Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Thời Sự
--------o0o--------
Tin Tổng hợp từ Ukraine
CHỈ HUY KHÔNG QUÂN NGA TỬ TRẬN
1- UAV Switchblade _ Vũ khí mới Mỹ cấp cho Ukraina để chống Nga
Để giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga, ngày 16/03/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden đã đích thân loan báo quyết định chi viện thêm vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine với tổng trị giá lên đến 800 triệu đô la, bổ sung vào 200 triệu đô la thông báo trước đó một tuần. Trong gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, lần đầu tiên có loại máy bay không người lái tấn công Switchblade, cho đến nay chỉ có hai quân đội sử dụng là Mỹ và Anh.
Bản liệt kê các khoản “trợ giúp an ninh” mới do Nhà Trắng công bố ngày 16/03 cho thấy là ngoài các loại súng và đạn dược, Hoa Kỳ còn cung cấp thêm cho 800 hệ thống phòng không Stinger và 2.000 tên lửa chống tăng Javelin nổi tiếng, cùng với 7.000 vũ khí chống giáp khác.
Chỉ có Anh trong bảng danh mục này, lần đầu tiên xuất hiện 100 đơn vị của loại vũ khí gọi một cách bí hiểm là “hệ thống máy bay không người lái (UAV) chiến thuật”.
Trả lời báo Mỹ Politico, dân biểu Mike McCaul, thành viên cao cấp thuộc đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ tiết lộ rằng đó là loại máy bay tự hành nhẹ mang tên Switchblade (nghĩa là “dao bấm”), một loại vũ khí hiện đại mà Hoa Kỳ cho đến nay chỉ mới đồng ý bán cho Quân Đội Anh mà thôi. Một quan chức chính quyền Biden sau đó đã xác nhận thông tin của dân biểu McCaul.
Theo Politico, việc cung cấp loại máy bay không người lái “chiến thuật” hiện đại này cho Ukraine thể hiện một bước mới của Washington trong nỗ lực giúp Kiev chống lại cuộc tấn công xâm lược của Nga, vì cho đến nay, các phương tiện Mỹ giao cho Ukraine hầu hết là vũ khí chống tăng và phòng không “cổ điển”.
"Sát thủ cảm tử" gọn nhẹ, có thể được điều khiển từ xa
Đây là kiểu drone rất gọn nhẹ, được phóng đi từ một chiếc ống tương tự như một khẩu súng cối, với thời gian chuẩn bị chỉ vài phút.
Vì chỉ nặng khoảng 2,5 kg, vũ khí tự hành này có thể được chuyển vận dễ dàng trong ba lô của một người lính.
Được trang bị hệ thống hướng dẫn GPS và camera riêng, Switchblade có thể được lập trình để tự động đánh trúng mục tiêu cách xa hàng cây số, và di chuyển xung quanh mục tiêu cho đến khi đúng thời điểm để tấn công.
Switchblade còn có tính năng quan trọng khác là bay rất nhanh - với vận tốc khoảng 100 cây số/giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều so với máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Ukraine đang sử dụng để gây sát thương đáng kể cho quân đội Nga.
2- Tin ngắn
– TT Zelensky nói chuyện qua mạng với toàn thể quốc hội Mỹ hôm thứ Tư tuần rồi, công khai kêu gọi Mỹ gia tăng hậu thuẫn giúp Ukraine chống quân xâm lược Nga, đặc biệt là ban lệnh khóa không phận Ukraine để cản máy bay Nga phá nát cả nước. Trước đó, TT Zelensky cũng đã nói chuyện với quốc hội Anh và Canada.
– Cuộc đàm phán Nga-Ukraine tiếp tục qua ngày thứ tư liền. Đây là lần đầu hai bên họp lâu hơn một ngày.
– Thủ tướng 3 nước Ba Lan, Tiệp và Slovenia đã tới Kyiv bằng đường xe lửa từ Ba Lan ngày thứ Ba tuần rồi để gặp TT Zelensky, mục đích là để biểu dương hậu thuẫn cho Ukraine tiếp tục chống Nga. Một cách biểu dương nguy hiểm khi Kyiv đang bị bao vây, pháo kích và dội bom hàng ngày.
