Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Thời Sự
--------o0o--------
Tình hình Trung cộng ngày càng căng thẳng, biểu tình khắp nơi !
Nóng! Tên là “Cách mạng giấy trắng!”: Biểu tình chống chính quyền CS toàn trị, lan rộng khắp nơi ở Trung Quốc! Hàng ngàn người xuống đường!
(BBC tiếng Việt)
(Hình: Cảnh biểu tình tại Thượng Hải trong ngày phản đối thứ nhì, Chủ Nhật 27/11)
Các cuộc biểu tình chống những lệnh hạn chế vì Covid tại Trung Quốc ngày càng căng thẳng và lan rộng sau một trận hỏa hoạn khiến 10 người thiệt mạng tại một khu căn hộ ở thành phố Urumqi.
Tại thành phố Thượng Hải, video trên mạng xã hội của các nhà báo nước ngoài cho thấy hàng ngàn người đã đổ ra đường để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn và phản đối chống các lệnh hạn chế vì Covid.
Giới sinh viên cũng biểu tình tại các trường đại học ở Bắc Kinh và Nam Kinh.
Nhiều người đã lên án việc phong tỏa tòa nhà chung cư là nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn ở Urumqi.
Tuy giới chức bác bỏ việc các hạn chế phong tỏa nhằm phòng chống Covid là nguyên nhân dẫn tới những cái chết, nhưng các quan chức Urumqi, khá là bất thường, đã ra lời xin lỗi vào cuối ngày hôm thứ Sáu, và cam kết sẽ "vãn hồi trật tự" bằng việc nới dần các lệnh cấm.
'Tập Cận Bình, hãy từ chức ngay đi! Đảng CS hãy giải tán!'
Tại cuộc biểu tình ở Thượng Hải tối hôm thứ Bảy, người ta nghe thấy những tiếng hô vang "Tập Cận Bình, hãy từ chức ngay đi", và "Đảng Cộng sản, hãy giải tán, từ chức đi!". Một số người cầm những tấm biển trắng. Một số người đốt nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân.
Đây là một khung cảnh hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc, vì chỉ trích trực tiếp chính phủ và chủ tịch nước sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Các nhà phân tích nói chính phủ có vẻ như đã quá coi nhẹ sự bất mãn dâng cao đối với 'Không Covid', chính sách đối phó với đại dịch của ông Tập Cận Bình, người gần đây cương quyết nói không thể đi chệch ra ngoài cách tiếp cận này.
Một số người biểu tình còn la hét nhằm vào cảnh sát, khi đó đang xếp hàng ngoài đường.
Một người biểu tình nói với hãng tin Associated Press (AP) là một trong số những người bạn của mình đã bị cảnh sát đánh tại hiện trường trong khi hai người khác thì bị xịt hơi cay. Video các phần khác của cuộc biểu tình cho thấy cảnh sát đứng nhìn người dân phản đối.
Zero-Covid ở Trung Quốc đặt ra câu hỏi: World Cup ở hành tinh khác à?
Mặc dù tình hình tại khu vực đã được ổn định trước buổi sáng ngày hôm nay Chủ nhật 27/11, thế nhưng BBC thấy cảnh sát vẫn tăng cường sự hiện diện trong các khu vực biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường.
Ở nơi khác, tại một vài trường đại học của Trung Quốc, thì hình ảnh và video đã xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh sinh viên biểu tình hôm tối ngày thứ Bảy 26/11. Cuộc tập hợp lớn nhất dường như tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh (Nanjing Communications University).
Rất khó để xác minh các video biểu tình, thế nhưng nhiều video cho thấy sự chỉ trích công khai và thẳng thắn bất thường về chính phủ và người đứng đầu.
Trận hỏa hoạn tại Urumqi là một kịch bản ác mộng đối với nhiều người Trung Quốc đã phải chịu các lệnh hạn chế ngày càng lan rộng trong những tháng gần đây - bị nhốt trong căn hộ, không đường thoát, theo một số thông tin. Chính quyền đã bác bỏ điều này, tuy nhiên động thái này không giúp chấm dứt sự giận dữ của người dân và ngăn sự bất an lan rộng.
++++++++++++++++++
Người dân ở Thượng Hải làm lễ tưởng niệm cho những nạn nhân vụ cháy, tại thành phố Urumqi hôm 26/11, như giọt nước tràn ly, khiến mọi nơi, sự bất mãn dâng cao!
Điều này đã trở thành một điểm tới hạn khiến sự bất mãn dâng cao. Hàng triệu người mệt mỏi sau ba năm chịu các lệnh hạn chế đi lại vì Covid và xét nghiệm Covid hàng ngày. Sự tức giận cũng lan đến mọi ngóc ngách ở Trung Quốc, từ các thành phố lớn đến những vùng xa xôi như Tân Cương và Tây Tạng, tác động tiêu cực đến mọi thành phần của xã hội, từ các sinh viên đại học trẻ tuổi, công nhân nhà máy đến dân thường.
Khi sự giận dữ gia tăng, các cuộc biểu tình chống những biện pháp Covid ngày càng trở thành cảnh tượng thường thấy. Thế nhưng các cuộc biểu tình cuối tuần qua bất thường trong bình thường mới, cả về số liệu, và sự thẳng thắn chỉ trích chính phủ và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Hàng ngàn người đồng loạt đổ ra đường kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức được cho là điều không thể tưởng tượng nổi chỉ không lâu trước đó. Nhưng sau một vụ biểu tình nghiêm trọng gần đây tại một cây cầu ở Bắc Kinh, khiến nhiều người ngỡ ngàng, thì một rào chắn dường như đã được xác lập trong việc được bày tỏ công khai hơn, và sự bất đồng càng dữ dội hơn.
Một số người khác cũng đã chọn vẫy cờ của Trung Quốc và hát quốc ca - giai điệu ca ngợi lý tưởng cách mạng và kêu gọi người dân "đứng lên, đứng lên". Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, có thể diễn giải là một biểu hiện đoàn kết nhắm đến sự chịu đựng của người dân Trung Quốc từ chính sách 'Zero-Covid' của Tập Cận Bình và lời kêu gọi hành động.
Người dân ở Thượng Hải làm lễ tưởng niệm cho những nạn nhân vụ cháy tại thành phố Urumqi hôm 26/11
Những cuộc biểu tình mới nhất liên quan đến làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng chống lại các biện pháp zero-Covid, ngày càng cho thấy sự chỉ trích mạnh mẽ hơn nhằm vào chính phủ và Chủ tịch Tập.
Chiến lược zero-Covid là chính sách mới nhất tại một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, một phần vì tỷ lệ tiêm vaccine tương đối thấp tại Trung Quốc và nỗ lực bảo vệ người lớn tuổi.
Trung Quốc hôm nay vẫn tăng cường an ninh tại các khu vực đã xảy ra biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường
Các đợt phong tỏa bất thình lình đã gây giận dữ trên khắp Trung Quốc - và các lệnh hạn chế vì Covid nhìn chung đã kích hoạt các cuộc biểu tình bạo lực hơn gần đây từ thành phố Trịnh Châu đến Quảng Châu.
Mặc cho các biện pháp nghiêm ngặt, số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát.
BBC Tiếng Việt
-------oo0oo-------