Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

Trang Thơ Văn Bạn Đọc - Vietlist.us

Vietlist.us

--------o0o--------

Hãnh diện thế hệ Cha Anh , người lính Việt Nam Cộng Hòa

Trong những niềm vui có được trong đời, niềm hãnh diện về thế hệ Cha Anh, Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, là niềm hãnh diện lớn nhất mà thế hệ chúng tôi có được. Với lòng ngưỡng mộ, trân quý và tri ân thế hệ Cha Anh đã hy sinh xương máu, chiến đấu vì tự do và dân chủ cho dân tộc từ trong cuộc chiến Việt Nam mãi đến hôm nay, tôi xin ghi lại đôi dòng về thế hệ Cha Anh, nhằm chia sẻ đến thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Hy vọng bài viết góp chung những dẫn chứng, ít nhiều nói lên niềm hãnh diện; không những cho thế hệ chúng tôi, con em người lính VNCH, mà cho bao thế hệ của dân tộc Việt Nam.

Như các bạn trẻ cùng trang lứa, chúng tôi được sinh ra trong gia đình có cha là người lính VNCH. Chúng tôi còn quá nhỏ để nhìn ra một cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra trên quê hương Việt Nam và để nhận biết một nền tự do, dân chủ, và phồn thịnh của người dân miền Nam thì ngày đen tối 30-4 ập đến với cả dân tộc Việt Nam.

Từ ngày ấy, dân tộc tôi chịu bao nỗi thống khổ, bị cướp bóc, đàn áp và đọa đày do chế độ Cộng Sản vô thần gây ra. Gia đình tôi bị ly tán khi ba, các bác và anh lần lượt đi tù Cộng Sản. Vì thương con thương cháu trong chốn lao tù, bà nội tôi đã lâm bệnh và mất đi chỉ vài tháng sau khi ba đi tù Cộng Sản.

Bà ngoại tôi thì khóc thật nhiều và vẫn tin là cậu tôi còn sống trong rừng sâu, trên đường phục quốc cho dù bà đã nhận tin cậu hy sinh trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam.

Tuổi thơ của thế hệ chúng tôi thiếu hẳn tình thương cả cha lẫn mẹ khi cha bị lưu đày trong nhà tù Cộng Sản và mẹ tần tảo sớm hôm lo kế sinh nhai. Tương lai của chúng tôi mịt mù vì bị phân biệt đối xử và kỳ thị. Chính những gì xảy ra cho người dân miền Nam, cho gia đình, đã cho tôi nhiều suy nghĩ và nhiều câu hỏi về cuộc chiến Việt Nam, về thế hệ Cha Anh VNCH.

Với những gì tôi nhìn thấy trong suốt tuổi thơ lớn lên trong xã hội cộng sản và được ông bà ngoại kể cho về Việt Minh, tôi đã sớm hiểu ra nhiều điều về cuộc chiến Việt Nam, về chính nghĩa VNCH và về hành động dã man tàn ác của Cộng Sản Bắc Việt. Và tôi đã hiểu ra nhiều điều hơn từ khi có ba bên cạnh. Sau 10 năm tù trên đất Bắc, ba tôi được thả về trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên cho mẹ và anh em tôi.

Từ ngày đó, ba phụ giúp mẹ trong công việc buôn bán và nuôi dưỡng anh em tôi. Ba đã cho tôi hiểu hơn về cuộc chiến Việt Nam hôm qua. Sống gần bên ba, tôi thường được ba dẫn đi thăm các chú bác và nhờ đó, tôi đã nhìn thấy tình cảm của thế hệ Cha Anh cho quê hương Việt Nam.

Qua những gì biết được, tôi đã thầm tự hào là con em của thế hệ VNCH đi trước, thế hệ đã sống hùng, sống đẹp, và sống có ý nghĩa cho Quốc Gia và Dân Tộc.

Trong cuộc chiến Việt Nam:

Là con dân nước Việt, đọc qua những trang sử đấu tranh của dân tộc, chúng ta từng hãnh diện về các thế hệ tiền nhân đi trước đã có công dựng nước và giữ nước.

Họ là những vị anh hùng lịch sử qua các thời đại, điển hình như Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ... vv... Những trang sử được tiếp nối qua thế hệ Cha Anh, người lính VNCH.

Nhìn thấy đất nước điêu linh trong lửa khói chiến tranh và họa xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt lên quê hương miền Nam, bao lớp trai theo tiếng gọi công dân, tạm xếp bút nghiêng, gạt qua những đam mê, tình nguyện vào lính, để được cầm súng bảo vệ tự do và thanh bình cho đồng bào miền Nam.