– Putin kêu gọi Trung Cộng yểm trợ quân sự với quân xa, quân cụ; và yểm trợ tài chánh luôn. Xác nhận Nga đang gặp khó khăn lớn. Có tin TC đã từ chối, viện cớ không muốn giúp leo thang chiến tranh. Tin này có vẻ là fake news! Khó tưởng tượng nổi Putin lại xin viện trợ của TC! Tin thật hay không thì không biết, chỉ biết Mỹ đã lên tiếng cảnh cáo TC không nên giúp Nga, sẽ bị ảnh hưởng lây.
– Cuộc tấn công Ukraine của Nga tiếp tục trì trệ, vẫn chưa chiếm được thủ đô Kyiv hay các thành phố lớn nào. Kyiv được bảo vệ bởi một con sông lớn, trên đó các cầu đều đã bị quân Ukraine phá hết.
– Tại các thành phố nhỏ Nga chiếm được, Nga đã bắt nhốt các thị trưởng và bổ nhiệm tân thị trưởng tay sai. Cho đến nay, đã không có một thị trưởng hay quan chức lớn nào của Ukraine tháo chạy hết. Tất cả đều ở lại tử thủ chấp nhận chết hay bị Nga bắt.
– Nga thử thách NATO khi pháo kích một trung tâm huấn luyện quân sự của Ukraine, chỉ cách biên giới Ba Lan khoảng 20 dặm. Sau đó, dội bom thành phố Lviv các biên giới Ba Lan khoảng 40 dặm.
– Estonia là thành viên đầu tiên của NATO kêu gọi NATO khóa không phận Ukraine không cho máy bay Nga tiếp tục oanh kích quân và dân Ukraine.
– Hơn 300.000 chuyên viên điện toán khắp thế giới đã tình nguyện gia nhập một lực lượng đặc biệt chuyên chui vào lùng tin tức hay phá hoại các hệ thống điện toán của Nga, kể cả các hệ thống điện toán quân sự và an ninh, để giúp Ukraine chống Nga.
– Hơn 2.500 người dân thành phố Mariupol đã bị pháo kích của Nga giết chết. Số dân còn lại đang bị đe dọa chết đói và chết khát, hay chết vì bệnh và bị thương không được chữa trị khi Nga cắt điện nước và cô lập thành phố.
– Cho tới khi bản tin này được viết, tổng số dân trốn khỏi Ukraine, chạy qua tị nạn mấy xứ láng giềng đã lên tới gần 3,3 triệu người. Ba Lan khẩn trương báo động không đủ khả năng nhận thêm. Hung đá khoá cửa biên giới với Ukraine không cho dân Ukraine chạy qua tị nạn.
– Trong khi đó, đã có 6,5 triệu người bị đẩy ra khỏi nhà đi lánh nạnh nơi khác, hay nhà bị thiêu hủy.
– Nga dụ bán dầu với giá rẻ mạt cho Ấn Độ vì đang cần tiền. Có tin Ấn Độ đang nghiên cứu đề nghị này.
– Báo Anh The Times of London nhận định Putin có thể thua đậm, chẳng những không chiếm được Ukraine, mà còn mất luôn cả Nga.
– Thăm dò lạ ở Mỹ: theo đại học Quinnipiac, nếu Nga đánh chiếm Mỹ, 68% cử tri CH sẽ ở lại và đánh trả lính Nga, 25% tìm cách tháo chạy khỏi Mỹ; trong khi chỉ có 40% cử tri DC chấp nhận đánh trả, và 52% vắt chân lên cổ tháo chạy.
3- Mỹ tiếp tục tung đòn kinh tế với Nga và gây sức ép lên Trung Quốc
Hôm qua, 18/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật đình chỉ quy chế “tối huệ quốc” với Nga, mở đường cho việc hàng hóa Nga xuất sang Mỹ có thể bị áp mức thuế cao vượt trội so với các nước khác. Thượng viện cũng phát đi tín hiệu sẽ nhanh chóng thông qua dự luật này.
