Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Thời Sự
--------o0o--------
Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Chính quyền Mỹ vừa phát thông báo áp thêm trừng phạt với 24 công ty và một số cá nhân của Trung Quốc có liên quan tới những hành động xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa trên Biển Đông
Thông cáo đăng trên trang web của Bộ Thương mại Mỹ ngày 24-8 nêu rõ Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ thương mại Mỹ đã bổ sung 24 công ty Trung Quốc vào danh sách thực thể (Entity List), tức danh sách các công ty bị Mỹ trừng phạt.
24 công ty này bị trừng phạt vì đã "giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bị quốc tế lên án tại Biển Đông", thông cáo nêu.
Các công ty nằm trong danh sách đen sẽ không được tiếp cận công nghệ có xuất xứ từ Mỹ của các công ty Mỹ nếu không có giấy phép.
Trung Quốc đã ồ ạt cải tạo trái phép, biến Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) thành đảo nhân tạo rất lớn (ảnh nhỏ) và máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ
Thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng nhắc lại rằng "bất chấp những phản đối của Mỹ và nhiều nước khác, Trung Quốc vẫn không ngừng tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo từ năm 2013, quân sự hóa các tiền đồn gây tranh cãi tại Biển Đông, làm xói mòn những quyền chủ quyền thuộc về các đối tác của Mỹ trong khu vực".
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cũng khẳng định trong thông cáo: "Các thực thể bị liệt vào danh sách hôm nay đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng gây hấn những đảo nhân tạo này của Trung Quốc và họ phải chịu trách nhiệm".
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/8 cũng ra tuyên bố cho biết họ sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Quốc "chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa" với hành động nói trên ở Biển Đông và những người có liên quan đến việc Trung Quốc "sử dụng hành động cưỡng ép với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn để cản trở họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi".
Đá Subi của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ảnh: DigitalGlobe
Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã bồi lấp các rặng san hô thành đảo nhân tạo, sau đó quân sự hóa chúng với mạng lưới đường băng, bệ phóng tên lửa, doanh trại và các cụm ra đa.
Tiến sĩ Jay Batongbacal, chuyên gia Philippines về Luật Biển bình luận:
"Những gì Trung Quốc đang giành được là sự kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm tất cả các hoạt động và nguồn tài nguyên trong đó, bất chấp quyền và lợi ích hợp pháp khác của các nước Đông Nam Á."
Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia.
Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lý thuộc về kẻ mạnh'".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nhấn mạnh tại Đối thoại Shangri-la năm nay rằng, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông và ùng nó vào mục đích đe dọa, ép buộc láng giềng.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Mac Thornberry nói thêm, sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Biển Đông có nghĩa là không phải Trung Quốc thích làm gì thì làm.
Tiến sĩ Gregory Poling, Giám đốc hàng hải châu Á -Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, Washington, bình luận:
"Không có căn cứ hợp lý nào để Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự đẩy Trung Quốc ra khỏi các tiền đồn của nó, và cũng chẳng có quốc gia nào trong khu vực ủng hộ một nỗ lực như vậy."
Suốt mấy chục năm Đặng Tiểu Bình cải cách mở cửa, Trung Quốc đã giàu lên nhanh chóng nhờ được Mỹ hà hơi tiếp sức về kinh tế,với hy vọng một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ đổi thay theo con đường Mỹ và phương Tây.
Kinh tế mạnh lên, và Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng. Nó bộc lộ từ cách đặt vấn đề “chia đôi Thái Bình Dương” của ông Tập Cận Bình với ông Barack Obama, cho đến “cộng đồng chung vận mệnh”; Cái gọi là "cộng đồng chung vận mệnh" nếu nhìn vào cách Trung Quốc khai triển dự án Vành đai và Con đường, thì có thể thấy Bắc Kinh đang khiến các nước mục tiêu dự án này phải gắn chặt vận mệnh của họ với Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, ông Donald Trump đã phát huy tối đa sở trường của mình trong kinh doanh áp dụng vào chính trường. Biển Đông, thương mại, Đài Loan...đều đang là những đấu trường nơi Trung - Mỹ so găng.
Bắc Kinh lộ rõ sự lúng túng và bất an khi đối mặt với những ngón đòn thương mại của Hoa Kỳ thời TT Donald Trump;
Lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump nghe điện thoại chúc mừng của nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ cú bắt tay lịch sử xuyên Thái Bình Dương 1972;
Mỹ là nước hiểu rất rõ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thế mà dưới thời Donald Trump, đã điều 2 chiến hạm xông thẳng vào 12 hải lý 4 đảo ở Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp);
Tất cả hiện tượng này không chỉ cho thấy nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ ngăn chặn bằng được chủ nghĩa bành trướng và tham vọng soán ngôi, mà còn cho thấy Trung Quốc không dễ kiểm soát hoàn toàn Biển Đông và hất cẳng Mỹ.
TT Donald Trump đang tìm cách thay đổi hành vi của Trung Quốc bằng nhiều biện pháp , B-52 lượn trên bầu trời Trường Sa cách đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép chỉ 32 km, hay chiến hạm Mỹ xông thẳng vào bên trong lãnh hải các đảo Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa chứ không chọn nã tên lửa vào các đảo nhân tạo, khơi mào cuộc chiến hao tiền tốn của ,
Nhưng những hành động này buộc Trung Quốc phải hiểu rằng, họ chưa đủ sức để muốn làm gì thì làm.
Trong bối cảnh ấy, tiếp tục quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là lựa chọn phù hợp với các nước trong khu vực chống lại nguy cơ Trung Quốc độc chiếm vùng biển này.
Ngoài Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã quyết định điều chiến hạm tới tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi Australia cũng có kế hoạch thực hiện riêng hoạt động này.
Ông Donald Trump đã tạm thời “bình định” được Triều Tiên, Bình Nhưỡng không còn là con bài để Bắc Kinh có thể sử dụng, giật dây và mặc cả với Washington như trước.
Do đó, Biển Đông, thương mại và Đài Loan sẽ là võ đài chính để 2 siêu cường này tỉ thí
Trung tướng Kenneth McKenzie – giám đốc Tham mưu liên quân Mỹ
"Chúng tôi (Washington) sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải được luật pháp quốc tế cho phép. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi đang làm”.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Higgins (DDG-76) của Mỹ
Dường như ông Donald Trump biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của Trung Quốc ở đâu, và cách ông “ra đòn” cũng đầy bất ngờ, hiệu quả và không dễ để Trung Quốc “bóc mẽ” và vô hiệu hóa, như những vị Tổng thống tiền nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ ra mối liên quan giữa sáng kiến “Vành đai, con đường” và hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông
Phương Vũ (Theo Reuters )
-------oo0oo-------