Trái hẳn, các thanh thiếu niên 13, 14 tuổi ở miền Bắc, bị Cộng Sản Bắc Việt tuyên truyền bắt buộc cầm súng cho mưu đồ thôn tính và gieo rắc Chủ Nghĩa Cộng Sản lên dân tộc Việt Nam. Thế hệ Cha Anh đã được trui rèn qua các quân trường, tình nguyện hay nhận lấy các trọng trách trong các quân binh chủng VNCH với tâm nguyện: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.

Họ đã là những người lính can trường xông pha trên các chiến trường, từ địa đầu giới tuyến đến tận trong các thôn xóm; để cùng bảo vệ bờ cõi tự do, bảo vệ an ninh và thanh bình cho người dân miền Nam. Họ chiến đấu cho chính nghĩa Quốc Gia cao đẹp: Bảo Quốc và An Dân, không vì chủ thuyết ngoại lai nào khác.

Ngược lai, những kẻ hiếu chiến với chiêu bài dối trá giải phóng dân tộc; nhưng thật ra là họ xâm chiếm Miền Nam cho mưu đồ gieo rắc chủ nghĩa cộng sản không tưởng, tàn bạo và dối trá lên cả dân tộc Việt Nam.

Phải chăng với tình quê hương đất nước, được cầm súng chiến đấu cho chính nghĩa đã thôi thúc bao lớp trẻ tiếp bước tình nguyện vào lính. Họ vui và hãnh diện cầm súng cho dù biết rằng đời lính chiến với nhiều hiểm nguy và gian khổ.

Tôi được biết, có nhiều gia đình tất cả anh em cùng khoác chiến y và có những gia đình cả cha và các con cùng cầm súng bảo vệ quê hương. Qua những trang hồi ký hay bài viết do chính các chú bác viết lại, tôi được biết trong vô số những gia đình ấy, có các anh em của Bác Thiếu Tá TQLC Tô Văn Cấp, hay các anh em của Chú Đại Úy Sư Đoàn 18 Bộ Binh Tô Phạm Thái.

Trong các gia đình đó, có cả các bác, ba, cậu và các anh họ tôi, cùng khoác chiến y. Có dịp đọc qua nhiều trang hồi ký chiến trường, hay nghe qua những lời kể; chúng tôi cảm nhận được tình cảm thương yêu và che chở của người lính VNCH cho nhau qua các chiến trường lửa khói.

Họ chia sẻ cho nhau qua từng vật dụng hay quyền lợi có được. Họ sống chết bên nhau trong lửa đạn, cứu lấy nhau hay băng bó cho nhau. Họ là những người lính có trách nhiệm, nhận lấy và hoàn thành các công việc được giao để cùng nhau đem lại chiến công, chặn đứng bước chân xâm lược của đoàn sinh Bắc tử Nam.

Chính những chiến thắng qua các mặt trận lớn nhỏ, như Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972,… thế hệ Cha Anh đã giữ lấy chủ quyền và nền tự do cho miền Nam Việt Nam thêm nhiều năm. Nhờ đó, người dân miền Nam có thêm thời gian được sống trong xã hội phồn thịnh với nền giáo dục nhân bản.

Nền giáo dục ấy đem lại dân tộc Việt Nam nhiều người tài giỏi trên mọi lãnh vực: Khoa học, kỹ thuật, giáo dục, và văn hóa. Thế hệ Cha Anh đã đặt tình yêu quê hương đất nước lên trên cái tình yêu gia đình nhỏ bé. Tuổi Xuân cầm súng vì non nước đã trải dài theo chiều dài của cuộc chiến Việt Nam.

Tôi được biết, có nhiều chú bác đã do dự tìm đến mái ấm gia đình rất trễ vì nhiều lý do. Lý do quan trọng nhất là họ không muốn đem nỗi lo lắng cho vợ con, không muốn những người vợ trẻ sớm thành góa phụ. Vì thế, có nhiều người đã tìm đến hạnh phúc gia đình rất trễ sau khi đã có chút tuổi lính, đi qua nhiều trận chiến.

Trong số đó, có ba tôi. Sau sáu năm làm người lính Lực Lượng Đặc Biệt, trấn ải biên cương, đi qua những trận chiến khốc liệt với các địa danh Ashau, A Lưới, Tống Lê Chân, Bù Đốp và Katum vv, ông mới tìm đến hạnh phúc nhỏ của mình. Ông lập gia đình với mẹ tôi vào năm 1969 khi ông đã mang cấp bậc đại úy.