Động thái trên của lưỡng viện Quốc hội Mỹ đánh dấu bước đi mới của Washington trong việc gây khó khăn hơn nữa cho kinh tế Nga, vốn đang gặp rất nhiều khó khăn do các biện pháp cấm vận của phương Tây.
Theo quy chế “tối huệ quốc”, các nước là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cam kết sẽ dành những ưu đãi thương mại tương tự nhau với các thành viên khác cùng thuộc tổ chức này.
Theo Hãng tin Bloomberg, đến giữa tháng 3-2022, khoảng 1/4 trong số 164 thành viên của WTO – chiếm 58% GDP toàn cầu – đã tuyên bố hoặc thể hiện ý định sẵn sàng ngừng quy chế “tối huệ quốc” cho Nga. Ngoài Mỹ, danh sách này còn bao gồm 27 thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Vương quốc Anh, Canada, Hàn Quốc và Úc.
Điều này có nghĩa là hàng hóa Nga có thể đối mặt với thuế quan cao hơn các loại hàng hóa có tính chất tương tự của những nước khác tại hàng chục quốc gia, dẫn tới giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Nga và xa hơn là các nhà sản xuất tại Nga.
EU vẫn miễn cưỡng trong việc áp lệnh cấm nhập khẩu dầu khí và các sản phẩm tinh chế từ Nga do sự phụ thuộc lớn hơn. Đài CNN dẫn các nguồn tin ngoại giao tiết lộ phương Tây đang cảm thấy khó khăn hơn trong việc lựa chọn các gói trừng phạt mới nhắm vào Nga.
Điều này là vì tiêu chí vừa phải khiến Nga cảm thấy sức ép kinh tế mà dừng xâm lược Ukraine lại cũng phải vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến kinh tế của chính mình.
Tuy nhiên, các nguồn tin ngoại giao ở châu Âu tiết lộ nếu ông Biden kiên quyết bắt châu Âu đoạn tuyệt với dầu khí Nga thì Brussels sẽ mặc cả yêu cầu này bằng việc Mỹ phải nới lỏng các điều kiện bán khí đốt hóa lỏng cho châu Âu.
Về phía Nga, nước này nhiều lần hạ thấp mức độ ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt và cho rằng đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nước này giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Theo Hãng thông tấn Tass ngày 18-3, Nội các Nga đã thông qua quy tắc phân phối chi tiêu ngân sách theo hướng linh hoạt và nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp lẫn người dân hơn.
Ngân hàng Trung ương Nga cùng ngày cũng quyết định giữ nguyên lãi suất 20%/năm để “duy trì ổn định tài chính và ngăn giá cả tăng không kiểm soát”. Một số ngân hàng cũng hạn chế giao dịch ngoại tệ, sau khi nhiều tài sản ở nước ngoài bị phong tỏa.
4- Mỹ gây sức ép lên Trung Quốc
Sau Belarus, Trung Quốc nổi lên như mục tiêu gây sức ép tiếp theo của phương Tây. Cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 18-3 trở thành tâm điểm chú ý, theo sau cuộc gặp căng thẳng giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc ở Rome (Ý) hồi đầu tuần này.
Kế hoạch cho một cuộc hội đàm như vậy đã được thảo luận từ tháng 11 năm ngoái. Song đặt trong bối cảnh hiện tại, việc làm rõ quan điểm của Trung Quốc đối cuộc chiến của Nga trở thành vấn đề nổi cộm số 1 của phía Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước thềm cuộc gặp cảnh báo Bắc Kinh sẽ có hậu quả nếu Trung Quốc ủng hộ thiết bị quân sự cho Nga – một cáo buộc mà hai nước này đã kiên quyết phủ nhận.
Trong cuộc họp báo ngày 18-3, người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả các nỗ lực gây sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề Ukraine là vô ích. Theo ông này, Bắc Kinh có quan điểm và cách đánh giá vấn đề riêng biệt và khách quan, rằng Mỹ nên giải quyết vấn đề theo cách có trách nhiệm thay vì châm dầu vào lửa, theo báo South China Morning Post.
