì không bơ vơ sao được. Tác giả muốn phân trần với CS là, việc tôi đi lính cho miền Nam đâu phải lỗi tại tôi tội lỗi tình cờ . Tôi coi đó là một vết nhơ và tôi sẵn sàng Tôi đi gột rửa vết nhơ một thời.
Một năm, hai năm, ba năm
Theo thời gian bạc dấu chàm ăn năn
Mong làm hạt gạo trắng ngần
Dẫu vo nước đục hay vần lửa rơm
Vài ba năm được ‘ học tập ’ dưới mái trường XHCN, Đảng đã xóa bạc dấu chàm ăn năn cho tôi. Cho dù Dẫu vo nước đục hay vần lửa rơm có đói khổ đến đâu, tôi vẫn Mong làm hạt gạo trắng ngần giữ một lòng trung trinh với đảng.
Tôi đoan quyết rằng, tác giả làm bài thơ này cũng không ngoài mục đích chạy tội với CS hầu được ân huệ.
Hồi còn trẻ tôi thuộc thơ khá nhiều nhưng sự thực có đôi khi cũng không hiểu tác giả muốn nói gì, tuy nhiên trường hợp Nguyễn thiếu Nhẫn, tác giả viết khá rõ ràng nên tôi mới dám nói đó là một thách thức Cộng Đồng và tôi tin rằng tôi hiểu đúng.
Đôi dòng nhận xét. Xin thỉnh ý quý vị.
Lý thảo Yên.
-------oo0oo-------