Thời gian của người lính chiến cho gia đình thì quá ngắn so với thời gian dành cho đơn vị. Ba tôi kể về lần đi phép thăm nội ở thị trấn Tầm Vu, Long An. Khi chiều xuống, bà nội liền bảo ba nên rời khỏi nhà nội sớm về lại Sài Gòn vì đoạn đường từ đó về thị xã mất an ninh. Khi nắng chiều tàn, Việt Cộng thường bò ra phục kích hai bên lề đường, hay lùa dân đắp mô, gài mìn ngay trên đường lộ. Vì thế, Ba tôi chỉ có thể gặp bà nội trong vài giờ.

Hạnh phúc bên mẹ, bên gia đình của những người lính quá nhỏ bé, nhưng tình yêu quê hương đất nước thì quá lớn. Nhìn thấy thành thị làng quê miền Nam điêu linh trong lửa khói do bom đạn của quân thù, dấu chân người lính VNCH mãi đi, in đậm trên khắp chiến trường. Cho dù bị những hạn chế từ dụng cụ chiến tranh, đạn dược do đồng minh Hoa Kỳ yểm trợ ngày một ít dần so với khối vũ khí to lớn do Nga Sô và Tàu Cộng cung cấp cho Cộng Sản Bắc Việt, người lính VNCH vẫn chiến đấu can trường, giữ lấy hay giành lại từng tấc đất quê hương. Điển hình là hai chiến thắng vang danh quân sử: Tái chiếm An Lộc và dựng lại ngọn cờ vàng dân tộc trên Cổ Thành Quảng Trị.

Biết bao những người lính đã nằm xuống cho chính nghĩa Quốc Gia, để lại mẹ già, vợ trẻ và con thơ. Họ là những anh hùng hữu danh, vô danh vị quốc vong thân. Trong đó c ó hình ảnh anh họ tôi. Theo lời ba kể anh là con trưởng của bác Ba của tôi và sinh cùng năm 1941 với ba. Anh Châu là người lính tác chiến của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đã cùng đơn vị tham gia nhiều trận chiến tại miền giới tuyến. Vì thâm niên quân vụ tại Vùng 1 Chiến Thuật và nhiều thành tích chiến trường, anh được thuyên chuyển về làm một tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân ở Rạch Giá.

Trên đường hành quân trên sông rạch đánh đuổi Việt Cộng, anh đã tử thương, nằm xuống trong lòng sông Rạch Giá, để lại người vợ trẻ với bốn đứa con thơ. Xương máu của anh cũng như vô số những tử sĩ VNCH đã hòa vào sông núi. Anh ra đi với chiếc lon cố thiếu tá khi tuổi đời còn rất trẻ.

Thế hệ Cha Anh, người lính VNCH đã anh dũng chiến đấu trong suốt hơn 20 năm dài bảo vệ miền Nam. Khi vận nước đen tối, chính quyền VNCH bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi vì quyền lợi riêng của họ. Người lính VNCH đã hiên ngang chọn cho mình những quyết định không thẹn với tiền nhân, với dân tộc Việt Nam.

Chắc không có cuộc chiến nào trên thế giới, trong thời gian tàn cuộc đã có đến năm vị tướng và vô số sĩ quan và binh sĩ tuẫn tiết. Họ đã giữ tròn khí phách, được chết theo thành. Có những người lính, những đơn vị vẫn cầm súng chiến đấu trong thời gian cuối của cuộc chiến cho dù bị thiếu thốn từ những quân lệnh, đạn được và tản thương.

Thật ngưỡng phục và tri ân Thế hệ Cha Anh, người lính VNCH, đã anh dũng tuẫn tiết hay bất khuất chống cộng đến những giờ phút sau cùng của cuộc chiến Việt Nam.

Trong chốn ngục tù:

Sau cuộc chiến, hàng trăm ngàn Quân-Cán- Chính đã lìa xa gia đình, bị Cộng Sản giam cầm trong nhà tù lớn nhỏ từ Nam ra Bắc. Trong tù, thế hệ Cha Anh vẫn giữ khí tiết của người lính năm xưa, hiên ngang, không luồn cúi trước cai tù.