Vài giờ trước cuộc hội đàm của ông Biden và ông Tập, Thời báo Hoàn Cầu của chính quyền Bắc Kinh trích lời một “quan chức cấp cao giấu tên” cảnh báo Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận những lời đe dọa và ép buộc của Mỹ.
Tờ báo này đe dọa rằng nếu Mỹ thực hiện các biện pháp làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và lợi ích của các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ không ngồi yên mà sẽ phản ứng mạnh mẽ và Mỹ không nên có bất kỳ ảo tưởng hoặc tính toán sai lầm nào về điều này.
Lính Nga tự bắn vào chân bằng đạn của Ukraine để tránh phải chiến đấu
Tờ The Sun của Mỹ ngày 18/3 đưa tin – Lực lượng Nga đang trở nên mất tinh thần, họ đã tự bắn vào chân mình bằng đạn của Ukraine để tránh phải giao tranh thêm.
Cơ quan chức năng cho biết, quân đội Nga đang tìm kiếm các loại đạn của Ukraine để sử dụng,khiến họ có thể được điều trị y tế, mà không có vẻ như vết thương là do họ tự gây ra.
Theo The Sun, một cuộc trò chuyện giữa các binh sĩ Nga đã bị chặn bởi hãng truyền thông Belarus NEXTA. Một người lính Nga được cho là đã nói: “Họ đã bắn vào chúng tôi trong 14 ngày. Chúng tôi sợ hãi. Chúng tôi đang ăn cắp thực phẩm, đột nhập vào nhà dân. Chúng tôi đang giết hại dân thường”. “Các sĩ quan Nga tự bắn vào chân để về nhà. Có xác chết khắp nơi”.
NEXTA đã tweet vào ngày 17.3: “Một cuộc trò chuyện bị chặn khác, cho thấy đội quân xâm lược mất tinh thần và tan vỡ như thế nào. Những người chiếm đóng Nga tìm kiếm đạn dược Ukraine’ để tự bắn vào chân mình và đến bệnh viện”.
Trong một video được lan truyền cuối tháng trước, một người lính Nga kể: “Ban đầu, chúng tôi được nói là cử đi huấn luyện, rồi sau đó đã bị đưa lên chiến tuyến. Mọi người mất tinh thần và không muốn đi, nhưng cấp trên nói rằng chúng tôi sẽ trở thành kẻ thù của nhân dân. Chúng tôi không muốn cuộc chiến này. Chúng tôi chỉ muốn về nhà, và chúng tôi muốn hòa bình”.
5- Binh lính Nga xin ăn từ thường dân Ukraine, các tù nhân từ chối quay lại Nga
Khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu và tiếp tục kéo dài, những người lính của quân đội Nga, được biết là đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, thậm chí đang cầu xin thức ăn của dân thường Ukraine gần khu vực giao tranh.
Tờ Daily Express của Anh đưa tin vào ngày 18 (theo giờ địa phương) trích dẫn video của phóng viên John Sweeney đăng trên Twitter, ông hiện đang là phóng viên hiện trường ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Phóng viên Sweeney đã nói chuyện với một tài xế taxi, người này cho biết anh ta đến từ một ngôi làng ngoại ô Kiev, nơi đang diễn ra cuộc giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine, có nhiều binh lính Nga chết đói trên chiến trường và không muốn chiến đấu, thậm chí quân đội Nga đã tuyệt vọng, đang cầu xin người Ukraine cho thức ăn.
“Các binh sĩ Nga cũng đã gặp gỡ thường dân Ukraine và phàn nàn rằng các chỉ huy của họ đang thúc ép họ tấn công họ,” Sweeney nói thêm.
Ông Sweeney đã thảo luận về cuộc xung đột trong nhật ký video trực tuyến của mình, mô tả tình hình trên thực địa.
Ông nói: “Quân đội Nga ở cách này khoảng 15 km, thỉnh thoảng có tiếng pháo nổ chúng tôi có thể nghe thấy. Tôi đã sai khi nói vào hôm qua rằng quân đội Nga sẽ quay trở lại. Không đúng, bọn họ không quay lại và cũng không tiến lên.