Chính khí tiết này, có nhiều chú bác đã bị cai tù Cộng Sản tra tấn tàn bạo hay trả thù hèn hạ và có các chú bác đã qua đời trong tù hay sau thời gian ngắn về lại với gia đình. Trong đó có bác Tư của tôi. Bác đã mất đi sau khi ra tù vì những căn bệnh hậu chứng qua nhiều năm tù. Còn ba tôi thì vết bầm vẫn in đậm trên phổi sau lần ông bị cai tù Cộng Sản đá vào ngực, ộc ra máu.

Trong lao tù, thế hệ Cha Anh còn bảo vệ và chia sẻ gian khổ cho nhau. Đó là những câu chuyện thật, được kể lại. Theo lời ba tôi kể, trong tù thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu thuốc men. Những lúc ra rừng đốn củi, nhìn thấy các bạn tù ốm yếu, ba luôn dành khiêng lấy phần gốc cây, để phần ngọn nhẹ cho bạn tù.

Trong lúc ăn độn cơm và bo bo, thấy ba tôi bị đau răng khó ăn, bác Giang Văn Xẻn, người bạn tù thân thiết của ba, đã đổi phần cơm của bác với bo bo của ba tôi. Ba kể, đó là tình cảm rất quý của bác Xẻn vì trong cảnh đói rét, thiếu thốn mọi thứ mà bác Xẻn lại nhường phần cơm của bác cho ba tôi. Trong quân ngũ, ba tôi có thời gian về nắm Trưởng Ban 2 Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân, rồi Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 43 BĐQ thay bác Xẻn khi bác bị thương, nhưng hai người chỉ biết tên nhau do thuộc cấp ngợi khen vị này với vị kia. Tình bạn, tình thân của hai người được kết chặt theo năm tháng lao tù và mãi đến sau này.

Đẹp thay cho những tình chiến hữu bảo quốc an dân năm xưa và nay là tình bạn hữu! Các vị đã dìu dắt nhau qua chốn ngục tù; chia sẻ cho nhau từng ly trà, viên thuốc, tấm vải, cùng những phần ăn có được từ gia đình gửi cho.

Không những cho nhau chút vật chất gì có được, các chú bác còn giúp nhau về mặt tinh thần. Đó là những lời an ủi, vỗ về và khích lệ! Theo lời kể của đại úy Không Quân Đào Hiếu Thảo, anh là bạn cùng khóa Không Quân 7/68 với anh Giàu, con bác Tư của tôi.

Anh Thảo cho biết:

- Anh rất quý và cảm ơn một vị ân nhân, đã giúp cho anh nhiều về mặt tinh thần, với những lời kinh cầu nguyện để vượt qua những giây phút tinh thần xuống thấp. Đó là hòa thượng Thích Giác An, một vị tuyên úy Phật Giáo.

Thầy Giác An, anh Thảo và ba tôi đã cũng có thời gian bị giam chung trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh. Cho dù chịu bao cảnh đọa đày trong tù, nơi rừng thiêng nước độc, chịu đựng những đàn áp đọa đày lên tinh thần và thể xác, các chú bác vẫn quan tâm thương nhớ gia đình và đồng bào miền Nam.

Tôi đã cảm nhận được tình cảm này của các chú bác, khi tôi được mẹ dẫn đi thăm ba tại trại tù Tân Kỳ, Nghệ Tỉnh vào 1979. Tôi đã bắt gặp nhiều chú bác, những người tù trong thân hình gầy guộc trong màu áo xám bạc, đang lê bước trên con đường đất đá đi lao động.

Các chú bác đã hỏi tôi, một đứa bé chín tuổi có mặt duy nhất trên con đường vắng, với nhiều câu hỏi như con ra đây hồi nào? Ba con tên gì? Đồng bào mình trong Nam thế nào hả con? Sài Gòn bây giờ ra sao? Có nhiều chú bác khi đi ngang qua, ôm chầm lấy tôi, nựng lên má hay vuốt đầu tôi.

Tôi nhớ mãi những hình ảnh, với những lời thăm hỏi của chú bác, mà trong đó chất chứa nhiều tình cảm thương nhớ gia đình, thương nhớ đồng bào và quê hương miền Nam. Tôi nhớ mãi hình ảnh của bác Bảy Thành và Mười Cư, đã đi xe xích lô máy, đổ trước nhà, hỏi thăm ông ngoại tôi:

- Thưa bác, có phải đây là nhà của anh Nguyễn Minh Đường không?

Ông ngoại và tôi đã quá ngỡ ngàng trước câu hỏi và được hai bác cho biết là được thả về cùng với ba tôi. Nhờ có chút tiền, hai bác đã nhảy xe đò về với gia đình trước và tiện đường ghé qua báo tin vui đến mẹ và anh em tôi. Thật đẹp thay cho tình cảm của các chú bác, mà giờ phút cuối được thả về sum họp với gia đình, vẫn nghĩ và đem đến tin vui cho gia đình bạn mình. Tôi trân quý tình cảm của bác Thành và bác Cư, những người bạn tù cùng khổ với ba tôi.

Trong nhà tù lớn XHCN (Xuống Hố Cả Nước):

Sau những năm dài qua chốn lao tù, được thả về với gia đình, thế hệ Cha Anh đã sớm hòa nhập với gia đình trong cương vị là người chồng, người cha. Họ đã sớm tìm lấy những công việc, phụ giúp vợ mưu sinh và nuôi dạy đàn con trẻ.

Thế hệ Cha Anh đã cho các con trẻ hiểu về cuộc chiến Việt Nam, về chính nghĩa Quốc Gia, về thảm họa cộng sản và về tình yêu quê hương của tiền nhân trong Sử Việt.

Có những lần tôi được ba dẫn đi thăm các chú bác, các thượng cấp, thuộc cấp hay những người bạn tù của ba. Ngoài việc thăm hỏi, kể cho nhau nghe kỷ niệm thời quân ngũ, hay năm tháng trong tù, tôi thường nghe các chú bác và ba bàn luận về những điều nhiễu nhương trong xã hội Việt Nam “Xạo Hết Chỗ Nói”; với nhiều điều chướng tai gai mắt, như cướp bóc, đàn điếm và hút sách đã và đang xảy ra khắp nơi. Thế hệ Cha Anh đã cho chúng tôi nhìn thấy nỗi ưu tư và quan tâm của họ cho đất nước trên con đường bại vong. Qua bao biến cố, tình yêu của người lính VNCH năm xưa cho dân tộc, cho quê hương theo thời gian không gì thay đổi.

Trên bước đường lưu vong:

Tình cảm của thế hệ Cha Anh cho quê hương Việt Nam vẫn mãi theo họ trên bước đường lưu vong, tỵ nạn Cộng Sản. Ngoài chăm lo cho gia đình sớm ổn định cuộc sống mới trong xã hội tự do và dân chủ, thế hệ Cha Anh sớm tìm lại với nhau và cùng lập ra những hội đoàn quân đội, trong tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết và tiếp tục đấu tranh cho Việt Nam không cộng sản.

Thế hệ Cha Anh có mặt trong các sinh hoạt hội đoàn quân đội hay cộng đồng tại các địa phương. Tham gia vào các hoạt động cùng xây dựng và bảo vệ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, nêu cao chính nghĩa Quốc Gia qua các lễ hội, hay vận động đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại Việt Nam.

Thế hệ Cha Anh VNCH đã đặt nền tảng xây dựng những Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia lớn mạnh, để trở thành tiếng nói chung đến với các chính quyền địa phương. Một trong vô số những điều thế hệ Cha Anh trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia khắp nơi đạt được, là đã thành công gửi thỉnh nguyện thư; vận động chính quyền Hoa Kỳ ở nhiều tiểu bang, quận hạt, thành phố đã thông qua nghị quyết, công nhận lá cờ Vàng dân tộc, lá cờ chính nghĩa đại diện cho Cộng Đồng Người Việt.

Ngoài ra, thế hệ Cha Anh còn đi tiên phong trong việc tháo bỏ lá cờ máu Cộng Sản tại các công sở, trường học. Có dịp cùng ba bước vào tham gia sinh hoạt hay tham dự các sự kiện trong cộng đồng, tôi mới nhìn thấy những tình cảm của thế hệ Cha Anh cho nhau, cho đồng đội năm xưa.

Phải chăng những năm dài bên nhau trong quân trường, trên chiến trận hay qua chốn tù đày đã gắn kết mọi người bền chặt với nhau. Để rồi hôm nay, có dịp họ cùng dò hỏi, tìm lại nhau và cùng nhau làm những việc ý nghĩa trong các tổ chức sinh hoạt của hội đoàn quân đội, quân trường hay hội người tù?