“Tôi đã nói chuyện với một người lái xe taxi, người này nói rằng những người dân trong làng của ông ấy đang kể về những người lính Nga đến gần họ và nói rằng, bạn có thức ăn không?
“Và điều khác đang xảy ra cùng lúc đó là họ không hung hăng … họ nói rằng đó là chỉ huy của họ đang thúc đẩy họ trở nên tồi tệ. Nhưng những người lính Nga rất tốt bụng, xin hãy giúp họ và cho họ một ít thức ăn.
Ông Sweeney nhận định: “Vì vậy, Vladimir Putin có một vấn đề, rằng ông ấy đã phát động cuộc xâm lược này nhưng binh lính của ông ấy đói và họ không muốn chiến đấu.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cho biết trong một tuyên bố rằng ông rất không hài lòng với cách đối xử với các tù binh Nga của chính quyền Nga.
Tổng thống Zelensky cho biết, “Nhiều tù nhân chiến tranh của Nga từ chối quay trở lại Nga. Một số binh sĩ vẫn còn sống và là tù nhân chiến tranh, nhưng gia đình của họ ở Nga thường được thông báo rằng các cựu binh đã chết”, ông giải thích.
Trong khi đó, theo New York Times, các quan chức tình báo Mỹ ước tính lực lượng Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ trong vòng chưa đầy 3 tuần.
Tờ báo chỉ ra rằng 7.000 binh sĩ Nga thiệt mạng chỉ trong 20 ngày, nhiều hơn tổng số người Mỹ thiệt mạng ở Iraq và Afghanistan trong hai thập niên qua.
Do đó, nhuệ khí của quân đội Nga dường như đã sa sút đáng kể. Một báo cáo tình báo gần đây của chính quyền ông Biden cho biết đã đề cập đến các trường hợp binh sĩ Nga đậu xe và chạy trốn vào rừng.
6- Nhật Bản và Úc áp đặt trừng phạt đối với Nga
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong số các cá nhân bị áp đặt trừng phạt có người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova
Ngày 18/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào 15 cá nhân và 9 công ty của Nga liên quan vấn đề Ukraine.
Theo tuyên bố của bộ trên, trong số các cá nhân bị áp đặt trừng phạt có người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, 8 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các quan chức cấp cao khác trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng của Nga.
Trong số các công ty bị trừng phạt có tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport và công ty sản xuất máy bay chiến đấu United Aircraft Corp. Theo đó, các cá nhân và công ty nói trên bị đóng băng tài sản ở Nhật Bản và cấm thực hiện giao dịch.
Như vậy, Nhật Bản đã áp đặt trừng phạt tổng cộng 76 cá nhân, 7 ngân hàng và 12 công ty của Nga.
Cùng ngày 18/3, Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết Chính phủ Úc đã áp đặt trừng phạt đối với 2 doanh nhân Nga có lợi ích kinh doanh ở nước này và 11 ngân hàng, tổ chức Chính phủ Nga. Điều này có nghĩa là tất cả các thể chế có thể xử lý nợ công của Nga hiện đều bị Ú áp đặt trừng phạt.
Theo Ngoại trưởng Payne, 2 tỷ phú Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt tài chính và cấm đi lại là doanh nhân Oleg Deripaska thuộc tập đoàn khai mỏ, kim loại và năng lượng EN+ Group của Nga, và chủ sở hữu tập đoàn Renova, Viktor Vekselberg.
Ông Vekselberg là một nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng của Nga, có lợi ích trong một công ty hợp tác với tập đoàn năng lượng Origin Energy của Úc về dự án khí đốt ở lưu vực Beetaloo thuộc Vùng lãnh thổ Bắc Australia.
Trong số các ngân hàng và tổ chức Chính phủ Nga bị Úc áp đặt trừng phạt có Quỹ Phúc lợi quốc gia, Bộ Tài chính Nga, và các ngân hàng như Gazprombank, VEB, VTB…
Email from Readers
-------oo0oo-------