Một trong những việc có ý nghĩa, là chú bác luôn thương nghĩ về đồng đội năm xưa, những thương phế binh VNCH hay cô nhi quả phụ. Là hậu duệ LLĐB và BĐQ có mặt trong các diễn đàn của hội đoàn quân đội, hay các tổ chức Quốc Gia, tôi thường đọc được những lá thư kêu gọi giúp đỡ phế binh VNCH. Tôi rất cảm kích khi nhìn thấy thế hệ Cha Anh nhiệt tình đóng góp vào quỹ gửi về cho các cô chú bác, nhất là vào những dịp Xuân về. Đó là những việc cần thiết và đáng được trân trọng.

Qua những việc đã làm, thế hệ Cha Anh của VNCH đã dìu dắt và truyền lại cho thế hệ nối tiếp tinh thần yêu nước, để dấn thân và tiếp bước con đường đấu tranh cho tự do và dân chủ tại VN. Bao lớp trẻ đã bước ra, cùng sinh hoạt, cùng gánh vác những công việc trong các sinh hoạt truyền thống dân tộc; bảo tồn văn hóa, kỷ niệm VNCH, lớp Việt ngữ...v/v…

Qua những hy sinh, nuôi dạy và hướng dẫn của thế hệ Cha Anh cho con cháu trên bước lưu vong, bao lớp trẻ Việt Nam đã thành công trên nhiều lãnh vực trong thế giới tự do, nhất là tại Hoa Kỳ. Với nhiều chính trị gia, sĩ quan cao cấp trong quân đội, khoa học gia, kỷ sư, luật sư, giáo sư, y-nha-dược sĩ, hay thương gia nghiệp chủ …v/v.. đã thành danh, là niềm vinh hạnh cho Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn tại xứ người.

Dòng lịch sử Việt Nam đã, đang và sẽ còn ghi lại những trang sử đẹp về thế hệ Cha Anh, người lính VNCH. Các trang sử đã tô đậm những dòng hào khí, bất khuất và kiên cường của thế hệ Cha Anh. Họ mãi đấu tranh cho một Việt Nam không Cộng Sản qua hơn 20 năm dài chinh chiến, qua chốn ngục tù và mãi đến hôm nay.

Chúng tôi rất hãnh diện có thế hệ Cha Anh VNCH như thế. Họ là niềm hãnh diện không những cho thế hệ chúng tôi, mà mãi cho những thế hệ Việt Nam nối tiếp. Họ là tấm gương cho chúng tôi soi vào với một lòng kiên định, bất khuất, đấu tranh vì tự do và dân chủ cho dân tộc Việt Nam.

Tình yêu dân tộc và quê hương, đã mãi theo họ đi tận vào trong tiềm thức, với những giấc mơ về chiến trường xưa, về những chiến hữu khi hành quân giao tranh với quân thù. Mà khi chợt thức giấc, họ đã vui buồn, nuối tiếc và kể lại các mẩu chuyện xưa với con cháu.

Không biết bao nhiêu lần, tôi đã được nghe ba, các chú bác thân quen VNCH tâm sự. Họ đã nói lên tình yêu cao quý, chiến đấu cho chính nghĩa và tâm nguyện rằng; nếu dòng lịch sử có quay lại hay có được làm lại từ đầu, họ vẫn chọn được làm người lính VNCH, được chiến đấu cho chính nghĩa Quốc Gia cao đẹp: Bảo Quốc và An Dân.

Dòng thời gian dần trôi, các chú bác VNCH lần lượt ra đi. Thế hệ chúng tôi đang mất dần những người ba, người chú, người bác và người anh. Nhưng hình ảnh, lời nói và những việc làm của thế hệ Cha Anh mãi được lưu giữ trong tâm trí chúng tôi. Không những thế hệ chúng tôi hãnh diện về họ, mà nhân dân VN yêu chuộng tự do cũng hãnh diện về họ.

Điều đó được minh chứng qua những buổi lễ Tưởng Niệm và Tri ân Chiến Sĩ Trận Vong khắp nơi, hay những lời tri ân chúc sức khỏe đến các chú bác VNCH còn hiện diện. Vinh quang thay cho những ai được cầm súng chiến đấu bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc mình! Thế hệ Cha Anh chúng tôi đã có cái vinh quang đó.

Chúng tôi, thế hệ nối tiếp rất tự hào với niềm hãnh diện về thế hệ Cha Anh, người lính VNCH và nguyện tiếp bước Cha Anh trên con đường còn dang dở; con đường đấu tranh kiên định cho một Việt Nam không Cộng Sản và xa hơn là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ VN do các bậc tiền nhân để lại.

Hùng Biên
Atlanta, 05-22-2023

HungBien


Posted by HL

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us